Dự kiến điểm chuẩn ngành sư phạm, ngành vi mạch bán dẫn sẽ tăng cao
Xu hướng học sinh đăng ký vào các trường đại học
Tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ chiều 5/8, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Hoàng Minh Sơn đã thông tin về tình hình đăng ký tuyển sinh đại học.
Theo Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Hoàng Minh Sơn, theo số liệu đăng ký tuyển sinh Bộ đã công bố, có hơn 733.000 thí sinh trên tổng số 1 triệu thí sinh đăng ký dự thi tốt nghiệp phổ thông năm 2024. Đây là tỷ lệ cao, 68,5%, so với các năm trước - khoảng 64%. Điều này cho thấy nhu cầu học tập, tốt nghiệp đại học cao, thể hiện tin tưởng của người dân với chất lượng giáo dục đại học có chuyển biến trong những năm qua.
Theo nhận định của Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn, thị trường lao động việc làm và nhu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao ngày càng cao được đặt ra theo xu hướng phát triển của đất nước. Bên cạnh đó, sự lựa chọn của người học có thay đổi do được tư vấn kỹ về đặc điểm, cơ hội nghề nghiệp và ngành học. Thông tin thị trường lao động cũng sát, nên xu hướng lựa chọn ngành học, chương trình học thể hiện nguyện vọng và tâm lý của các em cho thấy sự tích cực.
Số lượng các em học sinh đăng ký vào các lĩnh vực (24 lĩnh vực với 400 ngành đào tạo), thì lĩnh vực kỹ thuật công nghệ, lĩnh vực STEAM, máy tính công nghệ thông tin có tỷ lệ đăng ký nhiều. Bên cạnh đó là ngành Khoa học giáo dục, đào tạo giáo viên, khối sư phạm có số lượng đăng ký rất đông; sau đó là ngành Nhân văn, Sức khỏe.
So sánh với năm 2023, Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn cho biết, có 3 lĩnh vực có tỷ lệ nguyện vọng đăng ký tăng mạnh nhất, là khối khoa học giáo dục, đào tạo giáo viên tăng 85%. Việc này cho thấy sự quan tâm của các em trong ngành Sư phạm nhờ chính sách hỗ trợ sinh hoạt phí, học phí... Tiếp đó là lĩnh vực khoa học tự nhiên, dù chiếm tỷ trọng nhỏ, nhưng nguyện vọng tăng 61%; an ninh quốc phòng cũng tăng 46,5%, dù số lượng không lớn.
Ngành học nào tăng cao nhất?
Theo thống kê của Bộ Giáo dục và đào tạo lĩnh vực tăng nhiều nhất là khoa học giáo dục và đào tạo giáo viên, tăng 200.000 nguyện vọng nên dự kiến điểm chuẩn ngành này sẽ tăng. Khối kỹ thuật công nghệ tăng 100.000 nguyện vọng đăng ký.
Một số lĩnh vực giảm như kinh doanh quản lý giảm 3%, giảm 24.000 nguyện vọng; lĩnh vực máy tính và công nghệ thông tin giảm do chững lại ở một số ngành liên quan, mức giảm gần 5%, tương đương 15.000 nguyện vọng; dịch vụ vận tải giảm 20%, tương đương 77.000 nguyện vọng.
Với khối STEAM khoa học kỹ thuật, công nghệ và toán, tỷ lệ đăng ký nguyện vọng chiếm 30% - vẫn giữ mức độ tốt về nhu cầu học. Trong những năm qua, đây vẫn là những ngành luôn duy trì tăng trưởng khá và tổng số nguyện vọng tăng 11% trong năm nay.
Đặc biệt, ngành công nghệ cao, như ngành vi mạch bán dẫn có số lượng tăng khá. Tổng số nguyện vọng ngành thiết kế vi mạch bán dẫn tăng 30%, nguyện vọng 1 tăng 40%. Điều này cho thấy các thí sinh rất "nhạy", nắm bắt xu hướng phát triển các ngành công nghệ cao.
Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn nhấn mạnh, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ tiếp tục phân tích các ngành để có số liệu chính xác hơn cung cấp cho báo chí và các xã hội về nhu cầu đăng ký xét tuyển của các thí sinh đại học.
-
Trường Trung cấp Nông dân Việt Nam xây dựng chương trình đào tạo mới gắn với lợi ích của nông dân -
Hào hứng chào đón năm học mới tại ngôi trường mang tên người anh hùng áo vải Lương Văn Nắm -
Cơ hội việc làm cuối năm cho nhiều lao động ở Đồng Nai -
Trước ngày 27/8, thí sinh cần xác nhận nhập học Đại học qua cổng trực tuyến của Bộ Giáo dục và Đào tạo
- Yêu cầu các địa phương sẵn sàng chuẩn bị cho năm học 2024-2025
- Ngành Giáo dục và Đào tạo Sơn La góp phần tích cực trong xây dựng nông thôn mới
- Đại học Quốc gia Hà Nội công bố đề thi tham khảo bài thi đánh giá năng lực năm 2025
- Bộ Giáo dục và Đào tạo cân nhắc bỏ phương thức xét tuyển đại học sớm
- Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành khung thời gian năm học 2024 – 2025
- Cuộc thi tiếng Anh thú vị dành cho học sinh
- 17 giờ chiều 30/7: 'Chốt' đăng ký nguyện vọng xét tuyển vào các trường đại học
-
Thủ tướng chủ trì Hội nghị khắc phục hậu quả bão với 4 mục tiêu lớnSáng 15/9, thực hiện chỉ đạo của Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị về khẩn trương khắc phục hậu quả bão Yagi, nhanh chóng ổn định tình hình Nhân dân, khôi phục sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng.
-
Thống kê ban đầu: Bão số 3 gây thiệt hại hơn 31.000 tỷ đồngTheo Bộ Nông nghiệp và PTNT, tổng thiệt hại kinh tế ước tính ban đầu do cơn bão số 3 (bão Yagi) gây ra hơn 31.596 tỷ đồng. Hiện các địa phương đang tiếp tục rà soát, cập nhật thống kê thiệt hại.
-
Mọi trẻ em đều phải được vui chơi, học tập và phát triển toàn diệnPhó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình đề nghị các cấp, các ngành, đoàn thể, các bậc cha mẹ, thầy cô,… tiếp tục có nhiều hành động thiết thực hơn nữa, quan tâm, chăm lo, tạo môi trường, điều kiện thuận lợi nhất để mọi trẻ em dù ở lứa tuổi nào, cấp học nào, miền núi hay đồng bằng, biên giới hay biển đảo xa xôi đều được vui chơi, học tập và phát triển toàn diện, được sống trong tình yêu thương, môi trường sống an toàn, lành mạnh.
-
Hỗ trợ thực phẩm cho người dân vùng ngập lụt: Làm thế nào để đảm bảo an toàn?Trong số hàng cứu trợ người dân vùng bão, lũ có nhiều loại bánh chưng, bánh mỳ và nhiều loại thực phẩm do các nhóm hay hộ gia đình tự chế biến, được hút chân không để bảo quản.
-
Xây dựng pháp luật nhằm quản lý chặt chẽ, nhưng phải kiến tạo để phát triểnThủ tướng chỉ đạo quá trình xây dựng, hoàn thiện các dự án luật phải đảm bảo thể chế hóa, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng nhằm quản lý chặt chẽ, nhưng phải kiến tạo để phát triển.
-
Hà Nội: Sự cố vỡ bờ sông Ngũ Huyện Khê đã được khắc phụcDo mực nước sông dâng cao (trên báo động 3) đã làm vỡ một đoạn bờ hữu sông Ngũ Huyện Khê, trên địa bàn thôn Đình Tràng, xã Dục Tú (Đông Anh, TP. Hà Nội).
-
Đồng Nai có 694ha diện tích cây ăn trái được cấp mã số vùng trồng xuất khẩu(Tapchinongthonmoi.vn) – Trên địa bàn tỉnh Đồng Nai hiện có 13 hợp tác xã (HTX) với tổng diện tích 694ha được cấp mã số vùng trồng đối với cây chuối, sầu riêng, chôm chôm, xoài để xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc, Hoa Kỳ, Australia, Newzealand.
-
Thủ tướng: Kiên quyết không để tình trạng găm hàng, tăng giá bất hợp lý sau bãoThủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 95/CĐ-TTg ngày 13/9/2024 về tăng cường công tác cung ứng hàng hóa thiết yếu phục vụ Nhân dân các địa phương bị ảnh hưởng của cơn bão số 3.
-
Đoàn công tác của Phó Chủ tịch Nước hỗ trợ 500 triệu đồng giúp tỉnh Lạng Sơn khắc phục hậu quả sau bão Yagi(Tapchinongthonmoi.vn) - Trong chiều ngày 13/9, tại thôn Đồng Bụt (xã Yên Bình, huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn), Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân và đoàn công tác của Trung ương đã đến kiểm tra tình hình khắc phục hậu quả sau bão số 3 (bão Yagi) và thăm hỏi, động viên, tặng quà người dân địa phương.
-
Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa thăm hỏi động viên người dân vùng lũ Sơn LaChiều 13/9, đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương đã tới kiểm tra tình hình thiệt hại, công tác khắc phục hậu quả mưa lũ do tác động của hoàn lưu cơn bão số 3 tại xã Hua Păng, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La.
-
1 Chuyên gia “giải mật” cách chăm bón cây cà phê tại Tây Nguyên trong mùa mưa -
2 Vĩnh Phúc: Trình diễn pháo hoa và lễ hội tuyết dịp Quốc khánh 2/9 tại Tam Đảo -
3 Công an vào cuộc vụ "Người dân "ngậm trái đắng" vì hội thảo bán hàng, cơ quan chức năng địa phương không hay" -
4 Người dân "ngậm trái đắng" vì hội thảo bán hàng, cơ quan chức năng địa phương không hay -
5 Hội Nông dân Việt Nam phát động ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do cơn bão số 3