
Hội ND TP.HCM và An Giang hợp tác thúc đẩy công tác Hội và phong trào nông dân

Nhiều hoạt động ý nghĩa trong Chương trình “Về nguồn”
Chuyến Hành trình “Về nguồn” và chương trình “Kết nối biên cương” diễn ra ngày 21 và 22.4.2022 đã đưa các đại biểu tham quan vùng đất An Giang, nơi “vựa lúa của cả nước”, có lịch sử hào hùng, là quê hương của Chủ tịch Tôn Đức Thắng - người con ưu tú của dân tộc; Quê hương An Giang, với nhiều điểm di tích lịch sử, danh thắng nổi tiếng và nền văn hóa đặc sắc…
Tại buổi gặp gỡ, giao lưu, đoàn đại biểu, cán bộ, hội viên còn được ông Phạm Văn Cuộc, Trưởng Ban Liên lạc cựu cán bộ Hội Nông dân Giải phóng miền Nam chia sẻ để hiểu rõ thêm về lịch sử hình thành, hoạt động của Hội Nông dân Giải phóng miền Nam. Ông Cuộc kể, được sự lãnh đạo của Trung ương Cục và Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam, ngày 21/4/1961, Hội Nông dân Giải phóng miền Nam được thành lập. Lúc bấy giờ, ông Cuộc làm cán bộ văn phòng, sau đó là Bí thư Chi bộ Thanh niên của Hội Nông dân Giải phóng miền Nam.
Trong suốt thời gian lãnh đạo hoạt động, Hội Nông dân Giải phóng miền Nam đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, làm nòng cốt cho nông dân miền Nam cùng với lực lượng vũ trang và các tầng lớp nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng đã phá tan âm mưu thâm độc của quân thù. Nhờ vậy, giai cấp Nông dân đã vùng lên khởi nghĩa đấu tranh để được trở về với mảnh vườn, thửa ruộng, tăng gia sản xuất đóng góp sức người, sức của cho cách mạng để góp phần giải phóng đất nước, giành độc lập cho dân tộc.

Cảm kích trước những hy sinh đóng góp to lớn của giai cấp Nông dân và Hội Nông dân Giải phóng miền Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, bà Nguyễn Thanh Xuân - Chủ tịch Hội Nông dân TP. Hồ Chí Minh chia sẻ, “tất cả cán bộ, hội viên nông dân thế hệ hôm nay luôn ghi nhớ, tự hào và xác định phải luôn tiếp tục phát huy truyền thống cách mạng, nâng cao bản lĩnh chính trị, tinh thần trách nhiệm, không ngừng phấn đấu trong học tập, lao động, sản xuất, thường xuyên tu dưỡng phẩm chất đạo đức, năng lực, nghiệp vụ để chăm lo tốt hơn đời sống của người nông dân, cung cấp các kiến thức, kỹ năng để giúp bà con nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi, thoát nghèo và làm giàu trên mỗi mảnh vườn, thửa ruộng của mình".
Chủ tịch Hội Nông dân TP. Hồ Chí Minh mong muốn, các đồng chí cán bộ Hội qua các thời kỳ, cán bộ Hội Nông dân Giải phóng miền Nam sẽ luôn là nguồn cổ vũ, động viên to lớn, tiếp thêm ngọn lửa nhiệt huyết cho đội ngũ cán bộ Hội Nông dân hôm nay, nhất là thế hệ cán bộ Hội trẻ góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII; đồng thời góp phần thực hiện hiệu quả Nghị quyết Đại hội Hội Nông dân các cấp và cùng giai cấp Nông dân Việt Nam phát triển nông nghiệp thịnh vượng, nông dân giàu có, nông thôn văn minh, hiện đại.
Thúc đẩy công tác Hội và phong trào nông dân qua chương trình hợp tác
Trong khuôn khổ hành trình “Về nguồn”, Hội Nông dân Thành phố Hồ Chí Minh và Hội Nông dân tỉnh An Giang đã thực hiện ký kết chương trình phối hợp thực hiện nhiệm vụ giai đoạn 2022 – 2023.
Thông tin về chương trình phối hợp này ông Lê Hùng Cường, Phó Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh An Giang cho hay: Nhằm tăng cường mối quan hệ phối hợp giữa hai địa phương để thúc đẩy công tác Hội và phong trào nông dân, Hội Nông dân hai địa phương đã tích cực kết nối, giới thiệu, hỗ trợ các cá nhân, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, hợp tác xã nông nghiệp tham gia chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp chủ lực của mỗi địa phương.
Đồng thời hàng năm sẽ tổ chức tham gia Chương trình kết nối cung - cầu hàng hóa; Chợ phiên nông sản, quảng bá tiêu thụ nông sản phẩm gắn với việc tổ chức các hội thảo xúc tiến thương mại; Phối hợp thực hiện giới thiệu các mô hình nông nghiệp đô thị, bảo vệ môi trường và giới thiệu, chuyển giao các mô hình nông nghiệp ứng dựng công nghệ cao phù hợp với điều kiện của từng địa phương...

Cùng với đó, công tác an sinh xã hội, chăm lo cho gia đình hội viên nông dân nghèo, cận nghèo, hội viên người dân tộc có hoàn cảnh khó khăn tại các địa phương vùng biên giới cũng được thực hiện qua Chương trình “Kết nối biên cương”.
Phát biểu tại Lễ ký kết, ông Phạm Minh Hùng - Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng cơ quan Thường trực Trung ương Hội Nông dân Việt Nam tại phía Nam đánh giá cao nội dung của Chương trình phối hợp mà hai cơ quan đã thống nhất, “Đây là chương trình có ý nghĩa quan trọng, thiết thực, thông qua hành động này còn là nơi để trao đổi kinh nghiệm tổ chức xây dựng Hội và phong trào nông dân gắn với việc thực hiện Nghị quyết số 04 về đẩy mạnh xây dựng chi hội Nông dân nghề nghiệp, tổ hội Nông dân nghề nghiệp; Nghị quyết số 05 về tăng cường công tác phát triển, quản lý và nâng cao chất lượng hội viên Hội Nông dân Việt Nam và Nghị quyết số 06 về nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ Hội Nông dân Việt Nam đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong thời kỳ mới, mà Hội nghị lần thứ Ba Ban Chấp hành Trung ương Hội khóa VII đã đề ra - ông Hùng đánh giá.

Ông Hùng cũng lưu ý, hai đơn vị có trách nhiệm triển khai đến các bộ phận trực thuộc có liên quan phối hợp tổ chức thực hiện các nội dung đã ký kết, hực hiện công tác kiểm tra, đánh giá, kịp thời chỉ đạo, đề xuất tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đảm bảo chế độ thông tin, báo cáo về cơ quan thường trực của các bên, phối hợp tổ chức sơ kết, đánh giá quá trình triển khai thực hiện chương trình phối hợp, xây dựng kế hoạch hoạt động cho năm tiếp theo.
“Tôi tin tưởng rằng, Chương trình phối hợp hoạt động giai đoạn 2022 – 2023 của 02 cơ quan sẽ đạt được những kết quả như mong đợi, và sẽ trở thành Chương trình điểm để các địa phương khác học hỏi kinh nghiệm, nhân rộng trong thời gian tới… ”. Ông Hùng nói.
.jpg)
Dịp này, Hội Nông dân Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp với Hội Nông dân tỉnh An Giang tổ chức trao tặng 50 suất học bổng “Lương Định Của”, mỗi suất 1 triệu đồng cho 50 em học sinh có hoàn cảnh khó khăn, vượt khó trên địa bàn Thị trấn Ba Chúc, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang. Và trao tặng 01 nhà tình thương cho hộ gia đình tại tổ 7, ấp An Hòa, xã An Hảo, huyện Tịnh Biên là hội viên nông dân khó khăn với tổng số tiền 50 triệu đồng, được trích từ nguồn kinh phí Chương trình “Tết nghĩa tình” của Hội Nông dân Thành phố Hồ Chí Minh.
-
Triển lãm và trưng bày nông sản tại Đại hội đại biểu toàn quốc Hội NDVN lần thứ VIII
-
Nghệ An: Sôi nổi hội thi "Nông dân với nông sản, thực phẩm an toàn năm 2023"
-
Hội Nông dân Tam Vinh đi đầu trong công tác bảo vệ môi trường
-
Văn Lâm (Hưng Yên): Hội đồng hành cùng nông dân hướng tới đích "Huyện nông thôn mới nâng cao"
- Tham gia chi, tổ hội nghề nghiệp nông dân thêm gắn bó với Hội
- Hướng dẫn hội viên nắm bắt ứng dụng chuyển đổi số trong sản xuất và đời sống
- Có Hội đồng hành, nông dân tự tin vươn lên làm giàu
- Vinh danh 15 nông dân, 24 sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu TP. Hồ Chí Minh năm 2023
- "Nông dân Việt Nam xuất sắc và Hợp tác xã tiêu biểu" ở Bình Thuận được tôn vinh năm 2023
- Hội Nông dân tỉnh Thanh Hóa tổ chức giải cầu lông cán bộ Hội các cấp
- Hội quán Nông dân Tây Phú - nơi phát huy thế mạnh của nông dân
-
Hoàn thành việc xây dựng Đề án Vị trí Việc làm trước ngày 31/3/2024Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang yêu cầu các bộ, ngành phối hợp với Bộ Nội vụ giải quyết những vướng mắc, tồn tại để hoàn thành việc xây dựng Đề án Vị trí Việc làm trước ngày 31/3/2024.
-
Kiểm soát tốt dịch bệnh, bảo đảm nguồn cung thực phẩm(Tapchinongthonmoi.vn) - Để ngăn chặn triệt để, chấm dứt tình trạng nhập lậu, vận chuyển trái phép động vật, sản phẩm động vật, kiểm soát tốt các loại dịch bệnh động vật, Thủ tướng Chính phủ vừa có Chỉ thị 29/CT-TTg ngày 6/12/2023 về việc ngăn chặn nhập lậu, vận chuyển trái phép động vật, sản phẩm động vật; kiểm soát tốt dịch bệnh, phát triển chăn nuôi bền vững, bảo đảm nguồn cung thực phẩm.
-
Hiệu quả từ Dự án "Nhân rộng mô hình sinh kế bền vững từ phát triển cây Mét theo chuỗi giá trị”(Tapchinongthonmoi.vn) Sau thời gian thực hiện dự án "Nhân rộng mô hình sinh kế bền vững từ phát triển cây Mét theo chuỗi giá trị để giảm áp lực lên đa dạng sinh thái (ĐDSH) và chức năng hệ sinh thái rừng” tại 2 xã vùng đệm Tam Hợp, Tam Quang (huyện Tương Dương – Nghệ An) do Quỹ Môi trường toàn cầu tài trợ, Hội Nông dân huyện Tương Dương là đơn vị chủ trì đã góp phần tạo sinh kế cho người dân đồng bào dân thiểu số, là yếu tố rất quan trọng để giúp người dân vươn lên thoát nghèo.
-
Bạc Liêu chủ động ứng phó với tình hình hạn hán và xâm nhập mặnChiều ngày 6/12 tại tỉnh Bạc Liêu, UBND tỉnh tổ chức Hội nghị triển khai kế hoạch sản xuất nông nghiệp thích ứng biến đổi khí hậu hạn hán, xâm nhập mặn vụ mùa 2023 - 2024.
-
Thủ tướng: 5 đặc điểm nổi bật tạo tiềm năng, cơ hội, lợi thế rất đặc biệt của Đồng bằng sông HồngThủ tướng yêu cầu nội dung Quy hoạch Đồng bằng sông Hồng cần làm rõ thêm 5 đặc điểm nổi bật tạo nên tiềm năng rất khác biệt, cơ hội rất nổi trội, lợi thế cạnh tranh rất rõ của vùng; đồng thời gợi ý nhiều định hướng vừa mang tính chiến lược, vừa mang tính cụ thể trong xây dựng Quy hoạch vùng, trong đó nhấn mạnh liên kết vùng là một trong những đột phá, động lực tăng trưởng mới.
-
Khi nông dân làm thầy giáo dạy cách làm giàu(Tapchinongthonmoi.vn) - Mô hình “Nông dân dạy nông dân” đang phát huy hiệu quả, tạo bước chuyển biến rõ nét ở khu vực kinh tế nông thôn. Những thầy giáo không “bằng cấp” này không có giáo án bài giảng mà chỉ dựa vào kinh nghiệm thực tế trong chăn nuôi, trồng trọt của mình để truyền đạt kiến thức cho các nông dân khác để cùng nhau vươn lên thoát nghèo, phát triển kinh tế.
-
Ngăn chặn vận chuyển trái phép động vật, kiểm soát tốt dịch bệnh, bảo đảm nguồn cung thực phẩmThủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 29/CT-TTg ngày 6/12/2023 về việc ngăn chặn nhập lậu, vận chuyển trái phép động vật, sản phẩm động vật; kiểm soát tốt dịch bệnh, phát triển chăn nuôi bền vững, bảo đảm nguồn cung thực phẩm.
-
Những điểm mới của Luật Căn cước(Tapchinongthonmoi.vn) - Ngày 27/11/2023, Quốc hội đã chính thức thông qua Luật Căn cước. Luật sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 1-7-2024. So với Luật Căn cước công dân, Luật Căn cước có điểm gì mới? Tiến sĩ luật Trần Thị Thu Hà (giảng viên trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh) đã có những giải đáp xung quanh vấn đề này.
-
'Cải cách việc cấp giấy chuyển tuyến có hạn 1 năm cho một số bệnh'Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương cho biết, Bộ sẽ tiếp tục mở rộng danh mục và thời gian cấp phát thuốc bảo hiểm y tế (BHYT) cho tuyến xã cho một số bệnh mãn tính; cải tiến quy trình cấp giấy chuyển tuyến có thời hạn 1 năm cho một số bệnh mãn tính…
-
Hà Nội: Tăng phí tham quan nhiều danh lam thắng cảnh, di tích lịch sửPhí tham quan một lượt với mỗi khách đến Di tích Văn Miếu-Quốc Tử Giám là 70.000 đồng; Đền Ngọc Sơn 50.000 đồng; Di tích Nhà tù Hỏa Lò 50.000 đồng; Trung tâm Hoàng thành Thăng Long 100.000 đồng.
-
1 "Các bước phát triển của TH Group tại Kaluga là kinh nghiệm quý báu trong quan hệ hợp tác Nga - Việt"
-
2 Khai mạc Lễ hội thiết kế sáng tạo làng nghề thủ công mỹ nghệ Sơn Đồng năm 2023
-
3 Nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi tốt nhất Việt Nam 2023: Bò sữa có cả thực đơn ăn kiêng, sắp sinh, sau sinh,…
-
4 Bộ trưởng Nông nghiệp Kaluga (Nga) thăm trang trại TH true MILK: "Chúng tôi nể phục và tiếp thu được nhiều bài học có giá trị"
-
5 Thanh Hóa: Xưởng chế biến dăm gỗ hoạt động không phép, nhiều sai phạm sao vẫn tồn tại