Mở cửa trường nghề: Người lao động và doanh nghiệp cùng được lợi
Lao động phấn khởi vì sắp có việc làm
Bùi Thanh Sơn - sinh viên Trường Cao đẳng thương mại và du lịch Hà Nội cho biết em vừa quay trở lại trường học được 3 tháng. Em cảm thấy khá vui vì sau nhiều tháng phải học online ở nhà thì nay có thể được gặp thầy cô bạn bè.
Học trực tiếp rất cần thiết với các sinh viên như Sơn. Lý do là bởi với học nghề, có hơn 70% thời lượng học thực hành vì thế nếu không học trực tiếp thì khó để thực hành.
“Học trực tiếp được thầy cô cầm tay chỉ việc nên em thấy tự tin hơn về chuyên ngành. Em mong sớm tốt nghiệp để đi làm kiếm tiền lo cho sinh hoạt không phải phụ thuộc bố mẹ”, Sơn nói.
Bà Trịnh Thị Thu Hà - Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Thương mại và Du lịch Hà Nội cho biết, phải học trực tiếp thì học sinh mới có thể thực hiện được yêu cầu các môn học. Nhiều kỹ năng chuyên nghiệp đòi hỏi tính tỉ mỉ, chính xác cao vì thế học trực tiếp tăng hiệu quả đào tạo.
Do tác động dịch bệnh nên hoạt động đào tạo bị gián đoạn, vì thế năm nay trường Cao đẳng Thương mại và Du lịch Hà Nội chỉ có hơn 900 sinh viên tốt nghiệp. Nhiều sinh viên dù hoàn thành chương trình học nhưng nợ môn thực hành nên phải quay lại học thì mới thi hết môn được. Hiện nay các sinh viên năm cuối tại Trường Cao đẳng Thương mại và Du lịch Hà Nội đã đi thực tập tại các doanh nghiệp, được doanh nghiệp trả lương, mức lương khá cao từ 4-6 triệu đồng/tháng.
Hiện nay nền kinh tế bắt đầu mở cửa trở lại, nhất là với các ngành du lịch, dịch vụ, vì thế việc mở cửa lại các trường nghề là rất cần thiết nhằm giải quyết bài toán thiếu nhân lực đồng thời tạo công ăn việc làm cho sinh viên sắp tốt nghiệp.
Ông Đồng Văn Ngọc - Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Cơ điện Hà Nội cho biết, để chuẩn bị tốt cho quá trình dạy và học, ngay khi mở cửa trở lại nhà trường đã cho tất cả sinh viên kiểm tra đánh giá kiến thức hổng của sinh viên khi học online. Kết quả cho thấy lượng kiến thức thiếu hụt nhiều, trường đã lên kế hoạch để đào tạo bổ sung.
Linh hoạt trong việc dạy và học
Để hỗ trợ các trường và học sinh, sinh viên trong quá trình dạy và học, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (Bộ LĐTBXH) luôn cập nhật tình hình dịch bệnh và thị trường lao động để có những sự chỉ đạo phù hợp.
Mới đây đơn vị này cũng vừa có văn bản gửi các trường trung cấp, cao đẳng về việc liên kết đào tạo và đưa học sinh, sinh viên năm cuối đi thực hành, thực tập tại doanh nghiệp. Theo đó việc tổ chức thi kết thúc môn học, mô đun và thi tốt nghiệp năm cuối của học sinh, sinh viên các cơ sở giáo dục nghề nghiệp (GDNN) có thể được thực hiện tại doanh nghiệp nếu đáp ứng được các điều kiện đảm bảo chất lượng, và tuân thủ quy trình tổ chức thi theo quy định.
Nội dung công văn nêu rõ, trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 đang dần được kiểm soát, các hoạt động sản xuất, kinh doanh trở lại trạng thái bình thường mới. Để duy trì ổn định hoạt động đào tạo trong các nhà trường, đồng thời góp phần đáp ứng nhu cầu sử dụng lao động của các doanh nghiệp cho phục hồi kinh tế, Tổng cục GDNN đã đề nghị các trường tiếp tục đẩy mạnh hoạt động hợp tác giữa nhà trường và doanh nghiệp để đưa học sinh, sinh viên năm cuối đến doanh nghiệp thực hành, thực tập và tham gia vào hoạt động hỗ trợ sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
Theo đó, Tổng cục GDNN đưa ra giải pháp cụ thể là: Các trường lựa chọn doanh nghiệp đối tác có các điều kiện phù hợp về nhu cầu sử dụng lao động, ngành nghề, địa điểm sản xuất, kinh doanh và các điều kiện đảm bảo chất lượng cho việc thực hành, thực tập để phối hợp liên kết đào tạo, đưa học sinh, sinh viên năm cuối đến thực hành, thực tập theo hình thức vừa học, vừa làm.
Việc tổ chức thực hành, thực tập tại doanh nghiệp được thực hiện linh hoạt nhưng phải đảm bảo đúng quy định và bám sát mục tiêu, nội dung chương trình đào tạo. Các nội dung lý thuyết được thực hiện ở trường, thực hiện trực tuyến hoặc kết hợp trực tuyến và trực tiếp hoặc thực hiện trực tiếp tại doanh nghiệp nếu có đủ điều kiện cho giảng dạy; thời gian thực hành, thực tập sản xuất tại doanh nghiệp do nhà trường thống nhất với doanh nghiệp trong hợp đồng liên kết đào tạo. Việc tổ chức thi kết thúc môn học, mô đun và thi tốt nghiệp có thể được thực hiện tại doanh nghiệp nếu đáp ứng được các điều kiện đảm bảo chất lượng, và tuân thủ quy trình tổ chức thi theo quy định.
Đối với chương trình đào tạo được thực hiện theo phương thức tích lũy mô đun hoặc tín chỉ, trong quá trình thực tập tại doanh nghiệp, khi học sinh, sinh viên đã tích lũy đủ số mô đun, tín chỉ theo quy định của chương trình, các trường tổ chức xét công nhận tốt nghiệp ngay cho người học để đảm bảo quá trình làm việc của học sinh, sinh viên tại doanh nghiệp không bị gián đoạn.
Ngoài việc chỉ đạo các cơ sở GDNN tăng cường liên kết đào tạo và đưa học sinh, sinh viên năm cuối đi thực hành, thực tập tại các doanh nghiệp, Tổng cục GDNN cũng ban hành kế hoạch tổ chức các hoạt động thực hiện công tác tuyển sinh năm 2022. Qua đó nhằm tăng cường tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu về GDNN; hướng dẫn, hỗ trợ các cơ sở GDNN tuyên truyền, tư vấn tuyển sinh. Tăng cường kết nối doanh nghiệp trong tuyển sinh, giải quyết việc làm và hỗ trợ doanh nghiệp trong sản xuất, kinh doanh. Đồng thời, phấn đấu hoàn thành kế hoạch, chỉ tiêu tuyển sinh năm 2022.
Ông Trương Anh Dũng - Tổng cục Trưởng Tổng cục GDNN cũng cho biết, trong năm 2022 Tổng cục GDNN sẽ tăng cường hướng dẫn, chỉ đạo công tác tuyên truyền, tư vấn tuyển sinh cho các địa phương, cơ sở GDNN.
“Đặc biệt chúng tôi triển khai tổ chức các hoạt động truyền thông về GDNN theo kế hoạch truyền thông, nhằm hỗ trợ các trường thực hiện tuyển sinh. Tổ chức các hội nghị tuyển sinh ở một lĩnh vực đặc thù, ngành nghề trọng điểm, ở một số khu vực trọng điểm. Tiếp tục hoàn thiện, triển khai các cơ chế, chính sách về tuyển sinh, tổ chức đào tạo, tạo điều kiện thu hút người học vào GDNN”, ông Dũng nói.
Mục tiêu cụ thể được đề ra trong năm 2022 sẽ tuyển sinh tăng 10% so với số thực hiện năm 2021. Cả nước sẽ có 2.249.500 người tốt nghiệp trong lĩnh vực GDNN. Trong đó, trình độ cao đẳng, trung cấp là 501.500 người; trình độ sơ cấp và các chương trình đào tạo khác là 1.748.000 người.
Theo Bộ LĐTBXH
-
Trách nhiệm của truyền thông với nguy cơ an toàn thực phẩm -
Phú Mỹ: Đồng hành thiết thực cùng bà con nông dân qua chương trình “Bác sĩ nông học” -
Đẩy mạnh đào tạo nhân lực cho ngành công nghiệp bán dẫn và một số ngành công nghệ số cốt lõi -
Đưa 3 công trình thủy lợi vào danh mục liên quan đến an ninh quốc gia
- Xuất khẩu thủy sản lập kỷ lục tự tin cán mốc 10 tỷ USD
- Lễ hội “Đặc sản Việt cho Tết Việt”: Nơi lưu giữ nét đẹp truyền thống xưa
- Nghiên cứu đề xuất giảm 4 cơ quan Đảng thuộc Trung ương, 5 bộ và 2 cơ quan thuộc Chính phủ, 4 uỷ ban của Quốc hội
- Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW
- Chuyển đổi số là cuộc cách mạng về quan hệ sản xuất, về thể chế
- Người có công được hỗ trợ 30 triệu đồng/hộ để cải tạo, sửa chữa nhà ở, 60 triệu đồng/hộ nếu xây mới
- Thủ tướng Chính phủ đồng ý với đề xuất nghỉ Tết Ất Tỵ 9 ngày liên tục
-
Hà Tĩnh: Hiệu quả “nhìn thấy được” từ những mô hình kinh tế tập thể(Tapchinongthonmoi.vn) - Xác định kinh tế tập thể là một thành phần quan trọng, đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế của địa phương, những năm qua tỉnh Hà Tĩnh rất quan tâm, chỉ đạo tạo điều kiện thuận lợi để các hợp tác xã, tổ hợp tác phát triển cả về số lượng và chất lượng.
-
Phân cấp, phân quyền tốt giúp tinh giản biên chế, tinh gọn tổ chức bộ máyNhiều câu chuyện vướng mắc trong công tác quản lý Nhà nước, những bất cập trong việc phân cấp, phân quyền cho thấy cần phải đẩy mạnh cơ chế phân cấp, phân quyền, đi liền với đó là kiểm soát quyền lực.
-
Thủ tướng: Xây dựng những công trình thế kỷ, dứt khoát không để thiếu điện với tăng trưởng kinh tế 2 con sốSáng 8/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Hội nghị tổng kết công tác đầu tư xây dựng các Dự án đường dây tải điện 500 kV mạch 3 từ Quảng Trạch (tỉnh Quảng Bình) đến Phố Nối (tỉnh Hưng Yên).
-
Phát huy giá trị di sản 'Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt'Ngày 7/12, tại Phủ Tiên Hương, xã Kim Thái, huyện Vụ Bản (Nam Định), Hội Bảo vệ và phát huy di sản “Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt” tỉnh Nam Định tổ chức Đại hội lần thứ II, nhiệm kì 2024-2027.
-
Mô hình rừng - thủy sản cho nông dân thu nhập bền vữngKết thúc mùa vụ nuôi trồng thủy sản vùng nước mặn, lợ năm 2024, hàng ngàn hộ nông dân ở các vùng ven biển tỉnh Trà Vinh đạt mức thu nhập bình quân khoảng 150 triệu đồng/ha/năm từ mô hình trồng rừng kết hợp nuôi thủy sản.
-
Chuyển đổi số nâng cao hiệu quả công việc, chất lượng phục vụ nhân dânXác định công tác chuyển đổi số có vai trò quan trọng nâng cao hiệu quả công việc, chất lượng phục vụ nhân dân, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, thời gian qua, tỉnh Kiên Giang thực hiện chuyển đổi số trên tất cả các lĩnh vực, các cấp, các ngành, mang lại nhiều lợi ích thiết thực.
-
Thủ tướng: Ưu tiên cao nhất cho tăng trưởng, chính sách phải 'cởi trói' để sản xuất, kinh doanh bung raKết luận phiên họp Chính phủ thường kỳ sáng 7/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, việc xây dựng chính sách phải nhìn xa, trông rộng, nghĩ lớn, làm lớn, các chính sách phải "cởi trói" để sản xuất kinh doanh bung ra, phục vụ ưu tiên cao nhất là thúc đẩy tăng trưởng, từ đó tăng thu nhập bình quân đầu người, tăng năng suất lao động, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân và nâng cao vị thế đất nước.
-
Tuần lễ Du lịch Bà Rịa-Vũng Tàu 2024 với chủ đề “LET’S GO!!! Ba Ria-Vung Tau”Chiều 6/12, tại tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, Sở Du lịch tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu phối hợp với Hiệp hội Du lịch tỉnh tổ chức Họp báo công bố chương trình Tuần lễ Du lịch Bà Rịa-Vũng Tàu 2024 với chủ đề “LET’S GO!!! Ba Ria-Vung Tau”.
-
Đưa đặc sản lên sàn thương mại điện tử - hướng phát triển bền vững của Gia LaiNhiều đặc sản của Gia Lai như cà phê, hồ tiêu, mật ong đã đến với người tiêu dùng trong nước và quốc tế thông qua thương mại điện tử. Sự kết hợp giữa phương thức thương mại truyền thống và hiện đại đã mở ra hướng đi bền vững cho nông sản Gia Lai.
-
Bài cuối: Nâng cao hiệu quả tuyên truyền pháp luậtThời gian qua, tỉnh Sơn La đã đổi mới hình thức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật; tập trung tuyên truyền chủ trương, chính sách, pháp luật gắn với đời sống bà con các dân tộc thiểu số, qua đó, nâng cao hiểu biết và ý thức chấp hành pháp luật của người dân.
-
1 Năng động, sáng tạo, các cấp Hội trong Cụm thi đua số 2 đạt và vượt nhiều chỉ tiêu thi đua -
2 Hội Nông dân tỉnh Điện Biên – 50 năm một chặng đường phát triển -
3 Thanh Hoá: Nông dân được học tập, chia sẻ kinh nghiệm xử lý rác thải thân thiện với môi trường -
4 “Giải cứu” hàng nghìn phụ nữ, trẻ em khỏi bạo hành -
5 Cụm thi đua số 4: Tăng cường kết nối giao thương quảng bá, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp và hoạt động an sinh xã hội