
Chiều 20/2, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam tổ chức hội nghị lấy ý kiến Hội đồng tư vấn dân chủ và pháp luật, các chuyên gia, nhà khoa học vào Dự thảo Luật đất đai (sửa đổi).
Phân cấp, phân quyền minh bạch trong quản lý Nhà nước về đất đai
Góp ý tại hội nghị, GS.TS Trần Ngọc Đường - Chủ nhiệm Hội đồng tư vấn dân chủ và pháp luật (Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam) cho biết, nhìn chung dự thảo Luật đất đai (sửa đổi) lần này đã sửa đổi, bổ sung nhiều điều khoản theo tinh thần và nội dung của Hiến pháp năm 20213, đặc biệt là thể chế hóa các quan điểm chỉ đạo của Đảng về đất đai trong Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và Nghị quyết 18 Hội nghị Trung ương 5.
Toàn cảnh hội nghị
Đề cập về phân cấp, giám sát, kiểm soát quyền lực trong dự thảo luật, ông Trần Ngọc Đường kiến nghị cần viết lại Điều 21 để quy định rõ trong quản lý nhà nước về đất đai và sử dụng đất đai, những vấn đề nào phải quản lý theo ngành và vấn đề nào phải quản lý theo lãnh thổ, việc gì thuộc thẩm quyền của chính quyền Trung ương, vấn đề gì thuộc thẩm quyền của chính quyền địa phương, những vấn đề gì mà cả Trung ương và địa phương cùng làm. Có như vậy mới hình thành cơ sở để phân cấp, phân quyền minh bạch trong quản lý Nhà nước về đất đai và sử dụng đất đai quy định ở các chương sau.
Cũng theo ông, thực tiễn đã chỉ ra, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất những năm qua thường xuyên điều chỉnh, thay đổi thiếu ổn định, trong đó không ít trường hợp vì lợi ích nhóm. Liên quan vấn đề này, điều 71 của dự thảo Luật đất đai quy định việc điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất với các căn cứ để điều chỉnh quy hoạch quá rộng và thiếu cụ thể nên rất dễ bị lợi dụng và điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã phê duyệt.
Theo đó, ông đề xuất, thẩm quyền thay đổi quy hoạch cấp tỉnh phải được cơ quan quy hoạch cấp quốc gia cho phép và thẩm quyền thay đổi quy hoạch cấp quận, huyện phải do cấp tỉnh quyết định. Không nên quy định như dự thảo luật, cấp nào có thẩm quyền quy hoạch thì cấp đó quyết định thay đổi, điều chỉnh quy hoạch.
Cho rằng dự thảo luật chưa hình thành một cơ chế kiểm soát quyền lực có hiệu quả, Chủ nhiệm Hội đồng tư vấn dân chủ và pháp luật cho rằng, mặc dù dự án luật đã chú trọng đến vai trò của MTTQ các cấp, nhưng các quy định chưa đầy đủ và chưa bao quát hết tất cả các khâu của quá trình quản lý Nhà nước về đất đai.
GS.TS Trần Ngọc Đường - Chủ nhiệm Hội đồng tư vấn dân chủ và pháp luật
Theo GS Trần Ngọc Đường, tất cả các khâu của quản lý nhà nước về đất đai, từ khâu sử dụng của người sử dụng, điều tra đánh giá đất đai, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đến thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi nhà nước thu hồi... đều phải có mặt của cơ chế nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước theo hiến định.
“Trách nhiệm của MTTQ Việt Nam và các tổ chức thành viên của mặt trận không nên quy định chỉ một điều như dự thảo luật mà nên quy định trong tất cả các chương”, ông Trần Ngọc Đường nêu ý kiến.
Đảm bảo hài hòa lợi ích đối với người bị thu hồi đất
Nêu ý kiến tại hội nghị, ông Đỗ Duy Thường, Phó Chủ nhiệm Hội đồng tư vấn Dân chủ và Pháp luật cho rằng, thực tiễn trong quy trình thu hồi đất có những khó khăn, tồn tại dẫn đến xảy ra khiếu kiện phức tạp, đông người, do chưa có đầy đủ quy phạm pháp luật, hoặc còn hạn chế về nhận thức pháp luật, về sự phối hợp chưa đồng bộ trong hệ thống chính trị ở mỗi cấp.
Theo đó, ông Thường đề xuất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, thu hồi đất cần có quy định bảo đảm nguyên tắc: dân chủ, công khai, minh bạch, chính xác và trách nhiệm giải trình, bảo đảm hài hòa lợi ích Nhà nước, doanh nghiệp và nhân dân, để từng bước hạn chế khiếu kiện bức xúc, nhất là tránh xảy ra xung đột phức tạp.
Mức bồi thường bằng tiền cần căn cứ vào giá đất theo giá thị trường tại thời điểm thu hồi đất. Việc thu hồi và bồi thường, thực hiện tái định cư phải bảo đảm cho người bị thu hồi có chỗ ở, có điều kiện sống tốt, bảo đảm thu nhập bằng hoặc tốt hơn nơi ở cũ, nhất là đối với gia đình chính sách, hộ nghèo, người cô đơn.
Luật sư Trần Hữu Huỳnh.
Cùng bàn nội dung này, Luật sư Trần Hữu Huỳnh băn khoăn nguyên tắc bảo đảm cho người có đất bị thu hồi có thu nhập bằng hoặc hơn nơi ở cũ.
“Cái khó nhất là thu nhập bằng hoặc tốt hơn nơi ở cũ. Hơn nơi ở cũ là thế nào? Thu nhập bao gồm những thu nhập gì. Tôi nghĩ các vấn đề khác dễ đo đếm, riêng vấn đề này nên cân nhắc lại", ông Trần Hữu Huỳnh nêu ý kiến./.
Theo VOV
-
Góp ý sửa đổi về thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ tái định cư
-
Đề xuất tăng phụ cấp cho người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, thôn, tổ dân phố
-
Một số góp ý vào Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)
-
Kinh tế tuần hoàn trong chăn nuôi: Biến 'rác' thành nguyên liệu
- Đề xuất cơ chế thử nghiệm phát triển kinh tế tuần hoàn
- Chú trọng nâng cao đời sống văn hóa vùng đồng bào Chăm
- Phát huy giá trị văn nghệ đại chúng trong xây dựng nông thôn mới: Đầu tư cho sáng tạo bài bản là đầu tư căn cơ, bền vững
- Bảo đảm lợi ích hài hòa cho các bên khi thu hồi đất
- Đề cương về văn hóa Việt Nam: Thể hiện ý chí, nguyện vọng của cả dân tộc
- Điều chỉnh tiền lương, phụ cấp y tế càng sớm càng tốt
- Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng: Lợi ích chính đáng của nhân dân là điểm xuất phát, là mục tiêu của mọi chủ trương, đường lối
-
Hội Nông dân Tuyên Quang hỗ trợ đưa hội viên đi xuất khẩu lao động(Tapchinongthonmoi.vn) - Bên cạnh các hoạt động hỗ trợ hội viên nông dân về nguồn vốn vay, tư vấn, hỗ trợ kỹ thuật canh tác sản xuất nông nghiệp, dạy nghề cho lao động nông thôn… Thời gian qua Hội Nông dân tỉnh Tuyên Quang còn chủ động phối hợp với các doanh nghiệp để kịp thời tư vấn, hỗ trợ thông tin về các thị trường xuất khẩu lao động, nhất là đối với những thị trường tiềm năng, phù hợp với lao động nông thôn Tuyên Quang.
-
Phát triển lúa chất lượng cao cần gắn với giảm phát thải khí nhà kínhSản xuất lúa gạo nước ta hiện chiếm 48% lượng phát thải khí nhà kính và hơn 75% lượng khí thải metan của toàn ngành nông nghiệp. Vì vậy, để Việt Nam tiến dần tới mục tiêu phát thải khí nhà kính bằng “0” vào năm 2050, ngành nông nghiệp còn nhiều việc phải làm.
-
Ban Bí thư thi hành kỷ luật đảng viên vi phạmNgày 28/3, tại Trụ sở Trung ương Đảng, đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì họp Ban Bí thư để xem xét, thi hành kỷ luật cán bộ.
-
Niềm tin vững chắc của ngư dân trên biển miền TrungBên cạnh thực hiện chức năng tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm pháp luật, thanh tra chuyên ngành thủy sản trên biển, kể từ khi thành lập đến nay (28/3/2014) Chi đội Kiểm ngư số 3 (tại Sơn Trà, Đà Nẵng) luôn tích cực hỗ trợ ngư dân bám biển phát triển kinh tế.
-
Thủ tướng chỉ đạo triển khai thúc đẩy thị trường bất động sảnThủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Xây dựng khẩn trương hoàn thiện Đề án "Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030."
-
Tuyên truyền, vận động hội viên nông dân tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm y tế(Tapchinongthonmoi.vn) - Thời gian qua, tỉnh Nghệ An đã tổ chức triển khai thực hiện chính sách BHXH, BHYT đạt được nhiều kết quả quan trọng, góp phần tích cực vào việc đảm bảo an sinh xã hội, ổn định đời sống nhân dân và phát triển kinh tế - xã hội. Có thể nói BHXH, BHYT được khẳng định là trụ cột chính của chính sách an sinh xã hội.
-
PVFCCo long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 20 năm Ngày thành lậpChiều ngày 27/3, tại TP.HCM, Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí (PVFCCo) đã long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 20 năm thành lập (28/3/2003 – 28/3/2023) với chủ đề “Hành trình 20 năm cho mùa bội thu”.
-
Một cây làm chẳng nên non ba cây chụm lại lên hòn núi cao(Tapchinongthonmoi.vn) - Thấm nhuần lời dạy đó, các thanh niên dân tộc Thái ở xã Mường Mô (huyện Nậm Nhùn, tỉnh Lai Châu) đã tập hợp, đoàn kết lại với nhau để phát triển mô hình nuôi cá kết hợp với du lịch, bước đầu mô hình đã cho hiệu quả kinh tế khá.
-
“Xốc” lại công tác quảng bá, sáng tác văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu sốViệc đầu tư phát triển văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số khu vực Tây Nam Bộ vẫn còn bỏ ngỏ, chưa phát triển đúng tầm vì thiếu sức người sức của; các tác phẩm chưa được phổ biến rộng rãi vào đời sống đồng bào, nhất là lớp trẻ.
-
Ngành tài chính đã nỗ lực khơi thông huyết mạch, thúc đẩy phát triển kinh tếCông tác tài chính - ngân sách nhà nước và quản lý nợ công đã có những đóng góp quan trọng, quyết định đối với sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, xử lý các vấn đề cấp bách về thiên tai, dịch bệnh, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu và đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế.
-
1 Thực trạng giai cấp Nông dân Việt Nam hiện nay và một số vấn đề đặt ra
-
2 Phim Bão ngầm: "Chọn đạo diễn Đinh Thái Thụy vì đời tư không có scandal"
-
3 Hội Nông dân Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Nông dân Thế giới (WFO)
-
4 Nuôi lươn không bùn mang lại hiệu quả kinh tế cao ở Đô Lương
-
5 Vĩnh Long đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất nhân dịp kỷ niệm 190 năm thành lập tỉnh