
Năm 2020, toàn tỉnh Quảng Ninh có gần 47.000 hộ hội viên đạt danh hiệu nông dân sản xuất kinh doanh giỏi các cấp. Đáng chú ý, trong đó có 303 hộ có mức thu nhập trên 1 tỷ đồng, 3.038 hộ có mức thu nhập từ 500 triệu đến 1 tỷ đồng.

Trồng lan hồ điệp, trà hoa vàng thành tỷ phú
Mô hình trồng lan hồ điệp với doanh thu hơn 1 tỷ đồng/vụ hoa của anh Lê Xuân Liêm ở xã Bình Khê, TX. Đông Triều đáng để nhiều người học tập. Anh Liêm tâm sự: Vốn là một công nhân đóng tàu ở Hải Phòng, nhưng do đồng lương hạn hẹp, không đủ chi tiêu, anh Liêm xin nghỉ việc về quê và bén duyên với nghề trồng hoa lan hồ điệp. Những năm đầu khởi nghiệp, gia đình anh gặp nhiều khó khăn do thiếu vốn, thiếu kinh nghiệm. Được Hội ND xã Bình Khê tạo điều kiện cho vay vốn, tổ chức tham quan các mô hình trồng hoa lan công nghệ cao… đã tạo động lực lớn để anh phát triển sản xuất lên 2.000m2. Đến nay, anh Liêm đã tích lũy kinh nghiệm và áp dụng nhiều kỹ thuật như nuôi cấy mô trên giá thể và áp dụng phương pháp thông khí… để mang lại hiệu quả kinh tế trong quá trình trồng lan hồ điệp.
Ông Lê Mạnh Quy là tỷ phú nông dân mà ai cũng nhắc đến ở thôn 5 (xã Quảng Minh, huyện Hải Hà). Là một trong những hộ đầu tiên trồng trà hoa vàng trên địa bàn huyện Hải Hà, mô hình trồng trà hoa vàng của ông Quy có diện tích gần 3ha với trên 10.000 gốc trà cho thu hoạch. Năm 2020, ông Quy có thu nhập hàng tỷ đồng từ mô hình này.
Theo ông Lê Mạnh Quy chia sẻ: “Trà hoa vàng là loại cây dược liệu quý, mọc tự nhiên ở vùng rừng núi huyện Hải Hà và một số địa phương khác. Thời gian qua, nhiều người dân trên địa bàn đã săn lùng, thu mua, bán sang Trung Quốc, nên giống cây bản địa của địa phương hiện nay còn rất ít. Vì thế, năm 2014, tôi đã thu mua toàn bộ giống cây trà hoa vàng của người dân trong huyện về trồng”. Đến nay, thời gian thấm thoát đã hơn 6 năm, khu vườn 3ha của ông Quy từ lúc chỉ có vài chục cây trà hoa vàng đến nay đã có trên 10.000 gốc trà cho thu hoạch.
Ông Quy cho biết: “Trà hoa vàng có giá cao, giá dao động từ 20-30 triệu/kg hoa trà khô, vì vậy chúng tôi đã nghiên cứu sản xuất 5 dòng sản phẩm, với nhiều giá thành khác nhau để đáp ứng nhu cầu của người dân. Như dạng trà túi lọc thích hợp cho dân công sở, dạng hộp 1 bông với giá thành vừa phải đáp ứng nhu cầu của người muốn thưởng hoa, dạng túi 1 bông và 3 lá thích hợp cho những người muốn thưởng thức vị thanh của hoa và vị đậm của lá trà…”.
Những tỷ phú nông dân như anh Liêm, ông Quy xuất hiện ngày càng nhiều trên khắp các địa phương của tỉnh Quảng Ninh. Có thể kể đến những cái tên như: Hộ gia đình ông Trần Văn Hậu, xã Vạn Yên (huyện Vân Đồn), thu nhập 1,2 tỷ đồng/năm, tạo việc làm ổn định cho 7 lao động; hộ ông Đoàn Quang Ngọc, phường Phương Đông (TP.Uông Bí) thu nhập đạt 1 tỷ đồng/năm, tạo việc làm thường xuyên cho 10 lao động. Hay hộ gia đình ông Nguyễn Đình Giang, xã Sơn Dương (huyện Hoành Bồ), thu nhập đạt 1,1 tỷ đồng/năm, giải quyết việc làm thường xuyên cho 12 lao động; hộ ông Nguyễn Đức Trường, xã Bình Khê (TX.Đông Triều), đạt thu nhập 1 tỷ đồng/năm, tạo việc làm thường xuyên cho 18 lao động…

Tích cực tư vấn, hỗ trợ hội viên nâng cao chất lượng phong trào
Theo báo cáo Hội ND tỉnh Quảng Ninh, năm 2020, toàn tỉnh có gần 47.000 hộ hội viên đạt danh hiệu nông dân sản xuất kinh doanh giỏi các cấp, đạt 78,1% tổng số hộ đăng ký, vượt chỉ tiêu của năm 2020… Đáng chú ý, trong đó có 303 hộ có mức thu nhập trên 1 tỷ đồng, 3.038 hộ có mức thu nhập từ 500 triệu đến 1 tỷ đồng, trên 43.600 hộ có mức thu nhập từ 50-500 triệu đồng.
Để đạt được kết quả trên, thời gian qua Hội ND các cấp tỉnh Quảng Ninh đã triển khai các giải pháp hỗ trợ hội viên đổi mới cách nghĩ, cách làm; hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ nông sản. Hội ND đã hỗ trợ đắc lực về vốn, khoa học kỹ thuật, cây, con giống để hội viên, nông dân phát triển sản xuất.
Hội ND đã phối hợp với các ngân hàng Chính sách xã hội, Ngân hàng NNPTNT… tạo nguồn lực cho hội viên, nông dân phát triển sản xuất. Tính đến nay, đã có 29.355 hộ nông dân được vay vốn với tổng dư nợ đã đạt 1.057,6 tỷ đồng.
Đối với nguồn Quỹ Hỗ trợ Nông dân, với tổng nguồn vốn gần 50 tỷ đồng, Hội ND tỉnh đã đầu tư cho gần 1.500 lượt hộ vay phát triển hơn 100 dự án sản xuất tập trung. Hình thức cho vay đã được đổi mới từ cho vay nhỏ lẻ sang cho vay theo dự án, các mô hình kinh tế có tính liên kết, tập thể, sản xuất, kinh doanh các sản phẩm OCOP… nên đã nâng cao về hiệu quả, giá trị kinh tế.
Hội cũng xây dựng, phát triển các mô hình kinh tế có hiệu quả. Năm 2020, Hội vận động, hướng dẫn, hỗ trợ nông dân tham gia thành lập mới 16 Hợp tác xã, 16 tổ hợp tác, 10 chi Hội Nông dân nghề nghiệp, 29 tổ Hội Nông dân nghề nghiệp…
Tiếp tục phát huy hiệu quả của phong trào, năm 2021 Hội ND tỉnh Quảng Ninh đã chỉ đạo các cấp hội chủ động tham mưu với cấp ủy đảng cùng cấp nâng cao chất lượng phong trào nông dân thi đua SXKD giỏi tại các địa phương. Các cấp Hội đã vận động trên 75% số hộ nông dân SXKD giỏi các cấp ký cam kết SXKD nông sản thực phẩm đảm bảo an toàn.
”Năm 2021, các cấp Hội ND tỉnh Quảng Ninh sẽ tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động tư vấn, hướng dẫn nông dân phát triển sản xuất theo hướng liên kết, hợp tác, đoàn kết giúp đỡ nhau trong SXKD; nhân rộng, phát triển các câu lạc bộ ngành nghề, chi hội nghề nghiệp, tổ hội nghề nghiệp có hiệu quả”.
Bài, ảnh: Hà Đức Thịnh
-
Lo ngại khuynh hướng phân phối theo vốn lấn át phân phối theo lao động làm lu mờ bản chất của hợp tác xã
-
Cùng liên kết để đưa nông sản Việt vươn xa
-
Cuộc thi Sáng tạo Kỹ thuật Nhà nông toàn quốc lần thứ X (2023 - 2024)
-
Xây dựng và kiện toàn mạng lưới tuyên truyền giúp nông dân thực hiện tốt pháp luật
- Cần nhiều hơn những giải pháp hiệu quả giúp nông dân hiểu luật
- Hội ND Bắc Kạn: Chú trọng phát triển đảng viên là hội viên nông dân
- Thay đổi thói quen của nông dân để bảo vệ môi trường và sức khoẻ
- Đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở Quảng Nam: Vẫn còn nút thắt cần tháo gỡ
- Nam Định: Sản xuất nông nghiệp gắn với bảo vệ môi trường
- Tạo sinh kế giúp hội viên nông dân thoát nghèo
- Tăng cường kiểm tra, giám sát để nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của hội viên
-
Bộ trưởng Tô Lâm: Không ai được giữ thẻ căn cước của dân, ngoại trừ phục vụ điều traViệc sử dụng thẻ căn cước sẽ được quy định rõ: Không cơ quan, đơn vị nào có quyền giữ thẻ của người dân, mà chỉ được sử dụng thông tin trong căn cước, ngoại trừ các cơ quan công an phục vụ cho điều tra.
-
Thủ tướng phát động phong trào cả nước thi đua xây dựng xã hội học tậpTheo Thủ tướng Phạm Minh Chính, chúng ta phải chung sức, đồng lòng với quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt, tạo động lực, truyền cảm hứng để nhà nhà học tập, người người học tập, xã hội học tập, cả nước học tập, "chứng minh dân tộc ta, đất nước ta không thua kém bất cứ đất nước nào, dân tộc nào trên thế giới".
-
Cách cấp cứu ban đầu đúng cách với trẻ bị đuối nướcChỉ trong 6 ngày từ 30/5– 4/6/2023, khoa Điều trị tích cực Nội khoa, BV Nhi Trung ương đã tiếp nhận 7 trẻ nhập viện trong tình trạng nguy kịch do đuối nước tại bể bơi và ao hồ. Trong đó, có 3 trẻ ngừng tim kéo dài và 4 trẻ suy hô hấp nguy kịch. Điều đáng nói, trong số 7 trẻ chỉ có duy nhất 1 trẻ được hồi sức ban đầu đúng cách.
-
Chủ tịch UBND tỉnh Trà Vinh đối thoại với nông dânNgày 9/6, tại tỉnh Trà Vinh, UBND tỉnh Trà Vinh phối hợp với Hội Nông dân tỉnh tổ chức Hội nghị đối thoại giữ Chủ tịch UBND tỉnh với nông dân tỉnh Trà Vinh năm 2023.
-
HND TP Tuyên Quang: Nhiều giải pháp thiết thực, sát với hội viên trong nhiệm kỳ mới(Tapchinongthonmoi.vn) - Trong 2 ngày 08-09/6/2023, Ban Chấp hành Hội Nông dân thành phố Tuyên Quang (tỉnh Tuyên Quang) đã tổ chức thành công Đại hội Đại biểu Hội Nông dân thành phố lần thứ XII, nhiệm kỳ 2023 - 2028.
-
Trao giải Diên Hồng lần thứ nhấtLễ trao Giải báo chí toàn quốc về Quốc hội và Hội đồng nhân dân (giải Diên Hồng) lần thứ nhất-năm 2023 diễn ra trọng thể vào tối nay (9/6) tại Cung Văn hóa Lao động Hữu nghị Việt -Xô, Hà Nội.
-
Thông cáo báo chí số 16, Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XVThứ Sáu, ngày 9/6, Quốc hội tiếp tục ngày làm việc thứ 16 của Kỳ họp thứ 5 tại Nhà Quốc hội dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ.
-
Chủ tịch nước chủ trì phiên họp thứ nhất Ban Chỉ đạo tổng kết lý luận và thực tiễn 40 năm đổi mớiChiều 9/6, Ban Chỉ đạo Tổng kết một số vấn đề lý luận và thực tiễn về công cuộc Đổi mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa trong 40 năm qua ở Việt Nam họp Phiên thứ nhất dưới sự chủ trì của Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng. Theo Quyết định số 103-QĐ/TW, ngày 7/4/2023 của Bộ Chính trị, Ban Chỉ đạo này được thành lập với 21 thành viên do Chủ tịch nước làm Trưởng ban.
-
Thúc đẩy thay đổi tư duy của nông dân Việt Nam từ sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp(Tapchinongthonmoi.vn) - Tư duy kinh tế nông nghiệp sẽ dẫn dắt người nông dân sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, áp dụng khoa học công nghệ để sản xuất sản phẩm có năng suất cao, chất lượng tốt, đáp ứng nhu cầu của thị trường và mang lại hiệu quả kinh tế cao. Việc thay đổi từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp của người nông dân đã làm cho quá trình phát triển nông nghiệp, kinh tế nông thôn và xây dựng nông thôn mới đạt được nhiều thành tựu.
-
Luật Đất đai (sửa đổi): Cần làm rõ hơn phương pháp xác định giá đấtQuy định trong dự thảo Luật Đất đai sửa đổi về phương pháp định giá đất theo nguyên tắc thị trường chưa thực sự rõ ràng, chưa đưa ra được nguyên tắc, phương pháp xác định giá đất.
-
1 Ấn tượng về “nữ thủ lĩnh” Xuân Lộc
-
2 Thực trạng giai cấp Nông dân Việt Nam hiện nay và một số vấn đề đặt ra
-
3 Huyện Củ Chi phát triển du lịch sinh thái gắn với nông nghiệp công nghệ cao
-
4 Nhiều chính sách hỗ trợ xây dựng nông thôn mới nâng cao được thực hiện đồng bộ
-
5 Dưa hấu Xuân Hồng – vị ngọt kết tinh từ nắng miền Trung