Giáo dục nghề nghiệp kết nối doanh nghiệp nâng cao chất lượng đào tạo
Theo ông Trương Anh Dũng, Tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, năm 2023, ngành hướng tới mục tiêu số lượng tuyển sinh tăng khoảng 10% so với năm 2022; sắp xếp, tổ chức lại mạng lưới cơ sở GDNN theo chủ trương của Đảng, Chính phủ để phù hợp với quy hoạch tổng thể quốc gia theo ngành trên cơ sở kết nối các ngành, các vùng có liên quan.
Hệ thống cơ sở GDNN theo hướng mở và linh hoạt, đáp ứng nhu cầu nhân lực của thị trường lao động, bảo đảm quy mô, cơ cấu và hợp lý về ngành nghề, trình độ đào tạo, chuẩn hóa, hiện đại hóa, có phân tầng chất lượng.
Nhà nước tập trung đầu tư một số cơ sở GDNN chất lượng cao và các cơ sở GDNN cho các nhóm đối tượng đặc thù phù hợp với khả năng đầu tư và huy động nguồn lực của xã hội.
Hiện nay, tỷ lệ lao động đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ đạt khoảng 26,2%, phần lớn lực lượng lao động hiện chưa có bằng cấp. Do đó, yêu cầu đặt ra là cần tiếp tục nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, mặt khác cần đào tạo, đào tạo lại lực lượng lao động do ảnh hưởng của cuộc cách mạng công nghệ (CMCN) lần thứ 4 để tạo động lực bứt phá cho nền kinh tế.
Về hiện trạng khó khăn, ông Trương Anh Dũng cho rằng: GDNN hiện chưa thực sự là con đường hấp dẫn nhất với học sinh. Việc tuyển sinh còn khó khăn, các điều kiện đảm bảo chất lượng còn hạn chế. Nhiều khó khăn do công tác phân luồng, tâm lý trọng bằng cấp, gắn kết các cơ sở GDNN với doanh nghiệp.
Người học tốt nghiệp THPT vào đại học hoặc tham gia ngay vào thị trường lao động mà không qua đào tạo còn nhiều; người học thích tập trung về các thành phố lớn để học tập. Những khó khăn trong việc dạy văn hóa bậc THPT trong các cơ sở GDNN chưa hoàn toàn được tháo gỡ, người học vẫn còn nhiều băn khoăn và thiếu sự yên tâm khi học tập theo hình thức này.
Công tác tuyển sinh đối với các ngành nghề nặng nhọc, độc hại, ngành nghề đòi hỏi năng khiếu còn gặp nhiều thách thức. Thiếu nguồn lực để thực hiện các điều kiện đảm bảo chất lượng GDNN.
“Chúng tôi đã đưa vào vận hành phần mềm cơ sở dữ liệu GDNN, dịch vụ công trực tuyến và xây dựng nền tảng học tập trực tuyến giúp các cơ sở GDNN, người dân tiếp cận, nâng cao nhận thức. Trong đó có các chương trình học, cấp chứng chỉ trực tuyến về giao tiếp trực tuyến, tham gia trực tuyến an toàn và trách nhiệm, tạo nội dung số, cộng tác và quản lý nội dung số… Nền tảng học liệu số, nâng cao năng lực sư phạm cho các nhà giáo trên môi trường số đã bước đầu được triển khai và đưa vào sử dụng. Bước đầu, các cơ sở GDNN đã chủ động đổi mới, sửa đổi nội dung chương trình đào tạo, gắn với tăng cường kiến thức công nghệ thông tin trong môn học, theo yêu cầu của nghề”, ông Trương Anh Dũng cho biết.
Tuy nhiên, việc triển khai thực hiện chuyển đổi số trong GDNN là bài toán khó, nhiều cơ sở GDNN chưa xây dựng cho mình chiến lược, chương trình, kế hoạch để thực hiện chuyển đổi số, còn lúng túng đi tìm mô hình, cách thức, chiến lược và lộ trình thực hiện chuyển đổi số tại đơn vị. Các cơ sở GDNN cần các nguồn đầu tư, hỗ trợ về tài chính cho chuyển đổi số.
Do đó, ngành GDNN tiếp tục đặt mục tiêu tổng quát là tiếp tục đổi mới, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng và hiệu quả của GDNN, nhất là đào tạo nhân lực chất lượng cao theo hướng ứng dụng, thực hành, thực tập, bảo đảm đáp ứng nhu cầu nhân lực có kỹ năng cho thị trường lao động, góp phần nâng cao năng suất lao động và sức cạnh tranh của nền kinh tế, phục hồi và phát triển kinh tế trong bối cảnh tác động của dịch bệnh COVID-19, cuộc cách mạng công nghệ 4.0 và hội nhập quốc tế.
Theo TTXVN/Vietnam+
-
Bài 4: Giải pháp đột phá trong dạy nghề, tạo việc làm ở miền Tây xứ Nghệ -
Phấn đấu đến năm 2030 đào tạo 50.000 nhân lực có trình độ đại học trở lên phục vụ ngành công nghiệp bán dẫn -
Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị miễn giảm học phí, hỗ trợ sinh viên bị thiệt hại do bão số 3 -
Trường Trung cấp Nông dân Việt Nam xây dựng chương trình đào tạo mới gắn với lợi ích của nông dân
- Hào hứng chào đón năm học mới tại ngôi trường mang tên người anh hùng áo vải Lương Văn Nắm
- Cơ hội việc làm cuối năm cho nhiều lao động ở Đồng Nai
- Trước ngày 27/8, thí sinh cần xác nhận nhập học Đại học qua cổng trực tuyến của Bộ Giáo dục và Đào tạo
- Yêu cầu các địa phương sẵn sàng chuẩn bị cho năm học 2024-2025
- Ngành Giáo dục và Đào tạo Sơn La góp phần tích cực trong xây dựng nông thôn mới
- Đại học Quốc gia Hà Nội công bố đề thi tham khảo bài thi đánh giá năng lực năm 2025
- Bộ Giáo dục và Đào tạo cân nhắc bỏ phương thức xét tuyển đại học sớm
-
Tạo tín chỉ cacbon nhưng vẫn đảm bảo năng suất lúaNghệ An là tỉnh có nhiều tiềm năng, lợi thế trên nhiều phương diện để tạo tín chỉ cacbon: Diện tích sản xuất rộng lớn, đất 2 lúa chủ động tưới tiêu nhiều, người nông dân có truyền thống sản xuất lúa lâu đời,...
-
Đồng Nai: Xây dựng hệ sinh thái nông nghiệp hữu cơ bền vững(Tapchinongthonmoi.vn) – Nông nghiệp hữu cơ đang trở thành xu hướng tất yếu trên toàn cầu, với những lợi ích to lớn về sức khỏe, môi trường và phát triển bền vững. Nắm bắt xu thế này, tỉnh Đồng Nai đang nỗ lực xây dựng hệ sinh thái nông nghiệp hữu cơ, hướng đến mục tiêu nâng cao giá trị sản phẩm, bảo vệ môi trường và nâng cao thu nhập cho người dân.
-
Quốc hội chất vấn Bộ Thông tin truyền thông và Thủ tướng Chính phủPhiên họp chiều ngày 12/11, Thủ tướng Chính phủ sẽ làm rõ các vấn đề có liên quan đến công tác điều hành của Chính phủ và trực tiếp trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội vào cuối phiên.
-
Trao giải báo chí “Vì sự nghiệp Đại đoàn kết toàn dân tộc” lần thứ XVI, năm 2023-2024 cho 90 tác phẩm báo chí xuất sắcTối 11/11 tại Hà Nội, 90 tác phẩm báo chí xuất sắc đã được vinh danh tại Lễ trao báo chí “Vì sự nghiệp Đại đoàn kết toàn dân tộc” lần thứ XVI, năm 2023-2024 do Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức.
-
Tinh gọn bộ máy: Làm lợi cho nhân dân, thúc đẩy tăng trưởng kinh tếTiến sỹ Nguyễn Xuân Khoát khuyến nghị công tác tinh gọn bộ máy phải gắn với nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ thì mới đảm bảo được sức mạnh, hiệu lực, hiệu quả của bộ máy chính trị.
-
Tổng Bí thư Tô Lâm điện đàm với Tổng thống đắc cử Hoa Kỳ Donald TrumpTổng Bí thư Tô Lâm mời Tổng thống đắc cử Donald Trump thăm lại Việt Nam. Tổng thống đắc cử Donald Trump vui vẻ nhận lời và mời Tổng Bí thư Tô Lâm sang thăm lại Hoa Kỳ vào thời gian thích hợp.
-
Tuyên bố chung giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hòa ChileHai nhà lãnh đạo nhấn mạnh tầm quan trọng của chuyến thăm Chile đầu tiên của Chủ tịch nước Việt Nam sau 15 năm, khẳng định cam kết làm sâu sắc hơn nữa quan hệ song phương, tình hữu nghị giữa hai nước.
-
Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Tiểu ban Văn kiện và Tiểu ban Điều lệ ĐảngTổng Bí thư Tô Lâm biểu dương Tiểu ban Văn kiện và Tiểu ban Điều lệ Đảng đã nỗ lực làm việc với tinh thần chủ động, trách nhiệm; tích cực phối hợp để bảo đảm sự thống nhất giữa các báo cáo.
-
Chất vấn Bộ trưởng Bộ Y tế 4 nhóm vấn đề nóng của ngành YChiều 11/11, tiếp tục nghị trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội đã tiến hành chất vấn và trả lời chất vấn Bộ trưởng Bộ Y tế - Đào Hồng Lan 4 nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực y tế. Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn chủ trì điều hành phiên họp.
-
Điều hành chính sách tiền tệ nhằm kiểm soát lạm phát trong bối cảnh thế giới có nhiều biến độngSáng 11/11, theo Nghị trình làm việc, Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV tiến hành phiên chất vấn và trả lời chất vấn đầu tiên trong 3 nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực: Ngân hàng, Y tế, Thông tin và Truyền thông. Đây là nội dung thu hút sự quan tâm, theo dõi của đông đảo cử tri và nhân dân qua sóng phát thanh và truyền hình trực tiếp trên cả nước.
-
1 “Thực hiện nghiêm túc, chặt chẽ, dân chủ, khách quan, minh bạch, đúng quy chế, quy định về công tác cán bộ” -
2 Bài 4: Giải pháp đột phá trong dạy nghề, tạo việc làm ở miền Tây xứ Nghệ -
3 Bài 3: Du lịch cộng đồng - Làn gió mới từ “Miền đất cổ huyền thoại” -
4 Người tham gia BHYT được thanh toán tiền nếu bệnh viện bị thiếu thuốc, thiết bị y tế -
5 Kinh nghiệm từ mô hình phát triển cây hồng Gia Thanh