

Nông nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh đang đối mặt với tình trạng thu hẹp diện tích sản xuất ngày càng nhanh do quá trình đô thị hoá các quận, huyện vùng ven.
Bên cạnh đó, nhiều chính sách về quản lý đất đai, xây dựng hiện đang làm khó các doanh nghiệp, hợp tác xã đầu tư sản xuất nông nghiệp công nghệ cao.
Đây là vấn đề được nhiều đại biểu đề cập tại Hội nghị gặp gỡ và đối thoại với các doanh nghiệp, hợp tác xã trong lĩnh vực nông nghiệp năm 2022 do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức, ngày 3/11.
Nhiều thách thức
Ông Nguyễn Hữu Hoài Phú, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, tại Thành phố Hồ Chí Minh, đầu tư vào nông nghiệp là khó khăn và chịu nhiều rủi ro nhất.
Giai đoạn 2015-2020 giá trị sản xuất nông nghiệp trên 1ha đạt gần 500 triệu đồng/ha, dự kiến giá trị sản xuất nông nghiệp trên 1ha đất sẽ đạt 800 triệu đồng.
Tuy nhiên, nếu so sánh với đầu tư sản xuất công nghiệp thì giá trị sản xuất nông nghiệp chỉ bằng 1/962 lần. Giá trị sản xuất và hiệu quả lợi nhuận nhà đầu tư vào nông nghiệp thu được trên cùng một diện tích đất thua xa so với đầu tư phát triển công nghiệp.
Vấn đề thứ hai đó là quỹ đất nông nghiệp của thành phố đang bị thu hẹp rất nhanh. Giai đoạn 2010-2015, mỗi năm thành phố giảm 700ha đất nông nghiệp, giai đoạn 2015-2020 mỗi năm giảm thêm 1.000ha, dự kiến từ nay đến năm 2030, mỗi năm sẽ đưa ra khỏi quy hoạch 1.500ha đất nông nghiệp.
Định hướng phát triển nông nghiệp đô thị, đẩy mạnh nông nghiệp công nghệ cao được xem là hướng đi phù hợp với điều kiện quỹ đất dành cho nông nghiệp ngày càng eo hẹp.
Mặt khác, để tổ chức sản xuất nông nghiệp hiệu quả, không thể thiếu các công trình phục vụ sản xuất nông nghiệp, tuy nhiên các chính sách hiện hành về quản lý đất đai, xây dựng đang làm khó cho cả người đầu tư lẫn cơ quan quản lý địa phương.
Ông Tống Đức Tiến, Trưởng Phòng Cấp phép xây dựng, Sở Xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh thông tin, chương trình thí điểm cho phép xây dựng các công trình phục vụ sản xuất nông nghiệp trên đất nông nghiệp khác và đất phi nông nghiệp của Thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2020 đến nay chưa kịp “gỡ khó” cho các đơn vị đầu tư sản xuất nông nghiệp thì buộc phải ngừng do không phù hợp với quy định về Luật Xây dựng và Luật Đất đai.
Theo ông Tống Đức Tiến, quy định hiện nay thì các công trình phục vụ sản xuất nông nghiệp phải xây dựng trên đất nông nghiệp, nhưng đất nông nghiệp thì không được cấp phép xây dựng.
Đối với các trường hợp sản xuất quy mô nhỏ, hộ gia đình có thể xin cấp phép xây dựng các công trình phụ trợ tương đương nhà cấp 4, diện tích dưới 1.000m2 và vốn đầu tư dưới 15 tỷ đồng.
Với các công trình phụ trợ tương đương với nhà cấp 3, cao hơn 6m và diện tích hơn 1.000m2, chủ đầu tư phải xin chuyển đổi mục đích sử dụng đất, lập dự án đầu tư và được chấp thuận chủ trương đầu tư, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất của địa phương.
Vấn đề này thời gian qua đang làm khó rất nhiều đơn vị muốn xây dựng công trình phụ trợ phục vụ sản xuất nông nghiệp.
Không chỉ khó khăn về cơ chế quản lý, doanh nghiệp, hợp tác xã nông nghiệp cũng đang đối mặt với tình trạng chi phí đầu vào sản xuất tăng cao. Ông Lê Hữu Thiện, Giám đốc Hợp tác xã Mai vàng Bình Lợi chia sẻ, giá vật tư nông nghiệp, thức ăn chăn nuôi hiện nay đang cao ngất ngưỡng khiến người trồng trọt, chăn nuôi chật vật.
“Các loại phân bón hiện nay đã tăng từ 50-70 %, có loại tăng hơn 100% so với thời điểm trước đại dịch COVID-19. Một bao phân DAP trước đây có giá khoảng 700.000 đồng/bao thì nay đã lên tới 1,6 triệu đồng/bao. Với chi phí như hiện nay, nếu người sản xuất không tăng giá bán sản phẩm thì phải chịu lỗ mà tăng giá bán thì khó bán được hàng," ông Lê Hữu Thiện nêu thực tế.
Tìm giải pháp thích ứng
Về lợi thế cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp thành phố, ông Nguyễn Hữu Hoài Phú cho rằng, thành phố đã ban hành danh mục sản phẩm nông nghiệp chủ lực nhưng cần xem xét về lợi thế thật sự.
Ví dụ như bò sữa, 30 năm trước, thành phố có lợi thế so sánh vì có đội ngũ kỹ thuật và Công ty sữa Vinamilk lúc đó chỉ có một nhà máy sữa tại Thành phố Hồ Chí Minh, chủ yếu thu mua sữa tươi tại Củ Chi, Hóc Môn…
Tuy nhiên, hiện nay Vinamilk và các công ty sữa khác đã có nhà máy ở nhiều tỉnh thành khác và họ mua sữa tươi nguyên liệu khắp nơi, thông qua các trạm thu mua. Như vậy, nếu Thành phố Hồ Chí Minh tiếp tục phát triển đàn bò sữa chỉ để bán sữa thì không còn lợi thế so với các địa phương khác.
Vì vậy, ngành bò sữa Thành phố Hồ Chí Minh phải sớm chuyển sang mô hình mới, đadạng hoá các sản phẩm mới từ sữa và gắn với phát triển du lịch mới có thể cạnh tranh được.
.jpg)
Tương tự, hiện nay sản lượng rau, quả trên địa bàn đáp ứng được khoảng 30% tổng nhu cầu tiêu thụ toàn thành phố. Đáng nói là hầu như chưa có sản phẩm rau, quả nào vào được các hệ thống phân phối sản phẩm chất lượng cao mà chủ yếu tiêu thụ qua chợ đầu mối.
Điều này cho thấy rau, quả của thành phố chưa có thương hiệu, chỗ đứng và khó cạnh tranh với rau quả từ các địa phương khác.
“Trong bối cảnh đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp, sản xuất rau, quả của thành phố rất khó để tăng diện tích, sản lượng mà phải tập trung vào chất lượng, giá trị gia tăng để tạo thương hiệu. Đồng thời, cần xây dựng chuỗi sản phẩm nông sản từ sản xuất đến phân phối, tiêu dùng để tiếp cận tốt nhóm khách hàng có nhu cầu sản phẩm chất lượng cao mới mang lại hiệu quả kinh tế cho người sản xuất," ông Nguyễn Hữu Hoài Phú nhấn mạnh.
Liên quan đến bất cập trong đất đai, đại diện Sở Tài nguyên và Môi trường Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, nhiều diện tích đất nông nghiệp hiện nay đã được quy hoạch thành đất ở trong tương lai nên không ai đầu tư sản xuất nông nghiệp dài hạn.
Tuy nhiên, quy hoạch đất ở chưa được thực hiện do thiếu điều kiện hạ tầng nên hiện tại bị bỏ trống.
Theo Luật Đất đai, đất phi nông nghiệp được xây dựng kho chứa sản phẩm, nhà để thức ăn gia súc gia cầm, vật tư nông nghiệp, đất nông nghiệp khác được xây dựng nhà kính còn sản xuất nông nghiệp công nghệ cao không trực tiếp trên đất thì phải chuyển đổi mục đích sử dụng đất.
“Với bối cảnh Thành phố Hồ Chí Minh đang xây dựng quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2021-2030, các quận huyện cần rà soát lại nhu cầu và đề xuất đưa diện tích đất phục vụ các công trình phụ trợ vào đất nông nghiệp khác để không vướng chuyển đổi mục đích sử dụng về sau. Thêm vào đó, các sở, ngành liên quan cần sớm tham mưu cho Ủy ban Nhân dân kiến nghị lên cấp trên để có hướng tháo gỡ hiệu quả," đại diện Sở Xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh đề xuất.
Trong khi đó, các hợp tác xã kiến nghị Thành phố Hồ Chí Minh cần xem xét đưa các mặt hàng vật tư sản xuất nông nghiệp vào chương trình bình ổn thị trường để giảm gánh nặng chi phí cho người sản xuất.
Mặt khác, cần cập nhật và ứng dụng các mô hình sản xuất nông nghiệp thẳng đứng như nhà màng, nhà kính nhiều tầng để nâng cao hệ số canh tác cũng như thác hiệu quả các không gian trống trong đô thị vào sản xuất các sản phẩm nông nghiệp phù hợp./.
Theo Vietnam Plus
-
Người làm nông nghiệp đã nghĩ đường dài
-
Thủ tướng: Ngành nông nghiệp cần phát triển bứt phá mạnh mẽ hơn, bền vững hơn
-
Vân Hồ: Nhộn nhịp vào mùa đào Tết
-
Cách bón phân Văn Điển tối ưu cho lúa vụ Xuân 2023
- Tập trung thực hiện nhiệm vụ chống khai thác IUU
- Chương trình OCOP nâng tầm giá trị nông sản Nghệ An
- Thái Nguyên: Trồng nho Hạ Đen cho hiệu quả kinh tế kép
- Nông nghiệp vượt khó khăn, tăng trưởng vượt xa mục tiêu đề ra
- Người trồng quýt đặc sản ở tỉnh Cao Bằng lao đao vì cây chết
- Dư địa lớn cho ngành thủy sản vùng đồng bằng sông Cửu Long
- Khắc phục "thẻ vàng" IUU: Các địa phương đồng lòng hợp tác
-
Huyện Mù Căng Chải: Tổ chức Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ nhân dịp Xuân Quý Mão 2023(Tapchinongthonmoi.vn) - Sáng ngày 27/01 (tức ngày mùng 6 Tết), huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái đã phát động Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ nhân dịp Xuân Quý Mão năm 2023 và trồng trên 300 cây hoa đào rừng tại bờ Hồ thủy điện Khao Mang.
-
Bài học giữ nước từ Hiệp định Paris 50 năm trước vẫn còn nguyên giá trị4 triết lý giúp chúng ta chiến thắng trong quá trình đàm phán Hiệp định Paris trong bối cảnh hiện nay vẫn còn nguyên giá trị, chỉ có cách thể hiện phải điều chỉnh cho phù hợp với tình hình hiện nay.
-
Không khí lạnh tăng cường gây rét đậm, rét hại ở Bắc BộĐêm qua và sáng nay (27/01), không khí lạnh đã ảnh hưởng đến hầu hết các nơi ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ. Trong đợt không khí lạnh từ 27-30/1, nhiệt độ thấp nhất ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ phổ biến từ 9-12 độ, khu vực vùng núi Bắc Bộ phổ biến 6-9 độ, vùng núi cao có nơi dưới 3 độ.
-
Thủ tướng dâng hương tưởng nhớ Chủ tịch Hồ Chí Minh và phát động Tết trồng cây Xuân Quý MãoNhân Tết cổ truyền của dân tộc - Xuân Quý Mão 2023, sáng 27/1 (mùng 6 tháng Giêng), tại Khu di tích K9-Đá Chông, Ba Vì, Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh và dự lễ phát động Tết trồng cây "Đời đời nhớ ơn Bác Hồ".
-
Mong muốn được tiếp cận chính sách vốn vay ưu đãi(Tapchinongthonmoi.vn) Đó là lời bộc bạch trong những ngày cuối năm của nông dân nhiều năm liền đạt danh hiệu Nông dân sản xuất kinh doanh giỏi - anh Nguyễn Thái Huy sinh năm 1975 (Ất Mão) ở xã Đức Lạng, huyện Đức Thọ, tỉnh - Hà Tĩnh.
-
Hải sản được giá, ngư dân Thanh Hóa hối hả ra khơiTrong những ngày đầu Xuân năm mới, trong khi hàng nghìn tàu cá công suất lớn ở các vùng biển Thanh Hóa đang “nằm bờ” nghỉ Tết thì các tàu thuyền, bè mảng công suất nhỏ, đánh bắt ven bờ đã lần lượt ra khơi để khai thác hải sản.
-
Thủ tướng: Vừa cải tạo, nâng cấp đường sắt Hà Nội - TPHCM, vừa nghiên cứu, chuẩn bị đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc - NamChiều ngày 26/1 (mùng 5 Tết), sau khi kiểm tra, đôn đốc dự án cao tốc Nha Trang – Cam Lâm, tại ga Tháp Chàm, TP. Phan Rang - Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã dự lễ ra quân dự án nâng cấp tuyến đường sắt Nha Trang - Sài Gòn và chúc Tết cán bộ, công nhân viên tham gia dự án và các bộ, nhân viên ga Tháp Chàm.
-
Đón bằng công nhận Lễ hội Cổ Loa là Di sản văn hóa phi vật thể quốc giaTối 26/1, tại Khu di tích quốc gia đặc biệt Cổ Loa, huyện Đông Anh đã tổ chức lễ đón bằng công nhận Lễ hội Cổ Loa là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia.
-
Thủ tướng biểu dương cao tốc Nha Trang – Cam Lâm vượt tiến độ 3 thángChiều ngày 26/1 (mùng 5 Tết), Thủ tướng Phạm Minh Chính kiểm tra, đôn đốc dự án Nha Trang - Cam Lâm thuộc dự án cao tốc Bắc - Nam phía đông giai đoạn 1, thăm, chúc Tết cán bộ, công nhân viên tham gia dự án.
-
Chủ nghĩa Mác Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề nông dân(Tapchinongthonmoi.vn)- Tiếp nối tư tưởng của các nhà kinh điển và xuất phát từ thực tiễn Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ ra vai trò rất quan trọng của nông dân trong Cách mạng Dân tộc dân chủ nhân dân (CMDTDCND) cũng như trong CMXHCN.
-
1 Thực trạng giai cấp Nông dân Việt Nam hiện nay và một số vấn đề đặt ra
-
2 Phim Bão ngầm: "Chọn đạo diễn Đinh Thái Thụy vì đời tư không có scandal"
-
3 Hội Nông dân Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Nông dân Thế giới (WFO)
-
4 Nuôi lươn không bùn mang lại hiệu quả kinh tế cao ở Đô Lương
-
5 Vĩnh Long đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất nhân dịp kỷ niệm 190 năm thành lập tỉnh