
Những tấm gương tiêu biểu
Là một trong những nông dân (ND) đi đầu trong việc áp dụng tiến bộ KHKT vào sản xuất nông nghiệp, anh Nguyễn Văn Hồng ở xã Kim Bình (TP Phủ Lý, tỉnh Hà Nam) đã có thu nhập tiền tỷ mỗi năm. Anh Hồng cho biết: Năm 2013 trên địa bàn thôn Ngọc An và thôn Lương Đống ở xã Kim Bình có diện tích đất trũng các hộ dân không canh tác cấy lúa được. Lý do vì chi phí đầu tư vào sản xuất nông nghiệp cao, hiệu quả thu nhập từ sản xuất nông nghiệp thấp một số hộ trên địa bàn thôn đã trả lại diện tích đất nông nghiệp được giao khoán cho xã.
Trước tình hình đó, anh Hồng đã mạnh dạn nhận lại diện tích ruộng trên và 25 hộ gia đình khác tổ chức canh tác trên diện tích của hai khu là 30ha. Trong đó gia đình anh nhận gần 20ha để mở trang trại.
Anh Hồng tâm sự: Là hội viên ND, anh được tham dự các hội nghị triển khai, quán triệt các chuyên đề hàng năm về học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Anh nhận thức được việc học tập và làm theo gương Bác phải bằng những hành động cụ thể, thiết thực. Với tinh thần học và làm theo gương Bác từ việc làm nhỏ nhất, anh luôn tích cực tìm tòi học hỏi kinh nghiệm, áp dụng KHKT trong sản xuất nông nghiệp.
Gia đình anh Hồng đã tổ chức cải tạo đất đầu tư vốn, máy móc, giống, phân bón. Được sự hỗ trợ của Hội ND xã, HTX dịch vụ nông nghiệp xã về KHKT anh đã tổ chức gieo cấy diện tích 8ha, vụ sản xuất đầu tiên trừ chi phí cho thu lãi trên 295 triệu đồng từ diện tích cấy lúa. Mặc dù thu nhập chưa cao xong đã góp phần hoàn thành kế hoạch gieo cấy của thôn, giải quyết việc làm cho 51 lao động có việc làm ổn định tại địa phương.
Mô hình nuôi gà lấy trứng của gia đình anh Hồng, xã Kim Bình, TP. Phủ Lý.
Anh tiếp tục quy hoạch diện tích 5ha chuồng trại nuôi gà đẻ siêu trứng 62.000 con, mỗi ngày cho thu trên 55 nghìn quả trứng gà, nuôi vịt thịt trên 28.000con/lứa. Diện tích nuôi cá 3ha. Trong chăn nuôi, anh Hồng đã chú trọng việc tuân thủ các kỹ thuật chăn nuôi an toàn sinh học, thực hiện tiêm đầy đủ các loại vắc xin phòng bệnh cho gà; vệ sinh, khử trùng tiêu độc được thực hiện thường xuyên. Nhờ đó, mô hình chăn nuôi cho hiệu quả kinh tế cao. Ngoài ra gia đình anh Hồng còn kinh doanh đại lý thức ăn gia súc, gia cầm cấp 1 cung cấp cho các hộ chăn nuôi trong xã, mỗi tháng bán được trên 380 tấn cám.
Với 2ha còn lại tại khu đồng Nảy dưới thôn Lương Đống đã thành lập khu giết mổ gia súc, gia cầm tập trung được trạm chăn nuôi thú y thành phố công nhận đảm bảo an toàn thực phẩm mang lại nguồn thu nhập ổn định cho gia đình. Từ mô hình trang trại tổng hợp, kinh doanh đại lý gia đình anh Hồng thu lãi hơn 7 tỷ đồng/năm.
Ngoài việc nâng cao thu nhập cho gia đình, bản thân anh Hồng luôn tích cực tham gia các phong trào ủng hộ giúp đỡ các hộ nghèo, các hộ có hoàn cảnh khó khăn về vốn, hỗ trợ vật nuôi, cây con giống, kinh nghiệm sản xuất, tạo công ăn việc làm ổn định cho 57 lao động tại xã thu nhập bình quân từ 6 triệu đồng đến 8 triệu đồng/tháng.
Thu nhập cao nhờ ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất
Đến thăm mô hình trang trại của anh Đặng Xuân Nam ở xã Nguyên Lý, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam ai cũng ấn tượng vì khá bài bản. Sau khi vật nuôi thả phân ra chuồng sẽ được công nhân tại trại dọn và rửa ra thệ thống bể ủ cùng với men vi sinh. Khi ủ đủ thời gian, anh Nam sẽ dùng máy bơm hút và tưới cho cỏ voi, chuối... Bên cạnh đó, anh Nam còn dùng phân hữu cơ tại trại của mình để chăm bón cho khoảng trên 15ha cây húng quế để sản xuất tinh dầu dược liệu. Đến khi thu hoạch húng đưa vào sản xuất tinh dầu, số bã thải của loại dược liệu này cũng sẽ được anh Nam đưa ra khu ủ để làm phân quay lại bón cho các loại cây trồng tại trang trại. "Chất thải ở trang trại của chúng tôi đều được coi là tài nguyên quý, một loại nguyên vật liệu dùng để sản xuất phân dùng để chăm bón cho chuối, ngô, húng... Dùng phân hữu cơ không chỉ nhằm cải tạo đất, đáp ứng đủ dinh dưỡng giúp cây trồng hấp thu nhanh, phát triển tốt cho năng suất cao và hiệu quả hơn. Nhờ thế mà chúng tôi giảm được chi phí mua phân hóa học, xử lý môi trường khép kín tuần hoàn rất hiệu quả", anh Nam chia sẻ.
Theo anh Nam thông tin với diện tích trên 30ha vận hành theo mô hình nông nghiệp tuần hoàn hoàn khép kín từ trồng trọt, chăn nuôi bò sữa, sản xuất tinh dầu dược liệu... mỗi năm trang trại đạt doanh thu hàng tỷ đồng.
Mô hình chăn nuôi bò của nông dân huyện Bình Lục.
Theo ông Tạ Văn Đạt - Chủ tịch Hội ND tỉnh Hà Nam cho biết, trong năm 2022, các cấp Hội ND Hà Nam đã chủ động phối hợp với các ngành, các doanh nghiệp tổ chức tập huấn chuyển giao tiến bộ KHKT cho 125.884 lượt hội viên.
Trong 5 năm qua, tỉnh Hà Nam đã có trên 304.730 hộ hội viên tiêu biểu đạt danh hiệu hộ ND sản xuất kinh doanh giỏi các cấp. Trong đó số hộ sản xuất kinh doanh giỏi trong lĩnh vực trồng trọt là 60.236 hộ. Trong lĩnh vực chăn nuôi gia súc, gia cầm có 50.536 hộ ND sản xuất kinh doanh giỏi. Lĩnh vực kinh doanh tổng hợp có 22.543 hộ đạt danh hiệu ND sản xuất kinh doanh giỏi. Trong lĩnh vực nuôi trồng thuỷ sản có 14.502 hộ, lĩnh vực dịch vụ thương mại có 25.000 hộ. Lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp có 1.600 hộ. Đặc biệt, mỗi năm có hàng trăm tập thể, cá nhân được tuyên dương Gương điển hình làm theo lời Bác. Nhiều ND nỗ lực vượt khó, đạt thành tích vượt bậc và sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm, vật chất, tinh thần, sức lực... trong cộng đồng, giúp bà con cùng làm giàu. Họ là những hạt nhân tích cực, có sức lan tỏa, góp phần nhân rộng phong trào, nâng cao tính tự chủ của nông dân.
Từ những việc làm cụ thể, trong 5 năm qua, các cấp Hội ND Hà Nam đã chỉ đạo tập hợp thành lập 74 chi hội, tổ hội nông nghề nghiệp với trên 2.000 hội viên; 45 tổ hợp tác, HTX với 693 thành viên. Các HTX, tổ hợp tác được thành lập đều dựa trên nền tảng từ các chi, tổ hội nghề nghiệp phát triển lên; trong đó hội viên là những ND tiêu biểu trong phong trào sản xuất kinh doanh giỏi.
Theo Hội ND Hà Nam.
-
Kỹ sư “nông dân” sáng chế máy phun thuốc bảo vệ thực vật tự động điều khiển từ xa
-
Trang trại chăn nuôi cần lắp thiết bị cảnh báo khi gặp sự cố mất điện
-
Giúp nông dân xử lý rác hữu cơ thành phân bón
-
Làm giàu từ trồng rau thủy canh hồi lưu trên đất dốc
- Nông dân Cao Bằng mạnh dạn chuyển đổi nhiều loại cây trồng theo hướng nông nghiệp sạch
- Mạnh dạn, kiên định, đam mê tạo ra nhiều giống lúa mới
- Kinh nghiệm trồng sen của Nông dân đạt danh hiệu Nhà Khoa học của Nhà nông
- Thu hàng trăm triệu mỗi năm nhờ sáng tạo, cải tiến kỹ thuật
- Chàng trai dân tộc Tày nỗ lực áp dụng khoa học kỹ thuật, đưa nông sản quê hương vươn xa
- Nông dân trẻ đam mê sáng chế
- Nông dân huyện Cư M’gar áp dụng công nghệ tưới tự động cho cây trồng
-
Tiếp tục đổi mới nội dung và phương thức hoạt động để xây dựng Hội vững mạnh, toàn diện(Tapchinongthonmoi.vn) - Ngày 23/9, Đại hội đại biểu Hội Nông dân tỉnh Hưng Yên lần thứ X, nhiệm kỳ 2023 – 2028 chính thức khai mạc, quyết định nhiều vấn đề quan trọng tạo đà cho công tác Hội và phong trào nông dân trong tỉnh có bước tiến mới.
-
Trung Thu Tuyên Quang: Lễ hội độc đáo rằm tháng 8(Tapchinongthonmoi.vn) - Những năm trở lại đây nhiều du khách đã đến với thành phố Tuyên Quang (tỉnh Tuyên Quang) để tham dự Lễ hội rước đèn Trung Thu, tại đây đã có nhiều đèn lồng đặc sắc ghi vào sách Kỷ lục Guinness Việt Nam xác nhận có nhiều mô hình đèn Trung Thu độc đáo và lớn nhất.
-
Tiền Giang: Phấn đấu 100% Hội Nông dân các cấp tổ chức được hoạt động dịch vụ, tư vấn, hỗ trợ nông dân(Tapchinongthomoi.vn) Ngày 22/9, tại tỉnh Tiền Giang, Hội Nông dân tỉnh Tiền Giang tổ chức Đại hội đại biểu Hội Nông dân tỉnh lần thứ IX, nhiệm kỳ 2023 - 2028. Trong nhiệm kỳ mới, Hội phấn đấu có 100% Hội Nông dân các cấp tổ chức được hoạt động dịch vụ, tư vấn, hỗ trợ nông dân
-
Liên kết sản xuất tổ yến chất lượng cao phục vụ xuất khẩuHiện nay, mô hình nuôi chim yến thương phẩm tại tỉnh Tiền Giang phát triển mạnh. Các ngành chức năng và doanh nghiệp kinh doanh mặt hàng tổ yến tăng cường các hoạt động liên kết sản xuất, chú trọng các tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm để đạt tiêu chuẩn sang thị trường Trung Quốc.
-
Bàn giải pháp quản lý hổ nuôi nhốt ở Việt NamNgày 21/9 tại TP. Phú Quốc, tỉnh Kiên giang, Cục Kiểm lâm, Bộ NN&PTNT phối hợp Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (Usaid) tổ chức Hội thảo tham vấn kỹ thuật Kế hoạch quản lý cơ sở nuôi nhốt hổ tại Việt Nam.
-
Khánh thành Nhà văn hóa cộng đồng dân tộc La Ha tại Sơn LaTại xã Liệp Tè, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La, Trung ương Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam vừa phối hợp với Tỉnh đoàn Sơn La tổ chức lễ khánh thành công trình Nhà văn hóa cộng đồng dân tộc La Ha.
-
Áp dụng công nghệ giúp Quảng Ninh trở thành trung tâm du lịch quốc tế(Tapchinongthonmoi.vn) - Du lịch Quảng Ninh đang hồi phục mạnh mẽ sau thời gian dài “đóng băng” do ảnh hưởng của Covid-19. Việc áp dụng công nghệ số vào phát triển sản phẩm, tiếp cận, tăng trải nghiệm cho du khách... đã có nhiều đóng góp lớn, làm thay đổi diện mạo du lịch địa phương.
-
Thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm OCOP từ du lịch nông thônNgày 22/9, Báo Nông nghiệp Việt Nam- Đơn vị Thường trực Diễn đàn Kết nối nông sản 970 phối hợp với Trung tâm Phát triển Nông thôn - Saemaul Undong, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia TP. HCM tổ chức Diễn đàn “Phát triển du lịch nông nghiệp – nông thôn gắn với tiêu thụ nông đặc sản và sản phẩm OCOP” theo hình thức trực tiếp và trực tuyến.
-
TP.Hồ Chí Minh: Trao giải Báo chí viết về nông nghiệp và phát triển nông thônChiều ngày 21/9, Hội Nhà báo TP. Hồ Chí Minh (HCM) phối hợp với Cơ quan đại diện phía Nam, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (NN&PTNT), Câu lạc bộ (CLB) Phóng viên Kinh tế Nông nghiệp TP. HCM tổ chức và trao thưởng giải “Báo chí viết về kinh tế NN&PTNT lần thứ 5”, nhằm tôn vinh nông nghiệp Việt Nam nói chung và nông nghiệp TP.HCM nói riêng.
-
Hà Nội: Thông qua mức hỗ trợ người bị ảnh hưởng vụ cháy tại Thanh XuânHội đồng Nhân dân thành phố Hà Nội chính thức thông qua Nghị quyết với 7 nhóm nội dung hỗ trợ cho các nạn nhân và gia đình bị thiệt hại trong vụ cháy chung cư mini tại quận Thanh Xuân ngày 12/9.
-
1 Hà Tĩnh: 944 công trình, phần việc chào mừng Đại hội Hội Nông dân các cấp
-
2 Hành trình 15 năm vì tầm vóc Việt của chuyên gia dinh dưỡng TH
-
3 “Viên gạch nghĩa tình” hỗ trợ hội viên nghèo ở miền núi Nghệ An
-
4 Những quy định thu phí của nhà trường đầu năm học mới
-
5 Vinamilk và Quỹ Sữa cùng hơn 11.000 trẻ em khó khăn đón năm học mới