

Giá hải sản cao cấp giảm mạnh
Cuối năm, nhiều mặt hàng thực phẩm tăng giá bởi nhu cầu tăng. Nhưng nhiều mặt hàng hải sản cao cấp nhập khẩu lại quay đầu giảm về mức khá thấp. Phần lớn mặt hàng hải sản cao cấp nhập khẩu đều đang giảm giá từ 5-10%.
Đơn cử, cua hoàng đế trọng lượng từ 2-6kg có giá từ 1,3-1,5 triệu đồng/kg, chân cua hoàng đế có giá 1,2-1,4 triệu đồng/kg. Giá cua hoàng đế giảm gần 1 triệu đồng/kg so với mức đỉnh hồi tháng 8, chân cua hoàng đế cũng giảm khoảng 300.000 đồng/kg so với đầu năm. Giá tôm hùm Alaska trọng lượng 1-6kg/con giảm từ 1,3 triệu đồng/kg xuống còn 1 triệu đồng/kg, loại 0,5kg/kg giá 890.000 đồng/kg.
Tương tự, cá hồi Na Uy hiện giảm khoảng 70.000-350.000 đồng/kg. Hay bào ngư Hàn Quốc từ 1,25 triệu đồng/kg (loại 12-14 con/kg) giảm còn 990.000 đồng/kg.
Theo anh Lê Anh Tú - chủ một cửa hàng hải sản ở Nguyễn Hữu Thọ (Hoàng Mai, Hà Nội), giá hải sản giảm do nguồn cung dồi dào và sức tiêu thụ yếu. Các cửa hàng phải giảm giá để kích cầu tiêu dùng.
Hà Nội: Giá rau xanh tăng gấp đôi
Tại một số chợ truyền thống ở Hà Nội, các loại rau củ giá đều tăng gấp 2-3 lần so với tháng 11. Chẳng hạn, rau muống có giá 15.000-20.000 đồng/mớ, cải cúc 10.000 đồng/mớ, su hào 10.000 đồng/củ; bí xanh giá từ 10.000-15.000 đồng/kg nay tăng lên 25.000-30.000 đồng/kg, bắp cải cũng tăng gấp đôi lên mức 20.000 đồng/kg, hành lá có giá 50.000 đồng/kg.
Trên “chợ mạng”, các loại rau quê có giá tương đối đắt đỏ. Ví như su hào giá 50.000 đồng/kg, cải cúc và cải chíp đồng giá 60.000 đồng/kg, ngọn đậu Hà Lan giá 150.000 đồng/kg,...
Nguyên nhân khiến giá rau tăng cao là do rét đậm khiến rau ăn lá, rau ăn củ chậm phát triển, hàng khan hiếm. Chưa kể, trước đó, giá rau quá rẻ, trong khi giá phân bón đắt đỏ, nông dân trồng rau chăm bón vất vả nhưng không có công khiến họ thu hẹp diện tích.
Giá chuối, sầu riêng tăng mạnh
Giá chuối tại các nhà vườn ở Đồng Nai và các tỉnh phía Bắc hiện phổ biến ở mức 13.500-14.000 đồng/kg, tăng gấp đôi so với hai tháng trước. Giá sầu riêng ở Cái Bè (Tiền Giang) cũng từ 80.000-85.000 đồng/kg, tăng 22% so với tháng 10.
Ngoài chuối, sầu riêng, giá một số loại trái cây khác cũng tăng. Chẳng hạn, thanh long đỏ hiện có giá 22.000 đồng/kg, thanh long ruột trắng có giá 16.000 đồng/kg. Xoài cát, chôm chôm nhãn cũng tăng mạnh so với cùng kỳ năm ngoái./.
Theo VOV
-
Nguồn cung dồi dào, giá cả ổn định dịp Tết Quý Mão 2023
-
Ngành Nông nghiệp xuất khẩu đạt 53,22 tỷ USD
-
Người chăn nuôi lỗ nặng vì giá heo giảm sâu
-
Đảm bảo nguồn cung hàng hóa thiết yếu phục vụ Tết Quý Mão
- Giá lúa tăng cao dịp cận Tết, nông dân Bạc Liêu bội thu
- Xuất khẩu - Hướng đi mới cho sản phẩm OCOP Bắc Kạn
- Trung Quốc mở cửa trở lại, ngành nào tại Việt Nam sẽ được hưởng lợi?
- Việt Nam vẫn đứng đầu thế giới về xuất khẩu hồ tiêu
- Kim ngạch xuất khẩu cá tra dự kiến đạt 2,4 tỷ USD
- Việt Nam có thể học tập kinh nghiệm phát triển nông nghiệp bằng công nghệ cao của Ba Lan
- Giá gạo có xu hướng tăng, dù giá lúa giảm nhẹ
-
Cán bộ, hội viên nông dân Quảng Bình hưởng ứng Tết trồng cây Xuân Quý Mão 2023(Tapchinongthonmoi.vn) - Nhằm phát huy vai trò và trách nhiệm của Hội Nông dân tham gia bảo vệ môi trường, Hội Nông dân tỉnh Quảng Bình đã tổ chức Lễ phát động “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ”. Trong ngày đầu ra quân đã trồng được hơn 200 cây xanh nhằm hướng đến những tuyến đường xanh, sạch, đẹp và nâng cao ý thức giữ gìn môi trường trong sạch cho hội viên nông dân.
-
Nô nức Lễ hội Lồng Tông - Ngày hội xuống đồng của dân tộc Tày tại Tuyên QuangNgày 29/1, trong không khí vui xuân, chào đón năm mới Quý Mão 2023, huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang tổ chức Lễ hội Lồng Tông - Ngày hội xuống đồng, đây là lễ hội truyền thống của đồng bào dân tộc Tày. Sau 3 năm tạm dừng tổ chức do ảnh hưởng của dịch COVID-19, Lễ hội năm nay đã thu hút hàng nghìn người dân và du khách tới tham dự.
-
Kiểm soát chặt, bình ổn giá dịch vụ vui chơi, ăn uống dịp lễ hội sau TếtTheo Bộ Tài chính, sau Tết bắt đầu là thời điểm của lễ hội diễn ra trên cả nước, nhu cầu đi lại, tiêu dùng thực phẩm, ăn uống ngoài gia đình, đồ mua sắm phục vụ lễ hội đầu năm có khả năng sẽ có xu hướng tăng. Do đó, cần thực hiện nghiêm các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá.
-
Hội Nông dân Nghệ An đổi mới công tác tuyên truyền, tổ chức nhiều hoạt động, sự kiện thiết thực(Tapchinongthonmoi.vn) - Năm 2022, công tác Hội và phong trào nông dân tỉnh Nghệ An đạt kết quả rất thành công trên nhiều phương diện. Từ đó tạo nên sự chuyển biến quan trọng góp phần đáng kể vào phát triển kinh tế - xã hội khu vực nông thôn của tỉnh nói riêng và kinh tế - xã hội của toàn tỉnh Nghệ An nói chung.
-
Xuất khẩu nông sản: Nhiều mặt hàng tăng trưởng cao trong tháng đầu nămq1Năm 2022, nông nghiệp tiếp tục khẳng định vai trò trụ đỡ của nền kinh tế khi tăng trưởng trên các mặt sản xuất, xuất khẩu, góp phần ổn định vĩ mô trong nước và an ninh lương thực toàn cầu. Với nền tảng như vậy, bước sang năm 2023, nhiều mặt hàng nông sản tiếp tục ghi nhận tín hiệu vui trong tháng đầu tiên của năm mới.
-
Chứng minh nhân dân được sử dụng đến thời điểm nào?Theo dự thảo Luật Căn cước công dân (sửa đổi), Bộ Công an đề xuất chứng minh nhân dân còn thời hạn sử dụng đã được cấp trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành thì được sử dụng đến hết 31/12/2024.
-
Thủ tướng Phạm Minh Chính dâng hương tưởng niệm Bác Hồ tại Nghệ AnVới lòng biết ơn vô hạn, kính trọng sâu sắc và tự hào đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và các thành viên trong đoàn nguyện mãi mãi học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách cao đẹp của Người
-
Bức tranh ngân sách Nhà nước năm 2023Theo dự báo ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2023, tổng thu NSNN ước tính 1.620.744 tỷ đồng, tổng chi NSNN ước tính 2.076.244 tỷ đồng; dự toán mức bội chi NSNN: 455.500 tỷ đồng, tương đương 4,42%GDP.
-
Tái hiện nghi lễ vua Lê Đại Hành cày Tịch điền tại Lễ hội Tịch điền Đọi Sơn 2023Sáng 28/1 (tức mùng 7 tháng Giêng năm Quý Mão), tại cánh đồng Đọi Tín, xã Tiên Sơn, huyện Duy Tiên (Hà Nam), UBND tỉnh Hà Nam và huyện Duy Tiên tổ chức Lễ hội Tịch điền Đọi Sơn năm 2023 - Ngày hội xuống đồng lớn nhất vùng đồng bằng Bắc Bộ.
-
Đồng bào dân tộc thiểu số đón Tết vui tươi, an toàn, tiết kiệmCông tác tổ chức, chăm lo Tết cho đồng bào vùng dân tộc thiểu số và miền núi được các ngành, các cấp quan tâm và chuẩn bị chu đáo, bảo đảm không có hộ gia đình nào thiếu đói trong dịp Tết. Trên mọi miền tổ quốc, bà con các dân tộc đón Tết đầm ấm, vui tươi, an toàn, tiết kiệm. Sau Tết, các lễ hội đã bắt đầu mở màn phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam.
-
1 Thực trạng giai cấp Nông dân Việt Nam hiện nay và một số vấn đề đặt ra
-
2 Phim Bão ngầm: "Chọn đạo diễn Đinh Thái Thụy vì đời tư không có scandal"
-
3 Hội Nông dân Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Nông dân Thế giới (WFO)
-
4 Nuôi lươn không bùn mang lại hiệu quả kinh tế cao ở Đô Lương
-
5 Vĩnh Long đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất nhân dịp kỷ niệm 190 năm thành lập tỉnh