Hội Nông dân huyện Xuyên Mộc tập huấn mô hình trồng nhãn theo VietGAP nâng cao lợi nhuận
Phát huy giá trị kinh tế cao từ cây đặc sản địa phương
Nhãn xuồng cơm vàng là đặc sản nổi tiếng của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu nói chung, huyện Xuyên Mộc nói riêng. Ngoài kinh nghiệm chăm sóc tốt, nhãn xuồng cơm vàng được trồng trên vùng đất giàu nguyên tố kali và các nguyên tố vi lượng khác. Nhờ vậy, nhãn xuồng cơm vàng Xuyên Mộc có màu vàng đặc trưng, ngon ngọt, tỷ lệ thịt trái cao.
Qua nhiều năm trồng giống nhãn đặc sản này, nhận thấy cây nhãn phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng, tuổi thọ cao, thị trường tiêu thụ ổn định, huyện Xuyên Mộc đã khuyến khích người dân chuyển sang trồng nhãn xuồng cơm vàng, qua đó giúp người dân nâng cao thu nhập, đời sống kinh tế ngày càng được cải thiện.
Xét về hiệu quả kinh tế, sản xuất nhãn xuồng cơm vàng theo hướng VietGap giúp đầu ra ổn định. Nhãn xuồng cơm vàng huyện Mộc Xuyên được người tiêu dùng cả nước biết đến nhờ hương vị ngon ngọt, có màu vàng đặc trưng. Nhờ ưu thế vượt trội về chất lượng, nhãn xuồng cơm vàng của huyện Mộc Xuyên đã dần chiếm thị phần trong các siêu thị lớn và các nhà hàng.
Mặc dù vậy, nhãn xuồng cơm vàng của huyện Xuyên Mộc đang chịu sự cạnh tranh với nhãn nhập khẩu. Hầu hết các sản phẩm nhập khẩu có chất lượng tốt, được sản xuất theo quy trình thực hành nông nghiệp tốt (sản phẩm an toàn cho người tiêu dùng, sản xuất thân thiện với môi trường - GAP), đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng. Việc sản xuất nhãn theo tiêu chuẩn VietGAP là hướng phát triển tất yếu, bởi nó tạo ra sản phẩm có chất lượng tốt, an toàn, giá cao. Đây chính là hướng sản xuất hài hòa giữa hiệu quả kinh tế và phát triển bền vững. HTX Nông nghiệp Dịch vụ Nhân Tâm, xã Hòa Hiệp, huyện Xuyên Mộc được đánh giá là đơn vị tiên phong trong việc trồng nhãn xuồng cơm vàng theo quy trình VietGAP.
Nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng khắt khe của thị trường và nâng cao giá trị sản phẩm, những năm gần đây, sản xuất theo hướng an toàn đóng vai trò rất quan trọng, đặc biệt trong vấn đề bảo đảm an toàn thực phẩm. Mô hình trồng nhãn xuồng cơm vàng theo hướng VietGAP tại huyện Xuyên Mộc tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đang mở ra hướng đi mới trong việc phát huy tiềm năng kinh tế vườn và giúp phát triển kinh tế ổn định, bền vững.
Đánh giá tiềm năng phát triển cây nhãn rất lớn, vì vậy huyện Xuyên Mộc đã tạo điều kiện thuận lợi để thu hút doanh nghiệp, Hợp tác xã (HTX) thực hiện liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩm nông nghiệp. Từ đó, từng bước chuyển dịch từ sản xuất nhỏ lẻ sang sản xuất tập trung, ứng dụng khoa học - kỹ thuật, nâng cao năng suất và thu nhập cho nông dân.
Tập huấn kỹ thuật trồng nhãn theo VietGAP giúp hội viên nâng cao lợi nhuận
Sáng ngày 03/10/2024, Hội Nông dân huyện Xuyên Mộc phối hợp Trung tâm thông tin và ứng dụng khoa học công nghệ, Hội Nông dân tỉnh tổ chức tập huấn mô hình trồng nhãn theo tiêu chuẩn VietGAP cho hơn 50 học viên là hội viên nông dân trồng nhãn xã Hòa Hiệp.
Tại lớp tập huấn, các học viên được hướng dẫn ứng dụng quy trình về trồng nhãn xuồng theo hướng VietGAP; nhận thức được các mối nguy an toàn thực phẩm trong sản xuất sản phẩm trồng trọt; quản lý thuốc bảo vệ thực vật và hóa chất; cách thức ghi chép sổ nhật ký sản xuất; kỹ thuật thu hoạch, bảo quản và vận chuyển nhãn theo tiêu chuẩn VietGAP. Việc tổ chức các lớp tập huấn có ý nghĩa quan trọng giúp người dân sản xuất ra sản phẩm quả nhãn có năng suất và chất lượng cao có sức cạnh tranh trong thị trường hội nhập, đảm bảo an toàn cho sức khỏe của người sản xuất và tiêu dùng, bảo vệ được môi trường sinh thái và nâng cao lợi nhuận và dân trí kỹ thuật cho người dân góp phần giảm nghèo bền vững.
Các học viên đã được ông Nguyễn Lộc An, chuyên gia ngành Trồng trọt hướng dẫn chi tiết từng công đoạn trồng nhãn, theo đó, khâu chuẩn bị cây giống đòi hỏi khá khắt khe, đảm bảo lựa chọn những cây thẳng, dáng vững chắc, chiều cao khoảng 60cm trở lên, đảm bảo số lượng lá trên thân chính đầy đủ từ vị trí chiều cao cây đến ngọn; Lá phải đã trưởng thành, xanh tốt và có hình dạng đặc trưng của giống nhãn.
Thiết kế vườn trồng: Đối với vườn trên quy mô lớn (trên 3ha), nên thiết kế lô trồng theo kiểu bàn cờ với các trục đường chính và hệ thống đường lô. Cần cung cấp mương thoát nước trong vườn, với kích thước ngang khoảng 1,5-2m và sâu từ 1-1,5m. Trên mỗi hàng nhãn, cần có một mương lớn và mỗi hàng nhãn có một rãnh nhỏ để thoát nước.
Thiết kế hệ thống tưới phổ biến trên vườn nhãn là tưới phun trên tán và dưới tán. Khi cây còn nhỏ, nên lắp đặt một béc tưới cho mỗi cây. Khi cây lớn, có thể lắp một béc phun cho mỗi 4 cây.
Khoảng cách và mật độ trồng: Cây nhãn thường được trồng với khoảng cách 5x5m, 5x6m, 6x6 hoặc 6x8m, tương đương với mật độ trồng từ 208-400 cây/ha. Hố trồng cần có kích thước tối thiểu 60x60x60cm. Trước khi trồng, trộn đều 20-30 kg phân hữu cơ, 200-300 g hỗn hợp NPK (16:16:8) và 0,5-1 kg vôi với đất mặt, sau đó gạt đất xuống hố.
Đặt cây xuống giữa mô, đảm bảo mặt bầu bằng với mặt mô. Rạch theo chiều dọc của bầu để kéo bao nilon lên và lấp đất lại, nén đất xung quanh và cắm cọc để cố định cây con. Sử dụng rơm hoặc cỏ khô để đậy kín mô cây. Tưới nước đều để giữ ẩm cho cây mỗi ngày (nếu thời tiết khô và nắng), không tưới khi trời mưa.
Cách chăm sóc cây nhãn xuồng:
Trong mùa nắng, hãy phủ kín vùng quanh tán cây bằng rơm, thân đậu hoặc cỏ khô, với độ dày tối thiểu là 5cm. Phủ cách gốc khoảng 20-30cm để giữ ẩm. Làm sạch cỏ xung quanh gốc theo đường kính tán cây. Thường nên làm cỏ 4-5 lần mỗi năm, kết hợp với việc bón phân, cũng có thể trồng một số loại cây khác xen kẽ trong vườn nhãn để có lợi cho việc chăm sóc.
Bón phân: Sau khi trồng, khi cây nhãn bắt đầu mọc đọt non thứ hai, hãy bón phân. Trong năm đầu, khi cây còn nhỏ, có thể pha phân vào nước để tưới, nhưng đảm bảo tưới nước cách gốc cây 20-25cm để tránh làm cháy rễ. Mỗi năm, hãy bón thêm 5-10 kg phân hữu cơ cho mỗi cây. Đối với nhãn cơm vàng từ 7-8 năm tuổi trở đi, hãy sử dụng 800g N + 600g P2O5 + 1.000g K2O + 30kg phân bò hữu cơ cho 1 cây mỗi năm. Có thể áp dụng phương pháp đào rãnh xung quanh tán cây và bón phân vào rãnh, sau đó lấp đất và tưới nước. Hoặc rải phân xung quanh tán cây và che phủ bằng lá khô. Nếu có thể, nên sử dụng hệ thống tưới qua đường ống và sử dụng phân bón dễ tan trong nước, có thể chia thành nhiều lần bón (6-8 lần/năm).
Tỉa cành tạo tán: Trong giai đoạn cây con, hãy tỉa cành để tạo khung cây vững chắc và tán đều. Cắt bỏ những cành vống, cành đâm vào tán, cành xà và cành sâu bệnh. Khi cây đạt chiều cao khoảng 1,2m, hãy bấm ngọn và giữ lại 3-4 cành chính, mỗi cành chính giữ lại 2 cành cấp 2. Trên mỗi cành cấp 2, hãy giữ lại 2 cành nữa cho đến khi tán cây có tổng cộng 24-32 cành. Việc xử lý ra hoa giúp cây nhãn ra hoa tập trung hơn và đạt hiệu suất trái tốt hơn. Phương pháp xử lý ra hoa sẽ phụ thuộc vào điều kiện canh tác và giống cây trồng.
Các bệnh hại thường gặp trên cây nhãn xuồng và cách điều trị:
Bọ xít: Nếu mật độ bọ xít nhãn thấp, có thể sử dụng vợt để bắt. Trường hợp có nhiều bọ xít nhãn, có thể sử dụng các loại thuốc như Cyrux 25 EC, Reasgant 3.6EC, 5EC. Điều này sẽ tạo điều kiện cho hai loài thiên địch là kiến vàng và ong ký sinh phát triển và kiểm soát số lượng bọ xít nhãn.
Sâu đục gân lá nhãn xuồng: Tỉa cành cây để tập trung ra lộc và dễ kiểm soát. Cần thực hiện biện pháp phòng ngừa khi lá non bị hại và khi có khoảng 5% lá bị tổn thương. Có thể sử dụng các loại thuốc như Cymbush 10 EC, Cyrermap 10 EC, Cyperan 25 EC, Aztron 7.000DBMU. Tuân thủ hướng dẫn về nồng độ và phun thuốc hai lần, cách nhau 7 ngày.
Sâu đục trái nhãn xuồng: Giữ vườn sạch sẽ bằng cách thu gom và tiêu hủy những trái bị nhiễm sâu đục trái. Sau khi thu hoạch, tạo điều kiện để vườn thông thoáng bằng cách cắt tỉa cành cây. Sử dụng bẫy đèn sợi để bắt trưởng thành của sâu đục trái. Nếu có khoảng 1% số trái trong vườn bị tấn công, có thể sử dụng các loại thuốc như Bacillus thuriensis, thuốc gốc cúc, Cypermethrin (Cypermap 25 EC, Cyrux 25 EC, Sherbush 25EC, SecSaigon 50EC) vào 14 ngày trước khi thu hoạch.
Sâu ăn bông: Phòng trừ bằng cách sử dụng các loại thuốc như Cymbush 10 EC, Applaud, Tungrin 5EC, 10EC, 25EC. Phun thuốc ba lần, cách nhau 7 ngày, khi bông vừa nhú.
Rệp sáp trên cây nhãn xuồng: Phun nước vào cây để rửa trôi rệp sáp. Nên cắt tỉa bỏ các trái bị nhiễm sâu đục trái ở giai đoạn đầu để ngăn chặn sự gia tăng mật độ rệp sáp. Xử lý các loại kiến có hại để hạn chế sự lây lan. Tránh trồng cây xen kẽ với các loại cây dễ bị nhiễm rệp sáp như đu đủ, mãng cầu. Phun thuốc khi mật độ rệp sáp cao, có thể sử dụng các loại thuốc như Pyrinex, Supracide, Admire, DC Tronplus,... Khi phun thuốc, có thể kết hợp các chất bám dính để tăng hiệu quả sử dụng thuốc.
Bệnh thối trái trên cây nhãn xuồng: Để phòng và điều trị bệnh, cần cắt tỉa các cành gần mặt đất, đặc biệt là khi trái gần chín, đểtránh tiếp xúc với mặt đất. Rải đều vật liệu hữu cơ như rơm rạ hoặc cỏ khô dưới gốc cây để hạn chế sự lây lan của nấm. Sử dụng các loại thuốc chống nấm như Ridomil Gold, Acrobat, Aliette, Previcur Energy theo hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất. Phun thuốc vào đầu mùa mưa hoặc khi thời tiết ẩm ướt.
Bệnh đốm trên lá nhãn xuồng: Để phòng và điều trị bệnh, cần cắt tỉa các lá bị nhiễm bệnh và tiêu hủy. Tránh tưới nước lên lá cây và giữ vườn thông thoáng. Sử dụng các loại thuốc chống nấm như Ridomil Gold, Dithane M-45, Antracol, Mancozeb theo hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất. Phun thuốc vào đầu mùa mưa hoặc khi thời tiết ẩm ướt.
- Quảng Ninh: Nông dân huyện Hải Hà hào hứng tham gia lớp học IPM
- Dự án nhỏ mở ra cơ hội lớn cho nông dân và cây bưởi Phúc Trạch
- Đà Nẵng khai giảng lớp sơ cấp nghề trồng nấm cho hội viên
- Thừa Thiên Huế phổ biến kỹ thuật nuôi ba ba thương phẩm cho các hội viên sản xuất giỏi
- Nông dân Mộc Châu ứng dụng công nghệ, chuyển đổi số trong sản xuất chè và rau, củ, quả sạch
- Ứng dụng công nghệ vào nông nghiệp, Sơn La gặt hái nhiều thành tựu rực rõ
- Sông Mã đưa khoa học công nghệ vào sản xuất nhãn, giúp trái ngọt vươn ra thị trường quốc tế
-
Phú Mỹ: Đồng hành thiết thực cùng bà con nông dân qua chương trình “Bác sĩ nông học”(Tapchinongthonmoi.vn) - Vào những ngày cuối tháng 11/2024, Trung tâm Xúc tiến thương mại Nông nghiệp (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) cùng Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí (Phú Mỹ) đã phối hợp với Hội Nông dân tại các tỉnh Kiên Giang và Đồng Tháp tổ chức chương trình "Bác sĩ nông học".
-
Thủ tướng: Xây dựng hệ thống đường sắt đô thị theo hướng hiện đạiThủ tướng Chính phủ yêu cầu xây dựng đường sắt đô thị lựa chọn công nghệ hiện đại, phù hợp với điều kiện Việt Nam; đa dạng hóa các nguồn lực...
-
Lâm Đồng: Phấn đấu đến cuối năm 2025 có 10/10 huyện, thành phố đạt chuẩn nông thôn mớiChương trình Xây dựng nông thôn mới (NTM) trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng đến nay đã tạo nên diện mạo mới cho các vùng quê khi cơ sở hạ tầng phát triển, các lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ, các mô hình phát triển nông nghiệp tích hợp đa giá trị đã được hình thành và nhân rộng, góp phần nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống cho người dân địa phương.
-
Bắc Giang: Phát động Cuộc thi “Đường nông thôn mới kiểu mẫu huyện Tân Yên” giai đoạn 2024-2026Nhằm xây dựng một miền quê đáng sống tạo động lực về đích nông thôn mới (NTM) nâng cao, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang đã phát động cuộc thi “Đường nông thôn mới kiểu mẫu huyện Tân Yên” giai đoạn 2024 - 2026 và nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình từ nhân dân.
-
Bài 1: Những “cầu nối” tại bản, làng vùng cao“Bản làng có bình yên, nhà nhà êm ấm thì bà con mới yên tâm sản xuất, mới no đủ được” - Câu nói của ông Giàng Lao Khay, người có uy tín trong bản Pa Kha II, xã Chiềng Tương, huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La làm chúng tôi nhớ mãi.
-
Hà Tĩnh: Triển vọng từ nghề trồng dâu nuôi tằm(Tapchinongthonmoi.vn)–Trong những năm gần đây, một số hộ dân trên địa bàn xã An Dũng, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh đã mạnh dạn chuyển đổi diện tích đất trồng các loại cây ngắn ngày hiệu quả thấp sang trồng dâu nuôi tằm và đã thu được kết quả kinh tế khả quan, có thể nghiên cứu nhân rộng.
-
Lào Cai: Nông dân thu hơn trăm tỷ đồng một năm từ quả quýt sen(Tapchinongthonmoi.vn) - Huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai hiện có trên 800ha quýt, trong đó có trên 500ha quýt đang cho thu hoạch, dự kiến sản lượng quýt đạt trên 6.000 tấn, trung bình đạt 12 tấn/ha, thu về khoảng trên 140 tỷ đồng.
-
Tái cơ cấu nông nghiệp: Chìa khóa xây dựng nông thôn mới ở Long An(Tapchinongthonmoi.vn) – Long An coi tái cơ cấu nông nghiệp là chìa khóa để nâng cao các tiêu chí nông thôn mới (NTM). Tỉnh cũng đã chủ động ban hành các đề án phát triển ngành, lĩnh vực và sản phẩm nông nghiệp, đồng thời lồng ghép hiệu quả nguồn vốn từ các chương trình mục tiêu quốc gia và chương trình phát triển kinh tế, xã hội.
-
Chuỗi bán lẻ của Masan báo lãi sau thuế dương trong quý III/2024WinCommerce ghi nhận doanh thu quý III tăng 9% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt trên 8.600 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế cũng đạt 20 tỷ đồng, lần đầu có lãi dương kể từ đại dịch Covid-19.
-
Lâm Đồng: Tổ chức sản xuất và thu nhập của người dân nông thôn được nâng caoSau 14 năm thực hiện, Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới đã giúp diện mạo nông thôn tỉnh Lâm Đồng ngày càng hoàn thiện, chất lượng cuộc sống người dân dần được nâng cao. Thành tựu nổi bật là đến hết năm 2024, toàn tỉnh có 111/111 xã đạt chuẩn nông thôn mới.
-
1 “Vừng ơi! mở ra” và cơ hội cho phát triển lĩnh vực Halal của Việt Nam -
2 Hội Nông dân tỉnh Điện Biên – 50 năm một chặng đường phát triển -
3 An Giang: Ứng dụng chuyển đổi số là chìa khóa góp phần tạo nên một nền nông nghiệp thông minh, bền vững, hiệu quả -
4 Năng động, sáng tạo, các cấp Hội trong Cụm thi đua số 2 đạt và vượt nhiều chỉ tiêu thi đua -
5 Gói dịch vụ y tế cho người dân ở Trạm Y tế xã, phường, thị trấn