
Chính sách thuế nhập khẩu (NK) 5% với mặt hàng đường đến hết năm 2019 theo Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN(ATIGA) có hiệu lực từ 1/1/2018 đang là nỗi ám ảnh lớn của ngành mía đường Việt Nam khi gặp khó từ ngoài vào trong. Dấu hiệu kém khả quan của ngành mía đường Việt Nam trong giai đoạn 2018 – 2019 là điều đã được dự báo trước.
Ở Trà Vinh, trong những ngày này, nông dân trồng mía than vắn thở dài khi Tết Nguyên đán sắp đến gần mà ruộng mía dù đã quá tuổi 2 tháng, sắp biến thành củi khô nhưng nhà máy đường không chịu khởi động và thu mua. Họ sốt ruột nên sang tỉnh lân cận để bán thì bị ép giá, hạ chữ đường, tính ra mỗi công mía bị lỗ hơn 1 triệu đồng.
Rầu rĩ trước ATIGA
Tương tự, ở Phú Yên, nỗi lo tiêu thụ với giá thu mua xuống quá thấp đang khiến các nông dân trồng mía rầu rĩ. Trong khi đó, giá đường bán sỉ trên thị trường trong nước cũng chỉ quanh quẩn ở mức 11.000 – 11.500 đồng/kg. Tại thời điểm này, mía đường của niên vụ cũ vẫn còn trên 200.000 tấn tồn kho, cộng thêm 100.000 tấn của niên vụ mới cũng dự báo tiêu thụ rất khó khăn.
Ở một diễn biến khác, nhận thấy mối đe dọa lớn đối với ngành công nghiệp mía đường hiện còn yếu kém, thời gian qua, phía Hiệp hội Mía đường Việt Nam (VSSA) cùng Bộ NN&PTNT và Bộ Công Thương đều bày tỏ mong muốn Chính phủ lùi thời điểm áp dụng chính sách thuế NK 5% với mặt hàng đường đến hết năm 2019 trong khi ATIGA đã có hiệu lực từ ngày 1/1/2018.
Ngành mía đường Việt Nam muốn lùi thời gian thực hiện cam kết trên đến năm 2022, hoặc 2020. Nhưng cũng có những ý kiến phản đối, cho rằng ngành này bảo hộ 20 năm rồi với hai biện pháp là công cụ thuế quan và hạn ngạch. Đến nay, theo cam kết hội nhập thì phải thực hiện, bản thân các doanh nghiệp (DN) mía đường nội địa cũng phải tự thân đứng dậy.
Như dự báo từ trước đó của công ty Chứng khoán FPT, ngành mía đường là ngành kém khả quan trong giai đoạn 2018 – 2019. Nguyên do là vì đường sản xuất trong nước bị cạnh tranh bởi đường Thái Lan trong khi chưa kịp nâng cao năng lực cạnh tranh.
Đến hai năm sau đó, ngành này sẽ có sự phân hóa với mức độ cạnh tranh cao. Những DN đường nội địa nào đạt được hiệu quả từ những cải cách hiện tại và trong thời gian tới có thể hạ được giá thành sản xuất và tiếp tục tăng trưởng. Còn với những DN nhỏ, sức cạnh tranh yếu sẽ dần bị đào thải. Cũng nên theo dõi những diễn biến mới trong xu hướng mua bán và sáp nhập (M&A) của ngành này tiếp tục diễn ra và sức ảnh hưởng từ các DN đường có quy mô lớn.

Trong khi đó, những dự định trước đây về thay đổi với mức thuế suất ở trong nước trong ngành đường và những ngành liên quan cũng là nỗi lo lớn. Đã từng có đề xuất tăng mức thuế suất thuế giá trị gia tăng (VAT) áp dụng cho đường dự kiến tăng từ 5% lên 6%, cộng thêm mức thuế tiêu thụ đặc biệt với DN sản xuất nước ngọt là 10%.
Phải cải thiện sức cạnh tranh
Nếu đề xuất này được thông qua, giá sản phẩm nước giải khát trên thị trường sẽ tăng khoảng 12%, vừa ảnh hưởng đến việc tiêu thụ sản phẩm, vừa ảnh hưởng đến sức tiêu thụ của ngành đường nội địa. Chỉ có nông dân và người tiêu dùng chịu thiệt.
Như chia sẻ của ông Nguyễn Văn Việt, Chủ tịch Hiệp hội Bia Rượu Nước giải khát Việt Nam, chi phí sản xuất sẽ tăng lên do mức tăng thuế suất VAT áp dụng cho đường. Tất cả các yếu tố này sẽ gây hệ lụy là tăng giá thành sản phẩm, giảm khả năng tiêu thụ sản phẩm, giảm doanh thu có thể kéo theo giảm quy mô sản xuất, giảm lao động…
Ông Việt cho rằng đối tượng sẽ chịu ảnh hưởng và tác động nhiều nhất là các DN nhỏ và vừa. Giá bán cao còn khả năng dẫn đến cơ hội cho hàng nhập lậu, hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng hoành hành.
Cần nhìn vào thực tế, tuy mức thuế suất thuế VAT hiện mới chỉ là 5% nhưng vẫn ảnh hưởng lớn đến tính cạnh tranh của ngành đường trong nước. Đã có một số chính sách hỗ trợ nhưng vẫn chưa phù hợp với thực tế để tác động đến ngành mía đường, để nông dân làm ra cây mía có giá thành thấp hơn, chất lượng cao hơn.
Trở lại vấn đề ATIGA, có thể thấy cạnh tranh chủ yếu đến từ Thái Lan, nước xuất khẩu đường lớn thứ hai thế giới sau Brazil. Đường từ Thái Lan luôn có giá rẻ hơn đường Việt Nam và thường xuyên được nhập tiểu ngạch vào Việt Nam. Đường nhập lậu vào Việt Nam cũng chủ yếu từ Thái Lan.
Vấn đề với ngành đường Việt Nam hiện giờ là ngoài vấn đề về thuế suất, năng lực cạnh tranh vẫn chưa được cải thiện đáng kể. Chữ đường của mía chưa cao. Chưa có giải pháp để người nông dân chuyên tâm trồng mía. Các nhà máy đường chưa ổn định vùng nguyên liệu. Điều đáng nói, thương lái hưởng lợi lớn ở khâu trung gian, trong khi nông dân bị ép giá và thất thoát chi phí tại các DN sản xuất mía đường hoạt động chân chính.
Giới chuyên gia lưu ý trước sức ép cạnh tranh, khả năng một số DN mía đường Việt Nam thuộc dạng nhỏ đứng trước lựa chọn buộc phải bị thâu tóm, giải thể hoặc hoạt động cầm chừng và thua lỗ.
Tuy nhiên, nếu các DN đường nội địa đầu tư bài bản vào vùng nguyên liệu, có lượng khách hàng công nghiệp cố định, xây dựng được kênh bán lẻ để loại bỏ chênh lệch giá khâu trung gian hoặc họat động ở những khu vực mà đường NK khó tiếp cận thì vẫn có cơ hội để phát triển.
Thế Vinh
-
Nam Định: Sản xuất nông nghiệp gắn với bảo vệ môi trường
-
Tạo sinh kế giúp hội viên nông dân thoát nghèo
-
Tăng cường kiểm tra, giám sát để nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của hội viên
-
Hà Nam: “Hạt nhân” sản xuất giỏi có sức lan toả mạnh mẽ
- Hoạt động thiết thực, ý nghĩa dành cho nữ đoàn viên Trung ương Hội Nông dân Việt Nam
- Ấm áp “Nghĩa tình nông dân”
- Hạt điều Việt Nam xuất hiện ngày càng nhiều trên kệ hàng các hệ thống phân phối thế giới
- Tiềm năng ngành nuôi yến còn rất lớn
- Nông dân Thủ đô nhận được nhiều hỗ trợ từ Hội
- Mong muốn được tiếp cận chính sách vốn vay ưu đãi
- CLB “Nông dân triệu phú, tỷ phú” chia sẻ kinh nghiệm, liên kết sản xuất, giúp đỡ hộ nghèo
-
Nghệ An: 2.420 ngôi nhà tình nghĩa tại 6 huyện miền núi do lực lượng Công an hỗ trợ(Tapchinongthonmoi.vn) - Ngày 22/3/2023 tại xã Tam Hợp (Tương Dương, Nghệ An), Bộ Công an đã phối hợp Tỉnh ủy, HĐND, UBND, UBMTQ tỉnh Nghệ An tổ chức Lễ trao tặng nhà mẫu và kinh phí hỗ trợ xây nhà cho người nghèo, khó khăn về nhà ở trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
-
Đồng Nai: Đối thoại với nông dân để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong sản xuất nông nghiệpNgày 23/3/2023, UBND tỉnh Đồng Nai tổ chức hội nghị gặp gỡ nông dân, Hội Nông dân, các nhà khoa học, quản lý… để cùng trao đổi định hướng phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn nhằm tháo gỡ khó khăn vướng mắc trong hoạt động sản xuất của nông dân trong tỉnh.
-
Bảo vệ nước, an toàn trước thiên tai: "Cảnh báo sớm để hành động sớm"Trong bối cảnh biến đổi khí hậu hiện nay, nhiều ý kiến cho rằng “cảnh báo sớm để hành động sớm, hành động kịp thời” là giải pháp quan trọng để giảm thiểu được nhiều rủi ro từ thiên tai.
-
Thanh niên xứ Lạng thành công với than sạch không khói(Tapchinongthonmoi.vn) Vừa kinh doanh phát triển kinh tế làm giàu cho gia đình, vừa góp phần tạo công ăn việc làm cho lao động địa phương, góp phần bảo vệ môi trường… đó là mô hình sản xuất kinh doanh than sạch không khói của thanh niên Lý Văn Vương ở xã Tân Thành (huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn).
-
Ngành Nông nghiệp tỉnh Long An phấn đấu đạt mục tiêu tăng trưởng từ 2-2,5%Kỳ vọng vào lĩnh vực sản xuất nông nghiệp năm 2023 tăng trưởng từ 2-2,5%, UBND tỉnh Long An vừa có văn bản chỉ đạo các sở, ngành, địa phương thực hiện các giải pháp, phấn đấu đạt mục tiêu đề ra.
-
Thông tin cảnh báo thiên tai cần chính xác, kịp thời đến từng người dânĐể ứng phó với thiên tai diễn biến ngày càng cực đoan và khó đoán định cần có hệ thống cảnh báo sớm, thông tin kịp thời đến từng người dân.
-
Cà Mau: Thu hẹp khoảng cách số giữa nông thôn và thành thịÔng Nguyễn Văn Đen, Phó Giám đốc Sở TT&TT tỉnh Cà Mau cho biết: Ứng dụng Chính quyền điện tử (CaMau-G) được phổ biến, tuyên truyền rộng rãi đến người dân, doanh nghiệp thông qua Tổ công nghệ số cộng đồng và trên các phương điện truyền thông đại chúng. Đây là ứng dụng làm đại diện, tích hợp các ứng dụng nền tảng số, các dịch vụ thuộc Chính quyền điện tử tỉnh Cà Mau để người dân dễ dàng tiếp cận, sử dụng thuận tiện thông qua thiết bị di động, điện thoại thông minh.
-
Tạo đòn bẩy thúc đẩy sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong công nghiệpTham gia chương trình thỏa thuận tự nguyện thúc đẩy sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong lĩnh vực công nghiệp sẽ giúp các doanh nghiệp lựa chọn được phương án tối ưu trong quá trình triển khai chương trình tiết kiệm năng lượng, phù hợp với nhu cầu phát triển và điều kiện của doanh nghiệp.
-
Toàn văn thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 27 của Ủy ban Kiểm tra Trung ươngTrong các ngày 21 và 22/3, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp Kỳ thứ 27. Ông Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương chủ trì Kỳ họp.
-
Dịch bệnh truyền nhiễm diễn biến khó lường, Bộ Y tế yêu cầu tăng cường phòng, chốngBộ Y tế vừa có văn bản gửi UBND các tỉnh, thành phố về việc tổ chức triển khai kế hoạch phòng, chống dịch năm 2023.
-
1 Thực trạng giai cấp Nông dân Việt Nam hiện nay và một số vấn đề đặt ra
-
2 Phim Bão ngầm: "Chọn đạo diễn Đinh Thái Thụy vì đời tư không có scandal"
-
3 Hội Nông dân Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Nông dân Thế giới (WFO)
-
4 Nuôi lươn không bùn mang lại hiệu quả kinh tế cao ở Đô Lương
-
5 Vĩnh Long đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất nhân dịp kỷ niệm 190 năm thành lập tỉnh