Phụ nữ Việt Nam với khát vọng làm giàu cho gia đình và quê hương
Thủ tướng Phạm Minh Chính và các tác giả đạt giải Đặc biệt, giải Nhất Cuộc thi "Phụ nữ khởi nghiệp, phát huy tài nguyên bản địa" năm 2023. (Ảnh: Phương Hoa/TTXVN)
Được coi là “phái yếu” nhưng càng ngày Phụ nữ Việt Nam càng khẳng định năng lực của mình trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.
Những tấm gương phụ nữ tự tin, mạnh dạn thực hiện những ý tưởng sáng tạo trong phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo, làm giàu cho gia đình và quê hương đã chứng minh cho khát vọng vươn xa, lan tỏa và hòa chung vào làn sóng khởi nghiệp quốc gia.
Chứng minh nghị lực phi thường của phụ nữ
Là người đoạt giải Nhất cuộc thi "Phụ nữ khởi nghiệp, phát huy tài nguyên bản địa năm 2023" do Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tổ chức, chị Vương Thị Thương, Giám đốc Hợp tác xã Toàn Thương (Lạng Sơn), được nhiều người biết đến khi xây dựng được mô hình trồng cây hồng vành khuyên hiệu quả, tạo việc làm ổn định cho hơn 30 phụ nữ dân tộc thiểu số với thu nhập khoảng 9 triệu đồng/1 tháng.
Chia sẻ về thành công của mình, chị Thương cho biết lớn lên dưới tán cây hồng nên chị hiểu về giá trị của loại cây này. Tuy nhiên, để phát triển có quy mô và đem lại hiệu quả kinh tế, cần phải đầu tư bài bản và khoa học.
Với mong muốn đó, từ năm 2017, chị đã tự tìm hiểu và làm nhiều mẻ hồng vành khuyên treo gió nhưng vẫn chưa thể thành công.
Mãi đến cuối năm 2021, chị may mắn được tham gia chuyến học tập kinh nghiệm về sản xuất hồng treo gió tại thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng; thăm xưởng chế biến và được hướng dẫn, chia sẻ về kinh nghiệm, cũng như quy trình sản xuất hồng treo gió theo công nghệ Nhật Bản.
Chị quyết định đầu tư xây dựng xưởng sản xuất với tổng diện tích trên 1.000m2, gồm khu sơ chế, nhà kính treo hồng, kho lạnh và mua sắm thêm các máy móc, thiết bị, như: Máy gọt vỏ, máy hút chân không… với tổng chi phí trên 1 tỷ đồng.
Sau nhiều khó khăn, thăng trầm, cuối cùng những nỗ lực của chị đã được đền đáp. Đến nay, Hợp tác xã Toàn Thương đã sản xuất thành công sản phẩm hồng vành khuyên treo gió và bước đầu có sản phẩm đạt chất lượng để cung cấp ra thị trường.
Năm 2022, Hợp tác xã đã liên kết tiêu thụ với 10 hộ dân và 2 hợp tác xã khác với tổng diện tích 20 ha trồng theo hướng hữu cơ, sản lượng thu được 160 tấn/năm. Dự kiến năm 2023, Hợp tác xã chế biến 150 tấn hồng tươi, thu được thành phẩm 30 tấn, doanh số đạt 12 tỷ đồng, lợi nhuận khoảng 5 tỷ đồng/năm.
Thu mua hồng vành khuyên. (Nguồn: vanlang.langson.gov.vn)
Một trong những phụ nữ đoạt giải thưởng Phụ nữ Khởi nghiệp năm 2023 gây nhiều ấn tượng nhất chính là cô gái Lưu Thị Hòa (dân tộc Cờ Lao, ở huyện Đồng Văn, Hà Giang). Hòa từng đoạt giải Nhất và giải Thí sinh có gương mặt đẹp nhất cuộc thi Người đẹp miền Cao nguyên đá lần thứ nhất năm 2014.
Sau khi tốt nghiệp khoa Quốc tế học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội), cô đã từ chối làm việc cho một số công ty danh tiếng với thu nhập cao để trở về quê hương lập nghiệp.
Với tình yêu quê hương và nhìn thấy những tiềm năng trên vùng cao nguyên đá quanh năm mây phủ, Hòa mạnh dạn thành lập Hợp tác xã Nông Lâm nghiệp và Dịch vụ Thương mại Tổng hợp Po Mỷ vào tháng 10/2017. Hợp tác xã có nông trại rộng 2.700m2 với quy trình khép kín, trồng, sản xuất, kinh doanh một số nông sản, đặc sản: Mật ong bạc hà, cây ăn quả lâu năm, rau củ ngắn ngày…
Với những kiến thức đã học được, Hòa tích cực tham gia các hội chợ, triển lãm tại nhiều vùng, miền. Đồng thời, mở một chuỗi cửa hàng “Về bản” tại Hà Nội. Doanh thu từ sản xuất, kinh doanh bước đầu đạt trung bình mỗi tháng vài trăm triệu đồng. Hiện nay, Hợp tác xã Po Mỷ đã có gần 6.000m2 nông trại với quy trình khép kín, tạo việc làm cho 12 lao động địa phương đều là người dân tộc thiểu số.
Hòa chia sẻ, sinh ra và lớn lên tại mảnh đất nghèo khó, nên thấu hiểu được nỗi nhọc nhằn của người dân nơi đây. Chính vì vậy, sau nhiều năm học tập và sinh sống ở Hà Nội, cô nhận thấy việc quay lại quê hương để khởi nghiệp chính là con đường đúng đắn nhất.
“Hiểu được nơi mình sinh ra và biết cách khai thác giá trị vốn có của nó để làm giàu chính đáng cho bản thân và giúp đỡ người dân xung quanh chính là ước mơ lớn nhất của tôi," Giám đốc Hợp tác xã Po Mỷ Lưu Thị Hòa tâm sự.
Có thể nói, phát huy những giá trị tài nguyên bản địa, nhiều phụ nữ dân tộc thiểu số đã khởi nghiệp với niềm đam mê, nhiệt huyết, tinh thần đổi mới sáng tạo, khát khao làm giàu.
Nhiều dự án khởi nghiệp của các chị đã được vinh danh tại vòng Chung kết Cuộc thi Phụ nữ Khởi nghiệp 2023, cũng như nhiều cuộc thi khởi nghiệp trên toàn quốc, cho thấy nghị lực phi thường của phụ nữ với quyết tâm vươn lên mạnh mẽ, chứng minh một tinh thần khởi nghiệp mãnh liệt.
Khơi dậy tiềm năng, nhiệt huyết, trí tuệ của phụ nữ
Nhìn lại lịch sử dựng nước và giữ nước, phụ nữ Việt Nam luôn có những cống hiến, đóng góp to lớn, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Thời kỳ Đổi Mới, Đảng và Nhà nước luôn đặc biệt quan tâm, đã ban hành và triển khai hiệu quả nhiều chủ trương, cơ chế, chính sách hỗ trợ, khuyến khích khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo đối với phụ nữ.
Những năm qua, các cuộc thi phụ nữ khởi nghiệp với nhiều chủ đề khác nhau đã khẳng định sự năng động, đổi mới không ngừng của tổ chức Hội nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu, nguyện vọng của các tầng lớp phụ nữ, đóng góp tích cực trong thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội của đất nước và thúc đẩy bình đẳng giới. Đồng thời, khơi dậy tiềm năng, nhiệt huyết, trí tuệ, tinh thần dám nghĩ, dám làm của phụ nữ Việt Nam trong hành trình khởi nghiệp, tạo động lực mạnh mẽ cho phụ nữ cả nước tham gia các mô hình kinh tế đa dạng như doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ kinh doanh cá thể... để phát triển sản xuất, kinh doanh, nâng cao thu nhập, làm giàu cho bản thân, gia đình và xã hội.
Phát biểu mới đây tại Lễ Vinh danh Phụ nữ Khởi nghiệp, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã nhấn mạnh những đóng góp của phụ nữ thông qua các hoạt động khởi nghiệp không chỉ góp phần to lớn trong phát triển kinh tế đất nước mà còn tác động tích cực vào giải quyết những vấn đề xã hội, góp phần ổn định chính trị-xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân.
Những năm gần đây, khởi nghiệp sáng tạo xuất hiện và phát triển mạnh mẽ ở Việt Nam, là yếu tố quan trọng góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội của đất nước, đặc biệt trong bối cảnh đất nước ta đang trong quá trình hội nhập quốc tế ngày càng toàn diện và sâu rộng.
Thủ tướng Phạm Minh Chính và các đại biểu thực hiện nghi thức phát động Cuộc thi "Phụ nữ Khởi nghiệp Sáng tạo" năm 2024. (Ảnh: Phương Hoa/TTXVN)
Chủ tịch Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam Hà Thị Nga cho biết, thời gian qua, Hội đã tích cực đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, chủ động, tích cực tuyên truyền, hỗ trợ phụ nữ phát huy sức sáng tạo, tham gia khởi nghiệp, phát triển kinh tế bằng nhiều hình thức phù hợp. Đặc biệt, Hội đã đề xuất và được Thủ tướng Chính phủ giao chủ trì đề án Đề án “Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp giai đoạn 2017-2025."
Qua 6 năm triển khai Đề án, được sự quan tâm, tạo điều kiện của Chính phủ, sự hỗ trợ của các địa phương, các bộ, ngành và sự cố gắng, nỗ lực bền bỉ của Hội Phụ nữ các cấp, đã có trên 80 nghìn ý tưởng kinh doanh của phụ nữ được hỗ trợ; trên 70.000 phụ nữ mạnh dạn khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp; gần 5.000 tổ hợp tác/hợp tác xã do phụ nữ quản lý được thành lập; hơn 60.000 doanh nghiệp của phụ nữ mới thành lập được tư vấn nâng cao năng lực, hỗ trợ kết nối các nguồn lực để phát triển.
Có thể thấy, những thành công của phụ nữ trên con đường khởi nghiệp đã góp phần nuôi dưỡng niềm đam mê, khát vọng sáng tạo, đổi mới và cống hiến, đóng góp trong các tầng lớp phụ nữ. Chắc chắn, với sự chung tay, ủng hộ của cả hệ thống chính trị, sẽ ngày càng có nhiều nữ doanh nhân, hợp tác xã của phụ nữ đứng tên trong danh sách những dự án khởi nghiệp thành công của Việt Nam, phát triển nhanh và bền vững, góp phần hiện thực hóa khát vọng xây dựng đất nước hùng cường, thịnh vượng, nhân dân ấm no, hạnh phúc…/.
Theo TTXVN/Vietnam+
-
COP29 đạt được thỏa thuận khởi động giao dịch tín chỉ carbon toàn cầu -
Vĩnh Phúc: Chuyển đổi xanh vì tương lai phát triển bền vững -
Phổ biến chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về Hội Nhà báo Việt Nam -
Thủ tướng Phạm Minh Chính về tới Hà Nội, kết thúc chuyến công tác dự Hội nghị G20 và thăm chính thức Cộng hòa Dominica
- Một trang trại lợn ở Thanh Hóa bị xử phạt hơn 400 triệu đồng
- "Tôn vinh, bảo vệ, tạo môi trường thuận lợi để nhà giáo làm việc"
- Ban hành Kế hoạch hành động quốc gia phát triển kinh tế số giai đoạn 2024-2025
- Thầy giáo "quân hàm xanh" đem con chữ đẩy lùi nạn tảo hôn ở miền biên viễn
- Sơn La: Khai trương cặp cửa khẩu quốc tế Lóng Sập - Pa Háng
- Doanh nghiệp Việt cần bắt tay cùng làm đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam
- Nghệ An: Khuyến cáo người chăn nuôi cần chủ động phòng chống Dịch tả lợn Châu Phi
-
Hậu Giang đạt "thành công đáng kể" trong xây dựng chuỗi giá trị cung ứng thực phẩm an toànHậu Giang đang đạt được những kết quả tích cực trong việc xây dựng chuỗi giá trị cung ứng thực phẩm an toàn. Với hơn 200 ha canh tác, 22 chuỗi nông sản của tỉnh đã được cấp xác nhận đạt chuẩn, bao gồm các sản phẩm chủ lực như cá thát lát, lươn, mít, chanh không hạt, lúa gạo...
-
Kim Sơn xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu từ hạt nhân xóm, làngVề đích huyện nông thôn mới (NTM) năm 2022, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình bắt tay ngay vào xây dựng huyện NTM nâng cao, kiểu mẫu. Mục tiêu đến năm 2025, toàn huyện có 50% số xã đạt xã NTM nâng cao, kiểu mẫu, với hành trình xây dựng từ các hạt nhân nhỏ xóm, làng…
-
Nâng cao chất lượng chẩn đoán và điều trị bệnh lý về mũi xoang và đầu cổTrong 2 ngày từ 23 – 24/11/2024, tại Hà Nội, Bệnh viên Đa khoa Hồng Ngọc – Phúc Trường Minh tổ chức Hội nghị quốc tế về “Cập nhật chẩn đoán và điều trị bệnh lý mũi xoang và đầu cổ”. Đây là cơ hội để các chuyên gia y tế trao đổi kiến thức, nâng cao chất lượng điều trị, cùng nhau góp phần cải thiện sức khỏe cộng đồng.
-
COP29 đạt được thỏa thuận khởi động giao dịch tín chỉ carbon toàn cầuThỏa thuận đạt được tạo ra sự cân bằng phù hợp cho một bộ quy tắc rõ ràng để đảm bảo tính toàn vẹn, minh bạch mà không hạn chế khả năng tham gia của các quốc gia sẽ thúc đẩy giao dịch tín chỉ carbon.
-
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnhTrong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23/11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
-
Vĩnh Phúc: Chuyển đổi xanh vì tương lai phát triển bền vữngHội nghị “Chuyển đổi xanh - nhận thức và hành động vì tương lai Vĩnh Phúc phát triển bền vững” do UBND tỉnh Vĩnh Phúc và Tập đoàn Vingroup tổ chức vào sáng 23/11. Đây không chỉ là nhiệm vụ, mà còn là cơ hội để tỉnh Vĩnh Phúc nâng cao năng lực cạnh tranh, tạo dựng hình ảnh một địa phương hiện đại, bền vững.
-
Chú trọng phát triển nguồn nhân lực nông nghiệp, nông thôn trong xây dựng nông thôn mới vùng Bắc Trung bộNgày 23/11/2024, tại thành Phố Vinh (Nghệ An), Vụ Tổ chức cán bộ và Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Nghệ An tổ chức Hội nghị "Phát triển nguồn nhân lực nông nghiệp, nông thôn trong xây dựng nông thôn mới vùng Bắc Trung bộ".
-
Tổng Bí thư và Phu nhân lên đường về nước, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm MalaysiaChuyến thăm chính thức Malaysia của Tổng Bí thư và Phu nhân là dấu mốc quan trọng trong quan hệ Việt Nam-Malaysia, góp phần củng cố nền tảng tin cậy chính trị giữa hai nước ở mức độ cao.
-
Nông dân Đồng Tháp chuyển đổi sang sản xuất lúa hữu cơ(Tapchinongthonmoi.vn) – Đồng Tháp, vựa lúa lớn của Đồng bằng sông Cửu Long, đang chứng kiến sự chuyển mình mạnh mẽ trong sản xuất nông nghiệp với việc nhiều nông dân chuyển đổi sang canh tác lúa hữu cơ. Hướng đi này không chỉ nâng cao giá trị hạt gạo, bảo vệ môi trường mà còn góp phần xây dựng thương hiệu gạo Việt Nam trên thị trường quốc tế.
-
Phổ biến chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về Hội Nhà báo Việt NamChiều ngày 22/11, tại Hà Nội, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức Hội nghị phổ biến chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật nhà nước về Hội và nâng cao chất lượng tham mưu trong công tác văn phòng Hội Nhà báo khu vực phía Bắc.
-
1 Bài 4: Giải pháp đột phá trong dạy nghề, tạo việc làm ở miền Tây xứ Nghệ -
2 Kinh nghiệm từ mô hình phát triển cây hồng Gia Thanh -
3 Bài 3: Du lịch cộng đồng - Làn gió mới từ “Miền đất cổ huyền thoại” -
4 Xây dựng Nông thôn mới an toàn trước thiên tai ở Hà Tĩnh (Bài 1): Điều kỳ diệu sau “đại hồng thuỷ” -
5 Nghị quyết của Đảng từ khát vọng, lợi ích của Dân