Phát triển hợp tác xã, trang trại chăn nuôi theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững
Hình thức chăn nuôi trong các hợp tác xã/trang trại (HTX/TT) ngày càng phổ biến và đã phát huy được hiệu quả rõ rệt cả về kinh tế, xã hội và môi trường so với chăn nuôi nông hộ quy mô nhỏ riêng lẻ. Do đó, việc tập trung hỗ trợ khu vực này cơ cấu lại sản xuất theo hướng đa dạng hóa sản phẩm, an toàn dịch bệnh, ứng dụng công nghệ và xây dựng chuỗi sản xuất phân phối sản phẩm sẽ góp phần phát triển ngành Chăn nuôi hiệu quả, bền vững.
Vai trò và những đóng góp của HTX/TT đối với ngành Chăn nuôi
Chăn nuôi trang trại quy mô lớn có xu hướng gia tăng, chăn nuôi quy mô nhỏ nông hộ ngày càng giảm mạnh. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, số hộ chăn nuôi có xu hướng giảm trong thời gian qua, nhất là chăn nuôi lợn. Năm 2011 cả nước có trên 4,13 triệu hộ chăn nuôi lợn và 7,9 triệu hộ chăn nuôi gia cầm, đến năm 2018, cả nước chỉ còn khoảng 2,9 triệu hộ chăn nuôi lợn và khoảng 7,8 triệu hộ chăn nuôi gia cầm. Tính đến tháng 6/2020, tổng số hộ chăn nuôi cả nước giảm còn 6,5 triệu hộ năm (2,9 hộ chăn nuôi lợn, 2,5 triệu hộ chăn nuôi gà vịt và 1,1 triệu hộ chăn nuôi bò).
Chăn nuôi quy mô trang trại giúp tăng khả năng cạnh tranh, phát triển bền vững hơn nhất là trong bối cảnh hội nhập kinh tế ngày càng sâu rộng. Nhờ sự chuyển đổi tổ chức sản xuất, đầu tư công nghệ chăn nuôi hiện đại, giống, thức ăn chất lượng cao, quản lý chăn nuôi tiên tiến hơn nên năng suất và chi phí chăn nuôi trong nước đã được cải thiện đáng kể. Các trang trại lợn có quy mô nuôi trung bình 250 lợn thịt/lứa và 2,8 lứa/năm (tương đương với 700 đầu lợn xuất chuồng/trang trại/năm). Chăn nuôi quy mô trang trại tăng mạnh do chi phí sản xuất thấp hơn, lợi nhuận cao hơn và có tính cạnh tranh cao hơn chăn nuôi hộ quy mô nhỏ. Chăn nuôi trang trại có giá thành sản xuất thấp hơn chăn nuôi nông hộ quy mô nhỏ vì áp dụng nhiều máy móc nên chi phí lao động thấp.
Nhờ mở rộng quy mô chăn nuôi, các trang trại có thể dễ dàng đa dạng hóa các kênh tiêu thụ sản phẩm thay vì chỉ phụ thuộc vào việc bán cho thương lái như những hộ quy mô nhỏ. Các trang trại có thể ký hợp đồng trực tiếp cho các doanh nghiệp, các lò mổ để chế biến, xuất khẩu. Hiện nay xuất hiện ngày càng nhiều trang trại chăn nuôi lợn, gà theo hướng hữu cơ, sau đó tự giết mổ và chế biến rồi bán thịt, sản phẩm chế biến theo kênh hàng chất lượng cao riêng của trang trại để cung cấp trực tiếp cho các cửa hàng thực phẩm sạch, nhà hàng, bếp ăn… với giá bán cao hơn giá lợn bình thường khoảng 30%.
Phát triển chăn nuôi HTX/TT là biện pháp hữu hiệu nhất để giảm thiểu ô nhiễm môi trường, kiểm soát được dịch bệnh. Tính đến năm 2018, đã có 14,3% số trang trại thực hiện báo cáo đánh giá tác động môi trường, 51,2% số trang trại có kế hoạch bảo vệ môi trường, 7,8% số trang trại được chứng nhận an toàn dịch bệnh, 2,2% số trang trại được chứng nhận an toàn sinh học, 21,3% số trang trại được chứng nhận VietGAP và các hình thức khác và vẫn còn 3,2% số trang trại chưa áp dụng bất kỳ biện pháp xử lý chất thải chăn nuôi. Con số này cao hơn rất nhiều so với chăn nuôi ở quy mô nông hộ: 53% trong tổng số khoảng 6,5 triệu hộ chăn nuôi áp dụng một trong các biện pháp xử lý chất thải và vẫn còn 47,0% số hộ chăn nuôi chưa áp dụng bất kỳ biện pháp xử lý chất thải.
Trong giai đoạn 2008 – 2018, đã có 22 tiến bộ KHKT mới về công trình khí sinh học, đệm lót sinh học, chế phẩm xử lý môi trường chăn nuôi được công nhận góp phần bảm đảm chất lượng môi trường trong hoạt động chăn nuôi. Việc áp dụng các tiến bộ kỹ thuật mới này chủ yếu xuất hiện ở các trang trại chăn nuôi quy mô lớn.
HTX chăn nuôi tuy vẫn còn ít về số lượng và hiệu quả hoạt động nhưng có xu hướng gia tăng. HTX của chăn nuôi có xu hướng tăng trong những năm qua nhưng hiện không có nhiều. Năm 2013, cả nước có 175 HTX chăn nuôi, trong đó có 135 HTX chăn nuôi lợn thì đến thời điểm 30/4/2020, cả nước đã có 978 HTX chăn nuôi, trong đó có 911 HTX chăn nuôi lợn. Từ năm 2013 đến nay hàng năm có khoảng 107 HTX chăn nuôi được thành lập mới. Phần lớn các HTX chỉ cung cấp dịch vụ cho hộ chăn nuôi (thức ăn, thuốc thú y, dịch vụ chăn nuôi).
Trong các năm 2017-2020, do có sự biến động do dịch bệnh tả lợn châu Phi và dịch Covid -19 nên số lượng HTX chăn nuôi lợn có biến động, so với thời điểm không có dịch, số lượng HTX chăn nuôi đã giảm 193 HTX (giảm 13,7%). Không chỉ giảm về số lượng HTX chăn nuôi lợn, quy mô và sản lượng đàn lợn của các HTX cũng giảm mạnh.
Xu hướng liên kết chăn nuôi giữa các doanh nghiệp với HTX/TT gia tăng nhằm đảm bảo chia sẻ trách nhiệm, lợi ích giữa các bên, tránh rủi ro, giúp truy xuất được nguồn gốc sản phẩm và cân đối cung cầu các sản phẩm chăn nuôi. Xu hướng hiện nay đối với chăn nuôi nói chung và chăn nuôi lợn nói riêng là thực hành chăn nuôi theo chuỗi liên kết để đảm bảo chia sẻ trách nhiệm, lợi ích giữa các bên, tránh rủi ro, giúp truy xuất được nguồn gốc sản phẩm và cân đối cung cầu các sản phẩm chăn nuôi. Một số tỉnh thực hiện tốt mô hình liên kết HTX/TT trong thời gian qua như: Quảng Nam, Bình Định, Hải Dương, Vĩnh Phúc, Hưng Yên, Thái Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Hà Nội, Đồng Nai có 3/4 trong tổng số HTX và trên 50% trang trại chăn nuôi lợn thực hiện liên kết, năm 2019 sản lượng tiêu thụ qua hợp đồng liên kết chiếm 46 – 66% tổng thịt lợn của các tỉnh này.
Bên cạnh việc tham gia chuỗi liên kết với các tác nhân khác, nhiều HTX còn tự tổ chức chuỗi cung ứng khép kín của HTX. Theo đó, HTX thực hiện các công đoạn như cung cấp đầu vào, dịch vụ chăn nuôi lợn, thu mua, giết mổ và phân phối thịt lợn. Đây là một xu hướng mới nổi của các HTX chăn nuôi lợn nhất là sau khủng hoảng giá lợn năm 2016-2018. Mô hình chuỗi khép kín của HTX thuận lợi cho HTX ở ven đô thị, cho phép HTX hỗ trợ sản xuất kinh doanh của không chỉ thành viên mà còn các hộ nông dân khác.
Tồn tại, hạn chế của HTX/TT chăn nuôi
Chăn nuôi trong HTX/TT mới tập trung ở khâu sản xuất, chưa chủ động được nguồn cung thức ăn, vacxin đặc biệt là con giống. Chăn nuôi lợn ở các trang trại/HTX về cơ bản vẫn phụ thuộc cả đầu vào và đầu ra; sản xuất thiếu sự liên kết theo chuỗi khép kín. Trong điều kiện bình thường các trang trại mới tự lo được 70% lượng con giống; công tác giống và quản lý giống còn nhiều bất cập, chưa có hệ thống giống hoàn chỉnh, nhận thức về công tác giống vật nuôi chưa cao, thiếu quy hoạch vùng giống hoặc có quy hoạch nhưng chưa phù hợp. Thực tế cho thấy, hiện con giống vẫn phát triển trong tình trạng nhỏ lẻ, nhất là con giống trong dân hầu như chưa quản lý. Việc thiếu kiểm soát giống tại các cơ sở sản xuất giống của các doanh nghiệp dẫn đến không kiểm soát được tổng đàn.
Ngành Sản xuất thức ăn chăn nuôi (TĂCN) Việt Nam đã có những bước phát triển rất lớn trong 10 năm qua cả về số lượng nhà máy, công suất thiết kế, công nghệ, sản lượng, giá thành và chất lượng sản phẩm không chỉ đáp ứng đủ cho nhu cầu cho phát triển chăn nuôi trong nước mà còn gia tăng xuất khẩu. Tuy nhiên, nguyên liệu sản xuất TĂCN chủ yếu nhập khẩu (nhập khẩu 90% đối với nhóm thức ăn giàu đạm như bột cá, bột thịt, khô dầu và nhập khẩu 100% khoáng và vitamin) khiến cho giá thành sản xuất các sản phẩm chăn nuôi của Việt Nam cao hơn các nước, làm giảm sức cạnh tranh với các sản phẩm chăn nuôi trong bối cảnh hội nhập. Do chi phí TĂCN chiếm từ 65-70% giá thành sản phẩm khiến nhiều trang trại phải tự phối trộn thức ăn.
Hiện nay, hầu hết các loại vắc xin dùng cho phòng dịch bệnh gia súc, gia cầm mà các trang trại chăn nuôi đang sử dụng đều là sản phẩm sản xuất ở nước ngoài. Hiện cả nước chỉ mới có vài cơ sở sản xuất được vắc xin thông thường, nhưng phần lớn hoạt động theo công nghệ cũ, lạc hậu nên chưa đáp ứng được yêu cầu thị trường. Do phải nhập khẩu nên giá vắc xin thường đắt hơn so với các nước 20-30% và lợi dụng việc này, các công ty nước ngoài thường ép các doanh nghiệp nhập khẩu trong nước về giá, và người chịu thiệt hại trực tiếp là các HTX/TT chăn nuôi trong nước.
Tóm lại, do chưa chủ động được nguồn cung thức ăn, vắc xin và đặc biệt là con giống đã ảnh hưởng rất lớn đến khả năng sản xuất kinh doanh của các HTX/TT chăn nuôi. Nếu rơi vào khủng hoảng như thời gian qua (2019-2020) thì các HTX/TT chỉ tự chủ được 20-30% con giống. Nói cách khác, trong chuỗi chăn nuôi, các HTX/TT cơ bản vẫn chỉ dừng lại ở khâu sản xuất gia công nên lợi nhuận của các HTX/TT chăn nuôi thấp trong khi rủi ro lại rất cao. Điều này khiến cho các HTX/TT khi càng mở rộng, tăng quy mô chăn nuôi thì càng có nguy cơ và rủi ro cao hơn.
Mức độ áp dụng KH&CN vào chăn nuôi của trang trại còn thấp. Tỷ lệ các trang trại có ứng dụng KH&CN vào sản xuất vẫn còn ở mức thấp (đạt 16,4%), các công nghệ áp dụng chủ yếu như sử dụng máng ăn tự động, đệm lót sinh học… Tỷ lệ TT chăn nuôi lợn có hệ thống xử lý chất thải theo quy định đạt 60,8%, tuy nhiên mức độ xử lý chất thải thấp (đạt 45,4%).
Công tác quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm đã được củng cố quyết liệt và có nhiều tiến bộ trong những năm qua. Tuy nhiên vẫn còn có vi phạm công tác vệ sinh ATTP như sử dụng chất cấm trong chăn nuôi, giết mổ, bảo quản thịt; giết mổ và phân phối sản phẩm chăn nuôi bị bệnh, chết,… ảnh hưởng đến niềm tin của người tiêu dùng với chất lượng lợn thịt, qua đó ảnh hưởng nghiêm trọng đến chăn nuôi.
Việc áp dụng các quy trình thực hành chăn nuôi tốt (GAHP) còn ít, hiện chỉ có khoảng 21,3% số TT chăn nuôi được chứng nhận GAHP. Lí do là vì chưa có sự khác biệt nhiều về giá bán sản phẩm GAHP với sản phẩm không GAHP hay chênh lệch giá lợn GAHP không đủ bù chi phí áp dụng GAHP nên chưa khuyến khích các cơ sở chăn nuôi áp dụng GAHP. Áp dụng truy xuất nguồn gốc sản phẩm chăn nuôi trên toàn bộ chuỗi còn rất ít và nhiều bất cập do thiếu các quy định đồng bộ trên phạm vi cả nước cũng như còn yếu trong tổ chức thực hiện.
Mô hình chăn nuôi tuần hoàn, xử lý chất thải chăn nuôi hiện chưa có nhiều HTX/TT áp dụng. Thực tế cho thấy, việc sử dụng các loại côn trùng ăn chất thải chăn nuôi như trùn quế, ruồi lính đen đang trở thành xu hướng mới trong xử lý chất thải chăn nuôi ở nhiều địa phương. Đây là giải pháp bền vững, đang được áp dụng nhiều trong chăn nuôi nông hộ, mang lại lợi ích kép cho người chăn nuôi, vừa giúp xử lý chất thải chăn nuôi, vừa tăng thêm thu nhập từ việc bán nguồn protein thu được từ côn trùng cho sản xuất thức ăn chăn nuôi, thủy sản và tận dụng được nguồn phân bón hữu cơ từ phân của côn trùng.
Liên kết trong chăn nuôi là khâu yếu nhất trong chăn nuôi hiện nay. Liên kết chuỗi giá trị trong chăn nuôi là khâu yếu nhất trong chăn nuôi nói chung và nhất là chăn nuôi lợn nói riêng hiện nay. Tính đến tháng 6/2020, tỷ lệ HTX chăn nuôi liên kết với doanh nghiệp chỉ đạt khoảng 24% và trang trại liên kết với doanh nghiệp đạt khoảng 42%. Các HTX/TT chăn nuôi liên kết chủ yếu theo hình thức hợp đồng chăn nuôi gia công cho các doanh nghiệp.
Không chỉ hạn chế về số lượng liên kết, mà các mô hình liên kết này còn rất lỏng lẻo. Trong hơn 19.848 trang trại chăn nuôi hiện nay chỉ có 1/3 số trang trại là thành viên các HTX chăn nuôi. Số còn lại tự sản xuất kinh doanh đơn lẻ.
Có nhiều lý do cho việc còn ít liên kết giữa doanh nghiệp với HTX/TT chăn nuôi như: i) Thiếu chính sách ưu đãi, hỗ trợ hiệu quả cho doanh nghiệp, HTX, hộ nông dân tham gia liên kết. Đến tháng 7/2018, Chính phủ mới ban hành Nghị định số 98 về khuyến khích hợp tác liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, trong đó có chăn nuôi; ii) Phần lớn lợn được tiêu dùng trong nước hoặc xuất khẩu tiểu ngạch sang Trung Quốc và không đòi hỏi tiêu chuẩn chất lượng cao, truy xuất nguồn gốc nên các doanh nghiệp rất dễ dàng mua lợn thịt của hộ nông dân mà không cần phải có hợp đồng liên kết; iii) Năng lực các chủ trang trại, HTX còn rất yếu, chưa đáp ứng yêu cầu liên kết của doanh nghiệp. Nhiều doanh nghiệp chỉ sẵn sàng liên kết với các HTX/TT để nuôi gia công theo yêu cầu của doanh nghiệp.
Quy hoạch chăn nuôi thiếu ổn định, có ít vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh được công nhận. Quy hoạch chăn nuôi phần lớn chưa được triển khai hiệu quả trên thực địa. Các vùng chăn nuôi tập trung chưa có thiết chế đảm bảo ổn định, tạo niềm tin cho nhà đầu tư đầu tư vào chăn nuôi quy mô lớn, hiện đại.
Tính đến tháng 8/2019, cả nước đã có 28 vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh (theo chuỗi) cấp huyện, 129 vùng cấp xã và trên 1.000 cở sở chăn nuôi an toàn dịch bệnh cấp trang trại. Việc có ít có vùng an toàn dịch bệnh được công nhận đã ảnh hưởng nhiều đến khả năng xuất khẩu của lợn thịt Việt Nam và hạn chế doanh nghiệp đầu tư vào liên kết, phát triển chăn nuôi lợn với hộ nông dân. Xây dựng và phát triển các vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh được công nhận theo chuẩn quốc tế đang là một trong các giải pháp được Chính phủ Việt Nam triển khai.
Ngoài ra, dịch bệnh là một vấn đề lớn trong chăn nuôi nông hộ và của TT. Mặc dù đã có nhiều có gắng nhưng dịch bệnh vẫn thường xuyên xảy ra, nhiều đợt dịch bệnh trên diện rộng, quy mô lớn gây thiệt hại lớn cho sản xuất.
Hiểu biết, kỹ năng của chủ TT/HTX chăn nuôi còn nhiều hạn chế nhất là kỹ năng quản trị. Các hộ chăn nuôi và nhất các các TT chăn nuôi quy mô lớn có kinh nghiệm, hiểu biết và kỹ năng về kỹ thuật chăn nuôi nhìn chung khá tốt. Tuy nhiên, những kiến thức, kỹ năng về công nghệ mới, công nghệ cao, kỹ năng quản trị trang trại, kiến thức thị trường còn rất hạn chế.
Đào tạo nghề cho lao động nông thôn luôn được các địa phương quan tâm và bố trí kinh phí để thực hiện theo Đề án 1956 về đào tạo nghề nông thôn. Tuy vậy, nhiều vấn đề mới, quan trọng trong chăn nuôi hiện nay không có trong nội dung chương trình đào tạo như: áp dụng công nghệ hiện đại trong chăn nuôi, chăn nuôi đảm bảo an toàn dịch bệnh, các biện pháp xử lý chất thải chăn nuôi bảo vệ môi trường. Nhìn chung thiếu các nội dung đào tạo cần thiết cho các HTX/TT chăn nuôi trong bối cảnh ngành chăn nuôi đang chịu sức ép lớn về hội nhập như: kỹ năng quản trị sản xuất (hạch toán hiệu quả đầu tư, quản lý đầu vào sản xuất, kỹ năng cắt giảm chi phí giá thành,…), kiến thức thị trường.
Giải pháp phát triển HTX/TT
Một là, đẩy mạnh triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ phát triển HTX/TT và liên kết sản xuất trong chăn nuôi, đặc biệt là chăn nuôi lợn. Cần tập trung hỗ trợ cho các HTX/TT vào những khâu dễ bị độc quyền trên thị trường như sản xuất và cung ứng thức ăn và con giống; khâu giết mổ và bảo quản. Hỗ trợ những HTX phát triển chuỗi giá trị sản phẩm trang trại của mình (chuỗi ngắn) bằng cách giúp các HTX xây dựng các cơ sở chế biến, phối trộn thức ăn, cơ sở giết mổ, mở cửa hàng, đại lý giới thiệu và quản bán sản phẩm của HTX/TT.
Hiện nay các địa phương đang triển khai thực hiện Nghị định 98/2018/NĐ-CP về khuyến khích phát triển sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm. Các sản phẩm chăn nuôi khác nhau như lợn, gia cầm, trâu, bò được rất nhiều địa phương công bố là sản phẩm chủ lực trong tái cơ cấu ở địa phương. Vì thế cần tập trung hỗ trợ mạnh các dự án liên kết theo Nghị định 98/2018/NĐ-CP trong lĩnh vực chăn nuôi nói chung và chăn nuôi lợn nói riêng.
Ngoài ra, cần đẩy mạnh thực hiện các chính sách hỗ trợ ưu tiên các HTX/TT và các cơ sở chăn nuôi áp dụng tiêu chuẩn GAHP; xử lý ô nhiễm môi trường; ưu đãi tín dụng, thuế; Chính sách bảo hiểm vật nuôi nhằm hạn chế thấp nhất rủi ro về thiên tai, dịch bệnh, thị trường; Tổ chức xây dựng vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh. Khuyến khích, thúc đẩy hợp tác PPP giữa chính quyền địa phương với các doanh nghiệp, HTX/TT và các cơ sở chăn nuôi theo quy trình GAHP và liên kết bao tiêu sản phẩm.
Hai là, tập trung ưu tiên và nâng cao hiệu quả công tác đào tạo nghề cho lao động chăn nuôi làm việc trong các HTX/TT. Để nâng cao sức cạnh tranh cho các sản phẩm chăn nuôi trong nước, một trong các biện pháp hiệu quả nhất là đẩy mạnh ứng dụng KH&CN, đặc biệt là công nghệ cao vào sản xuất. Thực tế thời gian qua, những CNC, hiện đại như: Công nghệ chuồng kín, điều khiển tự động, robot, trí tuệ nhân tạo, mạng kết nội vạn vật,… đang làm thay đổi căn bản cách thức chăn nuôi công nghiệp theo hướng chủ động, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, năng suất cao, hiệu quả kinh tế cao, sử dụng ít lao động, xử lý tốt với chi phí phù hợp chất thải chăn nuôi.
Để đáp ứng yêu cầu, lao động chăn nuôi đòi hỏi phải được nâng cao kiến thức, kỹ năng để ứng dụng công nghệ mới, công nghệ cao, kỹ năng quản trị để nâng hiệu quả chăn nuôi. Ngoài ra, cần tổ chức tập huấn, hướng dẫn cho chủ TT/HTX các nội dung do các tỉnh, thành phố thực hiện Luật Chăn nuôi. Lý do là trong quá trình triển khai thi hành Luật còn nhiều nội dung chưa cụ thể, chưa thống nhất (Điều 22. Mật độ chăn nuôi đối với các vùng (đặc biệt cách tính mật độ chăn nuôi cho từng trang trại); Điều 24. Đánh giá điều kiện chăn nuôi trang trại quy mô lớn; chính sách hỗ trợ khi di dời cơ sở chăn nuôi ra khỏi khu vực không được phép chăn nuôi;…).
Ba là, xây dựng quảng bá và nhân rộng các mô hình HTX/TT chăn nuôi hiệu quả, an toàn dịch bệnh và đảm bảo vệ sinh môi trường. Thí điểm xây dựng mô hình HTX/TT chăn nuôi khép kín từ khâu sản xuất thức ăn, con giống, chăn nuôi, giết mổ đến khâu phân phối; Mô hình sản xuất kinh doanh khép kín, trong đó doanh nghiệp trong cùng chuỗi là thành viên HTX; Mô hình HTX tham gia nhiều khâu trong chuỗi liên kết giá trị khép kín; Mô hình trang trại chăn nuôi an toàn/sinh thái kết hợp với phát triển các giống bản địa/giống lai phù hợp với điều kiện vùng miền, có sức chống chịu với bệnh tật cao, thích nghi với thời tiết khắc nghiệt, thịt thơm ngon phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng trong nước; Phát triển và nhân rộng những mô hình HTX chăn nuôi ứng dụng công nghệ cao và tăng cường công tác đào tạo và kỹ thuật, quản trị và điều hành, kiến thức về chuỗi giá trị, thương hiệu, phân phối theo chuỗi.
Bốn là, tăng cường giải pháp kiểm soát cung – cầu và chất lượng vệ sinh ATTP theo chuỗi. Cần xây dựng tiêu chuẩn của trang trại chăn nuôi lợn (tiêu chuẩn về quy mô, quản lý an toán dịch bệnh, về kiến thức chuyên môn của chủ trang trại, công nhân… áp dụng hệ thống theo dõi, đánh giá tình hình chăn nuôi trang trại làm căn cứ cấp chứng nhận lưu thông lợn và truy xuất nguồn gốc).
Quản lý nguồn cung sản xuất, trong đó có chăn nuôi là cần thiết để tránh tình trạng sản xuất dư thừa hoặc thiếu hụt so với nhu cầu thị trường. Vì vậy, việc xây dựng mã số (ID) cho các HTX/TT chăn nuôi để phục vụ công tác quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của trang trại chăn nuôi là cần thiết. Việc xây dựng mã số (ID) cho các HTX/TT chăn nuôi cũng tạo điều kiện xây dựng hệ thống mã số (ID) thống nhất trên phạm vi cả nước, thuận lợi cho việc xây dựng hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm; và tạo điều kiện cho việc kết nối nhiều nguồn dữ liệu khác nhau giúp cho việc kiểm soát cung cầu chăn nuôi. Việc quản lý chăn nuôi và quản lý thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm chăn nuôi hiện nay chưa được thống nhất trên cả nước và hầu như mới chỉ được áp dụng ở một số thành phố lớn như TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội.
Chăn nuôi theo trang trại tăng mạnh những năm qua: Năm 2011, tổng số trang trại chăn nuôi là 6.267 trên tổng số 20.078 TT nông nghiệp của cả nước. Đến năm 2015, tổng số trang trại chăn nuôi là 15.068, tăng 2,4 lần so với năm 2011, chiếm 51,27% trong tổng số 29.389 trang trại nông nghiệp. Năm 2018, tổng số trang trại chăn nuôi là 19.639, tăng 30,3% so với năm 2015, chiếm 62% trong tổng số 31.668 trang trại nông nghiệp.
Theo Tổng cục Thống kê
TS. Nguyễn Tiến Định – Cục Kinh tế hợp tác và PTNT, Bộ NN&PTNT
-
“Cảnh báo đỏ” về lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất cà phê -
Tìm hướng đi mới, giải quyết những vướng mắc cho ngành Điều Việt Nam -
Xuất khẩu nông lâm thuỷ sản năm 2024 có thể vượt 60 tỷ USD -
Tây Ninh: Thu hút đầu tư vào nông nghiệp, đặc biệt là ngành Chăn nuôi
- Sở NN&PTNT tỉnh Cà Mau hoàn thành nhiệm vụ chuyển đổi số
- Ngành Nông nghiệp tỉnh Lâm Đồng: Phát triển nông nghiệp công nghệ cao đang là xu hướng
- Nông sản Việt vươn xa nhờ liên kết chuỗi giá trị
- Cách “phục sức” tối ưu cho cây có múi sau thời kỳ nuôi quả bằng phân bón Văn Điển
- Nông dân Thủ đô tăng thu nhập nhờ áp dụng mô hình khuyến nông tiên tiến
- Ngành Nông nghiệp tăng trưởng khả quan trong 9 tháng đầu năm
- Trong 9 tháng năm 2024 giá trị tăng thêm khu vực nông, lâm, thủy sản tăng 3,2%
-
Đỏ lửa nấu cơm đưa đến kịp thời cho người dân vùng lũ Quảng TrịDo ảnh hưởng của bão số 6 nhiều xã ở huyện Vĩnh Linh, tuyến quốc lộ, tỉnh lộ ở Quảng Trị bị nước lũ “bủa vây”, gây chia cắt giao thông. Với tinh thần tương thân tương ái, nhiều nhóm tình nguyện ở Quảng Trị đã nấu cơm đưa đến cho những người dân vùng lũ.
-
Tuyên Quang: Chi, tổ hội nghề nghiệp phát huy hiệu quả nguồn vốn vay ưu đãiKhông chỉ là xóa đói giảm nghèo, nâng cao thu nhập cho hội viên nông dân, nguồn vốn vay từ Quỹ Hỗ trợ nông dân cũng như vốn từ các ngân hàng đang được phát huy hiệu quả tối đa, khi trên địa bàn huyện Yên Sơn (Tuyên Quang) dần hình thành những mô hình nông nghiệp công nghệ cao, mô hình nuôi trồng thủy sản hiện đại mà chủ nhân là thành viên chi, tổ hội nghề nghiệp.
-
Thị trường nông sản ngày 30/10: Giá nhiều mặt hàng “quay đầu” tăng(Tapchinongthonmoi.vn) - Trong ngày 30/10, giao dịch hồ tiêu, cà phê ghi nhận mức tăng giá trở lại sau nhiều ngày giảm sâu.
-
Đổi mới nông nghiệp: Hướng tới tương lai bền vững cùng phân bón hữu cơTrong bức tranh nông nghiệp Việt Nam hiện nay, hình ảnh những cánh đồng xanh mướt, trĩu quả không chỉ là biểu tượng của sự phồn thịnh mà còn phản ánh sự chăm sóc đất đai bằng tình yêu và trách nhiệm. Tuy nhiên, thói quen sử dụng phân bón hóa học đã khiến nhiều nông dân lầm tưởng rằng đây là con đường duy nhất để đạt được năng suất cao. Hệ lụy từ việc lạm dụng phân bón vô cơ không chỉ ảnh hưởng đến năng suất mà còn đe dọa đến sức khỏe đất, nước và cả những thế hệ tương lai.
-
Masan Group hoàn thành 130% kế hoạch lợi nhuận năm 2024, Masan MEATLife đạt lợi nhuận sau thuế cả quý dươngTrong quý III/2024, doanh thu mảng thịt của Masan MEATLife bao gồm thịt heo, thịt gà và thịt chế biến tăng 13.6% so với cùng kỳ. Đồng thời, ghi nhận mức tăng 105 tỉ đồng cho lợi nhuận sau thuế trước phân bổ cổ đông thiểu số. Đây là quý đầu tiên doanh nghiệp báo cáo lợi nhuận sau thuế dương kể từ năm 2023.
-
“Cảnh báo đỏ” về lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất cà phê(Tapchinongthonmoi.vn) – Tình trạng lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) trong sản xuất cà phê đang ở mức báo động, đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe người dân, môi trường và sự phát triển bền vững của ngành Cà phê Việt Nam.
-
Đề nghị kỷ luật Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đắk Lắk và Quảng NinhỦy ban Kiểm tra Trung ương đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét, thi hành kỷ luật Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ninh nhiệm kỳ 2020-2025 và ông Nguyễn Xuân Ký.
-
Festival Hoa Đà Lạt sẽ diễn ra trong 1 tháng, hướng tới quy mô quốc gia và quốc tếChiều 29/10, Ban Tổ chức Festival Hoa Đà Lạt lần thứ X - năm 2024 công bố chương trình lễ hội này.
-
Khuyến nông cộng đồng giúp gia tăng giá trị cho ngành hàng cà phêHiện ở Đắk Nông đã thành lập được 54 tổ khuyến nông cộng đồng, thực hiện tư vấn, hỗ trợ người dân, HTX áp dụng quy trình sản xuất đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng cà phê, an toàn thực phẩm...
-
Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Ban Tuyên giáo Trung ương về các nhiệm vụ trọng tâmTrong thời gian tới, Tổng Bí thư Tô Lâm yêu cầu, cần thống nhất nhận thức công tác tuyên giáo là công tác của Đảng, của các cấp ủy, tổ chức đảng, mỗi chi bộ, đảng viên.