Đường dây lừa đảo xin việc tại Pleiku: Liệu cơ quan CSĐT có bỏ lọt tội phạm?
Từ Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, lời kêu cứu khẩn thiết của một quân nhân lớn tuổi đã giải ngũ về đường dây lừa đảo chiếm đoạt tài sản với những thủ đoạn cực kỳ tinh vi gắn mác những người có quan hệ rộng, người thì mạo danh cán bộ Tòa Án Nhân dân Tối cao, VKSND tỉnh Gia Lai..v.v… đã đẩy vợ mình vào vòng lao lý.
Sau một thời gian dài tiến hành điều tra, thu thập thông tin, nhóm PV chúng tôi xin giới thiệu cùng bạn đọc chuyên đề về đường dây lừa đảo này.
Từ những bức xúc trong tranh chấp đất đai…
Giữa cuối tháng 9/2017, ông Lê Thế Hưng, nguyên sĩ quan Bộ đội Biên phòng tỉnh Gia Lai gửi đơn kêu cứu đến các cơ quan chức năng xin cứu xét khi người vợ mình gặp oan khuất, cơ quan CSĐT Công an tỉnh Gia Lai đã ra kết luận điều tra. Tuy nhiên, trong nội dung của bản kết luận điều tra có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm.
Theo đơn trình bày của ông Hưng, ngày 28/4/2017 tại Trụ sở UBND xã Ia Nam, huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai, cơ quan CSĐT đã bắt bà Phạm Thị Mai (vợ ông Hưng) để điều tra về tội lừa đảo nhưng trên thực tế, bà Mai chỉ là một người thiếu hiểu biết, bị Dương Đình Lệ Thuỷ và nhiều đối tượng lợi dụng lòng tin tưởng nhằm thực hiện hành vi lừa đảo của mình đồng thời đổ hết tội cho bà.
Trao đổi với nhóm PV Làng Mới, ông Hưng cho biết: Từ năm 1998, vợ chồng ông có mua căn nhà tạm của ông Kháng và bà Lê Thị Bạch Yến. Ông Kháng là bố đẻ của bà Dương Đình Lệ Thuỷ nên 2 gia đình có quan hệ rất thân thiết.
Năm 2011,sau khi nghe Dương Đình Lệ Thuỷ nói có mối quan hệ thân thiết với Trần Thị Thu Hương (Thẩm phán TAND tỉnh Gia Lai) và bà Nguyễn Thị Thanh (làm việc tại TAND Tối Cao) có thể giúp gia đình tôi trong việc tranh chấp đất đai đang được Tòa án thụ lý nên vợ tôi là bà Phạm Thị Mai rất tin tưởng và đã uỷ quyền nhờ Thuỷ nộp các giấy tờ, liên hệ luật sư giải quyết vụ án tranh chấp đất đai với bà Loan, Giáo viên mầm non trường Hoa Cúc ở xã Ia Nan, huyện Đức Cơ.
Nhờ mối quan hệ với lãnh đạo TAND Tối Cao, Thẩm phán VKSND tỉnh Gia Lai, khi nói chuyện với gia đình tôi, bà Dương Đình Lệ Thuỷ khẳng định với mối quan hệ với cán bộ như thế,
…đến trở thành một thành viên trong đường dây chạy việc?
Cũng theo ông Lê Thế Hưng: Ngoài khả năng “dàn xếp” các vụ án tranh chấp đất đai, Dương Đình Lệ Thủy liên tục khẳng định với mối quan hệ thân thiết với lãnh đạo cấp cao, họ có khả năng đề xuất, sắp xếp công việc cho những ai có yêu cầu. Vì vậy, Thủy nhờ vợ tôi nếu có ai hỏi xin việc làm, vợ tôi sẽ liên lạc hỏi Hương và Thanh về khả năng được hay không, giá cả bao nhiêu, hứa hẹn thời gian nào người cần có việc làm? Sau đó, những người trên nhờ vợ tôi là Phạm Thị Mai làm trung gian tiếp nhận hồ sơ xin việc, nhận tiền và chuyển hồ sơ xin việc, chuyển tiền các bị hại đưa qua tài khoản của Dương Đình Lệ Thuỷ, Nguyễn Việt Ái (con trai của Thuỷ); Võ Thị Ngọc Bích, Đỗ Hoàng Vũ (chồng của Thuỷ); Trần Thị Thu Hương (em dâu của Thuỷ) trong thời gian dài, từ năm 2011 đến khi bị Cơ quan CSĐT Công an Tp. Pleiku tạm giam để điều tra
Trước những thủ đoạn trên của bà Dương Đình Lệ Thuỷ, bà Phạm Thị Mai đã nhận hồ sơ và tiền của nhiều người có nhu cầu giải quyết công việc, bổ nhiệm, sắp xếp công việc, thi cử và bố trí việc làm của công viên chức nhà nước, kể cả việc luân chuyển công chức, viên chức nhà nước từ vị trí này sang vị trí khác, từ huyện về thành phố hoặc ở vị trí cao hơn…
Liệu cơ quan CSĐT có bỏ lọt tội phạm?
Theo điều tra của nhóm Pv chúng tôi, ngày 31/01/2018, Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh Gia Lai ra Cáo trạng 11/CT-VKS-P3 truy tố bà Phạm Thị Mai về tội: “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” theo Điểm a Khoản 4 Điều 139 Bộ luật Hình sự năm 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009. Cáo trạng này truy tố bà Mai với 6 trường hợp (bị hại – PV) bà Mai đã nhận tiền, nhận hồ sơ chạy việc. Tuy nhiên, ngoài các trường hợp mà Cáo trạng 11/CT-VKS-P3 đề cập đến, còn rất nhiều trường hợp xin việc khác với số tiền lớn, tình tiết “thỏa thuận ngầm” giữa bà Phạm Thị Mai và Dương Đình Lệ Thủy, nhiều chứng cứ mà bà Mai đã chuyển sang tài khoản của của Dương Đình Lệ Thuỷ, Nguyễn Việt Ái (con trai của Thuỷ); Võ Thị Ngọc Bích, Đỗ Hoàng Vũ (chồng của Thuỷ); Trần Thị Thu Hương (em dâu của Thuỷ) trong thời gian dài không được đề cập đến.
Trao đổi với báo chí, anh Lê Hữu Định – con trai ông Hưng, bà Mai cho biết: “Sau khi mẹ tôi bị bắt, cả gia đình tôi đã cố gắng lục tìm những chứng cứ, tài liệu liên quan đến vụ việc và phát hiện được rất nhiều trường hợp xin việc khác; rất nhiều biên lai chuyển khoản từ mẹ tôi sang cho những người có liên quan trong đường dây lừa đảo này và giao nộp cho cơ quan CSĐT. Tuy nhiên, khi tìm được cáo trạng số 11/CT-VKS-P3, nội dung cáo trạng này bỏ qua, không đề cập đến rất nhiều chứng cứ mà gia đình đã giao nộp.”.
Cũng theo anh Định, ngoài những bị hại mà Cáo trạng 11/CT-VKS-P3 ngày 31/01/2018 của Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh Gia Lai đề cập, nhiều trường hợp bà Dương Đình Lệ Thuỷ hứa hẹn thực hiện công việc, nhờ bà Phạm Thị Mai làm trung gian nhận hồ sơ, chuyển tiền cho những người thân của bà Thuỷ như sau:
Ông Nguyễn Văn Tuấn – ở địa chỉ: 54/3 Sư Vạn Hạnh, phường Hội Phú, Tp. Pleiku có nhu cầu xin cho 7 người thi được nâng điểm không được vào diện xét tuyển ở các trường, với điều kiện đưa trước một phần tiền, khi nhập trường sẽ đưa trả theo thỏa thuận, có viết giấy tay là vay tiền ông Tuấn đã giao cho bà Mai tổng cộng 1.760.211.750 VNĐ. Toàn bộ số tiền này đã được bà Mai chuyển khoản sang cho bà Dương Đình Lệ Thuỷ để lo công việc như đã thoả thuận với ông Tuấn.
Toàn bộ số tiền nhận từ ông Nguyễn Văn Tuấn qua giao dịch thống nhất giữa ba bốn người và gửi qua tài khoản của Thuỷ. Có lần trực tiếp ông Tuấn đưa tiền và ô-tô chở bà Phạm Thị Mai đi gửi tại ngân hàng. Ông Nguyễn Văn Tuấn giao dịch với bà Dương Đình Lệ Thuỷ, bà Nguyễn Thị Thanh, bà Trần Thị Thu Hương liên quan đến công việc qua điện thoại.
Bà Nguyễn Thị Thanh Hương, Sinh năm 1965, trú tại 82/22A Nguyễn Đình Chiểu, phường Tây Sơn, thành phố Pleiku đưa cho bà Mai 150 triệu đồng xin việc vào ngành Công an cho một người việc này do Luật sư Hữu Tự gửi đến cho gia đình.
Ông Lập, cư trú 105 Phạm Văn Đồng, xin cho hai con làm Y sĩ tạm tuyển hợp đồng chuyển chính thức, bà Phạm Thị Mai cũng đã chuyển tiền hết qua cho đường dây lừa đảo của bà Dương Đình Lệ Thuỷ.
Bà Khang, cư trú tại thị trấn Đăk Đoa xin cho 02 người con vào Ngân hàng và một số người vào ngành Công an và vào một số vị trí khác. Toàn bộ số tiền bà Khang gửi cho bà Phạm Thị Mai và bà Mai đã đã chuyển khoản cho bà Dương Đình Lệ Thuỷ khoảng gần 1 tỷ đồng…v.v…
Và còn rất nhiều trường hợp xin việc khác mà cơ quan CSĐT không làm rõ.
Cũng theo anh Định, sau khi mẹ anh là bà Phạm Thị Mai bị bắt giam phục vụ công tác điều tra, gia đình anh đã tìm được giấy bà Dương Đình Lệ Thủy viết nhận nợ bà Mai số tiền 3.150.000.000 VNĐ (Ba tỷ một trăm năm mươi triệu đồng) vào ngày 20/7/2015 là số tiền mà bà Mai đã nhận của người xin việc, sau đó chuyển tài khoản qua cho đường dây lừa đảo của Dương Đình Lệ Thủy. Vì việc nhận tiền, sắp xếp công việc mà các thành viên trong đường dây lừa đảo của Dương Đình Lệ Thuỷ là vi phạm pháp luật nên nội dung giấy vay tiền này không hề đề cập đến, nhằm tạo lòng tin của bà Phạm Thị Mai. Do đó, nội dung bà Dương Đình Lệ Thủy khai với cơ quan CSĐT là “làm ăn, buôn bán” là không đúng sự thật.
Nhóm PV chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin đến bạn đọc về diễn biến vụ việc.
Nhóm PV
-
Vụ bứng cây tạo “cảnh trời Âu” ra khỏi rừng ở Quảng Trị: Đã rõ đơn vị chịu trách nhiệm! -
Xảy ra 118 vụ tai nạn giao thông, làm chết 56 người trong 2 ngày đầu kỳ nghỉ lễ -
Công an vào cuộc vụ "Người dân "ngậm trái đắng" vì hội thảo bán hàng, cơ quan chức năng địa phương không hay" -
Người dân "ngậm trái đắng" vì hội thảo bán hàng, cơ quan chức năng địa phương không hay
- Cần làm rõ trách nhiệm vụ cây sau sau bị bứng, cây tự nhiên bị chặt hạ ở xã Hướng Linh
- Mặc dù đã có chỉ đạo bảo vệ, hàng loạt cây tự nhiên vẫn bị cưa hạ
- Chưa đơn vị nào nhận trách nhiệm quản lý, bảo vệ rừng tái sinh nơi 40 cây sau sau bị bứng khỏi rừng Quảng Trị.
- Vụ bứng cây tạo "cảnh trời Âu” ra khỏi rừng Quảng Trị: Cơ quan chức năng vào cuộc
- Dùng ô tô bứng cây tạo "cảnh trời Âu” ra khỏi rừng Quảng Trị
- Hà Tĩnh: Cảnh báo tình trạng “sập bẫy” lừa đảo qua mạng
- Điện lưới thắp sáng bản làng, bình yên trải khắp vùng phên dậu
-
Đỏ lửa nấu cơm đưa đến kịp thời cho người dân vùng lũ Quảng TrịDo ảnh hưởng của bão số 6 nhiều xã ở huyện Vĩnh Linh, tuyến quốc lộ, tỉnh lộ ở Quảng Trị bị nước lũ “bủa vây”, gây chia cắt giao thông. Với tinh thần tương thân tương ái, nhiều nhóm tình nguyện ở Quảng Trị đã nấu cơm đưa đến cho những người dân vùng lũ.
-
Tuyên Quang: Chi, tổ hội nghề nghiệp phát huy hiệu quả nguồn vốn vay ưu đãiKhông chỉ là xóa đói giảm nghèo, nâng cao thu nhập cho hội viên nông dân, nguồn vốn vay từ Quỹ Hỗ trợ nông dân cũng như vốn từ các ngân hàng đang được phát huy hiệu quả tối đa, khi trên địa bàn huyện Yên Sơn (Tuyên Quang) dần hình thành những mô hình nông nghiệp công nghệ cao, mô hình nuôi trồng thủy sản hiện đại mà chủ nhân là thành viên chi, tổ hội nghề nghiệp.
-
Thị trường nông sản ngày 30/10: Giá nhiều mặt hàng “quay đầu” tăng(Tapchinongthonmoi.vn) - Trong ngày 30/10, giao dịch hồ tiêu, cà phê ghi nhận mức tăng giá trở lại sau nhiều ngày giảm sâu.
-
Đổi mới nông nghiệp: Hướng tới tương lai bền vững cùng phân bón hữu cơTrong bức tranh nông nghiệp Việt Nam hiện nay, hình ảnh những cánh đồng xanh mướt, trĩu quả không chỉ là biểu tượng của sự phồn thịnh mà còn phản ánh sự chăm sóc đất đai bằng tình yêu và trách nhiệm. Tuy nhiên, thói quen sử dụng phân bón hóa học đã khiến nhiều nông dân lầm tưởng rằng đây là con đường duy nhất để đạt được năng suất cao. Hệ lụy từ việc lạm dụng phân bón vô cơ không chỉ ảnh hưởng đến năng suất mà còn đe dọa đến sức khỏe đất, nước và cả những thế hệ tương lai.
-
Masan Group hoàn thành 130% kế hoạch lợi nhuận năm 2024, Masan MEATLife đạt lợi nhuận sau thuế cả quý dươngTrong quý III/2024, doanh thu mảng thịt của Masan MEATLife bao gồm thịt heo, thịt gà và thịt chế biến tăng 13.6% so với cùng kỳ. Đồng thời, ghi nhận mức tăng 105 tỉ đồng cho lợi nhuận sau thuế trước phân bổ cổ đông thiểu số. Đây là quý đầu tiên doanh nghiệp báo cáo lợi nhuận sau thuế dương kể từ năm 2023.
-
“Cảnh báo đỏ” về lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất cà phê(Tapchinongthonmoi.vn) – Tình trạng lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) trong sản xuất cà phê đang ở mức báo động, đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe người dân, môi trường và sự phát triển bền vững của ngành Cà phê Việt Nam.
-
Đề nghị kỷ luật Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đắk Lắk và Quảng NinhỦy ban Kiểm tra Trung ương đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét, thi hành kỷ luật Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ninh nhiệm kỳ 2020-2025 và ông Nguyễn Xuân Ký.
-
Festival Hoa Đà Lạt sẽ diễn ra trong 1 tháng, hướng tới quy mô quốc gia và quốc tếChiều 29/10, Ban Tổ chức Festival Hoa Đà Lạt lần thứ X - năm 2024 công bố chương trình lễ hội này.
-
Khuyến nông cộng đồng giúp gia tăng giá trị cho ngành hàng cà phêHiện ở Đắk Nông đã thành lập được 54 tổ khuyến nông cộng đồng, thực hiện tư vấn, hỗ trợ người dân, HTX áp dụng quy trình sản xuất đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng cà phê, an toàn thực phẩm...
-
Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Ban Tuyên giáo Trung ương về các nhiệm vụ trọng tâmTrong thời gian tới, Tổng Bí thư Tô Lâm yêu cầu, cần thống nhất nhận thức công tác tuyên giáo là công tác của Đảng, của các cấp ủy, tổ chức đảng, mỗi chi bộ, đảng viên.