Quản lý và kiến tạo không gian rộng mở cho hoạt động văn học
Theo báo cáo của Bộ VHTT&DL, văn học Việt Nam trong nhiều năm qua đã phát triển toàn diện và mạnh mẽ, thấm nhuần sâu sắc tinh thần dân tộc nhân văn, dân chủ; kế thừa và phát huy các giá trị truyền thống, bản sắc dân tộc; đồng thời, tiếp thu chọn lọc tinh hoa văn hóa nhân loại, góp phần xây dựng nền tảng tinh thần của xã hội.
Nhiều thế hệ nhà văn đã tạo ra các tác phẩm mang sứ mệnh gắn liền từng giai đoạn lịch sử, tiến trình phát triển của dân tộc; thể hiện được tâm hồn, trí tuệ, nhân cách, con người Việt Nam.
Văn học Việt Nam hiện nay đã đạt được sự đa dạng về đội ngũ sáng tác và đề tài, cũng như phương thức sáng tác, đúng định hướng chính trị, nền tảng tư tưởng của Đảng, sự chỉ đạo của Nhà nước đối với nền văn học nước nhà, khơi dậy và phát huy những giá trị lịch sử, truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam và đấu trang chống tư tưởng sai trái của các thế lực thù địch.
Vai trò của lý luận, phê bình văn học đã được phát huy, tác động nhiều mặt tới hoạt động sáng tác, định hướng thị hiếu và nâng cao trình độ thẩm mỹ của công chúng. Công tác nghiên cứu có nhiều đổi mới, khoa học, tiếp thu và vận dụng sáng tạo những nền tảng lý thuyết, kinh nghiệm của thế giới.
Các trại sáng tác văn học, giải thưởng văn học đã góp phần kiến tạo môi trường thuận lợi để sáng tạo, tôn vinh những tác phẩm có giá trị.
Trong khoảng mười năm trở lại đây, các hoạt động giới thiệu, quảng bá văn học đã đạt có những bước phát triển tích cực ở cả trong nước và ngoài nước; đáp ứng nguyện vọng tìm hiểu văn học Việt Nam, văn hóa Việt Nam của bạn bè quốc tế, góp phần hoàn thiện bức tranh văn học rộng lớn của nhân loại.
Các tác phẩm văn học được dịch sang tiếng Việt ngày càng phong phú về thể loại và đề tài, giúp người đọc Việt Nam tiếp cận toàn diện hơn, sâu sắc hơn với văn học thể giới, đồng thời tạo điều kiện cho văn học Việt Nam hòa nhập với văn học thế giới.
Đáng chú ý, không gian mạng đã tạo ra một phương thức công bố tác phẩm văn học mới, tạo điều kiện thuận lợi cho công chúng dễ dàng tiếp cận, tăng cường quan hệ giao lưu giữa nhà văn, giới lý luận, phê bình và độc giả.
Ứng xử, quản lý hoạt động văn học phải đặc biệt tinh tế
Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác quản lý nhà nước về văn học còn bất cập, đặc biệt ở cở sở. Nhận thức về vai trò của văn học ở nhiều cấp lãnh đạo, quản lý còn chưa đầy đủ dẫn tới hiệu quả đầu tư cho văn học còn thấp.
Hoạt động văn học đang được điều chỉnh bởi nhiều luật khác nhau, như: Luật Xuất bản, Luật Sở hữu trí tuệ, Luật Thư viện, Luật An ninh mạng, nhưng vẫn còn những hoạt động văn học chưa được điều chỉnh bởi một văn bản quy phạm pháp luật riêng, như: Giao nhiệm vụ, tài trợ cho sáng tác văn học, dịch tác phẩm văn học, giới thiệu, quảng bá văn học, cuộc thi, trại sáng tác văn học, cơ chế trưng cầu chuyên gia trong việc thẩm định các vấn đề phát sinh trong đời sống văn học, cụ thể hóa những hành vi bị cấm trong lĩnh vực văn học...
Một số lĩnh vực trong sáng tác về các đề tài mang tính chính luận, công cuộc đổi mới, lịch sử và chiến tranh cách mạng chưa đạt được yêu cầu, kì vọng; thiếu những tác phẩm có chiều sâu tư tưởng và nghệ thuật, có tầm vóc lớn phản ánh lịch sử và hiện tại của đất nước.
Các hoạt động phê bình, lý luận lĩnh vực văn học, tổ chức trại sáng tác văn hoá, công tác quảng bá văn học, dịch văn học, phổ biến văn học trên không gian mạng… còn không ít bất cập, tồn tại.
Đáng chú ý, TS. Nguyễn Thế Kỷ, Chủ tịch Hội đồng Lý luận, phê bình văn học nghệ thuật Trung ương, nêu thực tế từ nhiều năm nay chưa có một cơ quản lý nhà nước về văn học, nhất là trong phát hiện, xử lý, đấu tranh với các quan điểm sai trái trong văn học.
Bộ trưởng Bộ VHTT&DL Nguyễn Văn Hùng nhấn mạnh, việc xây dựng và ban hành Nghị định về hoạt động văn học (Nghị định) nhằm tập trung một số chính sách khuyến khích, thúc đẩy văn học phát triển: Cơ chế giao nhiệm vụ sáng tác văn học, lý luận, phê bình văn học; trại sáng tác văn hoạc; tổ chức cuộc thi, giải thưởng văn học; giới thiệu, quảng bá văn học; dịch văn học; phổ biến văn học đến công chúng, phát huy giá trị văn học Việt Nam.
Tại cuộc họp, các ý kiến đã tập trung làm rõ cơ sở pháp lý, trình tự thủ tục, sự cần thiết ban hành Nghị định.
TS. Bùi Hoài Sơn, Ủy viên thường trực Ủy ban Văn hoá, Giáo dục của Quốc hội đánh giá cao việc soạn thảo Nghị định sẽ hoàn thiện hành lang pháp lý thuận lợi, toàn diện cho sự phát triển văn học nghệ thuật.
"Văn học là một lĩnh vực đặc biệt tinh tế của văn hóa, nên cách ứng xử, quản lý cũng phải đặc biệt tinh tế, dựa trên quan điểm xây dựng nền văn học tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, vì sự phát triển toàn diện của con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước", ông Bùi Hoài Sơn trao đổi và cho rằng cần nhìn hoạt động văn học như một lĩnh vực của công nghiệp văn hoá, không chỉ có sáng tác văn học, mà còn liên quan đến phê bình, phổ biến, phát triển công chúng.
Bên cạnh đó, Nghị định cần tính đến những vấn đề mới liên quan đến hoạt động văn học, như: Văn học trên mạng, bảo đảm mọi người dân có thể tham gia vào hoạt động sáng tạo và hưởng thụ văn học, nhất là những nhóm đối tượng yếu thế, sự xuất hiện của tác phẩm văn học do trí tuệ nhân tạo (AI) sáng tạo...
Tạo không gian thúc đẩy sáng tạo, phát triển văn học
Đánh giá cao quá trình soạn thảo Nghị định, Phó Thủ tướng cho rằng, trong quá trình xây dựng cần thể chế hóa các quan điểm, chủ trương, định hướng lớn của Đảng và Nhà nước đối với lĩnh vực văn học; chỉ rõ những hạn chế, tồn tại đang đặt ra với văn hóa nghệ thuật nói chung, văn học nói riêng. Từ đó, Bộ VHTT&DL trao đổi với các cơ quan chuyên môn để xác định phạm vi điều chỉnh toàn diện các vấn đề về sáng tác, bảo vệ bản quyền tác giả, phê bình, lý luận; quản lý chuyển đổi số trong lĩnh vực văn học; các hình thức quảng bá văn học trên không gian mạng….
Về các nhóm chính sách, Phó Thủ tướng nhấn mạnh, Nghị định phải tạo không gian thúc đẩy sáng tạo, phát triển văn học, tạo cảm hứng cho các tác giả, trên cơ sở bảo vệ nền tảng tư tưởng chính trị, giữ gìn giá trị văn hoá, thuần phong mỹ tục, gắn với sự phát triển của đất nước.
Đối với quy định tổ chức cuộc thi, giải thưởng, Phó Thủ tướng cho rằng cần đa dạng hoá các hình thức tôn vinh, quảng bá tác phẩm có giá trị, huy động sự tham gia của các hội văn học để xây dựng thể lệ, tiêu chí bắt nhịp được với thế giới, kết hợp bảo vệ bản quyền tác giả, như bảo vệ phát minh, sáng chế, bao gồm cả không gian mạng.
Bên cạnh hình thức trại sáng tác văn học, Phó Thủ tướng gợi mở những hình thức khuyến khích, hỗ trợ khác đối với tác giả văn học thông qua các hoạt động thông tin, đào tạo, tập huấn về lý luận chính trị, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước.
"Nghị định cần làm rõ trách nhiệm, tổ chức quản lý nhà nước ở cấp Trung ương, địa phương trong hoạt động văn học", Phó Thủ tướng nói và đề nghị "đặt hàng" Hội Nhà văn Việt Nam để triển khai các hoạt động thúc đẩy lĩnh vực văn học; đồng thời có giải pháp thúc đẩy văn hoá đọc.
Phó Thủ tướng giao Bộ Tư pháp khẩn trương làm rõ trình tự thủ tục xây dựng Nghị định theo trình tự, thủ tục quy định tại Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 (sửa đổi bổ sung năm 2020).
Bộ VHTT&DL cân nhắc tên gọi của Nghị định, phải bảo đảm tính bao quát nội dung, đồng thời đưa ra các quy định cụ thể nhằm quản lý và phát triển văn học.
Theo Chinhphu.vn
-
Khai mạc Liên hoan Cải lương toàn quốc năm 2024 tại Cần Thơ -
Phát huy giá trị văn hiến Thăng Long - Hà Nội qua triển lãm sách 70 năm giải phóng Thủ đô -
Biến “phế liệu chiến tranh” thành nhạc cụ nơi bản làng Hướng Hoá, Quảng Trị -
Chương trình nghệ thuật đặc biệt "Nắng Ba Đình"
- 119 tác phẩm vào vòng chung khảo Giải báo chí toàn quốc “Vì sự nghiệp phát triển văn hóa, thể thao và du lịch” lần thứ Hai
- Khai trương không gian văn hóa Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
- Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và tình yêu văn học
- Sách của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là cẩm nang cho người làm văn hóa
- Sôi nổi tiếng hát nông thôn mới
- Cuộc đời thăng trầm của nữ nghệ sĩ cải lương Ngọc Đáng
- Đặc sắc các chương trình biểu diễn nghệ thuật mừng sinh nhật Bác
-
Bài 1: Những “cầu nối” tại bản, làng vùng cao“Bản làng có bình yên, nhà nhà êm ấm thì bà con mới yên tâm sản xuất, mới no đủ được” - Câu nói của ông Giàng Lao Khay, người có uy tín trong bản Pa Kha II, xã Chiềng Tương, huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La làm chúng tôi nhớ mãi.
-
Hà Tĩnh: Triển vọng từ nghề trồng dâu nuôi tằm(Tapchinongthonmoi.vn)–Trong những năm gần đây, một số hộ dân trên địa bàn xã An Dũng, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh đã mạnh dạn chuyển đổi diện tích đất trồng các loại cây ngắn ngày hiệu quả thấp sang trồng dâu nuôi tằm và đã thu được kết quả kinh tế khả quan, có thể nghiên cứu nhân rộng.
-
Lào Cai: Nông dân thu hơn trăm tỷ đồng một năm từ quả quýt sen(Tapchinongthonmoi.vn) - Huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai hiện có trên 800ha quýt, trong đó có trên 500ha quýt đang cho thu hoạch, dự kiến sản lượng quýt đạt trên 6.000 tấn, trung bình đạt 12 tấn/ha, thu về khoảng trên 140 tỷ đồng.
-
Tái cơ cấu nông nghiệp: Chìa khóa xây dựng nông thôn mới ở Long An(Tapchinongthonmoi.vn) – Long An coi tái cơ cấu nông nghiệp là chìa khóa để nâng cao các tiêu chí nông thôn mới (NTM). Tỉnh cũng đã chủ động ban hành các đề án phát triển ngành, lĩnh vực và sản phẩm nông nghiệp, đồng thời lồng ghép hiệu quả nguồn vốn từ các chương trình mục tiêu quốc gia và chương trình phát triển kinh tế, xã hội.
-
Chuỗi bán lẻ của Masan báo lãi sau thuế dương trong quý III/2024WinCommerce ghi nhận doanh thu quý III tăng 9% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt trên 8.600 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế cũng đạt 20 tỷ đồng, lần đầu có lãi dương kể từ đại dịch Covid-19.
-
Lâm Đồng: Tổ chức sản xuất và thu nhập của người dân nông thôn được nâng caoSau 14 năm thực hiện, Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới đã giúp diện mạo nông thôn tỉnh Lâm Đồng ngày càng hoàn thiện, chất lượng cuộc sống người dân dần được nâng cao. Thành tựu nổi bật là đến hết năm 2024, toàn tỉnh có 111/111 xã đạt chuẩn nông thôn mới.
-
Chủ tịch nước Lương Cường thăm Đồn Biên phòng Bát MọtTrong chương trình công tác tiếp xúc cử tri sau kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV tại tỉnh Thanh Hóa, chiều 4/12, Chủ tịch nước Lương Cường và đoàn công tác Trung ương đã tới thăm, động viên và tặng quà cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Bát Mọt, huyện Thường Xuân.
-
Đẩy mạnh đào tạo nhân lực cho ngành công nghiệp bán dẫn và một số ngành công nghệ số cốt lõiPhó Thủ tướng Lê Thành Long vừa ký Chỉ thị số 43/CT-TTg ngày 4/12/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy mạnh đào tạo nhân lực cho ngành công nghiệp bán dẫn và một số ngành công nghệ số cốt lõi.
-
Thủ tướng: Tháo gỡ điểm nghẽn để đạt mục tiêu tăng trưởng 2 con sốThủ tướng yêu cầu các dự án luật cần đảm bảo vừa có thể quản lý được nhưng cũng cần đảm bảo thông thoáng để huy động các nguồn lực trong xã hội, phục vụ cho yêu cầu phát triển đất nước.
-
Hội NDVN tổ chức Hội nghị tập huấn triển khai nghị quyết, nghiệp vụ và ứng dụng nền tảng số Nông dân Việt Nam 2024(Tapchinongthonmoi.vn) – Ngày 4/12, tại thành phố Đà Nẵng, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam tổ chức Hội nghị tập huấn triển khai Nghị quyết, nghiệp vụ công tác văn phòng và ứng dụng nền tảng số App Nông dân Việt Nam 2024.
-
1 “Vừng ơi! mở ra” và cơ hội cho phát triển lĩnh vực Halal của Việt Nam -
2 Hội Nông dân tỉnh Điện Biên – 50 năm một chặng đường phát triển -
3 An Giang: Ứng dụng chuyển đổi số là chìa khóa góp phần tạo nên một nền nông nghiệp thông minh, bền vững, hiệu quả -
4 Gói dịch vụ y tế cho người dân ở Trạm Y tế xã, phường, thị trấn -
5 Năng động, sáng tạo, các cấp Hội trong Cụm thi đua số 2 đạt và vượt nhiều chỉ tiêu thi đua