Hưng Yên: 83/139 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
Tăng cường tập huấn cho cán bộ làm công tác xây dựng NTM
Ngày 02/6/2023 vừa qua, tại Trung tâm Bồi dưỡng chính trị huyện Phù Cừ, Sở NN&PTNT tỉnh Hưng Yên đã tổ chức khai giảng các lớp đào tạo, tập huấn một số nội dung về công tác xây dựng NTM cho cán bộ phụ trách công tác xây dựng NTM cấp huyện, cấp xã và cấp thôn trên địa bàn tỉnh Hưng Yên năm 2023. Dự khai mạc lớp tập huấn có ông Lê Trung Cần, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT, Chánh văn phòng điều phối xây dựng NTM tỉnh, lãnh đạo UBND huyện Phù Cừ và toàn thể 145 học viên của các huyện Ân Thi, Kim Động, Phù Cừ, Tiên Lữ và thành phố Hưng Yên.
Tiếp đó, ngày 06/6/2023, tại Trung tâm Bồi dưỡng chính trị huyện Văn Giang Sở NN&PTNT tiếp tục tổ chức khai giảng lớp đào tạo, tập huấn một số nội dung về công tác xây dựng NTM cho cán bộ phụ trách công tác xây dựng NTM cấp huyện, cấp xã và cấp thôn trên địa bàn tỉnh Hưng Yên năm 2023 (lớp số 02).
Tham dự tập huấn, các học viên được nghe các giảng viên truyền đạt các chuyên đề: Kinh tế tuần hoàn trong sản xuất nông nghiệp; Phát triển các hình thức theo giá trị nông sản; Hướng dẫn sử dụng báo cáo số liệu nông thôn mới trực tuyến giai đoạn 2021-2025 và tham quan các mô hình tiêu biểu trong xây dựng NTM tại huyện Phù Cừ.
Học viên tham gia lớp tập huấn về công tác xây dựng NTM cho cán bộ phụ trách cấp huyện, cấp xã và cấp thôn trong tỉnh Hưng Yên năm 2023.
Qua chương trình tập huấn công tác xây dựng NTM, các đại biểu đã được nghe, trao đổi, thảo luận, các nội dung tập huấn, từ đó nâng cao hơn nữa kiến thức, kỹ năng chuyên môn của để chủ động tham mưu, đề xuất các giải pháp để triển khai hiệu quả Chương trình xây dựng NTM trên địa bàn.
Không chỉ tạo nên diện mạo đổi thay, NTM còn góp phần nâng cao đời sống của người dân. Người dân tích cực tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ, gìn giữ, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, xây dựng môi trường văn hóa, lành mạnh, tiến bộ. Phong trào xây dựng gia đình văn hóa, làng văn hóa tiếp tục duy trì, nâng cao chất lượng… Đến nay, 100% các xã trong tỉnh có đội văn nghệ quần chúng, thể dục, thể thao; trên 34% dân số tham gia hoạt động tập luyện thể dục, thể thao thường xuyên. Năm 2022, 106 xã đạt tiêu chí Văn hóa NTM nâng cao, 10 xã đạt tiêu chí Văn hóa NTM kiểu mẫu.Mục tiêu xây dựng NTM bền vững từ khu dân cư NTM kiểu mẫu
Xác định mục tiêu xuyên suốt và lâu dài của chương trình xây dựng NTM là nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân nên tỉnh Hưng Yên đẩy mạnh, xây dựng NTM nâng cao, kiểu mẫu gắn với nhân rộng mô hình khu dân cư NTM kiểu mẫu, đến nay toàn tỉnh đã có 83 xã được công nhận xã đạt NTM nâng cao, tương ứng 59,7% số xã; 19 xã được công nhận xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu. Sự hình thành các khu dân cư NTM kiểu mẫu đã tạo nên làng quê trù phú, hiện đại.
Không bằng lòng, thỏa mãn với kết quả xây dựng NTM nâng cao đã đạt được, Đảng bộ, chính quyền và người dân xã Phạm Ngũ Lão (huyện Kim Động) tiếp tục đăng ký phấn đấu đạt xã NTM kiểu mẫu.
Nội dung “kiểu mẫu” xã lựa chọn đăng ký phấn đấu là mẫu về lĩnh vực “An ninh trật tự”, đây là một nội dung khó thực hiện. Trong 3 năm trở lại đây, trên địa bàn xã không có tình trạng khiếu kiện đông người trái pháp luật, không có công dân cư trú trên địa bàn phạm tội nghiêm trọng, tình hình tội phạm, tệ nạn xã hội luôn được kiềm chế; năm 2022, xã được UBND huyện công nhận đạt tiêu chuẩn “An toàn về an ninh trật tự” và được Bộ Công an tặng Bằng khen có thành tích xuất sắc trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc; các năm 2021, 2022 lực lượng Công an xã đều đạt danh hiệu “Quyết thắng”.
Hiện xã đang đẩy nhanh tiến độ lắp đặt hệ thống camera giám sát, theo dõi an ninh tại các điểm trọng yếu trên địa bàn các khu dân cư. Dự kiến đến cuối năm 2023 xã phấn đấu hoàn thành các nội dung mẫu về lĩnh vực “An ninh trật tự” và lập hồ sơ đề nghị thẩm tra, thẩm định, công nhận đạt chuẩn kiểu mẫu về “An ninh trật tự”.
Đường NTM xã Phạm Ngũ Lão, huyện Kim Động.
Số hộ nghèo giảm, thu nhập bình quân đầu người tăng, các tuyến đường thôn, xóm đều được bê tông hóa khang trang, cảnh quan nông thôn xanh - sạch - đẹp… đó là kết quả đạt được của các thôn, xóm trong huyện Ân Thi khi xây dựng thành công khu dân cư NTM kiểu mẫu, đã và đang là động lực góp phần hình thành xã NTM nâng cao, kiểu mẫu. Bà Cao Thị Tân, Trưởng Phòng NN&PTNT huyện Ân Thi cho biết: “Với mục tiêu xây dựng NTM bền vững từ khu dân cư NTM kiểu mẫu, huyện đã xây dựng kế hoạch, lộ trình, nguồn kinh phí thực hiện giai đoạn 2021- 2025. Cùng với tuyên truyền, vận động, huyện chỉ đạo các địa phương lựa chọn thôn điển hình để xây dựng các khu dân cư NTM kiểu mẫu. Năm 2023, huyện phấn đấu có thêm 7 thôn đạt khu dân cư NTM kiểu mẫu.
Trao đổi về kết quả phong trào thi đua xây dựng NTM trên địa bàn tỉnh Hưng Yên, ông Đỗ Minh Tuân, Giám đốc Sở NN&PTNT cho biết: Trên quan điểm thi đua xây dựng NTM không có điểm kết thúc, Sở đã tham mưu với tỉnh ban hành các văn bản chỉ đạo các địa phương chủ động rà soát tiến độ, chất lượng thực hiện các tiêu chí NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu để kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc; Thực hiện cơ cấu ngành Nông nghiệp gắn với phát triển ngành nghề nông thôn, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm OCOP; chú trọng đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng; thực hiện các chương trình, dự án nông nghiệp; Tạo điều kiện thuận lợi để các tổ chức, doanh nghiệp tham gia đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn; Xây dựng NTM gắn với việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa nông thôn. Quan tâm bảo vệ môi trường, xây dựng cảnh quan nông thôn sáng - xanh - sạch - đẹp để mỗi làng, xã đều là một miền quê đáng sống.
"Tỉnh Hưng Yên hiện nay có 2.500km đường được xây mới, nâng cấp; 258 đường cây, đường hoa; gần 700 nhà văn hoá được xây dựng tại các thôn. Đã có 83/139 xã được công nhận đạt chuẩn NTM nâng cao, chiếm tỉ lệ 59,7% số xã; 19/139 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu, đạt tỉ lệ 13,7% số xã; có 99 khu dân cư NTM kiểu mẫu được công nhận. Thu nhập của người dân nông thôn đạt khoảng 75 triệu đồng/người/năm”.
Ông Đỗ Minh Tuân, Giám đốc Sở NN&PTNT Hưng Yên
-
Gạo OCOP nếp cái hoa vàng Thái Sơn ngày một vươn xa -
Vĩnh Phúc: Xã Hồ Sơn duy trì và nâng “chất” các tiêu chí nông thôn mới đã đạt -
Sơn La: Tôn vinh 25 sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu năm 2024 -
Cà Mau: Tăng cường công tác xây dựng Nông thôn mới trên địa bàn tỉnh
- Lâm Đồng: 18 chủ thể được cấp Chứng nhận sử dụng nhãn hiệu độc quyền “Đà Lạt - Kết tinh kỳ diệu từ đất lành”
- Xã Tiến Thịnh huy động nội lực tập trung xây dựng nông thôn mới nâng cao
- Bài 3: Củng cố “điểm tựa” vững chắc
- Phum sóc rộn ràng đoàn kết xây dựng quê hương
- Huyện Định Hóa về đích nông thôn mới sau 13 năm nỗ lực
- Sơn Động xây dựng nông thôn mới: Dễ làm trước, khó làm sau
- Sơn La: Tổ chức đánh giá, phân hạng và công nhận lại sản phẩm OCOP
-
Hà Giang: Kết nối, tiêu thụ sản phẩm OCOP và sản phẩm tiêu biểu tại Thủ đô(Tapchinongthonmoi.vn) – Sáng ngày 21/11 tại Trung tâm Hỗ trợ nông dân thành phố Hà Nội (số 133 đường Nguyễn Chí Thanh, phường Ngọc Khánh, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội), Hội Nông dân tỉnh Hà Giang và Hội Nông dân thành phố Hà Nội đã tổ chức phiên giao dịch giới thiệu, kết nối, tiêu thụ hơn 200 sản phẩm OCOP, sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu của tỉnh Hà Giang.
-
Một trang trại lợn ở Thanh Hóa bị xử phạt hơn 400 triệu đồngÔng Lê Đức Giang - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa vừa ký Quyết định số 4550/QĐ-UBND ngày 15/11/2024 xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty TNHH Thương mại Song Dương, trụ sở tại Thôn Thanh Tiến, xã Thanh Xuân (huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa).
-
Đắk Lắk đưa Cổng Thông tin điện tử của tỉnh lên ZaloUBND tỉnh Đắk Lắk vừa ban hành công văn số 1233/UBND-CNCTTĐT gửi các sở, ban, ngành, đoàn thể… để giới thiệu trang Zalo Official Account “Cổng Thông tin điện tử tỉnh Đắk Lắk”.
-
Hòa Bình: Phát triển mô hình kinh tế tập thể giúp nông dân làm giàu(Tapchinongthonmoi.vn) – Hội Nông dân tỉnh Hòa Bình đang tích cực hỗ trợ nông dân ứng dụng công nghệ, liên kết sản xuất, xây dựng thương hiệu và tiếp cận thị trường, góp phần nâng cao thu nhập và thúc đẩy phát triển nông nghiệp bền vững.
-
Tuyên truyền pháp luật đến nông dân được duy trì thường xuyên, ổn địnhVới mục tiêu tuyên truyền đầy đủ, kịp thời chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước đến cán bộ, hội viên nông dân, trong năm 2024, Hội Nông dân tỉnh Nghệ An đã chỉ đạo các cấp Hội nắm bắt tình hình kinh tế xã hội và nhận thức pháp luật để tổ chức quán triệt, học tập pháp luật cho hội viên, nông dân; vận động giúp đỡ các hộ dân tháo gỡ những khó khăn trong quá trình chấp hành pháp luật...
-
"Tôn vinh, bảo vệ, tạo môi trường thuận lợi để nhà giáo làm việc"Chủ tịch Quốc hội mong muốn mỗi thầy giáo, cô giáo luôn là tấm gương sáng về đạo đức, ứng xử văn hóa; nỗ lực khắc phục mọi khó khăn, tâm huyết, trách nhiệm, yêu nghề, thương trò.
-
Ban hành Kế hoạch hành động quốc gia phát triển kinh tế số giai đoạn 2024-2025Kế hoạch hành động quốc gia phát triển kinh tế số nhằm từng bước đưa công nghệ số và dữ liệu số trở thành yếu tố đầu vào quan trọng của các hoạt động sản xuất, kinh doanh trong từng ngành, lĩnh vực.
-
Nhiều hoạt động sôi nổi kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam tại các trường đào tạo của Hội Nông dân Việt Nam(Tapchinongthonmoi.vn) - Ngày 20/11, Trường Trung cấp Nông dân Việt Nam đã long trọng tổ chức kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982-20/11/2024). Dự buổi lễ kỷ niệm có ông Nguyễn Xuân Định – Phó Chủ tịch BCH Trung ương Hội Nông dân Việt Nam và lãnh đạo các ban, đơn vị trực thuộc Trung ương Hội Nông dân Việt Nam.
-
Gần 300 gian hàng tham gia Hội chợ AgroViet 2024Với chủ đề “Kết nối chuỗi giá trị, phát triển nông nghiệp xanh, kinh tế tuần hoàn”, sáng 20/11 tại Khu Hội chợ triển lãm giao dịch Kinh tế và thương mại, số 489 Hoàng Quốc Việt, Hà Nội đã khai mạc Hội chợ triển lãm Nông nghiệp quốc tế lần thứ 24 - AgroViet 2024. Hội chợ diễn ra từ ngày 20 -23/11/2024.
-
Nâng cao hiệu quả thông tin dự báo, cảnh báo để vận hành hiệu quả và an toàn hồ chứa“Tăng cường nhận thức, thúc đẩy hợp tác và ứng dụng công nghệ vào công tác quản lý an toàn hồ đập”, ngày 19/11 tại Hà Nội, Cục Thủy lợi, Viện Quy hoạch Thủy lợi và Hội Đập lớn và Phát triển nguồn nước Việt Nam phối hợp với Báo Nông nghiệp Việt Nam tổ chức Diễn đàn trực tuyến “Nâng cao hiệu quả thông tin, cảnh báo, đảm bảo vận hành an toàn đập, hồ chứa nước trong tình hình mới”.
-
1 Bài 4: Giải pháp đột phá trong dạy nghề, tạo việc làm ở miền Tây xứ Nghệ -
2 Bài 3: Du lịch cộng đồng - Làn gió mới từ “Miền đất cổ huyền thoại” -
3 Kinh nghiệm từ mô hình phát triển cây hồng Gia Thanh -
4 Xây dựng Nông thôn mới an toàn trước thiên tai ở Hà Tĩnh (Bài 1): Điều kỳ diệu sau “đại hồng thuỷ” -
5 Bài 1: Xua tan ám ảnh “cái chết trắng”, Lượng Minh vươn mình đón bình minh