Hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi qua phát triển văn hóa – du lịch
Tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa thông qua hoạt động văn hoá - du lịch - kênh tiêu thụ hữu ích
Thời gian gần đây, việc thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm hàng hoá vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã đạt được những kết quả nhất định, không chỉ qua các kênh phân phối lớn nhỏ trong nước, mà còn được tiêu thụ nhiều hơn qua các kênh thương mại điện tử. Bên cạnh đó, nhiều địa phương đã và đang thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm hàng hoá qua các hoạt động văn hoá - du lịch. Thông qua những tuần hàng, lễ hội văn hoá hay chương trình kích cầu du lịch đã thu hút rất nhiều khách tiêu dùng trong nước và quốc tế đến trải nghiệm trực tiếp sản phẩm. Đây cũng là một trong những kênh phân phối tiềm năng, đã hỗ trợ rất nhiều cho việc phát triển thương mại và tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Tại tọa đàm “Hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi qua phát triển văn hoá - du lịch” do Tạp chí Công Thương tổ chức mới đây, ông Nguyễn Minh Phong - nguyên Trưởng phòng Nghiên cứu kinh tế, Viện Nghiên cứu Phát triển kinh tế - xã hội Hà Nội – cho biết, sự kết hợp giữa giữa nông nghiệp và du lịch, đặc biệt là ở những vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa đó trong thời gian gần đây đang có sự gắn kết khá rõ rệt.
“Nếu như trước đây, chúng ta nghĩ rằng chỉ có du lịch kết hợp với nông nghiệp phổ biến ở những vùng đồng bằng sông Cửu Long, nhất là những vườn trái cây, thì đã hình thành những hình thức kết hợp du lịch với ăn ở tại vùng có vườn trái cây lớn. Nhưng hiện nay, ở Tây Bắc hoặc miền Trung cũng dần dần xuất hiện những hình thức đi du lịch ở những nông trường, ở những trang trại, ở những khu mà có những sản phẩm đặc sản, thậm chí những homestay mà ở đó chúng ta có thể ăn ở cùng với chủ nhà và tham gia những sinh hoạt sản xuất, thu hái cùng với gia chủ những đặc sản ở địa phương và điều này được thực hiện thông qua những tổ chức du lịch chuyên nghiệp, hoặc là thông qua sự phát triển tự thân của các gia đình đó, cũng như những địa phương đó, trực tiếp lên mạng hoặc trực tiếp thực hiện những tour du lịch, dẫn du khách đến”- ông Nguyễn Minh Phong nhấn mạnh.
Là tỉnh miền núi nằm giáp ranh giữa Đông Bắc và Tây Bắc, Tuyên Quang được thiên nhiên ưu đãi cho phát triển nông nghiệp hàng hóa rất lớn. Các đặc sản như cam sành Hàm Yên, măng khô Tuyên Quang, thịt trâu gác bếp hay rượu ngô Na Hang,… đã được người dân khắp cả nước biết đến. Ông Lộc Kim Liễn - Phó Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Tuyên Quang – cho biết, những năm vừa qua, sau khi có Chương trình mỗi xã một sản phẩm đã bắt đầu quan tâm đến chất lượng hàng hóa, phát triển thương hiệu hàng hóa cho sản phẩm nông sản của tỉnh.
Về tiêu thụ hàng hóa thông qua các hoạt động xúc tiến thương mại, Tuyên Quang tiêu thụ hàng hoá qua rất nhiều kênh phân phối, như qua siêu thị, trung tâm thương mại lớn, các cửa hàng, cửa hiệu có thương hiệu; và qua các kênh truyền thống như các chợ, các thương lái. Đặc biệt là trong năm vừa qua, cùng với việc phát triển du lịch - văn hóa thì việc tiêu thụ các sản phẩm của tỉnh Tuyên Quang đã có ý nghĩa hết sức quan trọng.
Thông qua các hoạt động văn hóa, du lịch, du khách đến Tuyên Quang rất đông. Đặc biệt là Lễ hội Thành Tuyên của tỉnh tổ chức hàng năm đã thu hút một lượng du khách rất lớn với đối tượng rất phong phú. Khi đến Tuyên Quang, khách du lịch cũng muốn mua những sản phẩm của địa phương đó, có thể mua để sử dụng hoặc đem về làm quà tặng.
“Vì vậy, du khách thông qua các hoạt động văn hoá du lịch, đặc biệt du lịch ở những nơi vùng sâu vùng xa, vùng núi, muốn có những trải nghiệm, muốn mua sản phẩm của bà con nhân dân ở khu vực này trực tiếp sản xuất, trực tiếp chế biến để mang về làm quà cũng như tiêu dùng trực tiếp. Qua đó cũng thúc đẩy hoạt động du lịch, hoạt động văn hóa phát triển hơn, đồng thời tăng cường việc tiêu thụ sản phẩm hàng hóa cho bà con nông dân ở các xã vùng sâu vùng xa” – ông Lộc Kim Liễn nói, đồng thời khẳng định, phương thức tiêu thụ thông qua hoạt động văn hoá - du lịch là một kênh tiêu thụ hữu ích, giúp cho bà con nông dân ở vùng sâu vùng xa tại tỉnh Tuyên Quang có thể bán cũng như giới thiệu được sản phẩm của mình đến với thị trường và được bà con nhân dân khắp cả nước biết đến. Đặc biệt là các sản phẩm hiện nay đang có những chỉ dẫn địa lý như cam sành, bưởi hay chè shan tuyết tỉnh Tuyên Quang hiện nay đang được khách hàng ưa chuộng và tin dùng.
Xây dựng thương hiệu cho từng địa phương, từng sản phẩm
Có thể nói, kênh tiêu thụ thông qua văn hoá - du lịch đã hỗ trợ cho bà con tiêu thụ rất tốt, sản phẩm của chính mình, của hợp tác xã, của doanh nghiệp mình. Tuy nhiên, theo các chuyên gia cũng có những khó khăn nhất định, như tập quán của bà con nông dân vẫn sản xuất theo tự phát, chưa có những sản phẩm thực sự tuân theo quy trình sản xuất. Ngoài ra, có những sản phẩm có sức tiêu thụ rất tốt nhưng số lượng lại hạn chế. “Cho nên, cần xây dựng những nhãn mác bao bì cho chuẩn, hoặc xây dựng thương hiệu, chỉ dẫn địa lý cho cụ thể”- ông Lộc Kim Liễn đề xuất.
Là một thương hiệu đã chiếm lĩnh được một thị phần tiêu dùng nhất định và đã xuất khẩu sang các thị trường như Úc và Mỹ, song thương hiệu Thổ cẩm Lan Rừng chủ yếu đơn hàng nhỏ lẻ. Ông Võ Văn Tài - Giám đốc Công ty TNHH Thương mại tổng hợp Lan Rừng - cho biết, đặc thù của vùng núi Tây Bắc cũng như ở Sa Pa về thời tiết, khí hậu là một cản trở, rất khắc nghiệt. Với thời tiết rét và mây mù, mưa nhiều, nắng ít, rất khó khăn sản xuất mặt hàng thổ cẩm. Vì vậy, công ty đã xây dựng một khu rộng lớn hơn để sản xuất tại chỗ đồng thời tìm kiếm thị trường xuất khẩu. Tuy nhiên do sản phẩm sản xuất thủ công, chất lượng không đồng đều, khách hàng khó tính nên đây là nguyên nhân khiến doanh nghiệp cũng như nhiều doanh nghiệp khác chuyển hướng quay về phát triển thị trường nội địa.
Đồng quan điểm về việc hạn chế vấn đề xây dựng thương hiệu, theo chuyên gia Nguyễn Minh Phong, du lịch văn hóa có một khía cạnh rất đặc biệt vì nhiều khi ngay hiện tại nó thực sự văn minh hay là chưa thực sự tiên tiến trong phương thức sản xuất, hay của lối sống đồng bào cũng lại là một sự hấp dẫn về văn hóa đối với khách du lịch. Nói cách khác là nhiều khi khách du lịch họ đến, không phải vì địa phương ứng dụng phương thức sản xuất tiên tiến, có sản phẩm đảm bảo là yêu cầu chất lượng rất là cao… mà họ chỉ muốn xem cuộc sống người dân như thế nào, sinh hoạt trồng cây ra sao. Thậm chí là tính chất thô mộc cũng là một nét đẹp, một sự quyến rũ, hấp dẫn trong phát triển du lịch.
Theo ông Nguyễn Minh Phong, đã đến lúc Chính phủ cần có những chỉ đạo để các cơ quan hữu quan thống nhất cách làm và có những bản ký kết mang tính chất liên ngành để tăng cường hỗ trợ tiêu thụ và nâng cao hiệu quả sản phẩm vùng miền. Mặt khác, tiếp tục hoàn thiện hệ thống văn bản pháp lý có liên quan tới hoạt động này nhằm tạo ra sự hỗ trợ lẫn nhau; mở rộng hệ thống giao thông vận tải, đặc biệt là hệ thống mạng; quảng bá về sản phẩm, các danh mục cho đối tượng khách hàng tiềm năng.
Ông Nguyễn Minh Phong cho rằng, cần thiết phải xây dựng thương hiệu cho địa phương, sản phẩm và thổi hồn văn hóa vào cho các sản phẩm để tăng sức hấp dẫn, thậm chí giá trị đạt được trong bán hàng cũng sẽ cao hơn.
Nguồn Bộ Công Thương
- Siêu lợi nhuận từ đa dạng hóa sản phẩm từ sen
- Khuyến nông cộng đồng giúp gia tăng giá trị cho ngành hàng cà phê
- Kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp - con đường phát triển bền vững của APEC
- Nông dân tích cực tái đàn chăn nuôi phục vụ thị trường cuối năm
- Quảng Ngãi tổ chức phiên chợ kết nối tiêu thụ nông sản và sản phẩm OCOP miền núi
- Long An: Huyện Tân Thạnh trình diễn mô hình canh tác lúa chất lượng cao giảm phát thải
- An Giang tăng cường liên kết đưa trái cây vươn ra thế giới
-
Hà Nam: Thúc đẩy hỗ trợ kết nối cung cầu, tiêu thụ sản phẩm cho các Hợp tác xãNgày 24/11, Liên minh Hợp tác xã tỉnh Hà Nam tổ chức Hội nghị xúc tiến thương mại, kết nối cung cầu tiêu thụ sản phẩm, liên kết chuỗi giá trị các HTX trên địa bàn tỉnh.
-
Trường Cao đẳng Y tế Hưng Yên: Chuyển đổi số toàn diện(Tapchinongthonmoi.vn) - Trường Cao đẳng Y tế Hưng Yên xác định chuyển đổi số sẽ là động lực để phát triển và là hướng đi mới trong nâng cao chất lượng đào tạo. Từ đó thầy và trò nhà trường đã triển khai đẩy mạnh chuyển đổi số trên tất cả các lĩnh vực: Tuyển sinh, dạy/học, quản lý và đào tạo…
-
Quảng Nam: Mưa rất lớn gây sạt lở, ách tắc nhiều tuyến giao thông quan trọng(Tapchinongthonmoi.vn) - Do ảnh hưởng của mưa lớn những ngày qua (lượng mưa đêm 24/11 lên đến 800mm) gây ra rất nhiều điểm sạt lở trên địa bàn huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam. Trong đó, tuyến đường quốc lộ 40B đoạn qua xã Trà Bắc của huyện Bắc Trà My nhiều điểm bị sạt lở xuống nền gây ách tắc giao thông nghiêm trọng.
-
Đa dạng các sản phẩm nông nghiệp tại Lễ hội Sắc màu di sảnĐây là một trong những sự kiện của chuỗi hoạt động diễn ra ở Lễ hội Sắc màu di sản được tổ chức tại tỉnh Nghệ An nhằm giới thiệu, quảng bá, tôn vinh những sản phẩm nông nghiệp nông thôn tiêu biểu, khẳng định vị thế nông sản Việt trên thị trường.
-
Gia Bình: Hành trình xây dựng huyện nông thôn mới nâng cao25 năm sau khi tái lập, huyện Gia Bình (tỉnh Bắc Ninh) đã có sự phát triển vượt bậc, khi năm 2018 huyện đã về đích huyện nông thôn mới (NTM), sớm hơn 3 năm so với kế hoạch. Với mục tiêu đến cuối năm 2026 sẽ về đích huyện NTM nâng cao, Gia Bình đang trên hành trình kiến tạo tương lai, với khí thế tự tin, chắc thắng…
-
Xuất khẩu gạo Việt Nam vượt 8 triệu tấn với trị giá 5,05 tỷ USDViệt Nam đã xuất khẩu 293.484 tấn gạo trong nửa đầu tháng 11/2024, nâng tổng lượng gạo xuất khẩu của cả nước trong năm nay tính đến ngày 15/11 lên 8,05 triệu tấn, trị giá 5,05 tỷ USD.
-
Việt Nam đặc biệt trân trọng giá trị của hòa bình, ổn định, hữu nghịSáng 24/11, tại thủ đô Phnom Penh của Campuchia, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã dự và có bài phát biểu quan trọng tại phiên khai mạc Phiên họp toàn thể lần thứ 11 Nghị viện quốc tế vì Bao dung và Hòa bình (IPTP 11) với chủ đề "Tìm kiếm hòa bình, hòa giải và bao dung".
-
Khơi thông nguồn lực đất đai, hướng đến mục tiêu NetZero, bảo vệ môi trường nông thôn(Tapchinongthonmoi.vn) - Diễn đàn "Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam – Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường lắng nghe nông dân nói" do Trung ương Hội Nông dân Việt Nam phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức. Đây là lần đầu tiên hai cơ quan tổ chức diễn đàn này để lắng nghe nông dân phản ánh về đất đai trong sản xuất nông nghiệp.
-
Bắc Ninh: Cách làm hay trong xây dựng nông thôn mới nâng cao và kiểu mẫuLà một trong 18 tỉnh, thành phố trên cả nước có tất cả đơn vị cấp xã và cấp huyện hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới (NTM), Bắc Ninh bước vào xây dựng NTM nâng cao, kiểu mẫu với khí thế mới, với nhiều mục tiêu trọng tâm được đặt ra…
-
Nông sản Việt nhiều cơ hội thâm nhập thị trường HalalThị trường các quốc gia Hồi giáo (Halal) hiện đang là thị trường tiềm năng của các ngành hàng xuất khẩu, đặc biệt là các ngành hàng thực phẩm và nông nghiệp.
-
1 Bài 4: Giải pháp đột phá trong dạy nghề, tạo việc làm ở miền Tây xứ Nghệ -
2 Kinh nghiệm từ mô hình phát triển cây hồng Gia Thanh -
3 Bài 3: Du lịch cộng đồng - Làn gió mới từ “Miền đất cổ huyền thoại” -
4 Nghị quyết của Đảng từ khát vọng, lợi ích của Dân -
5 Đời sống của nhân dân - “thước đo” giá trị của Nghị quyết