
.jpg)
Khai thác thế mạnh từ dược liệu
Trong tổng số trên 90 sản phẩm OCOP ở Quảng Trị có gần một nửa sản phẩm là từ cây dược liệu hoặc có nguồn gốc từ cây dược liệu như: Cà gai leo, chè vằng, an xoa... Có được kết quả nổi bật đó tỉnh Quảng Trị đã có nhiều giải pháp nhằm phát triển thế mạnh từ dược liệu.
Được xác định là vùng trọng điểm trong phát triển dược liệu của tỉnh Quảng Trị, thời gian qua huyện Cam Lộ đã xây dựng nhiều chương trình, đề án để phát triển dược liệu.
Đến nay toàn huyện Cam Lộ đã trồng được khoảng 100ha cây dược liệu, trong đó có 70ha cây chè vằng, 15ha cà gai leo, 3,5ha cây an xoa, 1ha cây ba kích tím, còn lại là cây đinh lăng, hà thủ ô, sâm Bố Chính... Diện tích cây dược liệu tập trung ở các xã Cam Tuyền, Cam Thành, Cam Chính, Cam Nghĩa. Đây là những giống cây dược liệu phù hợp với đặc điểm đất đai, khí hậu ở địa phương.
Từ khi những người trồng dược liệu ở huyện Cam Lộ được hỗ trợ: Vốn, giống, kỹ thuật, bao tiêu sản phẩm, áp dụng kỹ thuật khoa học vào sản xuất chế biến... cây dược liệu đã góp phần thay đổi đời sống cho bà con nơi đây. Điển hình như cây chè vằng, cà gai leo đã cho thu nhập khoảng từ 150 - 200 triệu đồng/ha/năm.
Để ngày càng có nhiều sản phẩm nông nghiệp đạt chứng nhận OCOP, huyện Cam Lộ đã có nhiều chính sách: Ưu tiên trong sản xuất, đăng ký, lưu hành sản phẩm đối với dược liệu và các sản phẩm từ dược liệu; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ hiện đại trong nghiên cứu chọn tạo giống và kỹ thuật trồng cho năng suất, chất lượng cao, trong sơ chế và chiết xuất dược liệu, sử dụng các công nghệ sạch, thân thiện với môi trường.
Đồng thời huyện Cam Lộ cũng tăng cường kêu gọi hợp tác, sản xuất dược liệu gắn với chế biến các sản phẩm, xây dựng cơ chế để thu hút doanh nghiệp đầu tư thiết bị máy móc chế biến sâu các sản phẩm dược liệu trên địa bàn.
Ông Hồ Xuân Hoè - Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Quảng Trị, Chánh Văn phòng điều phối Chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh Quảng Trị cho biết: Giai đoạn từ năm 2022 - 2026, tỉnh Quảng Trị tiếp tục dành khoảng 53 tỷ đồng để thực hiện Đề án Khuyến khích phát triển dược liệu gắn với OCOP. Mục tiêu nhằm phát triển cây dược liệu phù hợp với từng vùng, khai thác và sử dụng bền vững dược liệu trồng và tự nhiên gắn với phát triển sản phẩm OCOP. Tỉnh Quảng Trị phấn đấu đến năm 2026 có 4.500ha cây dược liệu; có thêm từ 15 - 20 sản phẩm OCOP có nguồn gốc từ cây dược liệu; trong đó, có ít nhất một sản phẩm OCOP đạt tiêu chuẩn 5 sao.
.jpg)
Hỗ trợ xúc tiến thương mại
Đến nay, các sản phẩm OCOP của Quảng Trị đã được các ngành chức năng tỉnh Quảng Trị hỗ trợ, đã tham gia rất nhiều kênh phân phối, giới thiệu quảng bá trên cả nước. Toàn bộ sản phẩm OCOP đều được tỉnh Quảng Trị hỗ trợ đưa lên sàn thương mại điện tử Voso và sàn thương mại điện tử Postmart.
Từ đó nhiều sản phẩm đã tạo nên hình ảnh, thương hiệu của tỉnh Quảng Trị như: Gạo hữu cơ Quảng Trị, cà phê Khe Sanh, tinh bột sắn, tiêu Cùa, tiêu Vĩnh Linh; măng chua, măng dầm tỏi ớt, măng khô, muối đậu sả, mỳ sợi mẹ Milk, nước mắm Khiêm Trọng, mắm ruốc, bơ đậu phộng Super Green, trà cà gai leo, cao chè vằng, rong biển... được người tiêu dùng đánh giá cao.
Bên cạnh đó, 16 cơ sở đã có trang thông tin thương mại điện tử, có 32 cơ sở kinh doanh online, facebook; có 20 cơ sở ứng dụng mã QR-code để truy xuất thông tin nguồn gốc các sản phẩm nhất là các sản phẩm OCOP trên địa bàn Quảng Trị.
Gần đây nhất, vào tháng 7/2022, tỉnh Quảng Trị đã tổ chức Hội chợ Thương mại quốc tế khu vực Tiểu vùng Mekong mở rộng (GMS) - Quảng Trị 2022 tại Khu dịch vụ du lịch Cửa Việt (thị trấn Cửa Việt, huyện Gio Linh). Với hơn 400 gian hàng của 250 doanh nghiệp, của các tỉnh, thành phố trong nước và các doanh nghiệp đến từ Lào, Thái Lan, Trung Quốc, Campuchia… Hội chợ đã là cơ hội rất lớn để các sản phẩm OCOP Quảng Trị giới thiệu, quảng bá và tìm kiếm khách hàng.
Bà Trần Thị Ánh Hương - Đại diện HTX Nông nghiệp sạch Đông Triều (Quảng Trị) chia sẻ: Tham gia vào Hội chợ chúng tôi tìm được rất nhiều nhà phân phối là các cửa hàng nông sản sạch, siêu thị tại cả 3 địa phương Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi... Mong rằng trong thời gian tới tỉnh sẽ có thêm các chương trình như này để các doanh nghiệp, HTX mở rộng mạng lưới phân phối, đưa sản phẩm đến với nhiều người tiêu dùng trong cả nước.
Đánh giá phân hạng OCOP để nâng tầm giá trị hàng hoá
Để đảm bảo cho các chủ thể OCOP có được cái nhìn toàn diện về chất lượng sản phẩm của mình, cũng như liên tục phát triển nâng cao chất lượng các sản phẩm, ngành Nông nghiệp tỉnh Quảng Trị đã thường xuyên đánh giá và phân hạng các sản phẩm OCOP.
Năm 2021, huyện Hải Lăng có 5 sản phẩm tham gia đánh giá, phân hạng cấp huyện gồm: Bánh tét Mặt trăng của Tổ hợp tác (THT) sản xuất Bánh tét Mặt trăng Đại An Khê, xã Hải Thượng; Nem Hải Dương của THT Thuần Việt, xã Hải Dương; Bánh lọc Huệ của Cơ sở sản xuất Bánh lọc Huệ, xã Hải Chánh; Nước mắm Mỹ Thủy của THT sản xuất Nước mắm Mỹ Thủy và Ruốc bột Bà Vầy của Cơ sở sản xuất ruốc Trương Thị Vầy, xã Hải Khê.
Các sản phẩm được đánh giá cụ thể, chính xác theo các tiêu chí của sản phẩm OCOP gồm: Sản phẩm có nguồn gốc, có nhãn mác; có sự tham gia của cộng đồng; thị trường tiêu thụ ổn định, có tiềm năng mở rộng; gia tăng giá trị kinh tế... mà đặc biệt còn được đánh giá về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm.
Ông Dương Viết Hải - Phó Chủ tịch UBND, Chủ tịch Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP huyện Hải Lăng khẳng định: Các sản phẩm tham gia đánh giá, phân hạng năm 2021 đều là các sản phẩm đặc trưng, tiêu biểu và mang trong mình những nét đại diện cho văn hóa, tập quán, thế mạnh của mỗi vùng, mỗi địa phương trong huyện; có khả năng mở rộng và liên kết sản xuất đến nhiều thành phần; tạo việc làm cho nhiều người dân tại địa phương.
“Việc đánh giá và phân hạng các sản phẩm OCOP thường xuyên giúp nâng cao chất lượng sản phẩm và xây dựng quy trình sản xuất hiện đại, tiên tiến hơn. Tỉnh Quảng Trị cũng yêu cầu, theo định kỳ các sản phẩm OCOP bắt buộc phải trải qua đánh giá và phân hạng một cách khách quan, chặt chẽ, đúng quy định”.
Ông Hồ Xuân Hoè - Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Quảng Trị.
-
Cá tra thương phẩm hút hàng, giá tăng cao sau Tết Nguyên đán
-
Nguồn cung phân bón đủ nhưng giá vẫn ở mức cao
-
Cận Tết, giá sầu riêng cao nhất từ trước đến nay
-
Khai mạc Đường hoa mai vàng Bình Lợi
- Gạo và dưa hấu Gò Công (Tiền Giang) được cấp nhãn hiệu tập thể
- Thực phẩm đáp ứng đủ nhu cầu dịp Tết
- Công nghệ mới giảm chi phí giá thành, tiết kiệm khoảng 20- 30% lượng phân bón
- Khai mạc Lễ hội Cá tra lần thứ I năm 2022
- Đồng Tháp: tổ chức Diễn đàn Mekong Starup lần 1
- Bưởi da xanh Việt Nam lần đầu "có mặt" tại Mỹ, người Việt hào hứng mua
- Khai mạc Hội chợ nông nghiệp và triển lãm sản phẩm OCOP vùng Trung du, miền núi phía Bắc 2022
-
TTCK: Nhóm Ngân hàng đang tạo đà trở lại(Tapchinongthonmoi.vn) - Bước qua thời gian nghỉ Tết Âm lịch cũng là lúc kết thúc tháng 1/2023, chỉ số VN-Index bật tăng hơn 10% trong tháng giao dịch đầu tiên của năm 2023 và đóng cửa phiên giao dịch ngày 31/01 tại mốc 1.111 điểm. Với diễn biến dòng tiền vào thị trường tập trung ở nhóm Ngân hàng và Chứng khoán khi khối ngoại mua ròng tháng thứ 3 liên tiếp với giá trị đạt gần 4.200 tỷ đồng bao gồm SSI; VIC. Cùng xu hướng với khối ngoại, tự doanh cũng mua ròng 470 tỷ đồng trong tháng 1/2023.
-
Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết 36 về phát triển và ứng dụng công nghệ sinh họcNgày 30/1, thay mặt Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ký ban hành Nghị quyết 36 của Bộ Chính trị về phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ phát triển bền vững đất nước trong tình hình mới. Trân trọng giới thiệu toàn văn Nghị quyết quan trọng này.
-
Cách phòng viêm họng cho trẻ trong mùa nồm ẩmTrẻ em dưới 5 tuổi có hệ miễn dịch yếu, sức chống chọi với vi khuẩn, virus kém, do đó dễ nhiễm bệnh hơn khi gặp thời tiết nồm ẩm, đặc biệt là viêm họng.
-
Thủ tướng thăm Singapore và Brunei, thúc đẩy “Ngoại giao cây tre" độc lập, linh hoạtChuyến thăm chính thức Singapore và Brunei của Thủ tướng Phạm Minh Chính từ ngày 8-11/2 tới nằm trong tổng thể đường lối “ngoại giao cây tre” độc lập và linh hoạt của Việt Nam, góp phần củng cố và đưa mối quan hệ hợp tác giữa Việt Nam với Singapore và Brunei lên tầm cao mới.
-
Quy định mới về khung giá bán lẻ điện bình quânPhó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái ký Quyết định 02/2023/QĐ-TTg về khung giá của mức giá bán lẻ điện bình quân.
-
Tổ chức thành công ngày hội văn hóa dân tộc Mông và Festival khèn Mông năm 2023(Tapchinongthonmoi.vn) - Trong hai ngày 4-5/2, huyện Mèo Vạc (tỉnh Hà Giang) đã tổ chức thành công Ngày hội Văn hóa dân tộc Mông và Festival khèn Mông huyện Mèo Vạc năm 2023. Đây là hoạt động văn hóa quan trọng trong năm 2023, mang đậm bản sắc của đồng bào dân tộc Mông vùng Cao nguyên đá Hà Giang.
-
Làng Cam Lâm khôi phục lễ hội truyền thống cầu ngư(Tapchinongthonmoi.vn) - Để làm cho đời sống tinh thần của người dân làng chài ngày càng phong phú và bảo tồn những nét đẹp văn hóa cổ truyền, những ngày đầu năm mới Xuân Quý Mão, làng chài Cam Lâm thuộc xã Xuân Liên (Nghi Xuân – Hà Tĩnh) tổ chức khôi phục Lễ hội Cầu ngư đã có từ lâu đời nhưng bị mai một theo thời gian.
-
Tổng Bí thư: Thành tựu của đất nước có đóng góp quý báu từ nguyên lãnh đạo cấp caoTổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định, trong những thành tựu đất nước đạt được có sự đóng góp quý báu, đầy tâm huyết và trách nhiệm của các nguyên cán bộ lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước.
-
Kỳ nghỉ lễ 30/4 năm nay sẽ kéo dài gần bằng nghỉ Tết Quý MãoNăm 2023, do ngày giỗ Tổ Hùng Vương liền kề dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 nên người lao động được nghỉ 5 ngày liên tục, chỉ ít hơn dịp nghỉ Tết Nguyên đán Quý Mão 2 ngày.
-
Quy định mới của Bộ Chính trị về Lấy phiếu tín nhiệmThường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng vừa thay mặt Bộ Chính trị ký ban hành Quy định số 96-QĐ/TW về việc lấy phiếu tín nhiệm đối với chức danh, chức vụ lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị.
-
1 Thực trạng giai cấp Nông dân Việt Nam hiện nay và một số vấn đề đặt ra
-
2 Phim Bão ngầm: "Chọn đạo diễn Đinh Thái Thụy vì đời tư không có scandal"
-
3 Hội Nông dân Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Nông dân Thế giới (WFO)
-
4 Nuôi lươn không bùn mang lại hiệu quả kinh tế cao ở Đô Lương
-
5 Vĩnh Long đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất nhân dịp kỷ niệm 190 năm thành lập tỉnh