Cả nước có 73,65% trong tổng số xã đạt chuẩn "Nông thôn mới"
Hoàn thiện cơ chế chính sách để thực hiện
Theo báo cáo tại Hội nghị, đến nay, hệ thống cơ chế, chính sách và văn bản hướng dẫn thực hiện Chương trình của Trung ương đã được ban hành đầy đủ. Các bộ, ngành trung ương đã tham mưu, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt 125 văn bản pháp lý, văn bản hướng dẫn thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia (MTQG) về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025, tạo cơ sở pháp lý để chỉ đạo, quản lý và tổ chức thực hiện Chương trình, gồm: 03 Nghị định của Chính phủ; 04 Nghị quyết của Chính phủ; 24 Quyết định của Thủ tướng Chính phủ; 93 văn bản hướng dẫn của Ban Chỉ đạo Trung ương và các bộ, ngành trung ương.
Trong đó, Bộ NN&PTNT đã chủ trì, tham mưu trình Thủ tướng Chính phủ ban hành 14 Quyết định; ban hành theo thẩm quyền 01 Thông tư, 30 Quyết định và nhiều văn bản hướng dẫn thực hiện Chương trình theo phân công. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng giúp các bộ, ngành trung ương và các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thuận lợi hơn trong công tác chỉ đạo, quản lý, tổ chức triển khai thực hiện, cũng như có căn cứ để xây dựng, ban hành những cơ chế, chính sách phù hợp với điều kiện thực tế trên địa bàn.
Căn cứ các văn bản pháp lý và hướng dẫn thực hiện Chương trình của Trung ương, các địa phương đã tập trung hoàn thành các văn bản trình Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ban hành các văn bản để cụ thể hóa các cơ chế, chính sách, quy định của Trung ương và triển khai các nội dung của Chương trình.
Kết quả đến tháng 7/2023: 51/51 địa phương được hỗ trợ từ ngân sách Trung ương đã hoàn thành việc ban hành quy định về nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ ngân sách nhà nước thực hiện Chương trình. 49/51 địa phương đã ban hành quy định về cơ chế lồng ghép, huy động các nguồn vốn thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia. 58/63 địa phương đã ban hành quy định về phân cấp quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia; các địa phương còn lại ban hành quy định phân cấp lồng ghép tại các quy định về nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ, giao kế hoạch vốn, dự toán ngân sách nhà nước. 58/63 địa phương đã ban hành văn bản thực hiện cơ chế đặc thù trong quản lý đầu tư đối với dự án quy mô nhỏ, kỹ thuật không phức tạp. Đối với Bộ tiêu chí cấp xã đã có 61/63 tỉnh, thành phố đã quy định cụ thể Bộ tiêu chí xã nông thôn mới; 63/63 tỉnh, thành phố đã quy định cụ thể Bộ tiêu chí xã nông thôn mới nâng cao; 59/63 tỉnh, thành phố đã quy định cụ thể tiêu chí xã nông thôn mới kiểu mẫu. Đối với Bộ tiêu chí cấp huyện: Có 23/63 tỉnh, thành phố đã quy định cụ thể Bộ tiêu chí huyện nông thôn mới; 35/63 tỉnh, thành phố đã quy định cụ thể Bộ tiêu chí huyện nông thôn mới nâng cao…
Một số địa phương đã chủ động nghiên cứu, ban hành các chính sách đặc thù nhằm nâng cao chất lượng và đẩy nhanh tiến độ thực hiện Chương trình đảm bảo phù hợp với quy định của pháp luật và điều kiện thực tế.
Huy động được 1.752 nghìn tỷ đồng thực hiện Chương trình
Theo ông Ngô Trường Sơn - Chánh Văn phòng điều phối nông thôn mới Trung ương, từ năm 2021 đến nay, tổng nguồn lực huy động thực hiện Chương trình đạt khoảng 1.752.000 tỷ đồng. Trong đó, vốn ngân sách Trung ương đóng vai trò “vốn mồi”, hỗ trực trực tiếp thực hiện Chương trình chiếm khoảng 1,2%; ngân sách địa phương các cấp khoảng 9,9%; Vốn lồng ghép từ các chương trình MTQG, các chương trình, dự án khác thực hiện trên địa bàn nông thôn khoảng 8,1%; vốn doanh nghiệp, HTX, tổ chức kinh tế khoảng 4,0%; người dân và cộng đồng đóng góp tự nguyện khoảng 2,8% và lớn nhất là nguồn vốn tín dụng khoảng 74,1%.
Cụ thể, trong năm 2021, cả nước huy động được khoảng 602.603 tỷ đồng từ các nguồn lực để đầu tư thực hiện Chương trình, trong đó: Ngân sách Trung ương (chi thường xuyên): 1.000 tỷ đồng (chiếm 0,2%); vốn ngân sách địa phương: 54.531 tỷ đồng (9,0%); lồng ghép từ các Chương trình, dự án khác: 39.190 tỷ đồng (6,5%); doanh nghiệp: 20.975 tỷ đồng (3,5%); cộng đồng và người dân tự nguyện đóng góp: 15.847 tỷ đồng (2,6%) và Tín dụng: 471.058 tỷ đồng (78,2%).
Năm 2022, theo số liệu báo cáo của các địa phương, đến tháng 12/2022, cả nước huy động được khoảng 744.723 tỷ đồng từ các nguồn lực để đầu tư thực hiện Chương trình (tăng 24% so với năm 2021), trong đó, vốn ngân sách Nhà nước đã bố trí trực tiếp cho Chương trình khoảng 73.992 tỷ đồng (9,9%), cụ thể: Vốn ngân sách Trung ương hỗ trợ là 11.000 tỷ đồng (chiếm 1,4%), Vốn đối ứng từ ngân sách địa phương đã bố trí thực hiện Chương trình khoảng 62.993 tỷ đồng (chiếm 8,5%); Lồng ghép từ các Chương trình, dự án khác: 53.238 tỷ đồng (chiếm 7,1%); Doanh nghiệp: 34.881 tỷ đồng (chiếm 4,7%); Cộng đồng và người dân tự nguyện đóng góp: 21.392 tỷ đồng (chiếm 2,9%) và Tín dụng: 561.220 tỷ đồng (chiếm 75,4%).
Năm 2023, theo số liệu báo cáo của các địa phương tính đến tháng 6/2023, cả nước huy động được khoảng 404.618 tỷ đồng từ các nguồn lực để đầu tư thực hiện Chương trình. Trong đó, vốn ngân sách Nhà nước đã bố trí trực tiếp cho Chương trình khoảng 64.470 tỷ đồng (16%), cụ thể: Vốn ngân sách Trung ương hỗ trợ là 9.210 tỷ đồng (chiếm 2,3%); vốn đối ứng từ ngân sách địa phương đã bố trí thực hiện Chương trình khoảng 55.260 tỷ đồng (chiếm 13,7%); lồng ghép từ các Chương trình, dự án khác: 48.690 tỷ đồng (chiếm 12%); doanh nghiệp: 14.242 tỷ đồng (chiếm 3,5%); cộng đồng và người dân tự nguyện đóng góp: 12.071 tỷ đồng (chiếm 3%) và Tín dụng: 256.145 tỷ đồng (chiếm 65,5%).
Từ nguồn lực đó, đến nay trên cả nước đã có 6.022/8.177 xã (73,65%) đạt chuẩn nông thôn mới (tăng 11,3% so với cuối năm 2020). Bình quân cả nước đạt 16,9 tiêu chí/xã. Có 263 đơn vị cấp huyện thuộc 58 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận hoàn thành nhiệm vụ/đạt chuẩn nông thôn mới, tăng 90 đơn vị so với cuối năm 2020 (chiếm khoảng 40,8% tổng số đơn vị cấp huyện của cả nước).
Hiện có 19 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có 100% số xã đạt chuẩn nông thôn mới (tăng 7 địa phương so với cuối năm 2020), trong đó có 5 tỉnh (Nam Định, Đồng Nai, Hà Nam, Hưng Yên và Hải Dương) đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới.
OCOP động lực thúc đẩy xây dựng nông thôn mới
Hiện nay trên cả nước đã đánh giá, phân hạng được 9.852 sản phẩm OCOP đạt 3 sao trở lên, trong đó 66,9% sản phẩm 3 sao; 32,2% sản phẩm 4 sao; 0,6% sản phẩm tiềm năng 5 sao và 42 sản phẩm 5 sao (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận). Đã có 5.069 chủ thể OCOP, trong đó có 38,5% là hợp tác xã, 24,4% là doanh nghiệp, 34,1% là cơ sở sản xuất/hộ kinh doanh, còn lại là tổ hợp tác.
Sản phẩm OCOP đang từng bước khẳng định được giá trị và chất lượng trên thị trường, được người dân tín nhiệm. Đặc biệt, các sản phẩm OCOP 5 sao đã được lãnh đạo Đảng và Nhà nước tin tưởng, lựa chọn làm quà tặng trong các hội nghị quan trọng và các chuyến công tác nước ngoài; đồng thời, được một số bộ, ngành sử dụng làm quà tặng đại biểu trong các hội nghị của ngành.
Tại Hội nghị, các đại biểu đã tập trung thảo luận xung quanh các nội dung: Giải pháp huy động nguồn lực, lồng ghép nguồn vốn các chương trình mục tiêu quốc gia nhằm hoàn thiện tiêu chí nông thôn mới; phát triển các sản phẩm OCOP; nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát, thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới.
Ông Phùng Thanh Vinh - Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Nghệ An cho rằng: Hiện trên địa bàn tỉnh Nghệ An đang có 403 sản phẩm OCOP (1 – 5 sao), đã 11 sản phẩm xuất khẩu ra thị trường quốc tế. Nghệ An đã quảng bá các sản phẩm OCOP trên sàn thương mại điện… Tuy nhiên nhiều sản phẩm vẫn chưa tiếp cận được thị trường, các địa phương lựa chọn sản phẩm còn có sự lúng túng, thiếu kết nối với người dân. Chính vì vậy cần có thêm các chính sách để các sản phẩm OCOP có mặt tại các Nhà hàng, khách sạn, điểm du lịch, chuyến bay…
Đồng quan điểm với lãnh đạo Sở NN&PTNT tỉnh Nghệ An, bà Tôn Ngọc Hạnh – Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam cho biết thêm: Thời gian qua các cấp Hội Phụ nữ trên cả nước đã chung sức xây dựng các sản phẩm OCOP, nhiều chị em phụ nữ đã trở thành các chủ thể sản xuất ra các phẩm OCOP. Nhưng trong đại dịch COVID-19 vừa qua, nhiều chủ thể OCOP là chị em phụ nữ đã gặp không ít những khó khăn, chính vì vậy cần phải có thêm những cơ chế chính sách để nâng cao kỹ năng quản trị cho các chị em trong vai trò chủ thể của sản phẩm OCOP.
Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, Bộ trưởng Lê Minh Hoan cho rằng: Chương trình xây dựng nông thôn mới không chỉ là xây dựng cầu, đường, trường, trạm mà đây là Chương trình bao gồm đa mục tiêu, trong đó có 6 Chương trình chuyên đề: Phát triển du lịch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới; Khoa học và công nghệ phục vụ xây dựng nông thôn mới; Chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới, hướng tới nông thôn mới thông minh; Tăng cường bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm và cấp nước sạch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025; Nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện tiêu chí an ninh, trật tự trong xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025; Chương trình OCOP. Ngoài ra còn có các vấn đề bình đẳng giới, dinh dưỡng cho cư dân nông thôn, khuyến nông...
“Cùng với đó, các địa phương cần rà soát, hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách hỗ trợ xây dựng nông thôn mới nhằm kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đảm bảo phù hợp với điều kiện thực tế; huy động tối đa các nguồn lực thực hiện Chương trình xây dựng NTM; từng bước nâng cao chất lượng đời sống của người dân, thu hẹp dần khoảng cách giữa nông thôn và thành thị…” - Bộ trưởng Lê Minh Hoan phát biểu.
Mục tiêu phấn đến năm 2025, cả nước có ít nhất 80% số xã đạt chuẩn nông thôn mới, có khoảng 40% số xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, ít nhất 10% số xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu và không còn xã dưới 15 tiêu chí. Phấn đấu cả nước có ít nhất 50% huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh đạt chuẩn nông thôn mới, hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới; có ít nhất 20% số huyện đạt chuẩn được công nhận là huyện nông thôn mới nâng cao, huyện nông thôn mới kiểu mẫu. Mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có ít nhất 2 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn nông thôn mới. Phấn đấu cả nước có khoảng từ 17 - 19 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được Thủ tướng Chính phủ công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới.
- Sơn La: Tôn vinh 25 sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu năm 2024
- Cà Mau: Tăng cường công tác xây dựng Nông thôn mới trên địa bàn tỉnh
- Lâm Đồng: 18 chủ thể được cấp Chứng nhận sử dụng nhãn hiệu độc quyền “Đà Lạt - Kết tinh kỳ diệu từ đất lành”
- Xã Tiến Thịnh huy động nội lực tập trung xây dựng nông thôn mới nâng cao
- Bài 3: Củng cố “điểm tựa” vững chắc
- Phum sóc rộn ràng đoàn kết xây dựng quê hương
- Huyện Định Hóa về đích nông thôn mới sau 13 năm nỗ lực
-
Tăng thêm quyền lợi của người tham gia Bảo hiểm y tếBộ Y tế vừa ban hành Thông tư 39/2024/TT-BYT (Thông tư 39) ngày 17 tháng 11 năm 2024 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 35/2016/TT-BYT ngày 28 tháng 9 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Danh mục và tỷ lệ, điều kiện thanh toán đối với dịch vụ kỹ thuật y tế thuộc phạm vi được hưởng của người tham gia bảo hiểm y tế
-
Tham quan, học tập kinh nghiệm ở HTX sản xuất và tiêu thụ nông sản an toànVừa qua, Hội Nông dân Ninh Bình đã tổ chức cho các hội viên Chi hội nghề nghiệp trồng dưa xã Gia Phương (huyện Gia Viễn) và Chi hội nghề nghiệp trồng rau an toàn xã Sơn Lai (huyện Nho Quan) thăm quan, học tập kinh nghiệm tại Hợp tác xã (HTX) sản xuất và tiêu thụ nông sản an toàn xã Khánh Thành (huyện Yên Khánh)…
-
Thủ tướng Phạm Minh Chính về tới Hà Nội, kết thúc chuyến công tác dự Hội nghị G20 và thăm chính thức Cộng hòa DominicaRạng sáng 23/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân cùng đoàn đại biểu Việt Nam đã về tới sân bay Nội Bài, Hà Nội, kết thúc tốt đẹp chuyến công tác tham dự Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) và làm việc tại Brazil, thăm chính thức nước Cộng hòa Dominica.
-
Tăng trưởng GRDP của Thanh Hóa đứng thứ 3 cả nướcNăm 2024, Thanh Hóa thu ngân sách ước đạt 54.341 tỷ đồng, đứng đầu khu vực Bắc Trung bộ, nằm trong nhóm 10 địa phương có số thu cao nhất cả nước. Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm (GRDP) năm 2024 ước đạt 11,72%, vượt 11% kế hoạch đề ra và đứng thứ 3 cả nước. Trong đó, sản xuất công nghiệp đóng góp lớn nhất tạo nên sự tăng trưởng này.
-
13 tỉnh, thành phố thuộc Cụm thi đua số 5 hoàn thành chỉ tiêu thi đua Trung ương Hội giaoNgày 22/11, tại tỉnh Hậu Giang, Ban Thường vụ Trung ương Hội Nông dân Việt Nam (HNDN) đã tổ chức Hội nghị giao ban tổng kết công tác Hội và phong trào nông dân năm 2024 của 13 tỉnh, thành phố thuộc Cụm thi đua số 5. Năm 2024, các tỉnh, thành trong Cụm cơ bản đã hoàn thành các chỉ tiêu thi đua Trung ương Hội giao, nhiều nơi có chỉ tiêu vượt so với kế hoạch.
-
Kỷ niệm 19 năm Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam: Thành Nhà Hồ mở cửa miễn phí đón du kháchNhân dịp kỷ niệm 19 năm Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam (23/11/2005 – 23/11/2024), Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành Nhà Hồ sẽ miễn 100% phí trong ngày 23/11 cho du khách (trong nước và quốc tế) đến tham quan và trải nghiệm di sản Thành Nhà Hồ.
-
Nghệ An: Các cấp Hội cần tiếp tục phát huy tinh thần sáng tạo, cách làm hiệu quả, kết quả ấn tượngSáng ngày 22/11, bà Bùi Thị Thơm – Phó Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam (NDVN) làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc, lắng nghe và nắm bắt tình hình công tác Hội và phong trào nông dân tại tỉnh Nghệ An năm 2024.
-
“Nông dân chính là tương lai của chúng ta”Ngày 22/11/2024, tại Hà Nội, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam phối hợp với Tổ chức Phát triển nguồn nhân lực nông thôn châu Á (AsiaDHRRA) tổ chức khai mạc chuỗi sự kiện nhân dịp Lễ kỷ niệm 50 năm thành lập AsiaDHRRA.
-
Công dụng thần kỳ của nước gừng tươi trong việc giảm cholesterol, giảm cânGừng, một loại gia vị phổ biến trong nhà bếp, đang trở nên phổ biến vì nhiều lợi ích sức khỏe. Nó có thể làm giảm buồn nôn, hỗ trợ giảm cân, điều chỉnh lượng đường trong máu và cholesterol, thậm chí giúp giảm đau đầu.
-
Quảng Nam muốn đưa sâm Ngọc Linh thành sản phẩm chủ lực, thương hiệu quốc giaTỉnh Quảng Nam đã ban hành Nghị quyết về tăng cường công tác quản lý, bảo tồn, xây dựng và phát triển sâm Ngọc Linh thành ngành hàng hóa có giá trị kinh tế cao, là sản phẩm chủ lực của tỉnh, mang thương hiệu quốc gia đến năm 2030, định hướng đến năm 2035.
-
1 Bài 4: Giải pháp đột phá trong dạy nghề, tạo việc làm ở miền Tây xứ Nghệ -
2 Kinh nghiệm từ mô hình phát triển cây hồng Gia Thanh -
3 Bài 3: Du lịch cộng đồng - Làn gió mới từ “Miền đất cổ huyền thoại” -
4 Xây dựng Nông thôn mới an toàn trước thiên tai ở Hà Tĩnh (Bài 1): Điều kỳ diệu sau “đại hồng thuỷ” -
5 Bài 1: Xua tan ám ảnh “cái chết trắng”, Lượng Minh vươn mình đón bình minh