
Đăk Lăk là một trong những tỉnh có rất nhiều nghề truyền thống gắn bó lâu đời với bà con nông dân, đặc biệt là mỗi phụ nữ trong đồng bào dân tộc thiểu số như Ê Đê, M’nông… đều gắn chặt với nghề dệt thổ cẩm. Vì vậy, mặt hàng thổ cẩm truyền thống mà bà con làm ra đều chứa đựng các giá trị văn hóa, thẩm mĩ, phong tục tập quán, tín ngưỡng tâm linh nơi đây.
Nhằm phát huy tối đa lao động tại chỗ đồng thời giữ gìn bản sắc văn hóa, mặt hàng vải thổ cẩm truyền thống dân tộc Ê Đê đã được Sở NN&PTNT tỉnh Đăk Lăk đưa vào danh mục 27 sản phẩm chủ lực OCOP giai đoạn 2019-2020.

Sức hấp dẫn khó cưỡng từ thổ cẩm truyền thống Ê Đê
Theo nghệ nhân H’Biếk Byă hiện đang sống ở buôn Kmrơng Prong A, xã Ea Tu, Tp. Buôn Ma Thuột, tỉnh Đăk Lăk: Trong cộng đồng Ê Đê vùng Tây Nguyên xưa đến nay luôn tồn tại một tập tục truyền thống khá đặc biệt, đó là trong lễ cưới hỏi, người con phải gái luôn tự tay hái bông, se sợi và dệt thành các tấm chăn, áo, khố, thổ cẩm để làm quà tặng họ hàng nhà chồng.
Nguyên liệu dệt của cộng đồng Ê Đê là cây bông vải (tiếng Ê Đê gọi là Blang). Quả bông đem về được bóc vỏ, tách riêng lõi và phơi trên những nong tre lớn. Người ta tách hạt, bật cho bông tơi xốp rồi se lại thành những con bông, từ con bông lại kéo thành sợi thô trắng chưa qua quy trình nhuộm.
Trang phục Ê Đê truyền thống vốn có 5 màu cơ bản: đỏ (hrah), đen (yadu), vàng (cakni), xanh (yapiek) và trắng (kỗ), màu xanh lục có xuất hiện song hiện nay đang rất hiếm. Để tạo nên bốn sắc màu chủ đạo: đen, đỏ, vàng, xanh trên tấm thổ cẩm, xưa kia người phụ nữ Ê Đê phải biết tìm nguyên liệu tạo màu từ các loại lá rễ cây rừng.
Với hơn 30 năm gắn bó với nghề dệt thổ cẩm và không ngừng truyền dạy cho con cháu buôn làng, nghệ nhân H’Biếk Byă tâm sự: Kinh nghiệm truyền từ đời bà, đời mẹ chỉ cho tôi những bí quyết để tạo nên màu sắc đẹp là vào khoảng tháng bảy, họ vào rừng hái lá krung già để chuẩn bị thuốc nhuộm. Họ phơi vỏ ốc suối thật khô, nung lên, ngâm thành vôi rồi trộn với nước lá krum. Sợi nhuộm từ hỗn hợp nước lá – vôi ốc sẽ có màu xanh. Nếu thêm vào hỗn hợp trên nước lá krum giã nhỏ, nấu trong nồi chàm sẽ cho ra chất sợi màu đen bóng mịn, giặt không phai, phơi nắng không bay màu. Màu đen của người Eđê được xem là màu đen đẹp về sắc và độ bền.
Màu đỏ được tạo từ loại vỏ cây krung già giã ra, nấu lên. Tuy vậy, màu đỏ của cộng đồng Ê Đê không tươi mà chỉ đậm hơn màu đất nung một chút. Sản phẩm dệt màu đỏ được coi trọng hơn hết. Những tấm thổ cẩm đỏ rực đối với cộng đồng Ê Đê chỉ được dùng để trang trí trong các lễ hội, những buổi cúng Yàng (tức Trời) chứ không được cắt may thành những món đồ gia dụng.
Màu vàng được nhuộm từ củ nghệ. Người ta chọn những củ già, mài nhỏ hoặc cho vào cối giã rồi vắt nước nhuộm. Khi phơi sợi, họ sử dụng một chiếc bàn chải (gọi là kruamrai), chải dọc theo cuộn sợi để gỡ sạch các vụn màu, vỏ cây.
Ngoài màu sắc chủ đạo, sức hấp dẫn của thổ cẩm Ê Đê còn được tăng lên gấp bội với kỹ thuật Kteh – thể hiện trên một khổ vải hẹp từ 5 – 6cm, gồm hai màu chính là đỏ và trắng – gọi là đêc – những hoa văn bố trí trên đêc luôn đăng đối xứng hài hòa.
Hoa văn còn là tiêu chuẩn để đồng bào Ê Đê phân loại trang phục. Họ gọi tên các bộ váy áo dựa vào loại hình hoa văn. Nam giới có các loại khố kpinteh, kpindrai, kpindruech thêu dệt những dải hoa văn có giá trị, ngoài ra còn có hai loại kpinmlang và kpinbăn trang trí đơn giản. Trên váy áo nữ giới hoa văn tập trung ở gấu váy, gấu áo, đường viền tay. Với váy nữ có 3 loại yêngkdruech piek (váy hoa xanh), yêngdí và yêng đêc (váy có hoa văn đêc). Đi đôi cùng váy khố là các loại áo nam nữ như ao kor (áo cụt tay), ao đrêc ao ănk đrai (áo hoa con rồng), ao đêc krưk grư (áo hoa đại bàng)..v.v…
Lời giải nào cho bài toán nguyên liệu thổ cẩm truyền thống?
Mặc dù sức hấp dẫn từ thổ cẩm Ê Đê truyền thống rất lớn nhưng thời điểm hiện nay, để tìm từng sợi bông Blang, vài loại cây, cỏ quanh rừng để pha màu sắc cho sợi dệt ngay khi nguyên liệu len công nghiệp nhan nhản màu sắc đang tràn đầy trên thị trường là bài toán quá khó đối với những nghệ nhân Ê Đê đích thực. Có lẽ vì khó khăn đó, những tấm thổ cẩm Ê Đê dù được tạo thành bằng khung dệt, cách dệt và hoa văn đều đúng theo truyền thống nhưng nguyên liệu chính – sợi dệt từ bông vải tự nhiên, chất liệu pha màu quan trọng nhất tạo nên mùi vị, màu sắc đặc trưng trong cộng đồng Ê Đê… ngày càng ít dần.

Thổ cẩm Ê Đê hiện vẫn “giữ được phần hồn” là cách dệt thủ công, phương tiện truyền thống nhưng “phần xác” (nguyên liệu, màu sắc chủ yếu từ thực vật trong tự nhiên) đã và đang mai một. Cũng theo nghệ nhân H’Biếk Byă, đây cũng là một nhược điểm rất dễ bị các mặt hàng thổ cẩm công nghiệp nhái lại phong cách, hoa văn đang được bán đầy rẫy trên thị trường.
Sau một thời gian dài nghiên cứu, tìm hiểu, lãnh đạo Sở NN&PTNT tỉnh Đăk Lăk xác định, cần tìm hướng đi mới, mang tính bền vững cho nghề dệt thổ truyền thống trên địa bàn và tạo mọi điều kiện để những cụm, điểm nghề truyền thống phát triển thành làng nghề chuyên sâu, có đầu tư và từng bước mở rộng thị trường.
Vì vậy, trong đề án Chương trình OCOP giai đoạn 2019-2020 và định hướng đến năm 2030, Sở Sở NN&PTNT tỉnh Đăk Lăk đã đưa 5 chủ thể sản xuất thổ cẩm truyền thống vào mặt hàng vải và may mặc là: HTX dệt thổ cẩm Tơng Bông (Buôn Tơng Jú, xã Ea Kao, Tp. Buôn Ma Thuột); HTX dệt thổ cẩm Ea Tul (xã Ea Tul, huyện Cư M’gar); các hộ gia đình dệt thổ cẩm ở xã Krông Na, huyện Buôn Đôn; xã Hòa Sơn, huyện Krông Bông và đặc biệt là Tổ hợp tác dệt thổ cẩm Buôn Tring – một Tổ hợp tác dệt thổ cẩm truyền thống nổi tiếng trong cộng đồng Ê Đê (Buôn Tring 1, xã Ea Blang, thị xã Buôn Hồ).
Nỗi niềm nghệ nhân buôn Tring…
Theo nghệ nhân H’Lil MLô, (tên thường gọi là Amí Thin) ở buôn Tring 2, phường An Lạc, thị xã Buôn Hồ): Thổ cẩm ở buôn Tring đã có từ rất lâu rồi. Từ thuở bé người con gái đã học theo mẹ lên rẫy, trồng bông, tách hạt, kéo sợi để dệt thổ cẩm nhưng qua nhiều năm vì khó tiêu thụ sản phẩm nên những khung dệt ở buôn Tring dần bị lãng quên… Không để nghề truyền thống của cộng đồng Ê Đê bị mai một, nghệ nhân ưu tú H’Lil MLô là người đã đứng ra vận động chị em trong buôn thành lập tổ hợp tác cùng sản xuất thổ cẩm và lấy tên là Tổ hợp tác dệt thổ cẩm buôn Tring.
Ngày đầu mới thành lập tổ hợp tác gặp nhiều khó khăn do thiếu vốn, thiếu nguyên liệu sản xuất, thị trường tiêu thụ khó khăn. Chị em trong tổ đã nỗ lực tìm kiếm đầu ra cho sản phẩm bằng cách đem đi bán lẻ hoặc trưng bày sản phẩm tại nhà. Bản thân H’Lil MLô phải chạy vạy khắp nơi để giới thiệu sản phẩm của mình. Sau nhiều năm nỗ lực tìm kiếm thị trường, thổ cẩm được Tổ hợp tác dệt thổ cẩm buôn Tring đã được nhiều người biết đến bởi độ bền cao, màu sắc hoa văn đẹp mắt…
Nhiều người ở tận Bình Định, Gia Lai, Kon Tum cũng đến đặt hàng sản phẩm thổ cẩm do các nghệ nhân tại đây làm ra rất phong phú và đa dạng gồm các loại như: quần, áo truyền thống, khố, váy, khăn trải bàn, địu con, ví, túi xách…
Không chỉ quán xuyến tổ hợp tác, hàng ngày nghệ nhân H’Lil MLô còn đến từng gia đình người Ê Đê vận động con em người đồng bào theo học nghề dệt thổ cẩm truyền thống, kiếm thêm thu nhập cho gia đình. Được biết, hiện nay qua tổ hợp tác, mỗi tháng các tổ viên thường xuyên được nhận dệt 4-5 sản phẩm cho khách. Một cái áo, váy, khố thường dệt mất một tuần mới xong, bán được khoảng 1 triệu đồng. Túi xách, khăn choàng thì dệt trong 3 ngày, giá khoảng 250 – 400 nghìn đồng/cái… mang lại nguồn thu nhập phụ trợ cho gia đình.
Bên cạnh việc ra sản phẩm thổ cẩm Ê Đê đẹp với những đường nét hoa văn tinh tế, sắc sảo, nhiều thành viên Tổ hợp tác đã mạnh dạn tự mình mày mò dệt nên những bộ thổ cẩm cải tiến như váy ngắn, áo cổ tròn, đặc biệt là các loại ví và túi xách với nhiều hoa văn cải tiến nhưng vẫn mang bản sắc của cộng đồng Ê Đê khiến sản phẩm rất bắt mắt, giá thành hợp lý nên đã dần được thị trường đón nhận và được khách hàng thường xuyên đặt dệt lâu dài.
Bài, ảnh: Thanh Luận
-
Một số địa phương hoàn thành lấy nước gieo cấy lúa Đông Xuân
-
Tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể trong giai đoạn mới
-
Trên 78% diện tích ở Trung du và Đồng bằng Bắc Bộ đủ nước gieo cấy
-
Ngày hội xuống đồng cầu mong mùa màng bội thu của người Thái ở Nghệ An
- Chuẩn bị lấy nước đợt 2 cho gieo cấy vụ Đông Xuân ở Trung du và Đồng bằng Bắc Bộ
- Người làm nông nghiệp đã nghĩ đường dài
- Thủ tướng: Ngành nông nghiệp cần phát triển bứt phá mạnh mẽ hơn, bền vững hơn
- Vân Hồ: Nhộn nhịp vào mùa đào Tết
- Cách bón phân Văn Điển tối ưu cho lúa vụ Xuân 2023
- Tập trung thực hiện nhiệm vụ chống khai thác IUU
- Chương trình OCOP nâng tầm giá trị nông sản Nghệ An
-
Hội Nông dân tỉnh Yên Bái tích cực hỗ trợ nông dân sản xuất theo chuỗi giá trịThời gian qua, Hội Nông dân tỉnh Yên Bái đã chủ động phối hợp với các ngành hỗ trợ hội viên mở rộng quy mô sản xuất, đa dạng các ngành nghề, hình thành vùng sản xuất hàng hóa tập trung, phát triển kinh tế tập thể, thúc đẩy sản xuất nông nghiệp theo chuỗi giá trị thông qua nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ Nông dân, góp phần phát triển kinh tế, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho hội viên.
-
Nguồn cung phân bón đủ nhưng giá vẫn ở mức caoVới công suất sản xuất các loại phân bón quan trọng như đạm ure, NPK và phân bón chứa lân của các nhà máy trong nước đều vượt nhu cầu tiêu thụ, nguồn cung phân bón trong nước cho sản xuất nông nghiệp, nhất là vụ Đông Xuân 2022-2023 được đảm bảo. Tuy nhiên, theo nhận định của các chuyên gia giá phân bón vẫn neo ở mức cao cho dù đã hạ nhiệt so với năm ngoái.
-
15 mặt hàng "tỷ đô" xuất khẩu sang khu vực Âu-MỹViệt Nam có 15 mặt hàng xuất khẩu sang khu vực Âu Mỹ, đạt kim ngạch trên 1 tỷ USD. Trong năm 2022, một số mặt hàng đã ghi nhận sự tăng trưởng hai con số như: Máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; hàng dệt may; giày dép; thủy sản; cà phê...
-
Ngày Thế giới phòng chống ung thư 4/2: Khoảng cách nguy hiểm“Thu hẹp khoảng cách chăm sóc” là chủ đề xuyên suốt của chiến dịch kéo dài 3 năm, được khởi động từ năm 2022 nhân Ngày Thế giới phòng chống ung thư 4/2, trong bối cảnh Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cảnh báo số ca mắc ung thư sẽ tăng 81% tại các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình vào năm 2040 do thiếu nguồn lực đầu tư cho việc phòng ngừa và điều trị căn bệnh nguy hiểm này.
-
Lễ hội Tản Viên Sơn Thánh 2023: Bảo tồn, lan tỏa các giá trị văn hóaSáng 4/2 (ngày 14 tháng Giêng năm Quý Mão), Lễ hội Tản Viên Sơn Thánh năm 2023 tưởng nhớ, tri ân công đức của Đức Thánh Tản Viên Sơn - vị thần đứng đầu Tứ bất tử trong thần điện Việt, đã khai hội tại đền Hạ (xã Minh Quang, huyện Ba Vì, Hà Nội), dưới chân núi Tổ Ba Vì.
-
Tuyển sinh 2023: Các trường đại học mở một loạt ngành mớiNăm nay, nhiều trường đại học công bố mở thêm các ngành học mới, tăng cơ hội trúng tuyển cho thí sinh.
-
Một số địa phương hoàn thành lấy nước gieo cấy lúa Đông XuânTheo báo cáo nhanh của Tổng cục Thủy lợi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đến 16 giờ ngày 4/2, diện tích có nước để gieo cấy lúa vụ Đông Xuân 2022-2023 khu vực Trung du và Đồng bằng Bắc Bộ là 427.134 ha, đạt 85,7% (tăng 1,9% so với ngày 3/2).
-
Thủ tướng khảo sát một số dự án hạ tầng, công nghiệp lớn và mô hình nhà thu nhập thấp tại Bình ĐịnhSáng 4/2, trong chuyến công tác tại tỉnh Bình Định, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đi khảo sát dự án nâng cấp, mở rộng Cảng hàng không Phù Cát.
-
Dòng người tấp nập trẩy hội Lim trong làn điệu dân ca Quan họHàng nghìn du khách thập phương tấp nập đã về trẩy hội Lim, hòa mình trong những làn điệu dân ca Quan họ mượt mà, đằm thắm của người xứ Kinh Bắc.
-
Bàn giao công tác của nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Xuân PhúcChiều 4/2, tại Phủ Chủ tịch, Văn phòng Chủ tịch nước tổ chức trọng thể lễ bàn giao công tác giữa nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc với Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân.
-
1 Thực trạng giai cấp Nông dân Việt Nam hiện nay và một số vấn đề đặt ra
-
2 Phim Bão ngầm: "Chọn đạo diễn Đinh Thái Thụy vì đời tư không có scandal"
-
3 Hội Nông dân Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Nông dân Thế giới (WFO)
-
4 Nuôi lươn không bùn mang lại hiệu quả kinh tế cao ở Đô Lương
-
5 Vĩnh Long đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất nhân dịp kỷ niệm 190 năm thành lập tỉnh