
Văn phòng Chính phủ vừa có thông báo kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về dự thảo Nghị định quy định việc sử dụng tài sản công để thanh toán cho Nhà đầu tư khi thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình theo hình thức Hợp đồng Xây dựng – Chuyển giao (BT).

Thông báo kết luận nêu rõ, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công năm 2017 (có hiệu lực từ 01/01/2018) quy định: Chính phủ quy định chi tiết việc sử dụng tài sản công để thanh toán cho Nhà đầu tư khi thực hiện Dự án đầu tư xây dựng công trình theo hình thức Hợp đồng Xây dựng – Chuyển giao (BT). Như vậy, có đầy đủ cơ sở pháp lý để Chính phủ xây dựng Nghị định này. Nội dung dự thảo Nghị định chịu tác động của các luật có liên quan, đặc biệt là Luật đất đai, còn chồng chéo, có nhiều vướng mắc trong cách hiểu và vận dụng.
Việc chậm ban hành Nghị định hướng dẫn đã ảnh hưởng đến phát triển của các địa phương, nhiều dự án BT bị ách tắc, dòng chảy kinh tế chưa được khơi thông… Chính phủ đã có Nghị quyết số 160/NQ-CP ngày 29/12/2018 để xử lý khoảng trống pháp lý trong thời gian Nghị định chưa được ban hành. Nghị quyết đã cơ bản tháo gỡ vướng mắc đối với các dự án đã được ký hợp đồng được tiếp tục triển khai, phù hợp với quy định của pháp luật tại thời điểm ký kết.
Hình thức đầu tư BT đã được quy định tại các văn bản pháp luật; hình thức đầu tư này đã huy động nguồn lực từ tài sản công (trong đó có đất đai) để phát triển hạ tầng, trong khi nguồn vốn ngân sách nhà nước còn hạn hẹp. Trong thời gian qua, việc triển khai hình thức đầu tư BT tại một số địa phương xuất hiện một số bất cập, đặc biệt là việc xác định giá đất và giá trị dự án BT, vì vậy cần tiếp tục rà soát quy định pháp luật để vừa huy động được nguồn lực, vừa sử dụng hiệu quả tài sản công, bảo đảm lợi ích của nhà nước, người dân và nhà đầu tư.
Để sớm ban hành Nghị định, đáp ứng đòi hỏi huy động nguồn lực cho phát triển kinh tế – xã hội của đất nước, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các Bộ: Tư pháp, Tài nguyên và Môi trường, Kế hoạch và Đầu tư và Kiểm toán Nhà nước, tiếp tục hoàn thiện dự thảo Nghị định, bảo đảm chặt chẽ về pháp lý và đáp ứng một số yêu cầu: chống tiêu cực, thất thoát tài sản công; bãi bỏ những nội dung không cần thiết; có quy trình rõ ràng, minh bạch, có sự giám sát của các cơ quan chức năng; đáp ứng nguyên tắc thị trường và không hồi tố, nhưng không để thất thoát tài sản nhà nước.
Thủ tướng Chính phủ giao Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng và Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ chỉ đạo rà soát hoàn thiện dự thảo Nghị định, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định việc ban hành trong tháng 4/2019.
Hương Dịu
- Chuyên gia hướng dẫn cách bón phân hiệu quả cho rau màu vụ Đông 2023
- Bộ NN-PTNN đề nghị lập chuyên án đấu tranh, xử lý buôn bán gia cầm lậu
- Nhiều chính sách tín dụng hỗ trợ ngành Thủy sản, lúa gạo ở đồng bằng sông Cửu Long
- Cà Mau xác định 9 loại giống nông nghiệp chủ lực quốc gia trên địa bàn
- "Tấm vé thông hành" giúp nông sản Hải Dương thuận lợi chinh phục thị trường
- Sóc Trăng: Phát triển vùng trồng cây ăn trái phục vụ xuất khẩu
- Sắp diễn ra Hội chợ triển lãm giới thiệu phát triển Nông nghiệp Việt Nam và Quốc tế
-
Bộ tiêu chuẩn JFS-C giúp ngành Thực phẩm Việt Nam mở rộng thị trường(Tapchinongthonmoi.vn) Chiều ngày 29/9, tại TP. Hồ Chí Minh, Văn phòng SPS Việt Nam, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) và Hiệp hội Rau quả Việt Nam phối hợp tổ chức Hội thảo “Các quy định về nhập khẩu thực phẩm và lợi ích khi áp dụng bộ tiêu chuẩn an toàn thực phẩm quốc tế (JFS -C) do Hiệp hội quản lý an toàn thực phẩm Nhật Bản (JFSM) xây dựng đối với doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thực phẩm Việt xuất khẩu sang Nhật Bản”.
-
Tìm giải pháp phát triển cây thanh long bền vững(Tapchinongthonmoi.vn) Ngày 29/9, tại TP. Hồ Chí Minh, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) phối hợp Chương trình Phát triển Liên Hợp quốc (UNDP) tổ chức hội nghị phát triển thanh long bền vững ở Việt Nam.
-
Hội ND Vĩnh Long cần hỗ trợ nông dân có đủ thông tin, điều kiện, nguồn lực để phát triển kinh tế(Tapchinongthomoi.vn) Ngày 28/9, tại tỉnh Vĩnh Long, Hội Nông dân tỉnh Vĩnh Long đã tổ chức Đại hội Đại biểu Hội Nông dân tỉnh Vĩnh Long lần thứ IX, nhiệm kỳ 2023 – 2028. Nhiệm kỳ mới, Hội phấn đấu thành lập 60 mô hình “Điểm kết nối tiêu thụ nông sản” và thành lập 8 CLB “Nông dân tỷ phú”.
-
Hội Nông dân Sơn La phấn đấu nâng cao trình độ mọi mặt, từng bước tri thức hóa nông dân(Tapchinongthonmoi.vn) - Đại hội đại biểu Hội Nông dân tỉnh Sơn La lần thứ X, nhiệm kỳ 2023-2028 đã được tổ chức trọng thể sáng ngày 29/9/2023 tại Trung tâm Hội nghị tỉnh.
-
Những chính sách nổi bật có hiệu lực trong tháng 10 năm 2023Một số chính sách pháp luật mới sẽ được đưa vào áp dụng như bãi bỏ nhiều Thông tư về tuyển dụng, nâng ngạch công chức, chính sách tín dụng đối với người chấp hành xong án phạt tù.
-
GDP quý III tăng 5,33%, xu hướng tích cực hơn tiếp tục được duy trì và ngày càng rõ nétTổng sản phẩm trong nước (GDP) quý III/2023 ước tính tăng 5,33% so với cùng kỳ năm trước. Mặc dù chỉ cao hơn tốc độ tăng của cùng kỳ các năm 2020 và 2021 trong giai đoạn 2011-2023 nhưng kết quả này cho thấy nền kinh tế vẫn giữ được xu hướng tích cực, quý sau cao hơn quý trước (quý I tăng 3,28%, quý II tăng 4,05%).
-
Long An hướng tới mục tiêu "nâng cao toàn diện đời sống vật chất, tinh thần của nông dân"(Tapchinongthonmoi.vn) -Sau 2 ngày diễn ra, chiều 28/9, Đại hội (ĐH) đại biểu Hội Nông dân tỉnh Long An lần thứ X, nhiệm kỳ 2023 - 2028 thành công tốt đẹp. Ông Lê Văn Hùng tái đắc cử chức Chủ tịch Hội ND tỉnh Long An.
-
Bắt tay với 2 nhà nhập khẩu - phân phối lớn tại Trung Quốc, Vinamilk tiếp tục mở rộng sản phẩm sữa vào thị trường tỷ dân(Tapchinongthonmoi.vn) Ngày 26/09/2023 tại Quảng Châu (Trung Quốc), Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) vừa ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác với 2 doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực nhập khẩu – phân phối sữa và nông sản tại Trung Quốc, để đưa sản phẩm sữa chua Vinamilk vào thị trường tỷ dân này. Hợp tác mở ra cơ hội lớn để các sản phẩm sữa chua “made in Vietnam” hiện diện và tạo vị thế riêng tại Trung Quốc.
-
Quỳ Châu (Nghệ An): Tan hoang sau lũ, 35/35 trường dừng dạy học do mưa lớn(Tapchinongthonmoi.vn) - Huyện Quỳ Châu (Nghệ An) là địa phương thiệt hại nặng nề nhất với hơn 1.000 hộ dân bị ngập sau trận lũ vừa qua. Nhiều tài sản của người dân, công sở, trường học… ngập sâu trong nước, bị cuốn trôi, nhấn chìm trong bùn.
-
Quảng Trị: Phát hiện thêm công ty xả thải ra sông Sa Lung(Tapchinongthonmoi.vn) - Qua nhiều ngày trinh sát, Đội Cảnh sát điều tra tội phạm về Kinh tế và Chức vụ, Công an huyện Vĩnh Linh, Quảng Trị phát hiện, bắt quả tang một công ty giấy có có đường ống từ hồ chứa nước thải Công ty đi theo đường ống chảy ra sông Sa Lung.
-
1 Hướng tới một nền nông nghiệp sinh thái ở đồng bằng sông Cửu Long
-
2 Những quy định thu phí của nhà trường đầu năm học mới
-
3 Xây dựng mẫu người nông dân Hà Tĩnh phát triển toàn diện, có tri thức khoa học, giàu ý chí vươn lên
-
4 Hà Tĩnh: 944 công trình, phần việc chào mừng Đại hội Hội Nông dân các cấp
-
5 Phát huy vai trò chủ thể của nông dân Đồng Nai trong phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới