Công ty Phân lân nung chảy Văn Điển

Người nuôi lợn thiệt hại kép do Dịch tả lợn châu Phi và Covid-19

11:18 15/11/2021 GMT+7
Dịch tả lợn châu Phi đang tái bùng phát trở lại trên diện rộng ở tỉnh Kiên Giang. Hiện nay, đã có 8 huyện, thành phố trong tỉnh xuất hiện dịch, hơn 1.200 con lợn, ước trọng lượng gần 75 tấn đã bị tiêu huỷ, thiệt hại hơn 3 tỷ đồng.

Cùng với ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19 khiến giá lợn xuống thấp, nay lại bùng phát thêm Dịch tả lợn châu Phi khiến người chăn nuôi ở Kiên Giang bị thiệt hại nghiêm trọng, cuộc sống càng khó khăn hơn.

Chỉ trong vòng hơn nửa tháng tái bùng phát, Dịch tả lợn châu Phi đã lây lan ra 10 ấp thuộc 7 xã, thị trấn của huyện Tân Hiệp. Có 19 hộ đã buộc phải tiêu hủy trên 520 con, ước trọng lượng khoảng 36 tấn. Điều này khiến cho hơn 1.900 hộ chăn nuôi lợn của huyện hết sức lo lắng.

Kiên Giang tập trung khống chế dịch bệnh, chăm sóc tổng đàn lợn trên 200.000 con.

Là một trong những hộ đầu tiên của địa phương bị ảnh hưởng bởi Dịch tả lợn châu Phi, vào thời điểm năm 2019, gia đình ông Nguyễn Văn Nghị, ngụ ấp Kênh 10B, thị trấn Tân Hiệp đã phải tiêu hủy toàn bộ đàn lợn 32 con. Sau khi nhận hỗ trợ và tái đàn lại vào năm 2020, đàn lợn của ông tiếp tục bị nhiễm dịch bệnh. Trước mức độ nguy hiểm của dịch, ông Nghị đành quyết định từ bỏ việc chăn nuôi lợn vốn được xem là kinh tế chính của gia đình trong suốt 20 năm.

“Tôi thì chăn nuôi rất lâu rồi nhưng dịch bệnh này khó trị hơn những bệnh như tai xanh hay thương hàn. Bệnh này càng tiêm càng chết, tôi bỏ bẵng đi một thời gian mới nuôi lại nhưng vẫn bị nên chúng tôi chắc có lẽ là nghỉ nuôi” - ông Nghị chia sẻ.

Tân Hiệp cũng là địa phương có tổng đàn lợn lớn, với khoảng 45.000 con, rất nhiều hộ chăn nuôi đang tập trung giữ đàn chuẩn bị cung ứng cho dịp Tết Nguyên đán sắp tới. Việc tái bùng phát Dịch tả lợn châu Phi được xác định sẽ ảnh hưởng đáng kể nếu không được kiểm soát, khống chế tốt. Hiện tại ngành chức năng huyện Tân Hiệp đã thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng, chống dịch theo chỉ đạo, đồng thời lập hồ sơ các hộ bị thiệt hại để có phương án hỗ trợ sớm, khi có kinh phí.

Ông Bùi Quốc Duy, Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT Tân Hiệp thông tin: “Dịch lần này gây thiệt hại về kinh tế cho người dân rất nhiều. Ở Tân hiệp, ngành Nông nghiệp sau trồng lúa thì thu nhập trên lĩnh vực chăn nuôi con lợn là chính. Ngành Nông nghiệp phối hợp với UBND xã thực hiện đầy đủ hồ sơ thủ tục để giúp người dân có điều kiện đầy đủ hồ sơ khi tiêu huỷ để khi có chính sách của tỉnh chúng tôi sẽ tiến hành hỗ trợ”.

Người chăn nuôi chăm sóc lợn kỹ lưỡng hơn để bảo vệ trước Dịch tả lợn châu Phi.

Sau hơn 20 tháng được khống chế, Dịch tả lợn châu Phi tái bùng phát trở lại tại Kiên Giang kể từ tháng 9 sau đó lây lan trên diện rộng ra 28 xã, phường, thị trấn, thuộc 8 huyện, thành phố của tỉnh.

Theo thống kê, số hộ chăn nuôi nhỏ lẻ của tỉnh chiếm đến 80%, đây là nơi dễ phát sinh và chịu ảnh hưởng bởi dịch bệnh. Nhất là trong điều kiện chưa có vaccine cũng như thuốc điều trị đặc hiệu.

Ông Lê Hữu Toàn, Phó giám đốc Sở nông nghiệp và PTNT Kiên Giang cho biết: “Chúng tôi chú trọng các huyện có tổng đàn lớn lợn như Tân Hiệp, Giồng Riềng và một số huyện đã có xuất hiện dịch bệnh thì ngành Nông nghiệp thành lập đoàn để đi khảo sát thực tế để hướng dẫn, chỉ đạo các giải pháp chuyên môn để thực hiện kiểm soát dịch. Một là đảm bảo theo đúng yêu cầu quy định cùng ra cùng vào và theo dõi kỹ tình hình sức khoẻ của động vật trước khi giết mổ để tránh tình trạng giết mổ tháo chạy động vậy gây bệnh làm lây lan nguy cơ trên địa bàn tỉnh”.

Nhờ áp dụng các giải pháp phòng, chống dịch kịp thời và kiên quyết trong khâu kiểm soát giết mổ, tình hình Dịch tả lợn châu Phi đang có chiều hướng chững lại. Có hơn 8 xã qua 21 ngày không còn ổ dịch trên địa bàn cấp xã; tỷ lệ lây lan đã giảm khoảng 60% trong 15 ngày, hiện chỉ còn 8 ổ dịch trên địa bàn trong 15 ngày.

Tỉnh Kiên Giang đang tập trung duy trì tổng đàn lợn trên 200.000 con, trong đó có 34 trang trại quy mô khép kín chiếm khoảng 50.000 con. Đây sẽ là nguồn cung ứng thực phẩm đảm bảo phục vụ tốt cho nhu cầu của người dân trong dịp Tết Nguyên đán sắp tới. Về lâu dài, ngành chuyên môn dự kiến sẽ quy hoạch lại vùng chăn nuôi, hỗ trợ nông dân chuyển sang chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học./.
 

Theo VOV

Người nuôi lợn lỗ nặng vì giá thịt lao dốc
“Sáng nay tôi vừa phải bán lứa lợn thịt với giá 42.000 đồng/kg, tính ra, mỗi con lợn xuất chuồng lỗ 1,5-1,8 triệu đồng”, ông Nguyễn Công Bắc, chủ trang trại chăn nuôi lợn ở Sơn La than thở sau khi xuất bán đàn lợn 800 con. Ông Bắc cho biết, ảnh hưởng bởi dịch