
Điểm thấp vẫn không tuyển đủ chỉ tiêu
Theo báo cáo của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), năm 2022, tỷ lệ tuyển sinh giữa các nhóm ngành có sự chênh lệch khá lớn. Trong khi nhóm ngành Kinh doanh và Quản lý chiếm tỷ lệ 24,54%, thì những nhóm ngành như Khoa học tự nhiên chỉ chiếm 0,44%, Toán và Thống kê chiếm 0,4% tỷ lệ tuyển sinh. Có 45/220 ngành Đào tạo ĐH tuyển sinh đạt tỷ lệ thấp. Cụ thể, Nông lâm nghiệp và Thủy sản, Khoa học sự sống, Khoa học tự nhiên và Dịch vụ xã hội tiếp tục đứng đầu danh sách các lĩnh vực tuyển sinh rất thấp trong 3 năm qua.
Theo thông tin từ Bộ NN&PTNT, giai đoạn 2016-2020, học sinh, sinh viên đăng ký các ngành, lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy lợi và thủy sản giảm trên 30% so với giai đoạn 2011-2015. Trong những năm gần đây, một số ngành Nông nghiệp truyền thống có rất ít, hoặc thậm chí không có sinh viên đăng ký học. Chưa kể, điểm chuẩn của các khối ngành này trong 3 năm qua cũng thấp, chủ yếu dao động trong khoảng 15-16 điểm, tức chỉ ở mức hơn 5 điểm/môn.
PGS,TS Võ Văn Thắng, Hiệu trưởng Trường ĐH An Giang - ĐH Quốc gia TP. HCM, cho biết, trong 3 năm gần đây, điểm đầu vào những ngành Nông nghiệp của trường chỉ 14-16 điểm. Mặc dù điểm thấp nhưng nhiều ngành luôn trong tình trạng tuyển không đủ chỉ tiêu.
Trường ĐH Cần Thơ, được xem là trường có uy tín và thế mạnh về đào tạo ngành Nông nghiệp cho vùng ĐBSCL, cũng chung cảnh ngộ. Điểm chuẩn các ngành Khoa học đất, Chăn nuôi, Nông học, Công nghệ rau quả và Cảnh quan, Kinh doanh nông nghiệp khá thấp. Tương tự, trong các kỳ tuyển sinh từ năm 2019-2021, Học viện Nông nghiệp Việt Nam có điểm chuẩn các ngành Bảo vệ thực vật, Bệnh học thủy sản, Chăn nuôi, Chăn nuôi thú y, Kinh tế nông nghiệp phát triển nông thôn, Thú y, Thủy sản… chỉ từ 15-18 điểm nhưng vẫn không tuyển đủ chỉ tiêu.

Năm 2022, ngành Địa chất học, Trường ĐH Khoa học tự nhiên - ĐH Quốc gia TP. HCM tuyển được 11 sinh viên trong tổng số 100 chỉ tiêu. Hai năm trước, số sinh viên nhập học ở ngành này cao hơn, ở mức 20 người. Ngành Kỹ thuật Địa chất có chỉ tiêu tuyển sinh hàng năm là 30, nhưng trong ba năm 2019, 2020 và 2022 chỉ tuyển được lần lượt 4, 9 và 10 sinh viên. Ở các ngành Khoa học môi trường, Công nghệ kỹ thuật môi trường, số lượng sinh viên giảm từ hơn 100 xuống trên 60. Tại Trường ĐH Mỏ - Địa chất, sau khi công bố điểm chuẩn đợt 1 năm 2022, nhiều ngành cho biết thiếu sinh viên thuộc nhóm ngành Kỹ thuật dầu khí, Địa chất, Trắc địa, Mỏ, Bảo vệ môi trường.
“Bao học” vẫn không có nguồn tuyển
TS. Trần Đình Lý, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Nông lâm TP. HCM, nhìn nhận: Hiện nay có một nghịch lý là một số ngành nghề dù nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp lớn nhưng tuyển sinh còn gặp khó khăn. Trong số những ngành đó, tập trung vào khối ngành Khoa học sự sống khá nhiều. Riêng nhóm ngành Lâm nghiệp vẫn luôn khó tuyển, mặc dù nhu cầu nguồn nhân lực rất cao, doanh nghiệp phải “đặt hàng” đào tạo. Có tập đoàn đã tuyên bố tài trợ toàn bộ học phí để thu hút sinh viên nhưng vẫn chưa tuyển đủ.
Nhìn vào nguyên nhân, TS. Trần Đình Lý cho rằng: Việc thí sinh, phụ huynh chưa đánh giá đúng mức quan trọng của nhóm ngành Khoa học sự sống một phần do công tác truyền thông, phổ biến chưa đúng tầm. Hiện nay, khoa học công nghệ rất phát triển, thí sinh có xu hướng tập trung vào các ngành được tiếng là “hot” mà không quan tâm đến nhu cầu tuyển dụng, sự phù hợp và thu nhập sau khi ra trường. Công tác tư vấn hướng nghiệp chưa thật sự đáp ứng được nhu cầu của thí sinh và phụ huynh. Một số chuyên gia tư vấn hướng nghiệp được trưng dụng từ các nguồn khác nhau nên chưa hiểu hết về các ngành, nghề trong tương lai. Ngoài ra, một số video clip giới thiệu ngành nghề, hướng nghiệp được xây dựng sơ sài, không có số liệu cụ thể đã làm cho thí sinh hiểu sai về tình hình việc làm của các ngành thuộc nhóm ngành Khoa học sự sống. Thật ra, các ngành này hiện nay đang rất “hot”, các tập đoàn, công ty thường xuyên liên hệ với nhà trường để đặt hàng tuyển dụng từ khi sinh viên mới nhập học...
PGS,TS Vũ Hải Quân, Giám đốc ĐH Quốc gia TP. HCM, chia sẻ: “ĐH Quốc gia TP. HCM vừa ký kết với UBND tỉnh An Giang về tăng cường hợp tác nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ; hợp tác phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành Nông nghiệp và phát triển nông thôn... Tuy nhiên, qua khảo sát và tìm hiểu thực trạng đào tạo các ngành Nông nghiệp, tôi thật sự băn khoăn bởi trong vài năm gần đây, điểm chuẩn đầu vào của những ngành này chỉ 14, 15 và 16 điểm, thấp nhất so với những ngành khác, nhưng lại không tuyển đủ chỉ tiêu. Chúng ta đặt mục tiêu phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp bền vững, nông nghiệp hiện đại mà nguồn nhân lực như vậy thì rất khó”.
Theo đại diện nhiều trường có đào tạo ngành nông nghiệp, điểm đầu vào thấp, tuyển không đủ chỉ tiêu, tổng chỉ tiêu luôn thấp hơn so với những nhóm ngành khác là thực tế đáng buồn. Để thực hiện được mục tiêu đề ra, cần phải có chính sách đặc thù cho đào tạo nhân lực của ngành Nông nghiệp. Giải pháp trước tiên là phải có chính sách tuyển sinh để thu hút người học, sau đó là chế độ đãi ngộ để thu hút nguồn nhân lực cho ngành Nông nghiệp.
Theo chuyên gia dự báo nhân lực Trần Anh Tuấn, Phó Chủ tịch Hội Giáo dục nghề nghiệp TP. HCM, điều quan trọng nhất là nghề nghiệp phải phù hợp với bản thân. Mỗi người phải chọn nghề, bậc học, chương trình học và trường đào tạo phù hợp cho chính mình. Phụ huynh chỉ nên đưa ra lời khuyên, định hướng chứ không nên áp đặt lựa chọn ngành nghề thay cho con; đồng thời tạo cho con có cơ hội được trải nghiệm nhiều hơn để tìm ra những lĩnh vực phù hợp với khả năng của mình.
-
Thông báo tuyển sinh của Trường Trung cấp Nông dân Việt Nam
-
“Mách” sĩ tử bí quyết bứt tốc trong tháng cuối cùng trước kỳ thi THPT
-
Chuyển đổi số nâng cao chất lượng giáo dục ở Trường phổ thông dân tộc nội trú Thái Nguyên
-
Trường Trung cấp Nông dân Việt Nam: Cái nôi đào tạo nghề nông cho con em nông dân
- Thông báo tuyển sinh của Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội
- Trường hợp nào được tuyển thẳng vào lớp 10 năm học 2023-2024?
- Đào tạo nghề hướng đến giảm nghèo bền vững cho lao động nông thôn
- Mở cánh cửa mới cho bà con nông dân phát triển sản xuất
- Những thứ tự ưu tiên khi chọn ngành, chọn trường đại học
- Đào tạo nghề gắn với nhu cầu người học
- Nghệ An: Bế giảng 2 lớp đào tạo nghề tại huyện Quỳ Châu
-
Sắp xếp, tổ chức lại bệnh viện để chăm lo sức khoẻ cho nhân dân tốt hơnNgày 1/6, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã nghe Bộ Y tế báo cáo dự thảo Đề án tổng thể sắp xếp lại bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế (Đề án), với sự tham dự của lãnh đạo một số bộ ngành, địa phương.
-
Phát hiện gần 12.000 lọ thực phẩm chức năng giả dán mác quốc tếGần 12.000 lọ thực phẩm chức năng nghi là hàng giả được "ra lò" tại một căn nhà cấp 4 ẩm thấp nằm sâu trong thôn Cao Sơn (xã Tiên Phương, Chương Mỹ, Hà Nội), vừa bị lực lượng quản lý thị trường Hà Nội phối hợp với Công an huyện Chương Mỹ phát hiện.
-
Thủ tướng Phạm Minh Chính chúc mừng Đại lễ Phật đảnSáng 2/6, tại chùa Quán Sứ, Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tới chúc mừng các chức sắc, tăng ni, Phật tử Giáo hội Phật giáo Việt Nam nhân dịp Đại lễ Phật đản Phật lịch 2567 - Dương lịch 2023.
-
Nghệ thuật khèn của người Mông ở Yên Bái là Di sản văn hóa phi vật thể quốc giaNgày 1/6, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng đã ký Quyết định số 1401/QĐ-BVHTTDL về việc công bố Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
-
Động viên kịp thời gia đình cán bộ Hội có căn nhà bị lửa thiêu rụiThông tin từ lãnh đạo xã Thanh Hóa cho biết đã có nhiều đoàn thể cũng như bà con lối xóm đến động viên gia đình khi ngôi nhà làm bằng gỗ bị lửa thiêu rụi hoàn toàn.
-
Rào cản trên đường đến 1.000 tỷ USD của kinh tế số Đông Nam ÁKinh tế số Đông Nam Á có nhiều thuận lợi để phát triển như dân số trẻ, thành thạo công nghệ. Tuy nhiên, vẫn tồn tại khoảng cách kỹ thuật số giữa các quốc gia cũng như trong cùng một nước.
-
Doanh nghiệp Nhật Bản đánh giá cao vùng vải thiều Thanh HàNgày 1/6, trong chuyến thăm vùng vải thiều Thanh Hà, tỉnh Hải Dương, đại diện doanh nghiệp Nhật Bản đã trực tiếp trò chuyện với người nông dân, thưởng thức vải chín tại vườn và ghé thăm cây vải tổ. Các vị khách đến từ thị trường vốn được đánh giá là khó tính đã bày tỏ sự ngạc nhiên và dành lời khen ngợi đối với vùng trồng vải rộng lớn, nhất là ấn tượng với chất lượng thơm ngon của quả vải Thanh Hà.
-
Khai mạc Tuần lễ mận, nông sản an toàn tỉnh Sơn La và các tỉnh, thành phố năm 2023(Tapchinongthonmoi.vn) Tối 1/6, tại Trung tâm thương mại Big C Thăng Long, Hà Nội diễn ra Lễ khai mạc Tuần lễ mận và nông sản an toàn tỉnh Sơn La và các tỉnh, thành phố năm 2023; ký kết đưa trái Mận hậu Sơn La trên các chuyến bay VietNam Airlines năm 2023.
-
Lạng Sơn: Nông dân trồng ớt được mùa “kép”(Tapchinongthonmoi.vn) - Với giá bán trung bình từ 30.000-40.000 đồng/kg, những người trồng ớt ở Lạng Sơn không khỏi vui vừng vì ớt thu hoạch năm nay vừa được mùa lại được giá.
-
Vấn đề Tổ hợp tác như là tổ chức tiền Hợp tác xã(Tapchinongthonmoi.vn) - Nhìn chung, bản dự thảo Luật HTX (sửa đổi) 2023 đã được dự thảo khá công phu, nhìn chung phù hợp tình hình phát triển HTX của Việt Nam tuy nhiên còn một số góp ý liên quan đến chương IX Tổ hợp tác (THT).
-
1 Ấn tượng về “nữ thủ lĩnh” Xuân Lộc
-
2 Thực trạng giai cấp Nông dân Việt Nam hiện nay và một số vấn đề đặt ra
-
3 Nhiều chính sách hỗ trợ xây dựng nông thôn mới nâng cao được thực hiện đồng bộ
-
4 Dưa hấu Xuân Hồng – vị ngọt kết tinh từ nắng miền Trung
-
5 Phim Bão ngầm: "Chọn đạo diễn Đinh Thái Thụy vì đời tư không có scandal"