Công ty Phân lân nung chảy Văn Điển

Hội thi Hoà giải viên giỏi toàn quốc lần thứ IV: Hoạt động bổ ích đối với người làm công tác pháp luật

Hạnh Nguyễn - 07:32 09/11/2023 GMT+7
(Tapchinongthonmoi.vn) - Ngày 8/11, tại Hà Nội, Bộ Tư pháp đã tổ chức Hội thi Hoà giải viên giỏi toàn quốc lần thứ IV. Đây là hoạt động có ý nghĩa thiết thực nhằm hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam (09/11) – Ngày hội tôn vinh Hiến pháp, pháp luật, giá trị pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa và những người làm công tác pháp luật.
Ông Nguyễn Thanh Tịnh - Thứ trưởng Bộ Tư pháp phát biểu tại Hội thi.

Hội thi bao gồm 14 đội thi xuất sắc của 3 khu vực phía Bắc, miền Trung, Tây Nguyên và phía Nam gồm các đội: Bà Rịa - Vũng Tàu, Đắk Lắk, Đồng Nai, Đồng Tháp, Hà Nội, Hà Tĩnh, Hải Phòng, thành phố Hồ Chí Minh, Nghệ An, Ninh Bình, Tây Ninh, Thái Nguyên, Thanh Hóa, Vĩnh Phúc

Phát biểu khai mạc hội thi, Nguyễn Thanh Tịnh - Thứ trưởng Bộ Tư pháp, Phó Chủ tịch Hội đồng Phối hợp Phổ biến, giáo dục pháp luật Trung ương, Trưởng Ban Tổ chức cho rằng, hoà giải ở cơ sở là phương thức giải quyết mâu thuẫn, tranh chấp thông qua việc hướng dẫn, giúp đỡ các bên đạt được sự thoả thuận, tự nguyện chấm dứt hành vi vi phạm, là hoạt động có ý nghĩa hết sức thiết thực trong đời sống. Thực tiễn thi hành Luật Hoà giải ở cơ sở cho thấy, ở những địa phương làm tốt công tác hoà giải thì tình hình an ninh, trật tự được giữ vững, hàng năm số vụ phạm pháp hình sự được kéo giảm.

Theo số liệu thống kê của Bộ Tư pháp, tính đến hết năm 2022, cả nước có hơn 86.400 tổ hòa giải với khoảng 540.700 hòa giải viên. Trung bình mỗi năm, các tổ hòa giải trên cả nước tiến hành hòa giải trên 100.000 vụ, việc chấp hành mâu thuẫn trong cộng đồng dân cư, đạt tỷ lệ hòa giải thành trên 80%.

Tặng hoa và quà lưu niệm cho 14 đội thi.

Theo ông Nguyễn Thanh Tịnh, việc hoà giải ở cơ sở không chỉ là phương thức giải quyết tranh chấp có hiệu quả, triệt tiêu mầm mống dẫn đến tội phạm và những bất ổn xã hội mà còn là một phương thức an dân, vận động nhân dân phát huy tinh thần đoàn kết, nâng cao niềm tin đối với Đảng, Nhà nước, góp phần giữ gìn kỷ cương xã hội, tạo lập môi trường thuận lợi để xây dựng đất nước, thực hiện mục tiêu: “Dân giàu, Nước mạnh, Dân chủ, Công bằng, Văn minh”.

Để thực hiện chính sách khuyến khích các bên giải quyết mâu thuẫn, tranh chấp, chấm dứt hành vi vi phạm pháp luật bằng phương thức hòa giải ở cơ sở thì cần phải tiếp tục đổi mới và phát huy hiệu quả công tác này, gắn với việc nâng cao nhận thức của toàn xã hội về vị trí, vai trò, ý nghĩa của hòa giải ở cơ sở và nâng cao năng lực cho đội ngũ hòa giải viên.

Ông Nguyễn Thanh Tịnh cũng đề nghị mỗi đội thi thực hiện thật tốt phần thi của mình, thể hiện sự tinh thông kiến thức pháp luật và sử dụng nhuần nhuyễn kỹ năng hòa giải, dân vận khéo trong hóa giải những tình huống mâu thuẫn, tranh chấp trong cuộc sống. Đây chính là sự cổ vũ, động viên cho những đóng góp, cống hiến của đội ngũ hòa giải viên trong đời sống xã hội, góp phần xây dựng quê hương yên bình, đất nước giàu đẹp.

Đồng thời đề nghị Ban Giám khảo làm việc với tinh thần trách nhiệm cao, thật sự khách quan và công tâm khi đánh giá, chấm điểm các phần thi để chọn những đội thi xuất sắc nhất, tiêu biểu nhất để vinh danh, biểu dương.

Ông Trần Thanh Mẫn - Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội và ông Lê Thành Long - Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Tư pháp trao giải Nhất cho đội thi Hà Tĩnh. Ảnh chụp qua màn hình

Tại Hội thi, 14 đội thi đã lần lượt thực hiện các phần thi giới thiệu, lý thuyết và tiểu phẩm của mình, mỗi tiết mục thi, tuỳ theo đặc thù của địa phương, các đội đã sân khấu hoá bằng cách kể chuyện, thơ ca, hò, vè. Các câu chuyện được truyền tải trong nội dung thi đều thể hiện nét các kỹ năng tiêu biểu của các hoà giải viên, nắm chắc các quy định về pháp luật hoà giải, các quy định của pháp luật liên quan đến các lĩnh vực như dân sự, hôn nhân gia đình, đất đai, phòng chống bạo lực gia đình…

Sau 1 ngày tranh tài, Ban tổ chức đã trao giải thưởng cho các đội thi, cụ thể, Đội Hà Tĩnh giành giải Nhất; 2 giải Nhì thuộc về Đội thi tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An; 3 giải Ba thuộc về Đội thi tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, Ninh Bình và TP. Hà Nội; 8 giải Khuyến khích thuộc về đội thi của các tỉnh, TP: Đắk Lắk, Đồng Tháp, Vĩnh Phúc, TP. Hồ Chí Minh, TP. Hải Phòng, Tây Ninh, Thái Nguyên, Đồng Nai.

Ngoài ra, Ban Tổ chức Hội thi còn trao các giải phụ như: Đội có phần thi giới thiệu ấn tượng nhất: Đội thi của tỉnh Đắk Lắk và Đồng Tháp; Đội có phần thi tiểu phẩm hấp dẫn nhất: Đội thi của tỉnh Vĩnh Phúc; Đội thi có phần xử lý hoà giải khéo xuất sắc nhất: Đội thi của TP Hải Phòng; Hoà giải viên cao tuổi nhất: Thí sinh Võ Thanh Bình (Đội thi TP Hồ Chí Minh); Hoà giải viên là cán bộ mặt trận cơ sở xuất sắc nhất: Thí sinh Nguyễn Viết Thành (Đội thi TP Hà Nội).

* THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH SỐ 81/2014/QĐ-TTG CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

  • “Nông dân chính là tương lai của chúng ta”
    Ngày 22/11/2024, tại Hà Nội, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam phối hợp với Tổ chức Phát triển nguồn nhân lực nông thôn châu Á (AsiaDHRRA) tổ chức khai mạc chuỗi sự kiện nhân dịp Lễ kỷ niệm 50 năm thành lập AsiaDHRRA.
  • Cách trồng chuối Laba cho năng suất cao
    Chuối Laba còn được gọi với một tên khác nữa là chuối Dạ Hương bởi mùi hương thơm đặc trưng khi chín. Chuối Laba sinh trưởng tốt ở vùng đất đỏ bazan hoặc đất phù sa, nơi có nền nhiệt tương đối mát mẻ quanh năm. Nếu chăm sóc tốt, chuối cho năng suất cao và chất lượng. Mỗi buồng chuối đạt từ 25 - 30kg, cho khoảng 10 - 12 nải.
  • Từ 1/1/2025, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu còn 7 địa phương cấp huyện
    Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa ban hành Nghị quyết số 1256/NQ-UBTVQH15 về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giai đoạn 2023 - 2025.  Theo đó, từ ngày 01/01/2025 tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu có 7 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 4 huyện, 1 thị xã và 2 thành phố; 77 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 42 xã, 28 phường và 7 thị trấn.
  • “Giải cứu” hàng nghìn phụ nữ, trẻ em khỏi bạo hành
    (Tapchinongthonmoi.vn) - Nhằm giúp phụ nữ và trẻ em vùng nông thôn tránh bị bạo hành gia đình, Hội Nông dân Việt Nam (NDVN) với sự hỗ trợ của Quỹ Dân số Liên Hợp quốc (UNFPA) đã thành lập Đường dây nóng 18001768, hoạt động 24h/7 ngày. Sau 3 năm đi vào hoạt động đã có hàng nghìn phụ nữ và trẻ em gái vùng nông thôn được các tư vấn viên của tổng đài 18001768 hỗ trợ thoát khỏi cảnh bị bạo hành của người chồng, người cha trong gia đình.
  • Trang trại heo Mavin đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP
    Tháng 11/2024, một cột mốc quan trọng đã được ghi nhận khi 2 trang trại heo của Tập đoàn Mavin tại huyện Anh Sơn – tỉnh Nghệ An và huyện Kbang – tỉnh Gia Lai đã chính thức được cấp Chứng nhận Global GAP, phiên bản S.L.P (Smart Livestock Production) bởi tổ chức kiểm định và chứng nhận uy tín toàn cầu Bureau Veritas (BV).
  • Đổi mới trên quê hương Nho Quan
    ​​​​​​​Là một huyện miền núi với nhiều khó khăn, nhưng với sự nỗ lực, quyết tâm vào cuộc của cả hệ thống chính trị cùng nhân dân, đến nay, 100% các xã của huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới (NTM). Miền sơn cước nay đã "thay da, đổi thịt".