
Kết thúc thắng lợi Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, mọi người mới hiểu hết được trí tuệ tập thể của Bộ Chỉ huy Chiến dịch, trong đó có vai trò nổi bật của người chỉ huy Văn Tiến Dũng, người chịu trách nhiệm cao nhất với tư cách Tư lệnh Chiến dịch…

Sau những thắng lợi tạo tiền đề vững chắc của chiến dịch Tây Nguyên, Trị Thiên – Huế và chiến dịch giải phóng Đà Nẵng (tháng 3/1975), thời cơ để ta mở Tổng tiến công và nổi dậy tại Sài Gòn – Gia Định đã chín muồi.
Ngày 31/3/1975, Bộ Chính trị đã họp và nhận định: “Cuộc Tổng tiến công chiến lược đã giành được thắng lợi vô cùng to lớn, tiêu diệt và loại khỏi vòng chiến đấu 2 quân đoàn, giải phóng 16 tỉnh, đưa số nhân dân vùng giải phóng lên 8 triệu; thời cơ chiến lược tiến hành tổng công kích, tổng khởi nghĩa vào sào huyệt của địch đã chín muồi. Cần có sự quyết tâm lớn hoàn thành trận quyết định chiến lược cuối cùng tốt nhất trong tháng 4/1975”.
Trong bối cảnh ấy, đầu tháng 4/1975, Bộ Chính trị quyết định thành lập Bộ Tư lệnh chỉ huy Chiến dịch giải phóng Sài Gòn – Gia Định.
Về sau, thể theo nguyện vọng tha thiết của nhân dân và các lực lượng vũ trang trên chiến trường, trong đó có quân và dân thành phố Sài Gòn – Gia Định, Bộ Chính trị đã phê chuẩn đề nghị của Bộ Chỉ huy Chiến dịch đổi tên “Chiến dịch giải phóng Sài Gòn – Gia Định” thành “Chiến dịch Hồ Chí Minh”.
Cũng thời điểm này, Thượng tướng Văn Tiến Dũng, Ủy viên Bộ Chính trị, Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam, được Nhà nước thăng cấp Đại tướng Quân đội nhân dân Việt Nam. Đồng thời, ông được cử vào làm đại diện Bộ Chính trị, Quân ủy Trung ương, Bộ Tổng Tư lệnh, và là Tư lệnh Chiến dịch Hồ Chí Minh.
Đại tướng Văn Tiến Dũng là người trong kháng chiến chống Pháp giữ vai trò chỉ huy Đại đoàn 320 hoạt động trên chiến trường Bắc Bộ và trong kháng chiến chống Mỹ, người trực tiếp chỉ đạo các chiến dịch có tính quyết định đối với thắng lợi cuối cùng như chiến dịch Đường 9 – Nam Lào (1971), chiến dịch Trị – Thiên (1972), chiến dịch Tây Nguyên (tháng 3/1975).
Trong cuộc tấn công sào huyệt cuối cùng của Việt Nam Cộng hòa – khu Sài Gòn – Gia Định, Đại tướng Văn Tiến Dũng cùng với các đồng chí trong Bộ Tư lệnh Chiến dịch như Phạm Hùng, Lê Đức Thọ, Trần Văn Trà, Lê Đức Anh, Đinh Đức Thiện, Lê Ngọc Hiền… quán triệt sâu sắc tư tưởng chỉ đạo của Bộ Chính trị: “Thần tốc, táo bạo, chắc thắng, đánh chiếm Sài Gòn nhanh gọn, nhưng phải đảm bảo cho thành phố ít bị tàn phá, hạn chế thấp nhất thiệt hại về người và của”.
Trước khi ra quyết định, Đại tướng Văn Tiến Dũng đã trăn trở rất nhiều: Đánh vào Sài Gòn như thế nào cho nhanh, chắc thắng, làm sụp đổ cả chế độ ngụy quân, ngụy quyền, đập tan cả hệ thống tổ chức quân đội và chính quyền Sài Gòn từ trung ương đến cơ sở, phá tan bộ máy chiến tranh…, nhưng lại phải đánh như thế nào để thành phố ít bị tàn phá nhất, giải phóng được mấy triệu đồng bào mà hạn chế đổ máu và bảo đảm cuộc sống nhanh trở lại bình thường.
Để giải quyết vấn đề này, Đại tướng cùng tập thể Bộ Chỉ huy chiến dịch đã phân tích vấn đề một cách thấu đáo, toàn diện, cụ thể, tìm ra phương án tối ưu, bảo đảm thắng lợi.
Sau nhiều đêm thức trắng trao đổi, bàn bạc, Đại tướng Văn Tiến Dũng và Bộ Chỉ huy Chiến dịch đi tới nhất trí về cách đánh: Dùng một bộ phận lực lượng thích hợp trên từng hướng, đủ sức hình thành bao vây, chia cắt, chặn giữ quân địch lại, không cho chúng rút chạy về Sài Gòn… Dùng đại bộ phận lực lượng các đơn vị nhanh chóng thọc sâu, đánh chiếm các địa bàn then chốt ở vùng ven, mở đường cho các binh đoàn đột kích cơ giới hóa mạnh, đã được tổ chức chặt chẽ, tiến theo các trục đường lớn, đánh thẳng vào 5 mục tiêu được lựa chọn trong nội thành. Năm mục tiêu đó là: Bộ Tổng Tham mưu ngụy, Dinh Độc Lập, Biệt khu Thủ đô, Tổng nha Cảnh sát ngụy quyền và sân bay Tân Sơn Nhất.
Dưới sự chỉ đạo của ông, chỉ sau 5 ngày (từ 26-30/4/1975), Chiến dịch Hồ Chí Minh kết thúc thắng lợi, miền Nam hoàn toàn giải phóng.
Điện của Bộ Chính trị từ Hà Nội gửi vào cho Bộ Chỉ huy Chiến dịch: “Đã nhận được tin ta cắm cờ trên Dinh Độc Lập. Gửi các anh lời chúc mừng đại thắng. Bộ Chính trị rất vui”…
Theo phân tích của các tướng lĩnh, việc điều khiển 5 cánh quân từ 5 hướng cùng tiến vào bao vây cơ quan đầu não của địch ở Sài Gòn – Gia Định là đợt tiến công hiệp đồng binh chủng quy mô lớn.
Những binh đoàn từ Bắc Trị Thiên, Tây Nguyên, Khu 5 xuất phát vào những thời điểm khác nhau, đi trên nhiều trục đường, xử lý tình huống tấn công mở đường khác nhau nhưng Đại tướng Văn Tiến Dũng đã tính toán, chỉ đạo thống nhất để tất cả hành quân tiến kịp về Sài Gòn và phối hợp ăn ý.
Kết thúc thắng lợi Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, mọi người mới hiểu hết được trí tuệ tập thể của Bộ Chỉ huy Chiến dịch, trong đó có vai trò nổi bật của người chỉ huy Văn Tiến Dũng, một người rất quyết đoán và chịu trách nhiệm cao nhất…
Đại tướng Văn Tiến Dũng đã kể lại cảnh các đồng chí trong Sở Chỉ huy Chiến dịch vào trưa ngày 30/4/1975: “Mọi người ngồi quanh chiếc máy thu thanh và khi nghe giọng nói của Tổng thống ngụy quyền Dương Văn Minh nói lời tuyên bố đầu hàng không điều kiện, tất cả chúng tôi đều nhảy lên, reo lên, ôm hôn nhau, công kênh nhau. Tiếng vỗ tay, tiếng cười, tiếng nói ríu rít, vui náo nhiệt. Các anh Lê Đức Thọ, Phạm Hùng ôm chầm lấy tôi. Tất cả đều nghẹn ngào, xúc động… Anh Đinh Đức Thiện mắt đỏ hoe, nói bây giờ nếu có nhắm mắt cũng yên lòng”…
Sau đó, vào một ngày giáp Tết Bính Thìn năm 1976, Đại tướng Văn Tiến Dũng dẫn đầu Đoàn đại biểu Đảng ta lên đường sang Paris dự Đại hội lần thứ 22 Đảng Cộng sản Pháp.
Trong một hội trường lớn ở Thủ đô Paris, gần 2.000 đại biểu dự Đại hội 22 Đảng Cộng sản Pháp, đã đứng dậy vỗ tay hoan hô rất lâu khi Đại tướng Văn Tiến Dũng, trong bộ quân phục bước vào, trước ánh đèn rực sáng của máy ảnh, máy quay phim. Đến giờ giải lao, nhiều người tới quây lấy Đại tướng bắt tay, chúc mừng thắng lợi của Chiến dịch Hồ Chí Minh; xin chữ kí, chụp ảnh chung và xin phỏng vấn: “Vì sao Việt Nam thắng, Mỹ thua?”.
Lúc này, Đại tướng Văn Tiến Dũng xúc động nghĩ tới công lao vĩ đại của Bác Hồ; sự chỉ đạo sáng suốt, tài thao lược, tính kiên quyết, tư tưởng cách mạng tiến công của tập thể Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương; những hy sinh cao quý, những cố gắng phi thường của quân và dân ta trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước và trong Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử.

Khi chiến tranh đã lùi xa, nhân dân ta thấy lịch sử có sự trùng hợp thú vị: Sự kiện kết thúc hai cuộc kháng chiến chống giặc, cứu nước (chống Pháp, chống Mỹ) đều bằng hai chiến dịch lịch sử do hai vị Đại tướng chỉ huy là Võ Nguyên Giáp và Văn Tiến Dũng. Hai chiến dịch này đều mang tính quyết định cuối cùng với thắng lợi về tay nhân dân Việt Nam.
Những chiến công vĩ đại ấy mãi lưu danh sử sách!
(Theo Chính phủ)
-
Vẹn nguyên ký ức Bác Hồ đọc thơ chúc Tết trên Đài Tiếng nói Việt Nam
-
Hiệp định Paris 1973 - Bản lĩnh ngoại giao thời đại Hồ Chí Minh
-
Chiến thắng Điện Biên Phủ trên không: Gần 6 năm chuẩn bị cho 12 ngày đêm tỏa sáng
-
Sức mạnh chiến tranh nhân dân tỏa sáng trong 12 ngày đêm Điện Biên Phủ trên không
- Một quyết sách táo bạo của Thủ tướng Võ Văn Kiệt làm thay đổi vùng đất hoang hóa
- Người cận vệ 20 năm của Thủ tướng Võ Văn Kiệt và hồi ức về một lãnh đạo gần dân
- Thủ tướng Võ Văn Kiệt - người đặt nền móng cho một lưới điện thống nhất
- Cám dỗ không thể mua chuộc người chiến sĩ cộng sản Lê Hồng Phong
- Sự ra đời Quốc ca Việt Nam
- Nguyễn Thị Định - Nữ tướng huyền thoại của cách mạng miền Nam
- Cách mạng Tháng Tám: Trang sử hào hùng của dân tộc
-
Thị trường lao động tiếp tục gặp nhiều khó khăn trong những tháng đầu năm 2023Theo dự báo của các chuyên gia, trong năm 2023, thị trường lao động sẽ có những biến động nhất định, do đó, các bộ, ngành liên quan cần hỗ trợ doanh nghiệp để cải thiện việc làm cho người lao động và ổn định thị trường lao động trong nước.
-
Trên 78% diện tích ở Trung du và Đồng bằng Bắc Bộ đủ nước gieo cấyTổng cục Thủy lợi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho biết, tính đến 15h ngày 1/2, ngày đầu tiên của đợt 2 lấy nước phục vụ gieo cấy lúa vụ Đông-Xuân 2022-2023, khu vực Trung du và Đồng bằng Bắc Bộ đã có trên 390.000 ha diện tích đã đủ nước gieo cấy.
-
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ với các địa phươngSáng 2/2, dưới sự chủ trì của Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chính phủ họp phiên thường kỳ tháng 1/2023.
-
Ra mắt sách của Tổng Bí thư về phòng, chống tham nhũng, tiêu cựcToàn bộ tư tưởng, quan điểm chỉ đạo của Tổng Bí thư về đấu tranh phòng chống tham nhũng tiêu cực đã được hệ thống lại trong cuốn sách, như là một đáp án trả lời cho câu hỏi vì sao chúng ta phòng chống tham nhũng tiêu cực được mạnh mẽ, quyết liệt như thời gian qua; vì sao đấu tranh phòng chống tham nhũng tiêu cực thành công như vừa qua...
-
Các trường hợp ký hợp đồng lao động trong cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lậpNghị định số 111/2022/NĐ-CP ngày 30/12/2022 quy định các trường hợp ký hợp đồng đối với một số loại công việc trong cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập có hiệu lực từ ngày 22/2/2023.
-
Xuất khẩu thủy sản tháng 1/2023 giảm 31%, kỳ vọng phục hồi từ quý IITháng 1/2023, xuất khẩu (XK thủy sản) vẫn tiếp đà giảm sâu theo xu hướng của quý cuối năm trước cộng với dịp trùng vào kỳ nghỉ Tết nguyên đán. Ước tháng đầu năm, XK thủy sản giảm 31% đạt khoảng 600 triệu USD. Trong đó, cá tra giảm 50%, tôm giảm 46%, cá ngừ giảm 32%, riêng mực, bạch tuộc vẫn giữ được tăng trưởng dương 4% và các loài cá biển khác tăng 6%.
-
Doanh nghiệp xuất khẩu dược liệu sang Trung Quốc sẽ phải có đăng kýCục Bảo vệ thực vật, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, đơn vị vừa có công văn số 231/BVTV-HTQT về việc thực hiện quy định mới của Trung Quốc liên quan đến đăng ký xuất khẩu dược liệu gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh thành, các tổ chức, cá nhân xuất khẩu dược liệu sang thị trường Trung Quốc.
-
Tháng 2/2023, khả năng rét đậm, rét hại còn xuất hiện ở vùng núi và trung du Bắc BộNhận định về xu thế thời tiết tháng 2/2023, ông Nguyễn Đức Hòa, Phó trưởng Phòng Dự báo khí hậu, Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia cảnh báo, trong nửa đầu tháng 2, không khí lạnh hoạt động có cường độ yếu và lệch ra phía Đông. Do đó, khu vực Bắc Bộ và Thanh Hóa đến Nghệ An trong thời kỳ này có khả năng xuất hiện mưa nhỏ, mưa phùn và sương mù tập trung vào đêm và sáng.
-
Thư cảm ơn của Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình gửi Tổng Bí thư Nguyễn Phú TrọngTổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình có Thư cảm ơn Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã gửi điện chia buồn trước việc đồng chí Giang Trạch Dân từ trần.
-
Hội nghị triển khai Chương trình làm việc của Bộ Chính trị, Ban Bí thư năm 2023Trong năm 2023, phát huy những kết quả đã đạt được, khắc phục những hạn chế, tồn tại, Thường trực Ban Bí thư yêu các cơ quan được giao nhiệm vụ cần tập trung, chủ động xây dựng các đề án, báo cáo được phân công; một số đề án khó, phức tạp, nhạy cảm đã tồn đọng từ các năm trước cần tập trung giải quyết dứt điểm theo chương trình đã đề ra.
-
1 Thực trạng giai cấp Nông dân Việt Nam hiện nay và một số vấn đề đặt ra
-
2 Phim Bão ngầm: "Chọn đạo diễn Đinh Thái Thụy vì đời tư không có scandal"
-
3 Hội Nông dân Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Nông dân Thế giới (WFO)
-
4 Nuôi lươn không bùn mang lại hiệu quả kinh tế cao ở Đô Lương
-
5 Vĩnh Long đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất nhân dịp kỷ niệm 190 năm thành lập tỉnh