
Triển khai Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) khá chậm so với cả nước, nhưng Thành phố Hà Nội đã có những giải pháp bứt phá, sau hơn 1 năm đã có 1.054 sản phẩm OCOP được công nhận. Đặc biệt, thành phố đang nỗ lực triển khai Đề án xây dựng “Trung tâm thiết kế sáng tạo và giới thiệu, quảng bá sản phẩm OCOP gắn với du lịch sinh thái của quốc gia tại TP. Hà Nội” nhằm lan tỏa các giá trị của OCOP.
Đó là những thông tin được ông Nguyễn Mạnh Quyền – Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội cho biết tại Hội nghị toàn quốc Tổng kết chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) do Bộ NN&PTNT tổ chức vào ngày 23/3/2021. Theo ông Nguyễn Mạnh Quyền, sau hơn 1 năm cả nước triển khai OCOP thì ngày 08/7/2019, UBND Thành phố mới phê duyệt Chương trình. Tuy vậy, thành phố đã đề ra mục tiêu rất cao, do đó cần có sự chỉ đạo và triển khai quyết liệt.

Kết quả đến nay, Hà Nội đã đánh giá, phân hạng và quyết định công nhận được 1.054 sản phẩm, vượt kế hoạch được giao, trong đó có 17 sản phẩm tiềm năng 5 sao (chiếm 1,6%), 731 sản phẩm 4 sao (chiếm 69,4%), 306 sản phẩm 3 sao (chiếm 29%), của 72 Doanh nghiệp, 82 HTX và 101 Hộ sản xuất kinh doanh, giải quyết được trên 5.000 lao động khu vực nông thôn. Trong tổng số 1.054 sản phẩm OCOP được công nhận có 686 sản phẩm thực phẩm (chiếm 65,1%), Đồ uống 35 sản phẩm (chiếm 3,2%), Thảo dược 7 sản phẩm (chiếm 0,7%), Vải, may mặc 27 sản phẩm (chiếm 2,6%), sản phẩm lưu niệm, nội thất và trang trí 299 sản phẩm (chiếm 28,4%).
Để lan tỏa giá trị của OCOP, theo ông Nguyễn Mạnh Quyền, Thành phố đã đẩy mạnh các hoạt động giới thiệu, quảng bá sản phẩm. Trong thời gian qua, Hà Nội đã tổ chức thành công 04 sự kiện giới thiệu, quảng bá sản phẩm OCOP gắn với văn hóa vùng miền (miền núi phía Bắc; đồng bằng sông Hồng; miền Trung và Tây Nguyên; đồng bằng Nam bộ) tại không gian biểu diễn văn hóa nghệ thuật ẩm thực đường phố quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội. Các sự kiện nhằm mục đích giới thiệu, quảng bá sản phẩm OCOP gắn với văn hóa các vùng miền và các địa phương. Mỗi sự kiện thu hút hàng trăm sản phẩm đã được cấp chứng nhận OCOP, trên 2.000 sản phẩm tiềm năng tham Chương trình OCOP. Kết thúc các sự kiện, đã có hàng trăm biên bản ghi nhớ về hợp tác tiêu thụ sản phẩm được ký kết.

Năm 2020, Hà Nội cũng đã lựa chọn và khai trương đưa vào hoạt động được 14 điểm giới thiệu, quảng bá và bán sản phẩm OCOP trên toàn thành phố. Hàng hóa bày bán trong các điểm giới thiệu, quảng bá và bán sản phẩm nêu trên đều là các sản phẩm đạt từ 03 sao trở lên bao gồm sản phẩm lụa tơ tằm, bánh kẹo, thực phẩm tươi sống, chế biến, rau củ quả an toàn, sản phẩm thủ công mỹ nghệ đã được cấp giấy chứng nhận sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp thành phố và khu vực.

Đặc biệt, hiện nay, Hà Nội đang đẩy mạnh triển khai Đề án xây dựng “Trung tâm thiết kế sáng tạo và giới thiệu, quảng bá sản phẩm OCOP gắn với du lịch sinh thái của quốc gia tại thành phố Hà Nội”. Đề án do Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan nhằm xây dựng lộ trình phát triển cho Chương trình OCOP phù hợp với các định hướng chỉ đạo của Trung ương và điều kiện thực tiễn của Hà Nội.
“Việc triển khai thành công Đề án nhằm tạo điều kiện phát triển, ươm mầm tài năng thiết kế sáng tạo hình ảnh, con người, sản vật của Việt Nam với Thế giới và là nơi trưng bày, quảng bá, kết nối giao thương các sản phẩm OCOP, đặc sản vùng miền của Hà Nội với cả nước và bạn bè quốc tế. Đồng thời là nơi tổ chức cá sự kiện lớn, giao lưu văn hóa vùng miền của cả nước và thế giới. Hiện nay đang tổng hợp ý kiến góp ý của các cơ quan Trung ương, Thành phố và các đơn vị liên quan, hoàn thiện Đề án trình UBND Thành phố xem xét, phê duyệt” ông Quyền cho biết thêm.
Trọng Đạt
-
Triển khai các biện pháp cấp bách giảm ùn ứ và thúc đẩy xuất khẩu nông sản tại cửa khẩu biên giới phía Bắc
-
Khẩn trương ứng phó hạn hán, xâm nhập mặn
-
Bí quyết giúp cây có múi đủ sức “bồng bế đàn con”, kết tinh quả ngọt cuối mùa
-
Nhiều vụ mất mùa - mất giá, nông dân ồ ạt chặt cây điều
- Phân loại hợp tác xã theo quy mô siêu nhỏ, nhỏ, vừa và lớn
- “Thức ăn độc đáo” giữ hương vị thơm ngon cho cây chè miền Bắc
- Thủ tướng chỉ đạo tháo gỡ khó khăn, vướng mắc thúc đẩy sản xuất, tiêu thụ nông sản
- “HTX có bền vững hay không trước tiên dựa trên tinh thần hợp tác”
- Ngư dân chung tay nói không với khai thác IUU
- Bình Dương: Tổng sản phẩm nông, lâm nghiệp và thủy sản quý I/2023 tăng 1,82% so với cùng kỳ năm 2022
- Logictic là khâu quan trọng trong xuất khẩu nông nghiệp Việt Nam
-
Phiên họp Chính phủ tháng 5: Các địa phương thông báo hàng loạt chỉ số, tín hiệu tích cựcTại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 5, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố đã thông báo nhiều tín hiệu, số liệu tích cực trên các lĩnh vực, cho thấy tình hình kinh tế-xã hội tháng 5 tiến triển tích cực với nhiều lĩnh vực cải thiện hơn so với tháng 4 và tính chung 5 tháng, tình hình có nhiều điểm sáng.
-
Học Bác để trở thành cán bộ gương mẫu, vì dân(Tapchinongthonmoi.vn) - Chị Phạm Thị Nhị - Phó Chủ tịch UBND xã Nam Xuân (huyện Quan Hóa, tỉnh Thanh Hóa) được tỉnh ủy Thanh Hóa lựa chọn để biểu dương vì có thành tích trong Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh dự kiến tổ chức trong tháng 5/2023 tại Thanh Hóa và sẽ tham gia triển lãm “Những tấm gương bình dị mà cao quý” năm 2023 tại Bảo tàng Hồ Chí Minh do Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức.
-
Sắp xếp, tổ chức lại bệnh viện để chăm lo sức khoẻ cho nhân dân tốt hơnNgày 1/6, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã nghe Bộ Y tế báo cáo dự thảo Đề án tổng thể sắp xếp lại bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế (Đề án), với sự tham dự của lãnh đạo một số bộ ngành, địa phương.
-
Phát hiện gần 12.000 lọ thực phẩm chức năng giả dán mác quốc tếGần 12.000 lọ thực phẩm chức năng nghi là hàng giả được "ra lò" tại một căn nhà cấp 4 ẩm thấp nằm sâu trong thôn Cao Sơn (xã Tiên Phương, Chương Mỹ, Hà Nội), vừa bị lực lượng quản lý thị trường Hà Nội phối hợp với Công an huyện Chương Mỹ phát hiện.
-
Thủ tướng Phạm Minh Chính chúc mừng Đại lễ Phật đảnSáng 2/6, tại chùa Quán Sứ, Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tới chúc mừng các chức sắc, tăng ni, Phật tử Giáo hội Phật giáo Việt Nam nhân dịp Đại lễ Phật đản Phật lịch 2567 - Dương lịch 2023.
-
Nghệ thuật khèn của người Mông ở Yên Bái là Di sản văn hóa phi vật thể quốc giaNgày 1/6, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng đã ký Quyết định số 1401/QĐ-BVHTTDL về việc công bố Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
-
Động viên kịp thời gia đình cán bộ Hội có căn nhà bị lửa thiêu rụiThông tin từ lãnh đạo xã Thanh Hóa cho biết đã có nhiều đoàn thể cũng như bà con lối xóm đến động viên gia đình khi ngôi nhà làm bằng gỗ bị lửa thiêu rụi hoàn toàn.
-
Rào cản trên đường đến 1.000 tỷ USD của kinh tế số Đông Nam ÁKinh tế số Đông Nam Á có nhiều thuận lợi để phát triển như dân số trẻ, thành thạo công nghệ. Tuy nhiên, vẫn tồn tại khoảng cách kỹ thuật số giữa các quốc gia cũng như trong cùng một nước.
-
Doanh nghiệp Nhật Bản đánh giá cao vùng vải thiều Thanh HàNgày 1/6, trong chuyến thăm vùng vải thiều Thanh Hà, tỉnh Hải Dương, đại diện doanh nghiệp Nhật Bản đã trực tiếp trò chuyện với người nông dân, thưởng thức vải chín tại vườn và ghé thăm cây vải tổ. Các vị khách đến từ thị trường vốn được đánh giá là khó tính đã bày tỏ sự ngạc nhiên và dành lời khen ngợi đối với vùng trồng vải rộng lớn, nhất là ấn tượng với chất lượng thơm ngon của quả vải Thanh Hà.
-
Khai mạc Tuần lễ mận, nông sản an toàn tỉnh Sơn La và các tỉnh, thành phố năm 2023(Tapchinongthonmoi.vn) Tối 1/6, tại Trung tâm thương mại Big C Thăng Long, Hà Nội diễn ra Lễ khai mạc Tuần lễ mận và nông sản an toàn tỉnh Sơn La và các tỉnh, thành phố năm 2023; ký kết đưa trái Mận hậu Sơn La trên các chuyến bay VietNam Airlines năm 2023.
-
1 Ấn tượng về “nữ thủ lĩnh” Xuân Lộc
-
2 Thực trạng giai cấp Nông dân Việt Nam hiện nay và một số vấn đề đặt ra
-
3 Nhiều chính sách hỗ trợ xây dựng nông thôn mới nâng cao được thực hiện đồng bộ
-
4 Dưa hấu Xuân Hồng – vị ngọt kết tinh từ nắng miền Trung
-
5 Phim Bão ngầm: "Chọn đạo diễn Đinh Thái Thụy vì đời tư không có scandal"