Công ty Phân lân nung chảy Văn Điển

Giúp cây có múi “hồi sức” nhanh, bền vững bằng phân bón Văn Điển

Trọng Hòa – Nam Phong - 10:20 14/12/2022 GMT+7
(Tapchinongthonmoi.vn) - Theo kỹ sư Nguyễn Tiến Chinh, việc sử dụng phân bón Văn Điển và chăm sóc đúng cách đối với cây có múi sau mùa thu hoạch quả như “một mũi tên trúng 2 đích”: Vừa làm mới bộ rễ giúp cây khỏe, tăng sức chống chịu của cây, vừa giúp cải tạo đất hiệu quả lâu dài. Đây là giải pháp tối ưu và bền vững trong canh tác nông sản hữu cơ.  

Rất nhiều du khách quốc tế khi du lịch đến Việt Nam đã bị quyến rũ bởi hàng trăm loại trái cây với nhiều hương vị, mùa thu hoạch trải rộng suốt các tháng trong năm. Do nước ta nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới nên rất thuận lợi để thâm canh cây ăn quả. Trong số đó, nhóm cây ăn quả có múi như cam, quýt, bưởi… chiếm tới gần 1/4 diện tích trồng cây ăn quả toàn quốc.

phân bón Văn Điển cho cây có múi
Phân bón Văn Điển là 'món ăn' phục hồi cực tốt cho cây có múi sau mùa thu hoạch quả. Ảnh minh hoạ - Vườn bưởi Phúc Trạch của một gia đình ở xã Kim Hóa (Tuyên Hóa, Quảng Bình). Thanh Hoa.

Theo kỹ sư Nguyễn Tiến Chinh, nguyên cán bộ Trung tâm Khuyến nông tỉnh Thái Bình, chuyên gia nhiều năm kinh nghiệm hướng dẫn sử dụng phân bón, . nhóm cây ăn quả có múi thường ưa đất trung tính hơi kiềm, có độ pH cao, thường là 5,5 – 7. Rễ cây thuộc loại rễ cọc, nhưng bộ rễ cám (bộ rễ hút dinh dưỡng chủ yếu, phát triển ở độ sâu 0-50 cm) ăn nông sát mặt đất mọc từ những rễ bên, ăn lan ra quanh tán lá, các đầu lông mút của rễ dược ví như các "pit-tông" bơm hút nước, dinh dưỡng từ đất dưới áp lực nhựa cây đưa lên lá quang hợp tạo thành chất dinh dưỡng. Số lượng quả trên cây càng nhiều thì cường độ hoạt động của rễ tơ càng lớn đồng nghĩa với sự già hóa càng cao.

Ngay sau thu quả, bộ rễ tơ của cây có múi phần lớn sẽ bị lão hóa do vận động hút dinh dưỡng quá nhiều để nuôi quả. Cây cam, bưởi càng nhiều năm tuổi, năng suất quả càng cao thì rễ tơ càng nhanh già cỗi. Nếu duy trì bộ rễ cám già cỗi thì sức hút dinh dưỡng giảm sút, cây hồi phục chậm, sinh trưởng yếu. Vì vậy, biện pháp phá bỏ rễ tơ cũ ngay sau thu quả để cây tái sinh bộ rễ tơ mới thì hiệu quả hấp thụ dinh dưỡng mới tăng lên nhiều lần. Khi đó, sức sinh trưởng của cây khỏe mạnh và cho năng suất cao.

Dinh dưỡng quý từ nguồn phân khoáng thiên nhiên

Trong quá trình tái tạo rễ tơ mới cây có múi (sau thu quả) cần nhiều nhất là chất lân (P2O5), giúp kích thích ra rễ tơ mới nhanh, nhiều, duy trì độ bền của bộ lá do chất lân tham gia vào tầng sinh bần cuống lá chặt hơn, lá ít rụng, độ dai hơn, đồng thời cần thiết bổ xung ngay chất magie nhằm tăng cường diệp lục nâng cao quang hợp của lá. Cây cũng hút vôi (CaO) để tạo thành dòng chảy nhựa thông suốt sau khi thu quả. Các chất đạm (N) và kali (K2O) giai đoạn này cần rất ít.

Bộ rễ tơ của cây có múi chỉ phát triển trong tầng đất tơi xốp, thoáng khí, cho nên nhà nông cần bón phân silic (SiO2) và bón phân hữu cơ hoai mục để đất tơi xốp. Cách bón này cung cấp vi sinh vật có lợi cho đất đồng thời cũng cung cấp các chất vi lượng dự trữ cho cây phân bón mầm hoa sau này.

          Theo kỹ sư Nguyễn Tiến Chinh, trong các loại phân bón hiện nay, ngoài phân hữu cơ ra, chỉ có phân lân nung chảy Văn Điển đáp ứng được nhu cầu trên cho cây ăn quả có múi. Dinh dưỡng dễ tiêu trong phân lân nung chảy Văn Điển có: lân 15-19%, magie (MgO): 15-18%, SiO2: 24-32%, CaO: 28-34% và nhiều chất vi lượng khác như sắt (Fe), mangan (Mn), đồng (Cu), kẽm (Zn), bo (Bo), molipden (Mo)… Do đặc tính không tan trong nước, phân lân Văn Điển chỉ tan trong môi trường axít yếu do rễ cây tiết ra. Cây cần dùng đến đâu thì phân tan đến đó. Vụ này cây dùng không hết vẫn để dành cho vụ sau mà không tạo hiện tương phú dưỡng cây hoặc đất, cũng  không bị rửa trôi hoặc bị các kim loại trong đất cố định thành dạng khó tiêu cho cây trồng. Do vậy phân lân nung chảy Văn Điển thể hiện rất rõ tính ưu việt cho vùng thời tiết nóng, ẩm, đặc biệt trên địa hình đồi dốc hoặc chân đất chua phèn, úng ngập. Tính chất này phù hợp cho thâm canh mọi cây trồng, đăc biệt cho cây ăn quả lâu năm. 

Cũng cần nói thêm, phân lân nung chảy Văn Điển được sản xuất hoàn toàn từ các nguồn quặng khoáng từ thiên nhiên. Phân lân nung chảy Văn Điển được Công ty Cổ phần phân lân nung chảy Văn Điển kết hợp với đạm, kali và một số dinh dưỡng vi lượng khác để sản xuất ra phân bón đa yếu tố NPK, cung cấp dinh dưỡng theo nhu cầu sinh lý từng loại cây trồng, trên từng chân đất, trong mỗi giai đoạn sinh trưởng, phát triển khác nhau. 

Để bón cho cây an quả có múi giai đoạn sau thu hoạch, theo tư vấn của kỹ sư Nguyễn Tiến Chinh, có thể sử dụng các loại phân bón NPK như sau:

        * Phân bón ĐYT NPK 5.10.3 có hàm lượng các chất dinh dưỡng như: N=5%; P2O5=10%; K2O=3%; S=2%; MgO=9%; CaO=15%; SiO2=14%;  ngoài ra có các chất vi lượng như B, Mn, Zn, Cu, Co...  

Phân đa yếu tố NPK 10.12.5 dùng để bón cho cây an quả có múi giai đoạn sau thu hoạch. Ảnh tư liệu.

       * Phân đa yếu tố NPK 10.12.5 có tổng hàm lượng các chất dinh dưỡng 69% (N:10%, P2O5: 12%, K2O: 5%, MgO: 8%, CaO: 16%, SiO2: 15%, S: 3%) và các chất vi lượng: Zn, Fe, B, Mn, Cu…

     * Phân bón ĐYT NPK 10.7.3  (N:10%, P2O5: 7%, K2O: 3%, MgO: 8%, CaO: 16%, SiO2: 15%, S: 6%) và các chất vi lượng: Zn, Fe, B, Mn, Cu, tổng dinh dưỡng trên 65%. Đây là những loại phân bón rất tốt cho cây ăn quả, đặc biệt chăm bón giai đoạn sau thu quả.

Kỹ thuật chăm sóc, bón phân cho cây ăn quả có múi sau thu quả

Ngay sau thu hoạch quả một vài ngày, khi trời tạnh nắng, nhà nông nên dùng kéo cắt bỏ triệt để những cành bị sâu bệnh, cành không có lá, cành trong tán cây, cành vượt và những cành cuống quả mới thu hoạch. Khi cắt phải cắt sát không để lại đoạn cành để hạn chế một số sâu bệnh xâm nhiễm gây hại.

Tiếp theo, nhà nông cần xới xáo lớp đất mặt vườn nhằm cắt bớt lớp rễ cám già yếu (mít chạm cành, chanh chạm rễ); đồng thời tạo độ thông thoáng giúp bộ rễ sớm phát triển và trẻ khỏe. Chủ vườn cần đào rãnh xung quanh tán, theo hình chiếu tán cây; trộn đều phân vảo đất và bón theo rãnh đào rồi dùng đất lấp kín phân (chỉ nên lấp đất 2/3 rãnh đào), rồi sử dụng các loại tàn dư thực vật, cây phân xanh, rơm rạ mục tủ gốc giữ ẩm cho cây. Lượng bón nhiều hay ít phụ thuộc vào đất, tuổi cây,  cũng như năng suất đã thu hoạch và tiềm năng của cây.

Liều lượng phân bón cho mỗi gốc cây trên 5 tuổi khoảng 10-20kg  phân hữu cơ ủ hoai mục + khoảng 5-10kg phân lân nung chảy và 4 - 5kg  phân  NPK 5.10.3, hoặc NPK 10:12:5. Công thức này giúp cho cây nhanh hồi phục sau thu hoạch, đặc biệt giúp cho bộ rễ phát triển khỏe, tạo điều kiện cho vụ xuân ra nhiều hoa, đậu nhiều quả và hạn chế hiện tượng rụng sinh lý.

Kỹ sư Nguyễn Tiến Chinh cũng lưu ý nhà vườn 3 điểm như sau:

Thứ nhất, những cây cần thêm thời gian lưu quả trên cây dịp cuối năm, vừa nên bón bổ sung phân ĐYT NPK 12:12:17 trước thu hoạch quả, đồng thời phải bón tăng phân hữu cơ, phân lân nung chảy và phân đa yếu tố NPK  trước khi cây ra hoa. Những cây nhiều tuổi hơn, căn cứ sức sinh trưởng và năng suất cây mà tăng lượng phân bón khoảng 10-15% trên 1 tuổi tăng.

Với những cây cần thêm thời gian lưu quả trên cây dịp cuối năm bán dịp Tết, nhà nông nên bón bổ sung phân ĐYT NPK 12:12:17 trước thu hoạch quả. Ảnh tư liệu.

 Thứ hai, không được tưới nước vào giai đoạn mùa đông khô rét nhằm khống chế lứa lộc Đông hoặc Xuân sớm.

Thứ ba, chỉ khi xuất hiện nụ, hoa thì mới tưới và bón phân chuyên thúc đón hoa, nuôi quả. Lúc này không được xới xáo làm đứt rễ cây, mà chỉ có thể tưới nước phân ngâm hoặc  bón phân vào phần rãnh đào còn bỏ nông rồi tưới nước nếu trời khô hạn.

Nên bón phân Văn Điển kết hợp phân hữu cơ ủ mục

Nhìn chung, mùa Đông là mùa “cây khô lá vàng”, mọi cây ăn quả đều ngừng hoặc hạn chế sinh trưởng vừa để hồi sức, vừa để tích lũy dinh dưỡng cho mùa hoa quả năm tới. Vì vậy, việc bón phân cho cây ăn quả giai đoạn này có thể tiến hành trước hoặc sau kỳ khô rét, tùy thuộc vào mỗi loại cây và thời điểm thu hoạch của mỗi cây. Những cây cam, bưởi ra quả ít, thân lá phát triển mạnh cần phải chủ động kìm hãm sinh trưởng để kích thích phân hóa mầm hoa bằng cách cuốc sâu và phơi khô đất vùng xung quanh gầm tán cây, cách gốc khoảng 0,5 – 1m tùy độ rộng tán cây. Sau khi làm đứt bớt tầng rễ ăn nông và phơi khô đất làm “chột” cây thì tiến hành bón phân. Nhà nông nên kết hợp bón phân lân nung chảy và phân đa yếu tố NPK kết hợp với phân hữu cơ ủ mục tạo cho cây cam, bưởi được cung cấp đầy đủ chất mùn và các chất dinh dưỡng đa lượng, trung vi lượng  giúp bộ rễ nhanh hồi phục và phát triển khi có ẩm hoặc có mưa xuân. Đó là cách tốt nhất giúp cây cam, bưởi nhanh hồi sức sau nhiều tháng nuôi quả, đồng thời tạo điều kiện cho phân hóa mầm hoa vụ xuân và hạn chế hiện tượng rụng quả sinh lý các đợt sau.

Sau nhiều năm gắn bó với hoạt động tư vấn sử dụng phân bón cho cây ăn quả có múi, kỹ sư Nguyễn Tiến Chinh đã nhận được phản hồi tích cực từ các nhà vườn. “Hiệu quả của việc bón phân lân nung chảy Văn Điển và các dòng sản phẩm đa yếu tố NPK Văn Điển cho cây ăn quả có múi giai đoạn sau thu quả đã được chứng thực nhiều năm trên hàng ngàn nông dân. Giải pháp này không chỉ làm mới bộ rễ giúp cây khỏe, chống chịu sâu bệnh hại và các điều kiện bất thuận của thời tiết mà còn giúp cải tạo đất. Đây chính là giải pháp tối ưu và bền vững trong canh tác nông sản hữu cơ” – Kỹ sư Nguyễn Tiến Chinh xác nhận.

 Trọng Hòa – Nam Phong

Lượng phân bón thông thường cho mỗi gốc cây có múi sau thu hoạch trên 5 tuổi như sau: khoảng 10-20kg phân hữu cơ ủ hoai mục + khoảng 5-10kg phân lân nung chảy và 4 - 5kg  phân  NPK 5:10:3, hoặc NPK 10:12:5. Công thức này giúp cho cây nhanh hồi phục sau thu hoạch, đặc biệt giúp cho bộ rễ phát triển khỏe, tạo điều kiện cho vụ xuân ra nhiều hoa, đậu nhiều quả và hạn chế hiện tượng rụng sinh lý”.

Kỹ sư Nguyễn Tiến Chinh

 

Phục sức cho cây cam Hoà Bình bằng phân bón Văn Điển
 Đằng sau ánh hào quang thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm, người trồng cam Cao Phong (Hoà Bình) không tiết lộ với bạn chi tiết về “bếp núc” đằng sau vườn cam ra sao. Nhưng họ biết rất rõ cần phải phục sức cho cây cam sau một mùa trĩu quả bằng món