Độc đáo Lễ hội truyền thống Xa mã - Rước kiệu đình Hoàng Châu
Làng Hoàng Châu bắt đầu vào hội từ ngày 9/6 âm lịch. Không khí tấp nập, nhộn nhịp phủ khắp các ngõ xóm. Đình làng và những con đường rực rỡ cờ hội, hoa tươi. Theo phong tục, Lễ cáo yết được người dân tiến hành vào đầu giờ chiều, dâng lễ xin phép thánh thần cho làng được mở hội.
Lễ đại tế chính hội diễn ra vào ngày mùng 10/6 âm lịch. Sau nghi thức khai mạc lễ hội, các đoàn đại biểu, đại diện các dòng họ và đoàn khách thập phương lần lượt vào dâng hương lễ thánh. Đoàn hành lễ xong cũng là lúc các đội xa mã, rước kiệu đã sẵn sàng. Trai đinh đại diện 12 dòng họ ở Hoàng Châu chia thành 2 giáp, giáp Đông và giáp Tây, mỗi giáp từ 15 - 20 người gồm 3 đình phe và các trai đinh. Để bắt đầu xa mã, 2 giáp dàn đội hình trên sân trước cỗ xe ngựa của đội mình. Giáp Đông mặc quần áo màu đỏ, giáp Tây mặc quần áo màu vàng... Đây là hoạt động thể hiện tinh thần, sức mạnh thượng võ, tiếng quân reo, tiếng ngựa hý, tiếng trống vang lên, tái hiện lại cảnh rèn luyện, tập trận của binh sĩ thời xưa, mang đậm đà bản sắc dân tộc mà tổ tiên để lại, bảo lưu bao đời đến tận ngày nay.
Theo Chủ tịch UBND xã Hoàng Châu Ngô Quang Dũng, Lễ hội Xa mã - Rước kiệu là dịp để người dân Hoàng Châu tưởng nhớ, tỏ lòng thành kính, tri ân công đức tổ tiên. Lễ hội được tổ chức đều đặn hằng năm cũng chính là một cách để biểu dương sức mạnh, tinh thần đoàn kết, trách nhiệm chung vì cộng đồng của dân làng, là dịp để giáo dục con cháu đạo lý hướng về cội nguồn. Đồng thời, đây cũng là một hình thức bảo tồn, trao truyền và lan tỏa những nét văn hóa tốt đẹp, đặc sắc cũng như cốt cách riêng của cư dân miền cửa biển Hải Phòng. Những hoạt động của lễ hội luôn khơi dậy những điều tốt đẹp, giúp cho mọi người không ngừng hướng đến cái thiện, thôi thúc con người vươn đến lý tưởng, nếp sống cao đẹp, giàu ý nghĩa hơn.
Song song các nghi lễ của Lễ hội là các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao, cùng nhiều trò chơi dân gian tạo không khí vui tươi, phấn khởi, hào hứng ngày Lễ hội.
Đình Hoàng Châu đã được xếp hạng và cấp bằng công nhận là Di tích quốc gia (năm 2014), Lễ hội Xa mã - Rước kiệu đình Hoàng Châu được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia (năm 2017).
Đình Hoàng Châu được xây dựng từ thế kỷ XVII. Lúc đầu, đình được khởi dựng sát phía bờ biển, nơi có độ cao lớn hơn bình diện chung của khu vực. Trải qua thời gian, sự biến đổi về địa chất và nước biển dâng, cùng với việc người Pháp xây dựng cây đèn biển La Vang tại đây, nên vào năm Khải Định thứ nhất (1916), nhân dân đã chuyển đình về sâu hơn trong làng như bây giờ. Dấu tích còn lại của ngôi đình ở vị trí cũ hiện vẫn còn chiếc sập đá cổ long chầu nguyệt rất to và nặng, đang bị chìm sâu dưới lớp bùn dày nơi cửa lạch.
Đình Hoàng Châu đã qua nhiều lần được trùng tu, tôn tạo để trở thành một công trình tổng thể phục vụ nhu cầu tín ngưỡng, tâm linh của nhân dân như hiện nay. Kiến trúc tổng thể của đình Hoàng Châu giữ nguyên những nét đặc thù của đình làng truyền thống vùng đồng bằng Bắc bộ.
Đình Hoàng Châu thờ Mẫu Liễu Hạnh cùng hai vị dương thần được tôn làm Đức Thành Hoàng và Đức Bản thổ của làng là “Phó Nguyên soái tổng quốc chính, từ minh nhân thánh, hùng dũng đại lược Duy Bùi chi thần” (theo Bản sắc phong niên hiệu Thành Thái thứ nhất, 1889) và “Dực bảo trung hưng linh phù bản thổ Đô nguyên soái Tuyên nghi chi thần” (theo Bản sắc phong năm Duy Tân thứ 3, 1909). Nếu Công chúa Liễu Hạnh được coi là một vị thánh mẫu linh thiêng, biểu tượng về công dung ngôn hạnh của phụ nữ, một trong tứ bất tử theo tín ngưỡng của người Việt thì hai vị Đức Thành Hoàng và Đức Bản thổ của làng được coi là biểu tượng cho sự uy nghi và sức mạnh chiến thắng kẻ thù xâm lược, trấn ải, bảo vệ vùng biển Đông Bắc và cuộc sống bình yên của nhân dân.
Ở ngôi đình làng biển này, người dân còn thờ Vua Bà Nam Hải càn Quế lương Quốc mẫu và Đức ông Đông Hải Đô úy Đại vương, hai vị thần linh đầy quyền uy và sức mạnh trong tâm thức của những người đi biển. Người dân Hoàng Châu cung kính tôn thờ và luôn cầu mong các thần che chở, cho mưa thuận gió hòa, trời yên biển lặng, cuộc sống an bình, mùa màng, tôm cá bội thu.
Đình Hoàng Châu là dấu son lịch sử, nơi che dấu, nuôi dưỡng các đồng chí hoạt động cách mạng tiền khởi nghĩa, trong kháng chiến chống thực dân Pháp; là nơi cất giữ vũ khí, khí tài của quân đội ta trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước trước đây… Đình làng còn là trụ sở hành chính đầu tiên của xã Hoàng Châu; là trường học dạy dỗ, đào tạo, bồi dưỡng kiến thức văn hóa biết bao thế hệ của người dân Hoàng Châu…
Lễ hội Xa mã - Rước kiệu chính là nét văn hóa truyền thống đặc sắc, độc đáo chỉ có duy nhất ở Hoàng Châu, Hải Phòng. Để chuẩn bị cho lễ hội, ngay từ đầu tháng 5, Hoàng Châu đã tổ chức họp làng, xã bầu ra các ban và phân công chuẩn bị cho lễ hội. Theo quy định, người tham gia đội tế lễ phải là những người có chức sắc trong làng, thanh tịnh, đạo đức tốt, gia đình ấm êm, hòa thuận... Người tham gia các đội xa mã, rước kiệu cũng phải là những nam thanh, nữ tú khỏe mạnh, thanh tịnh.
Theo TTXVN/Vietnam+
-
Đặc sắc đêm lễ hội Ok Om Bok của đồng bào Khmer Trà Vinh -
Ngày hội Văn hóa các dân tộc vùng Đông Bắc: Giàu sức hút, đậm đà bản sắc -
Mô hình CLB dân ca tại Cao Bằng góp phần gìn giữ bản sắc văn hóa -
Festival Hoa Đà Lạt sẽ diễn ra trong 1 tháng, hướng tới quy mô quốc gia và quốc tế
- UNESCO đánh giá cao quyết tâm của Ninh Bình trong phát huy giá trị di sản
- Yên Thế đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp đặc trưng
- Trưng bày “Tinh hoa cổ vật Xứ Đông” và công bố bảo vật Quốc gia từ thời Trần
- Nông dân miền núi Nghệ An tổ chức chợ phiên truyền thống mừng Ngày Thành lập Hội
- Độc đáo Ngày hội Văn hóa các dân tộc 'Thành phố Hoa Đào'
- Hà Nội tổ chức “Ngày hội Văn hóa vì Hòa bình” tại Hồ Hoàn Kiếm vào sáng 6/10
- Giữ gìn điệu khèn Mông trên cao nguyên đá Tủa Chùa
-
Từ 1/1/2025, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu còn 7 địa phương cấp huyệnỦy ban Thường vụ Quốc hội vừa ban hành Nghị quyết số 1256/NQ-UBTVQH15 về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giai đoạn 2023 - 2025. Theo đó, từ ngày 01/01/2025 tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu có 7 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 4 huyện, 1 thị xã và 2 thành phố; 77 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 42 xã, 28 phường và 7 thị trấn.
-
“Giải cứu” hàng nghìn phụ nữ, trẻ em khỏi bạo hành(Tapchinongthonmoi.vn) - Nhằm giúp phụ nữ và trẻ em vùng nông thôn tránh bị bạo hành gia đình, Hội Nông dân Việt Nam (NDVN) với sự hỗ trợ của Quỹ Dân số Liên Hợp quốc (UNFPA) đã thành lập Đường dây nóng 18001768, hoạt động 24h/7 ngày. Sau 3 năm đi vào hoạt động đã có hàng nghìn phụ nữ và trẻ em gái vùng nông thôn được các tư vấn viên của tổng đài 18001768 hỗ trợ thoát khỏi cảnh bị bạo hành của người chồng, người cha trong gia đình.
-
Trang trại heo Mavin đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAPTháng 11/2024, một cột mốc quan trọng đã được ghi nhận khi 2 trang trại heo của Tập đoàn Mavin tại huyện Anh Sơn – tỉnh Nghệ An và huyện Kbang – tỉnh Gia Lai đã chính thức được cấp Chứng nhận Global GAP, phiên bản S.L.P (Smart Livestock Production) bởi tổ chức kiểm định và chứng nhận uy tín toàn cầu Bureau Veritas (BV).
-
Đổi mới trên quê hương Nho QuanLà một huyện miền núi với nhiều khó khăn, nhưng với sự nỗ lực, quyết tâm vào cuộc của cả hệ thống chính trị cùng nhân dân, đến nay, 100% các xã của huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới (NTM). Miền sơn cước nay đã "thay da, đổi thịt".
-
Liên minh Hợp tác xã tỉnh Hưng Yên: Thúc đẩy kinh tế tập thể phát triển(Tapchinongthonmoi.vn) - Bằng nhiều giải pháp thiết thực như: Đào tạo, bồi dưỡng; xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường; chuyển giao công nghệ, khoa học; tiếp cận vốn… Liên minh Hợp tác xã (HTX) tỉnh Hưng Yên đã và đang trở thành “bà đỡ” cho kinh tế tập thể ở Hưng Yên ngày một phát triển.
-
Tuyên bố chung giữa Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Tổng thống nước Cộng hòa DominicaTừ ngày 19-21/11/2024, Tổng thống Luis Rodolfo Abinader Corona cùng các quan chức cấp cao của Chính phủ Dominica đã đón Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Phạm Minh Chính thăm chính thức nước Cộng hòa Dominica.
-
Tuyên bố chung nâng cấp quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện Việt Nam-MalaysiaTrong khuôn khổ chuyến thăm chính thức của Tổng Bí thư Tô Lâm tới Malaysia, chiều 21/11, hai bên đã nhất trí nâng cấp quan hệ Việt Nam-Malaysia lên Đối tác chiến lược toàn diện.
-
Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét, thi hành kỷ luật tổ chức đảng, đảng viênBộ Chính trị quyết định thi hành kỷ luật Cảnh cáo các đồng chí: Vương Đình Huệ, Nguyễn Văn Thể; chưa xem xét, xử lý kỷ luật đồng chí Võ Văn Thưởng do đang điều trị bệnh.
-
Quốc hội thông qua Luật Dược sửa đổi với 7 nhóm điểm mới cơ bảnVới đa số đại biểu tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội đã chính thức thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược.
-
Nghệ An: Tham quan, chia sẻ kinh nghiệm mô hình xử lý rác thải thân thiện với môi trườngThực hiện Kế hoạch hoạt động Dự án "Tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải tại Việt Nam, góp phần vào nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính của cộng đồng quốc tế". Trong hai ngày 20 và 21/11, Ban Quản lý dự án xử lý rác thải Hội Nông dân tỉnh Nghệ An tổ chức hai đoàn tham quan học tập chia sẻ kinh nghiệm cho tham quan, học tập kinh nghiệm mô hình xử lý rác thải hữu cơ thân thiện với môi trường tại huyện Quỳnh Lưu.
-
1 Bài 4: Giải pháp đột phá trong dạy nghề, tạo việc làm ở miền Tây xứ Nghệ -
2 Kinh nghiệm từ mô hình phát triển cây hồng Gia Thanh -
3 Bài 3: Du lịch cộng đồng - Làn gió mới từ “Miền đất cổ huyền thoại” -
4 Xây dựng Nông thôn mới an toàn trước thiên tai ở Hà Tĩnh (Bài 1): Điều kỳ diệu sau “đại hồng thuỷ” -
5 Bài 1: Xua tan ám ảnh “cái chết trắng”, Lượng Minh vươn mình đón bình minh