
Thời gian gần đây, do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19, nhu cầu tìm việc làm online tăng cao, từ đó khiến hoạt động lừa đảo, núp bóng cộng tác viên bán hàng, cộng tác viên đăng bài online bắt đầu nở rộ. Để tìm “con mồi”, các đối tượng không ngần ngại đăng bài chạy quảng cáo trên các nền tảng mạng xã hội. Với các từ khóa hấp dẫn như “làm việc tại nhà”, “không cần ôm hàng”, “không cần bỏ vốn”, “được phép trả hàng”, mức lương từ 200-500/ngày; hưởng 10% hoa hồng sau mỗi sản phẩm, ….khiến không ít người mắc lừa, mất hàng trăm, thậm chí hàng tỷ đồng trong một thời gian rất ngắn.
Mất 300 triệu đồng đế đổi lấy 1,2 tỷ tiền ảo
Những tưởng có việc online, giúp có thêm thu nhập để trang trải cuộc sống sau những ngày dài không có việc làm do ảnh hưởng đại dịch COVID-19, chị Nguyễn H.C. ở quận Nam Từ Liêm cho biết, ngày 11/2/2022, một người tự nhận là nhân viên Công ty TNHH Truyền thông giải trí T&B mời chị vào làm cộng tác viên chạy doanh thu trên App kiếm % hoa hồng. App mà chị tham gia chạy doanh thu củaVietlotts.

Theo lời kể của chị C, sau khi được nhận vào làm việc, đại diện công ty đã trao đổi với chị về tỷ lệ lợi nhuận là 60/40, trong đó, công ty được hưởng 60% lợi nhuận, 40% còn lại là chị được hưởng.
“Tôi được yêu cầu đặt cược tiền vốn bằng tiền của mình theo giá trị từng đơn công ty giao. Sau đó phải thực hiện lệnh đúng theo thao tác hướng dẫn của nhân viên điều đơn. Nếu sai phải bù lại tiền cược theo tỷ lệ công ty tính (có thể gấp đôi, hoặc 3 lần tiền cược ban đầu) rồi làm lại lệnh theo hướng dẫn. Thực hiện đúng 4 đơn mới được quyết toán tiền”- chị C. kể lại.
Chỉ trong gần 1 ngày, chị C. thao tác 4 đơn, tổng số tiền vốn đặt cược chị bỏ ra là 290 triệu đồng. Tổng tiền vốn và lãi theo App công ty tính là hơn 1,2 tỷ đồng. Lúc này nhân viên điều đơn mới nói cho chị C. biết, để rút được tiền trên App thì chị phải ứng trước bằng tiền cá nhân của mình cho công ty 50% lợi nhuận công ty được hưởng. Sau đó mới được rút tiền về, khi rút tiền thành công thì phải chuyển trả nốt 50% còn lại.
Cũng theo lời kể của C., để nạn nhân thực sự bị thuyết phục, chúng cho chị tham gia vào các nhóm chát hằng ngày với các thành viên khác (có thể thành niên này do chính chúng dựng lên). Cuộc trao đổi trong nhóm này chủ yếu là khoe thành tích, khoe số tiền của các cộng tác viên ảo kiếm được mỗi ngày. Và một trong những thủ đoạn để nạn nhân tin tưởng đó là chúng thường trả lãi hời sau những lần đầu đặt hàng ảo, không chỉ 10-15%, mà có những đơn lên 40% chỉ sau 3-5 phút.
“Chỉ đến khi tôi không có đủ khả năng đáp ứng lời đề nghị công ty là nạp thêm 300 triệu nữa, nâng lên tổng số % là 60% trên tổng số tiền 1,2 tỷ để rút được số tiền đó về thì họ nói, chỉ gia hạn thời gian bảo lưu tài khoản cho tôi đến 1 thời gian cố định, nếu không sẽ phong tỏa khoản của tôi trên App. Họ nói đây là chính sách của công ty và tôi phải làm theo. Đến lúc này, vì muốn lấy được 1,2 tỷ mà công ty hứa trả, tôi đi vay thêm tiền của người thân nạp vào, được người nhà cảnh báo tôi mới thực sự biết mình bị lừa và ra công an trình báo”- chị C. kể lại.
Liên tục cảnh báo, nhưng vẫn có nhiều người mắc bẫy
Mặc dù rủi ro tìm kiếm việc làm online là có và bất cứ ai cũng có thể nhìn thấy, nhưng không phải ai cũng có kiến thức để phòng tránh khi những lời mời gọi từ những công việc nhàn hạ và quá hấp dẫn. Theo Thống kê của Cục An ninh mạng và phòng chống Tội phạm công nghệ cao, Bộ Công an, trong năm 2021 cả nước xảy ra gần 2.500 vụ lừa đảo trên không gian mạng. Trong đó, có hơn 520 vụ đối tượng giả danh cơ quan tư pháp để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của người dân.
Mới đây nhất, chị Châm, trú tại Hà Nội bị lừa mất 1,3 tỷ đồng vì tham gia làm cộng tác viên bán hàng trên mạng sau 3,4 ngày. Theo chị Châm, tâm lý càng muốn gỡ, chị càng lún sâu khiến số tiền hai vợ chồng tiết kiệm sau nhiều năm đã mất sạch mà không có cách nào gỡ được.
Liên quan đến vấn đề này, Công an TP Hà Nội liên tục ra cảnh báo. Cụ thể, mới đây nhất, ngày 16/12/2021, cổng thông tin Công an Hà Nội đưa ra cảnh báo về thủ đoạn lừa đảo tuyển cộng tác viên bán hàng online. Theo cơ quan công an, nạn nhân mà các đối tượng nhắm đến là những người nhẹ dạ cả tin. Nhất là những phụ nữ đang nuôi con nhỏ, hiện ở nhà không có việc làm, có nhu cầu bán hàng online để kiếm thêm thu nhập. Thủ đoạn của các đối tượng là mạo danh nhân viên của công ty thương mại điện tử như Shopee, Lazada, Tiki… và đăng tải thông tin quảng cáo tìm công tác viên bán hàng online trên mạng xã hội. Sau đó các đối tượng yêu cầu cộng tác viên phải thanh toán đơn hàng trước cho công ty sau đó sẽ nhận lại được tiền gốc cộng thêm chiết khấu.
"Mồi nhử" mà bọn chúng đưa ra rất hấp dẫn như với mỗi một đơn hàng sẽ được hưởng chênh lệch 10-20%... Nhiều người do không nhận thức được các chiêu trò, thủ đoạn của các đối tượng đã đăng ký làm cộng tác viên bán hàng. Tuy nhiên sau khi chuyển tiền cho công ty, cộng tác viên sẽ không nhận được lại tiền.
Chỉ ra thủ đoạn trên của đối tượng lừa đảo, Công an TP Hà Nội đề nghị người dân nêu cao tinh thần cảnh giác. Khi làm cộng tác viên cho các công ty, doanh nghiệp, đơn vị cung ứng hàng hóa, dịch vụ, người dân cần kiểm tra rõ các thông tin về hàng hóa và đơn vị cung cấp thông qua nhiều nguồn khác nhau để kiểm chứng tính chính xác. Khi phát hiện ra trường hợp lừa đảo, người dân cần báo ngay cho cơ quan công an để nhanh chóng xác minh, ngăn chặn và xử lý các đối tượng vi phạm theo quy định của pháp luật.

Dưới góc độ pháp lý, luật sư Đặng Văn Cường (Trưởng Văn phòng luật sư Chính pháp, Đoàn luật sư Hà Nội) cho rằng, đây là hệ lụy của dịch bệnh kéo dài. Bởi, trước diễn biến dịch bệnh phức tạp, đời sống của nhiều người gặp khó khăn, nhiều người muốn kiếm việc làm thêm online nên các đối tượng xấu cũng lợi dụng điều đó để thực hiện các hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng. Nhiều đối tượng cho rằng, lừa đảo người khác số tiền dưới 2.000.000 đồng sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Do nhận thức hạn chế như vậy nên các đối tượng càng củng cố niềm tin để thực hiện nhiều hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản với số tiền dưới 2.000.000 đồng đối với một nạn nhân. Tuy nhiên, theo luật sư Cường, nếu hành vi được xác định là "ảnh hưởng xấu đến an ninh trật tự, an toàn xã hội" hoặc "đã bị phạt hành chính mà còn vi phạm" thì dù lừa đảo người khác tài sản dưới 2.000.000 đồng thì vẫn bị xử lý hình sự. Còn nếu số tiền lừa đảo từ 1.000.000.000 đồng trở lên thì hình phạt có thể đến 20 năm tù hoặc tù chung thân
Luật sư Đặng Văn Cường cũng cho rằng, trong thời gian dịch bệnh diễn biến phức tạp thì hoạt động lừa đảo trên không gian mạng ngày càng phát triển nhanh chóng hơn. Bởi vậy các cơ quan chức năng cần tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật, giáo dục ý thức chấp hành pháp luật cho công dân, trang bị kiến thức, kỹ năng cần thiết cho công dân khi tham gia hoạt động trong môi trường mạng, đồng thời kịp thời phát hiện xử lý nghiêm minh các hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng để đảm bảo an ninh, an toàn mạng, đảm bảo môi trường lành mạnh cho các hoạt động dân sự, kinh tế, xã hội./.
Theo VOV
-
Bộ Công an: Nhiều dữ liệu cá nhân, nội bộ bị thu thập, mua bán trái phép
-
Lập khống hàng trăm bộ hồ sơ, tham ô hơn 10 tỷ đồng từ Quỹ phát triển phụ nữ
-
Phát hiện gần 12.000 lọ thực phẩm chức năng giả dán mác quốc tế
-
Hải quan: Xây dựng phương án đấu tranh phòng chống ma túy tại các địa bàn 'nóng'
- Cảnh giác với những chiêu trò dạy làm giàu bằng sức mạnh tiềm thức
- Khởi tố, bắt giam một loạt Giám đốc, Phó Giám đốc đăng kiểm
- Chia sẻ thành tích của con trên mạng có vô tình để lộ thông tin cá nhân của trẻ?
- Hoàn thiện hành lang pháp lý về sử dụng tài nguyên nước
- Kiện toàn nhân sự Ban Chỉ đạo 389 quốc gia trong tháng 5/2023
- Thủ đoạn buôn lậu ma túy ngày càng tinh vi, phức tạp
- Tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất nhập cảnh
-
Bộ trưởng Tô Lâm: Không ai được giữ thẻ căn cước của dân, ngoại trừ phục vụ điều traViệc sử dụng thẻ căn cước sẽ được quy định rõ: Không cơ quan, đơn vị nào có quyền giữ thẻ của người dân, mà chỉ được sử dụng thông tin trong căn cước, ngoại trừ các cơ quan công an phục vụ cho điều tra.
-
Thủ tướng phát động phong trào cả nước thi đua xây dựng xã hội học tậpTheo Thủ tướng Phạm Minh Chính, chúng ta phải chung sức, đồng lòng với quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt, tạo động lực, truyền cảm hứng để nhà nhà học tập, người người học tập, xã hội học tập, cả nước học tập, "chứng minh dân tộc ta, đất nước ta không thua kém bất cứ đất nước nào, dân tộc nào trên thế giới".
-
Cách cấp cứu ban đầu đúng cách với trẻ bị đuối nướcChỉ trong 6 ngày từ 30/5– 4/6/2023, khoa Điều trị tích cực Nội khoa, BV Nhi Trung ương đã tiếp nhận 7 trẻ nhập viện trong tình trạng nguy kịch do đuối nước tại bể bơi và ao hồ. Trong đó, có 3 trẻ ngừng tim kéo dài và 4 trẻ suy hô hấp nguy kịch. Điều đáng nói, trong số 7 trẻ chỉ có duy nhất 1 trẻ được hồi sức ban đầu đúng cách.
-
Chủ tịch UBND tỉnh Trà Vinh đối thoại với nông dânNgày 9/6, tại tỉnh Trà Vinh, UBND tỉnh Trà Vinh phối hợp với Hội Nông dân tỉnh tổ chức Hội nghị đối thoại giữ Chủ tịch UBND tỉnh với nông dân tỉnh Trà Vinh năm 2023.
-
HND TP Tuyên Quang: Nhiều giải pháp thiết thực, sát với hội viên trong nhiệm kỳ mới(Tapchinongthonmoi.vn) - Trong 2 ngày 08-09/6/2023, Ban Chấp hành Hội Nông dân thành phố Tuyên Quang (tỉnh Tuyên Quang) đã tổ chức thành công Đại hội Đại biểu Hội Nông dân thành phố lần thứ XII, nhiệm kỳ 2023 - 2028.
-
Trao giải Diên Hồng lần thứ nhấtLễ trao Giải báo chí toàn quốc về Quốc hội và Hội đồng nhân dân (giải Diên Hồng) lần thứ nhất-năm 2023 diễn ra trọng thể vào tối nay (9/6) tại Cung Văn hóa Lao động Hữu nghị Việt -Xô, Hà Nội.
-
Thông cáo báo chí số 16, Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XVThứ Sáu, ngày 9/6, Quốc hội tiếp tục ngày làm việc thứ 16 của Kỳ họp thứ 5 tại Nhà Quốc hội dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ.
-
Chủ tịch nước chủ trì phiên họp thứ nhất Ban Chỉ đạo tổng kết lý luận và thực tiễn 40 năm đổi mớiChiều 9/6, Ban Chỉ đạo Tổng kết một số vấn đề lý luận và thực tiễn về công cuộc Đổi mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa trong 40 năm qua ở Việt Nam họp Phiên thứ nhất dưới sự chủ trì của Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng. Theo Quyết định số 103-QĐ/TW, ngày 7/4/2023 của Bộ Chính trị, Ban Chỉ đạo này được thành lập với 21 thành viên do Chủ tịch nước làm Trưởng ban.
-
Thúc đẩy thay đổi tư duy của nông dân Việt Nam từ sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp(Tapchinongthonmoi.vn) - Tư duy kinh tế nông nghiệp sẽ dẫn dắt người nông dân sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, áp dụng khoa học công nghệ để sản xuất sản phẩm có năng suất cao, chất lượng tốt, đáp ứng nhu cầu của thị trường và mang lại hiệu quả kinh tế cao. Việc thay đổi từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp của người nông dân đã làm cho quá trình phát triển nông nghiệp, kinh tế nông thôn và xây dựng nông thôn mới đạt được nhiều thành tựu.
-
Luật Đất đai (sửa đổi): Cần làm rõ hơn phương pháp xác định giá đấtQuy định trong dự thảo Luật Đất đai sửa đổi về phương pháp định giá đất theo nguyên tắc thị trường chưa thực sự rõ ràng, chưa đưa ra được nguyên tắc, phương pháp xác định giá đất.
-
1 Ấn tượng về “nữ thủ lĩnh” Xuân Lộc
-
2 Thực trạng giai cấp Nông dân Việt Nam hiện nay và một số vấn đề đặt ra
-
3 Huyện Củ Chi phát triển du lịch sinh thái gắn với nông nghiệp công nghệ cao
-
4 Nhiều chính sách hỗ trợ xây dựng nông thôn mới nâng cao được thực hiện đồng bộ
-
5 Dưa hấu Xuân Hồng – vị ngọt kết tinh từ nắng miền Trung