Tăng thu nhập nhờ trồng ngô sinh khối
Ngô sinh khối cho thu nhập cao hơn do có thể trồng 3 vụ/năm
Ngô sinh khối là cây ngô được thu hoạch khi trái chín sáp để làm thức ăn cho gia súc. Giai đoạn bắp ngô chín sáp sẽ đảm bảo độ mềm, giàu dinh dưỡng cho vật nuôi. Khi thu hoạch, toàn bộ thân cây (lá, bắp ngô) được xay, băm nhỏ để làm thức ăn trực tiếp cho gia súc hoặc chế biến (ủ chua), làm viên nén thành thức ăn tinh cho gia súc. Với sự đảm bảo tiêu thụ sản phẩm từ trang trại chăn nuôi bò sữa trong tỉnh, mô hình trồng ngô sinh khối đang mở ra hướng đi hiệu quả cho nông dân Quảng Ngãi.
Mô hình này sẽ rút ngắn thời gian hơn so với việc trồng ngô lấy hạt như trước đây, mỗi vụ ngô từ khi xuống giống đến lúc thu hoạch chỉ mất 80 ngày, người trồng ngô không quá lo lắng về thời tiết cũng như sâu bệnh gây hại đến năng suất và chất lượng của hạt ngô nên người dân có thu nhập cao hơn do có thể trồng 3 vụ/năm.
Chị Nguyễn Thị Tuyến ở thôn Đệ An (xã Hành Phước) phấn khởi chia sẻ: “Gia đình tôi có 1.500m2 trồng ngô, đây là vụ thứ 2 tôi trồng ngô sinh khối, có nhiều cái lợi là rút ngắn thời gian mỗi vụ chỉ mất khoảng 80 ngày, tiết kiệm chi phí đầu tư phân bón và nhân công trong khâu thu hoạch (thu hoạch là sản phẩm tươi, ở giai đoạn ngô chín sáp), cho nên không mất thêm chi phí tách hạt, phơi khô và bảo quản như trông ngô lấy hạt. Làm theo cách này khỏe, lại liên kết với doanh nghiệp nên họ thu mua cả cây, mình đỡ tốn công dọn ruộng nữa”.
Anh Cao Hải (xã Hành Minh, huyện Nghĩa Hành) trồng 3 ha ngô sinh khối hồ hởi khoe: “Giống ngô sinh khối nảy mầm cao, cây con sinh trưởng, phát triển rất mạnh. Thân to, trái to, bộ rễ chân kiềng khỏe nên ít đổ ngã, bộ lá xanh bền đến khi thu hoạch. Dự kiến năng suất 60 tấn/ha. Giá bán khoảng 1.300.000 đồng/tấn theo hợp đồng bao tiêu với Nhà máy bò sữa Vinamilk Quảng Ngãi, thu về khoảng 230 triệu đồng”.
Theo chia sẻ của ông Võ Thanh Quý - Chủ tịch Hội ND thị trấn Chợ Chùa (huyện Nghĩa Hành): “Ưu điểm của ngô sinh khối là lợi công hơn, đặc biệt với những hộ ND có diện tích ngô nhiều, khi thu hoạch nếu gặp trúng trời mưa dông việc phơi khô sẽ gặp khó khăn. Trồng loại ngô này sẽ đem lại hiệu quả cho ND và có thu nhập cao hơn”.
Cũng như huyện Nghĩa Hành, ND ở huyện Tư Nghĩa cũng đang rầm rộ chuyển đổi các vùng đất chuyên canh cây mì (sắn) kém hiệu quả để trồng ngô sinh khối. Hiện tại xã Nghĩa Hiệp là xã có diện tích đất trồng ngô cao nhất huyện (60ha), còn ND xã Nghĩa Lâm cũng đã tiếp tục trồng ở lứa thứ 2 trong năm; vụ ngô trước ND xã đã trồng 3 ha và thu hoạch với năng suất khá cao khoảng hơn 60 tấn/ha. Với giá bán 1.300.000 đồng/tấn, sau khi trừ chi phí người dân thu lợi nhuận hơn 1 triệu đồng/sào (500m2), cao gấp 1,5 lần so với trồng lúa.
Ông Đỗ Ngọc Hải, Chủ tịch Hội ND huyện Tư Nghĩa cho biết: “Trong thời gian tới Hội ND huyện sẽ phối hợp tuyên truyền vận động ND ở các xã Nghĩa Kỳ, Nghĩa Thắng, Nghĩa Sơn mạnh dạn chuyển đổi đất trồng mì kém hiệu quả để chuyển sang trồng ngô sinh khối nhằm giải quyết việc làm và nâng cao thu nhập cho ND”.
Liên kết với doanh nghiệp mở hướng đi mới hiệu quả cho ND
Với mục đích hướng cho nông dân chuyển hướng liên kết với các doanh nghiệp, năm 2020, Hội Nông dân xã Đức Phú (huyện Mộ Đức) đã hỗ trợ người dân thành lập 8 nhóm hộ trồng ngô sinh khối, với tổng diện tích 35ha, đưa tổng diện tích trồng ngô tại địa phương lên gấp 5 lần so với năm trước.
Bà Phạm Thị Hoa, Chủ tịch Hội ND xã Đức Phú cho biết: “Tất cả diện tích ngô sinh khối đều được Trang trại bò sữa Vinamilk Quảng Ngãi bao tiêu, tạo nên động lực và niềm tin cho người dân yên tâm sản xuất, tiếp tục mở rộng diện tích”.
Việc chủ động liên kết cùng doanh nghiệp để được bao tiêu sản phẩm, đã giúp nhiều ND ở hai huyện Mộ Đức, Nghĩa Hành không chỉ giải được bài toán thiếu nước mà còn giúp họ phát triển kinh tế ổn định, nhiều hộ đã vươn lên thoát nghèo.
Tính đến thời điểm này toàn tỉnh Quảng Ngãi có hơn 350 ha trồng ngô sinh khối ở các huyện: Nghĩa Hành, Tư Nghĩa, Ba Tơ và Mộ Đức nhằm hướng đến mục tiêu xây dựng và hình thành mô hình liên kết sản xuất theo chuỗi, trong đó huyện Nghĩa Hành là địa phương có diện tích trồng nhiều nhất. Năm 2022 này, tỉnh sẽ phát triển lên 500ha, năm 2023 lên 600ha và ổn định vùng nguyên liệu để cung ứng cho Trang trại bò sữa Vinamilk tại Quảng Ngãi.
“Tuy nhiên để ổn định vùng nguyên liệu và tạo động lực cho ND gắn bó lâu dài với mô hình ngô sinh khối thì ngoài làm hợp đồng cam kết thu mua của nhà máy, việc nâng giá thành của sản phẩm là hết sức cần thiết vì hiện nay chi phí nhân công thu hoạch và phí vận chuyển đến nhà máy là rất cao so với trước (khoảng gần 500 nghìn đồng/tấn) mà giá thu mua của nhà máy chỉ 1.300.000 đồng/tấn thì ND chỉ “lấy công làm lời” chứ lợi nhuận không đáng là bao”- Ông Từ Văn Khánh, Chủ tịch Hội ND huyện Nghĩa Hành nhận xét.
Mô hình trồng ngô sinh khối ngoài việc giảm nguy cơ rủi ro do điều kiện thời tiết, thiên tai còn làm giảm đáng kể lượng phân bón, đất trồng không bị thoái hóa, do thời điểm cây ngô từ chín sáp đến chín hoàn toàn cần rất nhiều dinh dưỡng.
Thời gian qua, người dân trồng ngô lấy hạt ở Quảng Ngãi gặp nhiều khó khăn do giá ngô xuống thấp, trong khi chi phí phân bón, công thu hoạch và bảo quản tăng cao. Chuyển sang hướng đi mới này giúp người dân ổn định thu nhập và chủ động chuyển đổi diện tích trồng ngô năng suất thấp sang trồng ngô sinh khối, lấy thân làm thức ăn cho gia súc.
“Huyện Nghĩa Hành có khoảng 250ha trồng ngô sinh khối, năng suất trung bình 50-60 tấn/ha. Với giá bán 1.300 đồng/kg (ngô tươi cả thân cây), sau khi trừ chi phí nhân công và phí vận chuyển đến nhà máy, ND thu được 900 đồng/kg. Giá bán chưa phải là cao, nhưng ND tận dụng được diện tích đất trồng mì kém hiệu quả trước đây để chuyển đổi trồng ngô sinh khối, 1 năm trồng 3 vụ nên giải quyết việc làm thường xuyên và thu nhập cao hơn so với trồng mì mỗi năm chỉ thu hoạch 1 vụ”.
Ông Từ Văn Khánh, Chủ tịch Hội ND huyện Nghĩa Hành.
- Người làm “cầu nối” nông dân và doanh nghiệp
- Tập huấn cho cán bộ, hội viên nông dân về sử dụng năng lượng tái tạo
- Phú Thọ: Nâng cao hiệu quả hoạt động giám sát, phản biện xã hội của Hội Nông dân
- Trang bị kiến thức chuyển đổi số cho cán bộ Hội cơ sở
- “Tiếp tục thực hiện đồng bộ, hiệu quả các giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ Hội”
- “Thực hiện nghiêm túc, chặt chẽ, dân chủ, khách quan, minh bạch, đúng quy chế, quy định về công tác cán bộ”
- “Cán bộ Hội phải hiểu biết sâu rộng, đa dạng và linh hoạt”
-
Tổng Bí thư: Kiện toàn bộ máy chính trị với tinh thần “vừa chạy vừa xếp hàng”Tổng Bí thư Tô Lâm cho biết lần sắp xếp tinh gọn bộ máy này sẽ làm từ trên xuống với phương châm “Trung ương làm gương, địa phương hưởng ứng," làm với tinh thần “vừa chạy vừa xếp hàng”...
-
Masan Consumer đạt biên lợi nhuận 46,8% trong quý IIIQuý 3/2024, kết quả kinh doanh của Masan Consumer tiếp tục duy trì đà tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận hai chữ số. Doanh thu thuần Quý 3 đạt 7.987 tỷ đồng, tăng 10,4% so với cùng kỳ năm trước.
-
Hội Nhà báo Việt Nam trao quyết định bổ nhiệm cán bộNgày 2/12, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức trao quyết định bổ nhiệm Nhà báo Nguyễn Văn Thắng giữ chức vụ Phó Tổng Biên tập Tạp chí Người làm báo. Quyết định có hiệu lực từ ngày 1/12/2024, thời hạn giữ chức vụ 5 năm.
-
Bước đầu đưa sản phẩm OCOP đến với thị trường châu Âu(Tapchinongthonmoi.vn) - Gần 100 sản phẩm OCOP, các sản phẩm thủ công mỹ nghệ tiêu biểu có tiềm năng xuất khẩu của Việt Nam đang được trưng bày tại Hội chợ thủ công mỹ nghệ quốc tế AF-L'ARTIGIANO IN FIERA năm 2024. Hội chợ sẽ kéo dài từ 30/11-08/12 tại Trung tâm tổ chức sự kiện Milan, Italia.
-
Sản xuất tinh dầu tràm hướng mở cho người nông dân(Tapchinongthonmoi.vn) - Tinh dầu tràm Huế - Tiền Phong, một sản phẩm mới chất lượng đạt tiêu chuẩn FSC vừa được Công ty TNHH NN MTV Lâm nghiệp Tiền Phong (Công ty Tiền Phong) ở TP. Huế sản xuất thành công. Sản phẩm này ra đời từ dự án khoa học công nghệ được UBND tỉnh Thừa Thiên Huế giao cho đơn vị.
-
Mảng tiêu dùng của Masan tiếp tục đạt tăng trưởng 2 con số trong quý III/2024Bức tranh tổng thể của ngành tiêu dùng bán lẻ được dự báo có tiềm năng bứt phá hơn trong cuối năm 2024. Một doanh nghiệp ngành tiêu dùng bán lẻ gây chú ý khi hoàn thành 130% kế hoạch lợi nhuận năm 2024
-
Trái ngọt trên núi đá được mùa, được giáTại huyện vùng cao biên giới Mường Khương - vùng đất chỉ toàn sương mù và núi đá của Lào Cai, cây quýt ngày càng khẳng định là cây trồng chủ lực, giúp nông dân địa phương nâng cao thu nhập, giảm nghèo bền vững.
-
Đặc sắc ‘Chợ phiên vùng cao - Chào năm mới 2025’Từ ngày 01/12/2024 - 01/01/2025, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam sẽ diễn ra các hoạt động tháng 12 với chủ đề "Chợ phiên vùng cao - Chào năm mới 2025".
-
Chế độ của nhân viên tiếp cận cộng đồng trong dự phòng lây nhiễm HIVNgày 28 tháng 10 năm 2024 Chính phủ ban hành Nghị định số 141/2024/NĐ-CP “Quy định chi tiết một số điều của luật phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS)”. Trong đó quy định việc phòng lây nhiễm HIV và những điểm mới về tiêu chuẩn, chế độ của nhân viên tiếp cận cộng đồng... Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 12 năm 2024.
-
Đưa 3 công trình thủy lợi vào danh mục liên quan đến an ninh quốc giaHồ chứa nước Cửa Đạt; hồ chứa nước Tả Trạch; hồ chứa nước Dầu Tiếng được đưa vào Danh mục công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia.
-
1 “Vừng ơi! mở ra” và cơ hội cho phát triển lĩnh vực Halal của Việt Nam -
2 Ngày hội Văn hóa các dân tộc vùng Đông Bắc: Giàu sức hút, đậm đà bản sắc -
3 Hội Nông dân tỉnh Điện Biên – 50 năm một chặng đường phát triển -
4 An Giang: Ứng dụng chuyển đổi số là chìa khóa góp phần tạo nên một nền nông nghiệp thông minh, bền vững, hiệu quả -
5 Gói dịch vụ y tế cho người dân ở Trạm Y tế xã, phường, thị trấn