Dự thảo Luật đất đai (sửa đổi): Đã cụ thể hơn chính sách đất đai cho đồng bào dân tộc thiểu số
Sau nhiều lần chỉnh sửa, đến nay điểm đáng chú ý trong dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) đã quy định rõ chính sách bảo đảm đất sinh hoạt cộng đồng cho đồng bào dân tộc thiểu số và chính sách giao đất, cho thuê đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số thuộc diện hộ nghèo tại địa bàn có điều kiện kinh tế-xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn để đảm bảo cuộc sống. Đây là điều mà đồng bào dân tộc thiểu số chờ đợi, kỳ vọng. Nhiều ĐBQH cho rằng, việc sửa đổi này sẽ giải quyết được tình trạng thiếu đất ở, đất sản xuất, giúp nâng cao đời sống của người dân.
Tại Kỳ họp thứ 5, Quốc hội Khóa XV vừa qua, khi chất vấn Bộ trưởng Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh, các đại biểu chỉ rõ tình trạng thiếu đất ở, đất sản xuất của đồng bào dân tộc thiểu số là vấn đề nhức nhối từ nhiều năm nay nhưng chưa được giải quyết dứt điểm. Bộ trưởng Hầu A Lềnh thừa nhận thực tế nhiều hộ đồng bào dân tộc thiếu đất ở, đất sản xuất. Theo thống kê, đến năm 2019, nhu cầu về đất ở của vùng đồng bào dân tộc thiểu số khoảng 24 nghìn hộ gia đình và đất sản xuất là trên 43 nghìn của hộ gia đình.
Nghị quyết 18, Hội nghị Trung ương 5 khóa XIII về “tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng đất, tạo động lực đưa nước ta trở thành nước phát triển có thu nhập cao”, đã đề ra mục tiêu giải quyết cơ bản tồn tại, vướng mắc liên quan đến đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số nói chung.
Đưa Nghị quyết vào cuộc sống, mới đây, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Trương Thị Mai đặc biệt lưu ý quan tâm đến đất ở, đất sản xuất, chăm lo đời sống, vật chất và tinh thần cho nhân dân, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số, đồng thời khẳng định, nếu không có chính sách tốt trong đất đai, đồng bào tiếp tục chịu thiệt thòi và không giải quyết được đất ở, đất sản xuất. Vì vậy, tiếp tục quan tâm lưu ý đời sống người làm rừng, chủ yếu là đồng bào dân tộc thiếu số. Bà Trương Thị Mai đề nghị Chính phủ, Quốc hội và các ban đảng hết sức quan tâm. Liên quan đến đường lối, quan điểm của Đảng chỗ nào chưa thể chế phải nỗ lực quan tâm sửa đổi.
"Lần này tôi muốn Luật đất đai (sửa đổi) những điều liên quan đến đất ở, đất sản xuất của đồng bào dân tộc thiểu số phải được quan tâm. Đời sống là cốt tử, khi đời sống tốt thì không ai kích động được, an ninh đảm bảo, giảm nghèo phải bền vững”- bà Trương Thị Mai nói.
Cụ thể hóa Nghị quyết của Trung ương, điểm đặc biệt đáng chú ý, sau 2 lần thảo luận tại Quốc hội và lấy ý kiến nhân dân, đến nay dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) đã quy định rõ chính sách bảo đảm đất sinh hoạt cộng đồng cho đồng bào dân tộc thiểu số và chính sách giao đất, cho thuê đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số thuộc diện hộ nghèo tại địa bàn có điều kiện kinh tế-xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn để đảm bảo cuộc sống. Đối với chính sách giao đất ở, đất sản xuất, dự thảo Luật quy định rõ giao đất, cho thuê đất lần đầu và tiếp tục giao đất, cho thuê đất cho đồng bào dân tộc thiểu số không còn đất hoặc thiếu đất nông nghiệp so với hạn mức sau khi đã được giao đất, cho thuê đất lần đầu.
Để khắc phục những hạn chế, bất cập thời gian qua, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Minh Ngân cho biết, dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) cũng đã quy định cụ thể các hành vi bị nghiêm cấm: “Hành vi tổ chức, cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất đối với quỹ đất mà đã xác định đó là quỹ đất phục vụ cho chính sách đồng bào dân tộc thiểu số mà giao không đúng đối tượng. Thứ hai là nghiêm cấm chuyển nhượng đất nếu đã được giao đất, cho thuê đất lần thứ hai. Thứ ba, nghiêm cấm các đối tượng không phải là người đồng bào dân tộc, không phải là đối tượng nhận chuyển nhượng đối với quỹ đất này mà lại nhận chuyển nhượng”.
Đồng tình với dự thảo Luật đất đai đã sửa đổi theo hướng có chính sách đất đai cho đất ở, đất sinh hoạt của đồng bào dân tộc thiểu số phù hợp với điều kiện, tập quán, bản sắc văn hóa và điều kiện thực tế của từng vùng và có chính sách tạo điều kiện cho đồng bào dân tộc thiểu số trực tiếp sản xuất nông nghiệp ở nông thôn có đất để sản xuất nông nghiệp, tuy nhiên, đại biểu quốc hội Ma Thị Thúy, đoàn Tuyên Quang kiến nghị dự thảo Luật bổ sung thêm đối tượng được bảo đảm đất sinh hoạt là hộ “cận nghèo” ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi:
Đại biểu Ma Thị Thuý cho rằng, giữa hộ nghèo và hộ cận nghèo cách nhau đúng một "sợi chỉ" mong manh: "Chúng tôi muốn bổ sung thêm một đối tượng là hộ nghèo và hộ cận nghèo. Vì hộ cận nghèo thì rất đông, khó khăn không khác gì nhau. Nội dung thứ hai là xác định địa bàn đặc biệt khó khăn, thì đồng bào dân tộc thiểu số, hộ nghèo rất nhiều, đặc biệt là các vùng 1 vùng 2 vẫn còn nhiều. Chúng tôi cũng mong muốn thiết kế lại quy định để làm sao cho đỡ bỏ lọt các đối tượng hộ nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số”.
Đại biểu Quàng Văn Hương, đoàn Sơn La nêu ý kiến, nên khoanh ở trong vùng nông thôn chúng ta sợ mở rộng quá thì khoanh là “vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi”: "Cái này đã xác định rõ, 3.434 xã đã được xác định. Như thế là địa bàn rất rõ. Khoanh vùng này, thì địa bàn đặc biệt khó khăn, hàng năm thu hẹp rất nhanh theo chương trình mục tiêu quốc gia. Tôi đề nghị sửa theo hướng là “vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi” thì rõ ràng địa bàn và được xác định theo cái tiêu chí tỷ lệ dân số”.
Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) cũng chỉnh sửa quy định về trường hợp thực hiện quyền sử dụng đất có điều kiện. Theo đó, đồng bào dân tộc thiểu số được tặng cho người thuộc hàng thừa kế và để thừa kế; được để lại cho thành viên trong hộ gia đình tiếp tục sử dụng đất sản xuất được giao, cho thuê. Ngoài ra không được chuyển nhượng, góp vốn, tặng cho, thừa kế quyền sử dụng đất đối với các trường hợp khác.
Theo đại biểu Trương Xuân Cừ, đoàn ĐBQH thành phố Hà Nội, cần tiếp tục quy định rõ chính sách quản lý việc cấp đất, hỗ trợ người dân: “Phải làm rõ quản lý. Đất của Nhà nước hỗ trợ cho các hộ dân, đồng bào dân tộc không được mua bán, ghi vào trong Luật như thế. Giao 1-2 năm, bằng hình thức này, hình thức khác các chủ kinh doanh lại hợp thức hóa đất thì không được. Tôi nghĩ rằng, đưa vào trong Luật này về cách thức quản lý. Diện tích đất cấp và hỗ trợ cho nông dân theo tôi phải có một chính sách quản lý đặc biệt. Nếu không sử dụng nữa thì trả lại cho Nhà nước. Nếu không cuối cùng là Nhà nước cũng chạy theo dân cũng không thể được”.
Các chính sách được ban hành phải phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, phù hợp với nhu cầu của đồng bào, khi ấy chính sách ấy mới thực sự đi vào cuộc sống. Việc quy định rõ chính sách bảo đảm đất sinh hoạt cộng đồng cho đồng bào dân tộc thiểu số và chính sách giao đất, cho thuê đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số thuộc diện hộ nghèo tại địa bàn có điều kiện kinh tế-xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn để đảm bảo cuộc sống trong dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) lần này sẽ giải quyết được bài toán thiếu đất ở, đất sản xuất của đồng bào dân tộc thiểu số khi Luật có hiệu lực thi hành. Đây sẽ là tiền đề để bảm bảo an ninh trật tự và giảm nghèo phải bền vững.
Theo VOV
-
Đoàn kết, vững lòng tin vào Đảng, Chính phủ để vượt qua siêu bão Yagi -
Trí tuệ nhân tạo giúp tối ưu hoá sản xuất nông nghiệp -
Ứng dụng AI - Cơ hội phát triển nông nghiệp nhanh, bền vững -
Thiêng liêng hai tiếng Việt Nam
- Phát triển chuỗi giá trị hiệu quả, bền vững để nâng cao năng lực cạnh tranh của nông sản
- 'Có biểu hiện của lợi ích nhóm, lợi ích cục bộ trong xây dựng văn bản pháp luật'
- Bộ trưởng Lê Minh Hoan: Thương hiệu là niềm tin của người tiêu dùng
- Từ 01/8, người dùng sẽ phải trả phí sử dụng dữ liệu từ Hệ thống thông tin quốc gia về đất đai
- Những điều có thể bạn chưa biết về Quỹ Phát triển đất
- Thêm nhiều hình thức thiết thực hỗ trợ cho người dân có đất nông nghiệp bị thu hồi
- Phổ biến, cập nhật quy định của các thị trường nhập khẩu cho doanh nghiệp, người dân
-
Hướng dẫn vệ sinh chuồng nuôi, khôi phục chăn nuôi sau bão lũĐể giúp bà con nông dân trở lại công việc chăn nuôi gia súc, gia cầm sau bão lũ, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia đã phổ biến, hướng dẫn công tác đảm bảo an toàn và khôi phục, phát triển chăn nuôi. Do đó yêu cầu người chăn nuôi cần thực hiện những công việc sau để khôi phục đàn gia súc, gia cầm.
-
Thủ tướng: Sáu điểm tựa Việt Nam giúp vượt qua mọi khó khăn, gian nan, thử tháchVới sáu điểm tựa Việt Nam, Thủ tướng kêu gọi đồng bào, đồng chí “làm việc bằng hai,” “làm ngày không đủ tranh thủ làm đêm” để góp phần khắc phục hậu quả siêu bão số 3.
-
Thị trường chứng khoán: Dòng tiền sẽ chảy vào hay tiếp tục quan sát?Trong tuần giao dịch từ 9-13/9/2024, thị trường chứng khoán tiếp tục có tuần thứ 3 liên tiếp điều chỉnh giảm từ vùng đỉnh 1.290 điểm ở nhịp hồi phục trước đó. Giá trị giao dịch bình quân một phiên tiếp tục sụt giảm về 12.964 tỷ đồng/phiên. Nhóm nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục bán ròng, tuy nhiên giá trị bán ròng có chiều hướng thấp dần ở các phiên cuối tuần.
-
Thủ tướng chủ trì Hội nghị khắc phục hậu quả bão với 4 mục tiêu lớnSáng 15/9, thực hiện chỉ đạo của Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị về khẩn trương khắc phục hậu quả bão Yagi, nhanh chóng ổn định tình hình Nhân dân, khôi phục sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng.
-
Thống kê ban đầu: Bão số 3 gây thiệt hại hơn 31.000 tỷ đồngTheo Bộ Nông nghiệp và PTNT, tổng thiệt hại kinh tế ước tính ban đầu do cơn bão số 3 (bão Yagi) gây ra hơn 31.596 tỷ đồng. Hiện các địa phương đang tiếp tục rà soát, cập nhật thống kê thiệt hại.
-
Mọi trẻ em đều phải được vui chơi, học tập và phát triển toàn diệnPhó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình đề nghị các cấp, các ngành, đoàn thể, các bậc cha mẹ, thầy cô,… tiếp tục có nhiều hành động thiết thực hơn nữa, quan tâm, chăm lo, tạo môi trường, điều kiện thuận lợi nhất để mọi trẻ em dù ở lứa tuổi nào, cấp học nào, miền núi hay đồng bằng, biên giới hay biển đảo xa xôi đều được vui chơi, học tập và phát triển toàn diện, được sống trong tình yêu thương, môi trường sống an toàn, lành mạnh.
-
Hỗ trợ thực phẩm cho người dân vùng ngập lụt: Làm thế nào để đảm bảo an toàn?Trong số hàng cứu trợ người dân vùng bão, lũ có nhiều loại bánh chưng, bánh mỳ và nhiều loại thực phẩm do các nhóm hay hộ gia đình tự chế biến, được hút chân không để bảo quản.
-
Xây dựng pháp luật nhằm quản lý chặt chẽ, nhưng phải kiến tạo để phát triểnThủ tướng chỉ đạo quá trình xây dựng, hoàn thiện các dự án luật phải đảm bảo thể chế hóa, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng nhằm quản lý chặt chẽ, nhưng phải kiến tạo để phát triển.
-
Hà Nội: Sự cố vỡ bờ sông Ngũ Huyện Khê đã được khắc phụcDo mực nước sông dâng cao (trên báo động 3) đã làm vỡ một đoạn bờ hữu sông Ngũ Huyện Khê, trên địa bàn thôn Đình Tràng, xã Dục Tú (Đông Anh, TP. Hà Nội).
-
Đồng Nai có 694ha diện tích cây ăn trái được cấp mã số vùng trồng xuất khẩu(Tapchinongthonmoi.vn) – Trên địa bàn tỉnh Đồng Nai hiện có 13 hợp tác xã (HTX) với tổng diện tích 694ha được cấp mã số vùng trồng đối với cây chuối, sầu riêng, chôm chôm, xoài để xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc, Hoa Kỳ, Australia, Newzealand.
-
1 Chuyên gia “giải mật” cách chăm bón cây cà phê tại Tây Nguyên trong mùa mưa -
2 Vĩnh Phúc: Trình diễn pháo hoa và lễ hội tuyết dịp Quốc khánh 2/9 tại Tam Đảo -
3 Công an vào cuộc vụ "Người dân "ngậm trái đắng" vì hội thảo bán hàng, cơ quan chức năng địa phương không hay" -
4 Người dân "ngậm trái đắng" vì hội thảo bán hàng, cơ quan chức năng địa phương không hay -
5 Hội Nông dân Việt Nam phát động ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do cơn bão số 3