Doanh nhân- Nhạc sĩ tài hoa Mai Đức Hùng bén duyên với “Ru xưa”
Tại TP Hồ Chí Minh, Nghệ sĩ Ưu tú (NSƯT) Tố Nga vừa chính thức ra mắt MV “Ru xưa” trước thềm Tết Nguyên đán Kỷ Hợi 2019. Đây là MV giới thiệu một ca khúc đậm chất trữ tình của Mai Đức Hùng, được phối khí bởi nhạc sỹ Thành Vương – Một MV đầy khắc khoải về nỗi nhớ đấng sinh thành ở quê nhà, nhất là những ngày đầu Xuân giáp Tết.
MV “Ru xưa” và những hoài niệm
Với chủ đề nhớ quê nhà, nhớ Tết xưa, không khí ấm áp bên gia đình, người thân, nhớ những năm tháng tuổi thơ đã qua cùng với chất giọng đẹp truyền cảm, NSƯT Tố Nga đã từng thành công trong việc thể hiện nhiều ca khúc trữ tình. Năm nay, NSƯT Tố Nga mang đến một gam màu mới cho nỗi nhớ đó với MV mang tựa đề “Ru Xưa”. Với MV “Ru xưa” này, chị muốn mang đến một thông điệp về tình yêu thương gia đình da diết, về mẹ cha và quê hương của những người con xa quê trong dịp Tết đến Xuân về.
MV “Ru Xưa” với thời lượng 6 phút của Đạo diễn NSƯT Việt Hương đã khắc họa rõ nét sự hoài niệm về những năm tháng đã đi qua của một cô gái trẻ xa quê lên thành phố học tập và làm việc. Người con gái ấy đã từng lớn lên trong vất vả, trong vòng tay yêu thương của cha mẹ, của làng quê. Lấy bối cảnh làng quê Bắc Bộ, MV được thực hiện ở địa điểm Sơn Tây – Bắc Ninh đã thể hiện được những hình ảnh mộc mạc, tinh túy của làng quê miền Bắc qua những hình ảnh đặc trưng, quen thuộc như: chum tương, bờ đê, con trâu, cánh đồng… Tất cả đã hiện lên giản dị mà rất tha thiết trong tuổi thơ của mỗi người.
Đạo diễn NSƯT Việt Hương lấy chi tiết điểm nhấn là đạo cụ chiếc xe đạp được xuyên suốt trong MV từ quá khứ người cha trẻ đến người cha tuổi đã già, đó là bánh quay của dòng chảy thời gian cuộc đời, đưa ta từ quá khứ tới hiện tại. Trong toàn bộ câu chuyện, chiếc xe đạp gắn bó trên con đê mà hằng ngày cha đạp xe đưa con đến trường đi học, hay cả khi người con đã trưởng thành, thành đạt người cha vẫn rong ruổi trên chiếc xe đạp cổ xưa- kỷ niệm gắn bó với ông, mà không thể xa rời.
Mở đầu MV , hình ảnh của người Cha đã luống tuổi với cành đào được buộc phía sau xe đạp cho khán giả thấy được hình ảnh quen thuộc của những ngày Tết đến xuân về cùng với hình ảnh khoảng sân gạch đỏ, người mẹ khuấy chum tương được nghệ sĩ NSND Hoàng Cúc hóa thân vào vai bà mẹ quê. Với nội dung trong MV gói gọn chỉ có mấy phút nên không thể đưa hết được những kỷ niệm cuộc sống , nhưng chỉ trong một số hình ảnh ngắn ngủi, Mẹ Cúc đã hóa thân vào bà mẹ quê một cách chân chất mặn mòi tình cảm khi ngồi nhớ con gái yêu, con gái đã xa quê nhà xa vòng tay của mẹ cha che trở yêu thương, mong ngóng con gái xa quê vẫn chưa về Tết.
Trong MV, NSƯT Tố Nga ngoài việc là ca sĩ hát cô còn thủ 2 vai diễn chính là vai bé Nga khi trưởng thành và mẹ cô thời trẻ. Tuy không phải là diễn viên viên chuyên diễn xuất, nhưng cách đưa tình huống diễn và dựng MV của Đạo diễn NSƯT Việt Hương khi khai thác đất diễn đã cho khán giả thấy được NSƯT Tố Nga thể hiện rất tròn vai diễn của mình. Chỉ cần đủ và vừa với nội dung của vai diễn, chị đã hóa thân vào các nhân vật của mình một cách thành công.
Một trong số kỷ niệm đẹp đó đã được diễn viên nhí Bảo Anh vào vai thời thơ bé cùng với nam diễn viên Minh Phương đóng vai người cha trẻ với những cảnh quay ấn tượng như: cảnh con mải chơi lạc trâu hai cha con chạy trên cánh đồng tìm kiếm những trận đòn tuổi thơ, cùng cha mẹ làm đồng, chăn trâu hay được mẹ cha chiều chuộng, yêu thương… Đặc biệt là hình ảnh gia đình phải bán trâu cho cô ăn học, rồi từng dấu chân cha mẹ tiễn cô lên thành phố học tập đầy bịn rịn, xúc động, tất cả cồn cào và day dứt trong tâm trí của cô gái. Cuối MV, cô gái về với cha mẹ để sum vầy trong ngày Tết cùng niềm vui phấn khởi khi thấy con cái đã trưởng thành và trở về nhà sau một năm tất bật tô điểm cho bức tranh đoàn viên thêm ấm cùng mà người con xa quê nào cũng đang mong mỏi.
Với sản phẩm âm nhạc này, từng câu hát của NSƯT Tố Nga lại một lần nữa nhắc chúng ta về sự thiêng liêng của hai tiếng gia đình. Tết là để sum vầy, và dù có ở nơi xa nào đi nữa, thì nhà vẫn luôn là nơi bình yên thân thương nhất.
Bén duyên với “Ru xưa”
Ca khúc “Ru xưa” là một sáng tác của Mai Đức Hùng, anh là người con xứ Thanh xa quê từ khi còn nhỏ tuổi. Bài thơ là tâm sự, nỗi niềm của anh khi hoài niệm về tuổi thơ của mình nơi xứ người và nỗi nhớ đau đáu về nơi chôn rau cắt rốn, nơi cha mẹ đã nuôi dưỡng ước mơ của anh, hy sinh để anh trưởng thành. Khi được đọc lời thơ “Ru xưa”, NSƯT Tố Nga đã tìm được sự đồng điệu của nỗi lòng và chị cũng thấy được đây là nỗi niềm chung của rất nhiều người con xa quê khác nên chị đã thể hiện ca khúc này.
Nói về việc sáng tác nên ca khúc “Ru xưa”, Mai Đức Hùng không tự nhận mình là một nhà thơ và càng không phải là một nhạc sỹ, anh sáng tác bài hát này chỉ bằng những chất liệu mộc mạc từ cảm xúc, từ tuổi thơ và từ chính những chiêm nghiệm của mình khi đã trưởng thành nơi đất khách quê người. Được hỏi về ý tưởng thực hiện, anh chia sẻ: “Chúng ta đang sống trong một thời đại mà công nghệ đang dần lấn át trong cuộc sống. Hằng ngày chúng ta gặp vô số người, nói vô số điều nhưng chúng ta lại không thể nói được những lời yêu thương với mẹ cha. Tôi biết điều này với ai cũng là khó, không phải vì chúng ta không yêu thương cha mẹ mà vì chúng ta không đủ can đảm để nói ra những lời như “con yêu mẹ”. Chính vì sự khó khăn trong cách thể hiện đó nên ca khúc “Ru xưa” cũng như một món quà mà tôi muốn gửi đến cha mẹ mình và đặc biệt là gửi tặng những người yêu quý âm nhạc một món quà để gửi tặng cha mẹ mình thay lời muốn nói trong dịp Tết đến này.
Bên cạnh đó, trải lòng cùng nhà thơ Mai Đức Hùng là nhạc sỹ Thành Vương với bản hoà âm phối khí quá tuyệt vời cùng ban nhạc lớn và dưới sự cố vấn âm nhạc của nhạc sỹ Trọng Lập đã tạo nên hiệu ứng cho “Ru xưa” trở nên trọn vẹn, da diết, khắc khoải hơn về phần nghe.
Ngoài ra, khi bản audio đến tay đạo diễn của NSƯT Việt Hương – một đạo diễn kỳ cựu của Đài Truyền hình Việt Nam ngay lập tức chị đã có ý tưởng để xây dựng nên một câu chuyện đầy xúc động. MV được bấm máy ngay sau đó vào thời điểm giáp Tết âm lịch, thời tiết miền Bắc mưa phùn gió bấc, khiến quá trình quay thêm khó khăn nhưng NSƯT Tố Nga cùng cả đoàn làm phim đã hết sức nỗ lực để có được những cảnh quay ưng ý nhất. MV hoàn thành, từng thước phim quay ngược thời gian như trở thành cọ vẽ cảm xúc, đã vẽ nên bức tranh làng quê nhuộm đầy nỗi nhớ của những người con xa quê, khiến ca khúc càng trở nên chân thực và đầy xúc cảm.
Đôi nét về NSƯT Tố Nga
NSƯT Tố Nga tên thật là Nguyễn Tố Nga, sinh ra và lớn lên trên quê hương Hà Tĩnh. Là ca sỹ nổi tiếng cùng dòng nhạc quê hương, chị được biết đến với những ca khúc về xứ Nghệ. Chị hiện công tác tại Nhà hát Ca múa nhạc Việt Nam.
NSƯT Tố Nga từng là học trò và được cố nhạc sĩ An Thuyên tin tưởng giao cho ca khúc “Hà Tĩnh mình thương” nổi tiếng một thời. Không sinh ra trong gia đình có truyền thống âm nhạc, NSƯT Tố Nga đến với nghệ thuật ca hát chỉ bằng niềm đam mê và năng khiếu bẩm sinh. Ngay từ những năm chưa rời ghế trường VHNT Hà Tĩnh (1993 -1996), chị sớm được đông đảo công chúng biết đến khi giành được nhiều giải thưởng cao trong các kỳ liên hoan ca nhạc: Huy chương vàng hội diễn học sinh, sinh viên chuyên nghiệp toàn quốc; Huy chương vàng liên hoan tiếng hát miền Trung tại Nha Trang; Huy chương vàng tiếng hát Làng Sen tại Nghệ An…
Từ những thành tích trên, năm 1997, Tố Nga được Sở VHTT và Trường VHNT Hà Tĩnh giới thiệu luyện thanh nhạc tại Nhạc viện Quốc gia Hà Nội và tiếp tục thi tuyển vào trường CĐ Văn hoá Nghệ thuật Quân đội (1997 -1999). Sau khi giành giải 3 Cuộc thi giọng hát hay Hà Nội, Tố Nga được đặc cách vào Nhà hát Ca múa nhạc Việt Nam. Chị đã thành công với nhiều sản phẩm âm nhạc được khán giả yêu thích, trước MV “Ru xưa”, chị còn có những sản phẩm âm nhạc ghi nhiều dấu ấn trong lòng khán giả và thay đổi cuộc đời và sự nghiệp của mình như: MV “Cúc ơi gây sốt cộng đồng yêu nhạc vào tháng 7/2018 để tưởng nhớ 10 cô gái ở Ngã ba Đồng Lộc, hay ấn tượng không kém là bộ đôi CD, DVD “Giếng quê”, MV “Phía quê”. Ngoài ra, Tố Nga còn phát hành nhiều MV, abum như: Mời anh về Hà Tĩnh,Mơ quê, Cảm xúc từ câu hò điệu ví, Dòng sông đa tình, Cánh võng mẹ ru, Thương quê… Sở hữu chất giọng đẹp truyền cảm, chị đã thể hiện các ca khúc nhạc trữ tình, dân ca một cách tinh tế. Đặc biệt khi nhắc đến nữ nghệ sĩ này người ta thường nhớ đến các ca khúc về miền đất Hà Tĩnh – nơi chị đã sinh ra và lớn lên.
Hiền Vũ
-
Thưởng thức trọn vẹn và độc quyền 3 mùa giải Cúp châu Âu trên TV360 -
Quảng Ngãi: Khai mạc Lễ hội áo dài và Chung kết Đại sứ áo dài bản sắc Việt Nam 2024 -
Phim hài Thị Hến kén chồng 2 – Góc nhìn từ xã hội xưa và soi chiếu vào hiện tại -
Những quốc gia và vùng lãnh thổ đón Năm mới 2024 sớm nhất thế giới
- Chương trình tổng kết phong trào thi đua yêu nước năm 2023 với chủ đề “Vinh quang trí tuệ bàn tay vàng – Tự hào thương hiệu Việt Nam”
- Mavin đồng hành cùng BIDV mang Tết ấm cho người nghèo
- Bà Rịa-Vũng Tàu họp báo công bố sự kiện Dấu ấn Hè 2023
- Liên hoan Âm nhạc toàn quốc: Biểu dương những tài năng sáng tạo trong lĩnh vực nghệ thuật âm nhạc
- Khai mạc “Ngày sách và văn hóa đọc Việt Nam” lần thứ 2 tại thành phố Huế
- Những điều thú vị về loài mèo
- Danh nhân nước Việt tuổi Mão
-
Thúc đẩy hợp tác giữa Trung ương Hội và Quỹ Dân số Liên hợp quốcChiều ngày 11/10, tại trụ sở Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, ông Nguyễn Xuân Định, Phó Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam (NDVN) đã tiếp đón Đoàn Quỹ Dân số Liên hợp quốc (UNFPA) do ông Pio Smit, Giám đốc UNFPA khu vực châu Á - Thái Bình Dương làm trưởng đoàn.
-
Ninh Bình: Thành lập Chi hội Nông dân "5 tự, 5 cùng"Ngày 10/10, tại xã Ninh Giang, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình đã tổ chức hội nghị thành lập Chi hội Nông dân nghề nghiệp nuôi trồng thuỷ sản Ninh Giang. Chi hội có 20 thành viên là hội viên nông dân tham gia.
-
Sơn La: Nâng cao kiến thức, kỹ năng cho cán bộ, hội viên nông dân về xây dựng nông thôn mớiNgày 11/10, thành phố Sơn La, Hội Nông dân tỉnh Sơn La đã tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nâng cao kiến thức, kỹ năng tuyên truyền, vận động cho cán bộ, hội viên tham gia thực hiện phong trào thi đua xây dựng nông thôn mới.
-
Nông dân Mộc Châu ứng dụng công nghệ, chuyển đổi số trong sản xuất chè và rau, củ, quả sạchĐể nâng cao chất lượng, mở rộng đầu ra cho nông sản địa phương, nông dân Mộc Châu (Sơn La) tích cực ứng dụng công nghệ, chuyển đổi số trong canh tác, chế biến, tiêu thụ sản phẩm, sản xuất nông nghiệp theo hướng hữu cơ, đảm bảo đầu ra đạt chuẩn VietGAP, GlobalGAP.
-
Ứng dụng công nghệ vào nông nghiệp, Sơn La gặt hái nhiều thành tựu rực rõNhững năm qua, tỉnh Sơn La đã đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, hỗ trợ nông dân tiếp cận, ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất, chế biến nông sản, từ đó tạo bước phát triển đột phá về năng suất, chất lượng sản phẩm, góp phần thúc đẩy kinh tế nông nghiệp của địa phương tăng trưởng nhanh, bền vững và nhiều thành tựu nổi bật.
-
Bà Rịa – Vũng Tàu: Khuyến khích nông dân tham gia tổ hợp tác, hợp tác xã góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế tập thể(Tapchinongthonmoi.vn) - Tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, kinh tế tập thể với nhiều hình thức hợp tác đa dạng, mà nòng cốt là các tổ hợp tác (THT), hợp tác xã (HTX) trong những năm qua đã có bước phát triển mạnh mẽ cả về lượng và chất. Việc vận động cán bộ, hội viên nông dân tham gia xây dựng và phát triển các hình thức kinh tế tập thể luôn là mục tiêu được Hội nông dân (HND) tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đặt ra trong nhiệm kỳ 2023-2028.
-
Giải báo chí Diên Hồng: Khẳng định tinh thần xây dựng, đổi mới và phát triển của Quốc hội, Hội đồng nhân dânBan Tổ chức Giải báo chí toàn quốc về Quốc hội và Hội đồng nhân dân (Giải Diên Hồng) lần thứ Ba - năm 2025 mới ban hành công văn số 237/BTC-TT về tiếp tục phối hợp tuyên truyền, tham gia Giải Diên Hồng lần thứ 3. Theo đó, thời gian nhận tác phẩm dự thi đến hết ngày 22 tháng 11 năm 2024 (theo dấu Bưu điện).
-
Nông dân Hữu Lập với các hoạt động chào mừng ngày thành lập HộiĐể thiết thực chào mừng 94 năm Ngày thành lập Hội Nông dân Việt Nam (14/10/1930- 14/10/2024), hội viên nông dân xã Hữu Lập (Kỳ Sơn – Nghệ An) đã tích cực tham gia nhiều hoạt động ý nghĩa thiết thực, tạo phong trào thi đua sôi nổi tại các chi hội.
-
Bảo đảm đồng bộ trong điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất quốc giaChủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn khẳng định việc điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất có ý nghĩa hết sức quan trọng trong phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội cho cả nước và từng địa phương.
-
Long An: Quy tụ nhiều "kỹ sư chân đất" có giải pháp sáng tạo độc đáoPhong trào sáng tạo của nông dân trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật tại tỉnh Long An đã tạo sức lan tỏa và thu hút nhiều hội viên nông dân tham gia. Thông qua các cuộc thi, nhiều dự án, sản phẩm, giải pháp sáng tạo về khoa học công nghệ phục vụ cho sản xuất nông nghiệp đã kêu gọi được đầu tư.
-
1 Công bố 56 “Nhà Khoa học của Nhà nông” lần thứ V năm 2024 -
2 "Nhà khoa học của nhà nông" cần mẫn gieo hạt, cùng nhà nông đón mùa vàng -
3 Tôn vinh 56 “Nhà khoa học của Nhà nông” lần thứ V, năm 2024 -
4 Hội Nông dân Việt Nam thăm hỏi, tặng quà nông dân bị thiệt hại bão lũ ở Bắc Giang -
5 Thị trường chứng khoán: Dòng tiền sẽ chảy vào hay tiếp tục quan sát?