Quảng Ninh: Nông dân huyện Hải Hà hào hứng tham gia lớp học IPM
Bà Nguyễn Thị Quỳnh Trang (Trung tâm Dịch vụ kỹ thuật nông nghiệp huyện Hải Hà) - giáo viên trực tiếp hướng dẫn cho học viên tại lớp tập huấn cho biết: "Thực hiện Kế hoạch số 24 của Ủy ban nhân dân huyện Hải Hà ngày 4/1/2021 về việc triển khai Chương trình quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) trên cây trồng tại các vùng sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Hải Hà, giai đoạn 2021 - 2025, hàng năm, Trung tâm đều tổ chức các lớp tập huấn về IPM cho các loại cây trồng như lúa, rau, hoa màu. Bà con tham gia khóa học rất phấn khởi vì ngoài lý thuyết, bà con còn được học trực tiếp trên cánh đồng. Từ đó, bà con tiếp thu kiến thức rất dễ dàng".
Vụ mùa năm 2024, toàn huyện Hải Hà (Quảng Ninh) gieo cấy 3.200ha lúa và hoa màu các loại, trong đó, gieo cấy lúa 2.280ha. Để hạn chế thấp nhất thiệt hại do các đối tượng sinh vật hại gây ra và bổ sung thêm kiến thức về kỹ thuật phòng trừ sâu bệnh trên cây lúa, đảm bảo an toàn cho sản xuất, nâng cao năng suất lúa, Trung tâm Dịch vụ kỹ thuật nông nghiệp huyện Hải Hà đã triển khai lớp quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) trên cây lúa với sự tham gia của 30 học viên thôn 5 xã Quảng Phong, thời gian học trong 4 tháng.
Chương trình quản lý dịch hại tổng hợp trên cây trồng (IPM) là hệ thống sử dụng các phương tiện kỹ thuật và các biện pháp thích hợp nhằm hạn chế tác hại của sâu bệnh, tăng năng suất, chất lượng nông sản.
Tại các lớp học, học viên được truyền đạt những nội dung về các biện pháp kỹ thuật IPM; nhận thức về tác động của biến đổi khí hậu đến đời sống và sản xuất nông nghiệp; hệ sinh thái ruộng lúa; nghiên cứu đồng ruộng; sinh lý cây lúa qua các giai đoạn sinh trưởng; phương pháp tính toán thời vụ và bố trí thời vụ gieo cấy; phương pháp chọn và xử lý hạt giống; phương pháp làm mạ và biện pháp quản lý ruộng mạ; kỹ thuật canh tác, thu hoạch, bảo quản, ứng dụng công nghệ thông tin; sinh vật gây hại và các biện pháp quản lý.
Lớp học giúp bà con nông dân áp dụng hài hòa đồng bộ các biện pháp canh tác, cơ lý học, sinh học, hóa học để quản lý, điều khiển dịch hại theo hướng có lợi cho con người trên cơ sở hiểu biết hệ sinh thái cây trồng. Học viên được truyền đạt các nội dung về cơ cấu giống, khâu làm đất, ngâm và ủ giống; hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc và bón phân cân đối qua từng giai đoạn phát triển của cây lúa; kỹ thuật phòng trừ các loại sâu bệnh, ốc bươu vàng, chuột cắn phá và diệt cỏ dại trên đồng ruộng; cách nhận biết các loại sâu bệnh để phòng trừ như sâu cuốn lá, sâu đục thân hai chấm, rầy lưng trắng, bệnh đạo ôn, bệnh bạc lá…
Thông qua chương trình tập huấn, bà con nắm bắt được quy trình phát sinh, phát triển của sâu, bệnh từ đó chủ động phòng trừ và áp dụng nguyên tắc 4 đúng trong quá trình phun thuốc gồm đúng thuốc, đúng lúc, đúng nồng độ liều lượng và đúng cách.
Ông Đinh Khắc Nhạn (thôn 4, xã Quảng Chính, huyện Hải Hà) chia sẻ: "Trước chưa đi học IPM, khi cấy lúa cứ thấy sâu là chúng tôi ra đại lý mua thuốc sâu về phun nhưng không có hiệu quả vì không đúng cách và đúng thuốc. Sau khi lớp IPM được mở, chúng tôi rất hào hứng tham gia. Từ kiến thức đã học, chúng tôi phun thuốc có hiệu quả hơn, giảm chi phí. Ngoài ra, bà con nông dân cũng nắm được các loại sâu bệnh hại để áp dụng phương pháp phòng trừ, giúp cây lúa phát triển tốt".
Với diện tích cây trồng áp dụng IPM tại huyện Hải Hà, lượng phân bón hóa học đã giảm 10%, số lần phun thuốc chỉ 2 lần so với 4 lần như trước. Từ đó, người nông dân giảm được chi phí và nâng cao chất lượng sản phẩm, hướng tới sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP. Qua lớp học, học viên áp dụng những kiến thức đã học vào sản xuất, tăng năng suất, chất lượng cây trồng. Đồng thời là lực lượng nòng cốt tuyên truyền, phổ biến những kiến thức đã học tới bà con nông dân tại địa phương.
Các nguyên tắc cơ bản trong quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) trên cây lúa
Làm đất sớm và vệ sinh đồng ruộng: Làm đất sớm và vệ sinh đồng ruộng sau mỗi vụ gieo trồng có thể diệt được nhiều sâu non và nhộng sâu đục thân lúa sống trong rạ và gốc rạ; đồng thời làm mất nơi trú ngụ và nguồn thức ăn của rầy nâu, rầy xanh... là những môi giới truyền các bệnh siêu vi trùng nguy hiểm cho lúa như bệnh vàng lụi, bệnh lúa lùn xoăn lá và bệnh lại mạ.
Nguyên lý tác động của biện pháp vệ sinh đồng ruộng và xử lý tàn dư cây trồng sau vụ thu hoạch là cắt đứt được vòng chu chuyển của sâu bệnh từ vụ này sang vụ khác và hạn chế nguồn sâu bệnh tích luỹ, lây lan ngay từ đầu vụ.
Luân canh: Luân canh lúa với các cây trồng khác tránh được nguồn bệnh tích luỹ trên lúa từ vụ này sang vụ khác
Thời vụ gieo trồng thích hợp: Thời vụ gieo trồng thích hợp đảm bảo cho lúa sinh trưởng, phát triển tốt, đạt được năng suất cao, tránh được rủi ro về thời tiết. Việc xác định thời vụ thích hợp còn phải dựa vào đặc điểm phát sinh gây hại của các loài sâu bệnh quan trọng, đảm bảo cho lúa tránh được các đợt cao điểm của dịch bệnh.
Sử dụng hạt giống khoẻ, giống chống chịu sâu bệnh, giống ngắn ngày: Hạt giống khoẻ, sạch bệnh giúp cho cây lúa phát triển thuận lợi. Sử dụng giống chống chịu giảm sử dụng thuốc hoá học phòng trừ sâu bệnh; giảm ô nhiễm môi trường, bảo vệ được thiên địch; giữ được cân bằng hệ sinh thái nông nghiệp.
Giống lúa ngắn ngày với thời gian sinh trưởng khoảng 100- 110 ngày, trồng trong vụ sớm có thể tránh được sâu đục thân, sâu cắn gié. Giống lúa cực ngắn với thời gian sinh trưởng 80-90 ngày cũng là biện pháp phòng trừ rầy nâu hiệu quả, vì rầy nâu không kịp tích luỹ số lượng đủ gây hại nặng trên những giống cực ngắn ngày.
Gieo trồng với mật độ hợp lý: Mật độ và kỹ thụật gieo, cấy phụ thuộc vào giống lúa, thời vụ, đất và dinh dưỡng, tuổi mạ, chất lượng mạ, trình độ thâm canh... Mật độ quá dày hoặc quá thưa đều ảnh hưởng đến năng suất, đồng thời còn ảnh hưởng đến sự phát sinh và phát triển của sâu bệnh, cỏ dại. Các ruộng lúa gieo quá dày thường khép hàng sớm, gây nên ẩm độ cao, tạo điều kiện cho rầy nâu và bệnh khô vằn phát sinh phá hại mạnh vào cuối vụ.
Sử dụng phân bón hợp lý: Bón phân quá nhiều hoặc bón phân không hợp lý sẽ làm cho cây phát triển không bình thường và dễ bị sâu bệnh phá hại. Ruộng lúa bón quá nhiều phân dễ bị lốp và nhiễm các bệnh đạo ôn, khô vằn, bạc lá...
Biện pháp thủ công: Bẫy đèn bắt bướm, ngắt ổ trứng, dùng rào chà tướp lá phun sâu cuốn lá, đào hang bắt chuột…
Biện pháp sinh học: Tạo môi trường thuận lợi cho các loại sinh vật có ích là kẻ thù tự nhiên của dịch hại phát triển nhằm góp phần tiêu diệt dịch hại: Bảo vệ thiên địch tránh khỏi độc hại do dùng thuốc hoá học bằng cách sử dụng những loại thuốc chọn lọc, thuốc có phổ tác động hẹp, dùng thuốc khi thật cần thiết và phải dựa vào ngưỡng kinh tế... Tạo nơi cư trú cho thiên địch sau vụ gieo trồng bằng cách trồng xen, trồng cây họ đậu trên bờ ruộng, làm bờ rạ cho thiên địch ẩn nấp. Áp dụng các kỹ thuật canh tác hợp lí tạo điều kiện cho thiên địch phát triển. Ưu tiên sử dụng các loại thuốc Bảo vệ thực vật sinh học chỉ có tác dụng trừ dịch hại, không độc hại với các loại sinh vật có ích an toàn với sức khỏe con người và môi trường
Biện pháp hoá học: Sử dụng hợp lý thuốc hoá học BVTV
Sử dụng thuốc theo ngưỡng kinh tế: Tiết kiệm được chi phí, giữ cân bằng sinh học trên đồng ruộng, hạn chế ô nhiễm môi trường.
Sử dụng thuốc an toàn với thiên địch: Lựa chọn thuốc ít độc hại, chọn thời gian và phương thức xử lý ít ảnh hưởng với thiên địch.
Sử dụng thuốc theo nguyên tắc 4 đúng:
Đúng chủng loại: Mỗi loại sâu hay bệnh đều có những loại thuốc thích hợp để phòng trừ. Dùng không đúng thuốc sẽ không diệt được sâu bệnh mà còn gây lãng phí và ảnh hưởng tới thiên địch và môi trường.
Đúng liều lượng và nồng độ: Liều lượng: Là lượng thuốc quy định cho một đơn vị diện tích (ha, sào hay công đất... mét khối kho tàng...). Nồng độ sử dụng là độ pha loãng của thuốc dạng lỏng, dạng bột để phun lên cây, lượng đất bột, cát để trộn với thuốc hạt rắc vào đất. Dùng thuốc không đủ liều lượng và nồng độ hiệu quả sẽ kém, dịch hại dễ nhờn thuốc. Sử dụng quá liều lượng và nồng độ (lạm dụng thuốc) vừa lãng phí, vừa độc hại. Phun rải thuốc không đúng cách hiệu quả sẽ kém, thậm chí không có hiệu quả.
Đúng thời điểm (Đúng lúc):Tác hại của dịch hại cây trồng chỉ có ý nghĩa khi mật độ quần thể đạt tới số lượng nhất định, gọi là ngưỡng kinh tế. Do vậy, chỉ sử dụng thuốc đối với sâu hại khi mật độ của chúng đạt tới ngưỡng kinh tế. Các biện pháp “phun phòng” chỉ nên áp dụng trong những trường hợp đặc biệt. Phun thuốc định kỳ theo lịch có sẵn hoặc phun theo kiểu cuốn chiếu là trái với nguyên tắc của phòng trừ tổng hợp.
Đúng kỹ thuật (đúng cách):Dùng thuốc phải căn cứ vào đặc điểm của sâu bệnh hại. Ví dụ khi phun thuốc trừ rầy nâu phải rẽ hàng lúa để đưa vòi phun vào phần dưới của khóm lúa, nơi rầy tập trung chích hút bẹ lá.
Trong quản lý dịch hại tổng hợp, người ta chủ trương ưu tiên dùng các loại thuốc có phổ tác động hẹp hay còn gọi là thuốc có tác động chọn lọc. Tuy nhiên, cho đến nay những nghiên cứu về tác động chọn lọc và độ an toàn của thuốc đối với thiên địch còn rất ít.
- Dự án nhỏ mở ra cơ hội lớn cho nông dân và cây bưởi Phúc Trạch
- Đà Nẵng khai giảng lớp sơ cấp nghề trồng nấm cho hội viên
- Thừa Thiên Huế phổ biến kỹ thuật nuôi ba ba thương phẩm cho các hội viên sản xuất giỏi
- Hội Nông dân huyện Xuyên Mộc tập huấn mô hình trồng nhãn theo VietGAP nâng cao lợi nhuận
- Nông dân Mộc Châu ứng dụng công nghệ, chuyển đổi số trong sản xuất chè và rau, củ, quả sạch
- Ứng dụng công nghệ vào nông nghiệp, Sơn La gặt hái nhiều thành tựu rực rõ
- Sông Mã đưa khoa học công nghệ vào sản xuất nhãn, giúp trái ngọt vươn ra thị trường quốc tế
-
Phú Mỹ: Đồng hành thiết thực cùng bà con nông dân qua chương trình “Bác sĩ nông học”(Tapchinongthonmoi.vn) - Vào những ngày cuối tháng 11/2024, Trung tâm Xúc tiến thương mại Nông nghiệp (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) cùng Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí (Phú Mỹ) đã phối hợp với Hội Nông dân tại các tỉnh Kiên Giang và Đồng Tháp tổ chức chương trình "Bác sĩ nông học".
-
Thủ tướng: Xây dựng hệ thống đường sắt đô thị theo hướng hiện đạiThủ tướng Chính phủ yêu cầu xây dựng đường sắt đô thị lựa chọn công nghệ hiện đại, phù hợp với điều kiện Việt Nam; đa dạng hóa các nguồn lực...
-
Lâm Đồng: Phấn đấu đến cuối năm 2025 có 10/10 huyện, thành phố đạt chuẩn nông thôn mớiChương trình Xây dựng nông thôn mới (NTM) trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng đến nay đã tạo nên diện mạo mới cho các vùng quê khi cơ sở hạ tầng phát triển, các lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ, các mô hình phát triển nông nghiệp tích hợp đa giá trị đã được hình thành và nhân rộng, góp phần nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống cho người dân địa phương.
-
Bắc Giang: Phát động Cuộc thi “Đường nông thôn mới kiểu mẫu huyện Tân Yên” giai đoạn 2024-2026Nhằm xây dựng một miền quê đáng sống tạo động lực về đích nông thôn mới (NTM) nâng cao, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang đã phát động cuộc thi “Đường nông thôn mới kiểu mẫu huyện Tân Yên” giai đoạn 2024 - 2026 và nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình từ nhân dân.
-
Bài 1: Những “cầu nối” tại bản, làng vùng cao“Bản làng có bình yên, nhà nhà êm ấm thì bà con mới yên tâm sản xuất, mới no đủ được” - Câu nói của ông Giàng Lao Khay, người có uy tín trong bản Pa Kha II, xã Chiềng Tương, huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La làm chúng tôi nhớ mãi.
-
Hà Tĩnh: Triển vọng từ nghề trồng dâu nuôi tằm(Tapchinongthonmoi.vn)–Trong những năm gần đây, một số hộ dân trên địa bàn xã An Dũng, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh đã mạnh dạn chuyển đổi diện tích đất trồng các loại cây ngắn ngày hiệu quả thấp sang trồng dâu nuôi tằm và đã thu được kết quả kinh tế khả quan, có thể nghiên cứu nhân rộng.
-
Lào Cai: Nông dân thu hơn trăm tỷ đồng một năm từ quả quýt sen(Tapchinongthonmoi.vn) - Huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai hiện có trên 800ha quýt, trong đó có trên 500ha quýt đang cho thu hoạch, dự kiến sản lượng quýt đạt trên 6.000 tấn, trung bình đạt 12 tấn/ha, thu về khoảng trên 140 tỷ đồng.
-
Tái cơ cấu nông nghiệp: Chìa khóa xây dựng nông thôn mới ở Long An(Tapchinongthonmoi.vn) – Long An coi tái cơ cấu nông nghiệp là chìa khóa để nâng cao các tiêu chí nông thôn mới (NTM). Tỉnh cũng đã chủ động ban hành các đề án phát triển ngành, lĩnh vực và sản phẩm nông nghiệp, đồng thời lồng ghép hiệu quả nguồn vốn từ các chương trình mục tiêu quốc gia và chương trình phát triển kinh tế, xã hội.
-
Chuỗi bán lẻ của Masan báo lãi sau thuế dương trong quý III/2024WinCommerce ghi nhận doanh thu quý III tăng 9% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt trên 8.600 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế cũng đạt 20 tỷ đồng, lần đầu có lãi dương kể từ đại dịch Covid-19.
-
Lâm Đồng: Tổ chức sản xuất và thu nhập của người dân nông thôn được nâng caoSau 14 năm thực hiện, Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới đã giúp diện mạo nông thôn tỉnh Lâm Đồng ngày càng hoàn thiện, chất lượng cuộc sống người dân dần được nâng cao. Thành tựu nổi bật là đến hết năm 2024, toàn tỉnh có 111/111 xã đạt chuẩn nông thôn mới.
-
1 “Vừng ơi! mở ra” và cơ hội cho phát triển lĩnh vực Halal của Việt Nam -
2 Hội Nông dân tỉnh Điện Biên – 50 năm một chặng đường phát triển -
3 An Giang: Ứng dụng chuyển đổi số là chìa khóa góp phần tạo nên một nền nông nghiệp thông minh, bền vững, hiệu quả -
4 Năng động, sáng tạo, các cấp Hội trong Cụm thi đua số 2 đạt và vượt nhiều chỉ tiêu thi đua -
5 Gói dịch vụ y tế cho người dân ở Trạm Y tế xã, phường, thị trấn