Thị trường quà Tết Nguyên đán 2022 đa dạng nhiều chủng loại, mẫu mã
Chỉ còn hơn 1 tuần nữa là đến Tết Nguyên đán 2022, những ngày này các cửa hàng tạp hóa trên thị trường Hà Nội bắt đầu giảm bớt số lượng hàng hóa bán ngày thường để tập trung bày bán hàng Tết, đặc biệt là bố trí khu vực phía bên ngoài cho các giỏ quà Tết. Nhiều cửa hàng còn thuê thêm người đóng giỏ quà cho kịp.
Qua khảo sát tại một số khu vực bán hàng tạp hóa trên các phố thuộc quận Hai Bà Trưng như Trần Xuân Soạn, phố Huế, Bạch Mai; quận Hoàn Kiếm như Bà Triệu, Hàng Bài, Hàng Khoai; quanh khu vực Nghĩa Tân, quận Cầu Giấy... các giỏ quà Tết được bày bán nhiều hơn và đa dạng về chủng loại mẫu mã cũng như giá cả.
Các tiểu thương cho rằng năm nay do ảnh hưởng của dịch COVID-19 nên người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu hơn, ưu tiên những mặt hàng thiết yếu. Trong khi đó, hàng ngoại nhập cũng vào thị trường ít hơn mọi năm do khó khăn trong khâu vận chuyển. Vì thế, các giỏ quà Tết cũng có sự thay đổi nhất định về cơ cấu hàng hóa, giá cả.
Tại cửa hàng tạp hóa Minh Tâm (108 A12 Nghĩa Tân), các giỏ hàng có giá bán khá phong phú. Tùy theo giá mà cửa hàng sẽ chọn hàng đóng phù hợp. “Giỏ quà cửa hàng chúng tôi có giá dao động từ 300.000 đồng đến cả vài triệu đồng. Với giỏ hàng giá 300.000 đồng, chúng tôi sẽ lựa chọn hàng hóa trong nước nhưng vẫn đầy đủ xuất xứ rõ ràng. Chúng tôi cũng sẵn sàng đóng những giỏ quà giá trị lớn theo yêu cầu của khách hàng,” chị Nguyễn Thị Nam chủ cửa hàng cho biết.
Còn anh Lê Thanh Sơn, chủ cửa hàng tạp hóa Thanh Sơn, số 115 phố Tô Hiệu, quận Cầu Giấy cho biết từ ngày 10/1, cửa hàng anh đã bắt đầu đông người đến mua giỏ quà Tết và các hàng hóa Tết. Hầu hết, khách hàng lựa chọn giỏ quà có giá trung bình từ 400.000-750.000 đồng.
“Cửa hàng cũng đóng những giỏ quà có giá tiền triệu, nhưng số lượng bán ra không nhiều. So với Tết Tân Sửu 2021, lượng khách có phần giảm bớt chút ít,” anh Lê Thanh Sơn chia sẻ.
Nếu như các năm trước, tiêu chí khách hàng khi chọn quà Tết là các sản phẩm ngoại nhập có thiết kế đẹp, giá trị cao năm nay chủ yếu là các đặc sản vùng miền, có xuất xứ trong nước với mức giá tầm trung. Các mặt hàng xa xỉ như rượu ngoại, bánh ngoại... trong giỏ quà đã ít hơn những năm trước, thay vào đó là bánh kẹo, thực phẩm chế biến, nông sản... Giá các giỏ quà dao động từ 300.000 đồng đến 4 triệu đồng/giỏ.
Anh Đỗ Mạnh Hùng, ở phố Huế, quận Hai bà Trưng (Hà Nội) chia sẻ những năm trước anh thường mua rượu ngoại để biếu, tặng. Chi phí khoảng 2-3 triệu đồng/món quà. Năm nay anh chuyển sang tặng hoa quả tươi và đặc sản vùng miền như bưởi Diễn, thịt trâu gác bếp, miến Núi Đen, nấm hương rừng Tây Bắc...
Anh Đỗ Mạnh Hùng cho rằng so với rượu ngoại, hoa quả tươi, đặc sản vùng miền... mang tính chất quà quê mà Tết nhà nào cũng cần và sử dụng. Đồng quan điểm này, chị Lê Thanh Hương, cán bộ Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quốc tế Việt Nam cho biết năm nay chị cũng vừa đặt 1,5kg sá sùng khô Cô Tô từ người quen đã chuyển ra Hà Nội làm quà. Chị vừa đặt thêm 3kg tôm khô để ăn và làm quà biếu.
“Mấy năm nay tôi đều đặt tôm khô để biếu mỗi nhà một ít. Ngày Tết đầu năm mới mọi người thích ăn mực nhưng ngại nên ăn sá sùng nướng thay mực rất ngon và ngọt, làm mồi đãi khách "lai rai," có thể nấu canh hoặc nấu phở rất dễ chế biến,” chị Hương cho hay.
Ngoài ra, năm nay, các siêu thị, cửa hàng còn có thêm các giỏ quà được thiết kế, trang trí theo các combo đặc trưng, phù hợp với thị hiếu của khách hàng, nhất là các loại giỏ quà số lượng lớn dành cho các doanh nghiệp để tặng nhân viên.
Hệ thống siêu thị Co.opmart ghi nhận số đơn hàng giỏ quà Tết có giá trị từ 200.000 đồng/giỏ đến trên dưới 500.000 đồng/giỏ tăng khoảng 25% so với cùng kỳ năm trước.
Đại diện siêu thị Co.opmart cho biết năm nay, nhiều doanh nghiệp muốn đặt giỏ quà Tết tặng công nhân nhằm khích lệ tinh thần người lao động. Hệ thống các siêu thị của Saigon Co.op hiện đều đặn mỗi ngày bán ra hơn 10.000 giỏ quà Tết các loại; trong đó có hơn một nửa là đáp ứng các đơn hàng gói giỏ quà Tết theo yêu cầu riêng của các doanh nghiệp.
Một nhân viên bán hàng tại siêu thị Aeon Mall Hà Đông (Hà Nội) cho biết, năm nay do ảnh hưởng của dịch bệnh, đơn vị kinh doanh đã đẩy mạnh bán các loại giỏ quà Tết với nhiều loại sản phẩm “made in Vietnam” có giá phải chăng để phù hợp túi tiền của người tiêu dùng.
Hiện hệ thống siêu thị này từ có sẵn các loại giỏ quà từ bình dân tới cao cấp, với mức giá dao động từ 99.000 đồng cho đến 3 triệu đồng/giỏ; trong đó, các giỏ/hộp quà Tết sẽ có từ 40-80% là hàng Việt Nam như bánh, mứt, thực phẩm chế biến sẵn, thực phẩm đóng gói, trà, rượu...
Tại các siêu thị như Big C, hệ thống siêu thị WinMart và WinMart+ trong thời gian này cũng tung ra các giỏ quà Tết với mức giá vô cùng "dễ chịu," chỉ từ 299.000-699.000 đồng/giỏ.
Cùng đó, các siêu thị này cũng đưa ra các combo quà đặc biệt cho Tết Nhâm Dần với chủ đề Bình An, May Mắn, Đoàn Viên, Như Ý, Phú Quý..., với các mặt hàng chính gồm bánh, kẹo, mứt, bia, rượu, hạt, trà, càphê…./.
Theo Vietnam +
-
Xuất khẩu gạo Việt Nam vượt 8 triệu tấn với trị giá 5,05 tỷ USD -
Gần 300 gian hàng tham gia Hội chợ AgroViet 2024 -
Xuất khẩu thủy sản Việt Nam vượt sóng gió, hướng tới mốc 10 tỷ USD -
Thị trường nông sản ngày 4/11: Giá cà phê liên tiếp giảm
- Thị trường nông sản ngày 30/10: Giá nhiều mặt hàng “quay đầu” tăng
- Thị trường nông sản ngày 29/10: Giá hồ tiêu, cà phê tiếp đà giảm
- Thị trường nông sản ngày 28/10: Giá tiêu tiếp tục giảm sâu 2.000 đồng/kg
- Thị trường nông sản ngày 25/10: Giá hồ tiêu, cà phê đồng loạt tăng
- Thị trường nông sản ngày 24/10: Giá gạo xuất khẩu neo ở mức cao
- Thị trường nông sản ngày 23/10: Giá cà phê, gạo tăng - giảm trái chiều
- Giá gạo và giá heo hơi đều giảm trên cả nước trong ngày 16/10
-
Gia Bình: Hành trình xây dựng huyện nông thôn mới nâng cao25 năm sau khi tái lập, huyện Gia Bình (tỉnh Bắc Ninh) đã có sự phát triển vượt bậc, khi năm 2018 huyện đã về đích huyện nông thôn mới (NTM), sớm hơn 3 năm so với kế hoạch. Với mục tiêu đến cuối năm 2026 sẽ về đích huyện NTM nâng cao, Gia Bình đang trên hành trình kiến tạo tương lai, với khí thế tự tin, chắc thắng…
-
Xuất khẩu gạo Việt Nam vượt 8 triệu tấn với trị giá 5,05 tỷ USDViệt Nam đã xuất khẩu 293.484 tấn gạo trong nửa đầu tháng 11/2024, nâng tổng lượng gạo xuất khẩu của cả nước trong năm nay tính đến ngày 15/11 lên 8,05 triệu tấn, trị giá 5,05 tỷ USD.
-
Việt Nam đặc biệt trân trọng giá trị của hòa bình, ổn định, hữu nghịSáng 24/11, tại thủ đô Phnom Penh của Campuchia, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã dự và có bài phát biểu quan trọng tại phiên khai mạc Phiên họp toàn thể lần thứ 11 Nghị viện quốc tế vì Bao dung và Hòa bình (IPTP 11) với chủ đề "Tìm kiếm hòa bình, hòa giải và bao dung".
-
Khơi thông nguồn lực đất đai, hướng đến mục tiêu NetZero, bảo vệ môi trường nông thôn(Tapchinongthonmoi.vn) - Diễn đàn "Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam – Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường lắng nghe nông dân nói" do Trung ương Hội Nông dân Việt Nam phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức. Đây là lần đầu tiên hai cơ quan tổ chức diễn đàn này để lắng nghe nông dân phản ánh về đất đai trong sản xuất nông nghiệp.
-
Bắc Ninh: Cách làm hay trong xây dựng nông thôn mới nâng cao và kiểu mẫuLà một trong 18 tỉnh, thành phố trên cả nước có tất cả đơn vị cấp xã và cấp huyện hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới (NTM), Bắc Ninh bước vào xây dựng NTM nâng cao, kiểu mẫu với khí thế mới, với nhiều mục tiêu trọng tâm được đặt ra…
-
Nông sản Việt nhiều cơ hội thâm nhập thị trường HalalThị trường các quốc gia Hồi giáo (Halal) hiện đang là thị trường tiềm năng của các ngành hàng xuất khẩu, đặc biệt là các ngành hàng thực phẩm và nông nghiệp.
-
Lan tỏa và tạo sức sống mới cho Dân ca Quan họ Bắc NinhTối 23/11, tại Trung tâm Văn hóa Kinh Bắc, Tỉnh ủy - HĐND - UBND - Ủy ban MTTQ tỉnh Bắc Ninh tổ chức Lễ kỷ niệm 15 năm Dân ca Quan họ Bắc Ninh được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
-
Hậu Giang đạt "thành công đáng kể" trong xây dựng chuỗi giá trị cung ứng thực phẩm an toànHậu Giang đang đạt được những kết quả tích cực trong việc xây dựng chuỗi giá trị cung ứng thực phẩm an toàn. Với hơn 200 ha canh tác, 22 chuỗi nông sản của tỉnh đã được cấp xác nhận đạt chuẩn, bao gồm các sản phẩm chủ lực như cá thát lát, lươn, mít, chanh không hạt, lúa gạo...
-
Kỷ niệm 10 năm Dân ca ví giặm Nghệ Tĩnh trở thành "di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại"“Trong bức tranh văn hóa đa dạng, phong phú, đậm đà bản sắc dân tộc của Việt Nam, xứ Nghệ tự hào đóng góp một mảng màu riêng không thể trộn lẫn. Và Ví, Giặm là nét vẽ chính tạo nên mảng màu ấy, đó cũng là nhân tố chính định hình cho tên gọi của một vùng văn hóa - vùng văn hóa Ví, Giặm”. Đó là khẳng định của Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Tạ Quang Đông tại buổi lễ.
-
Kim Sơn xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu từ hạt nhân xóm, làngVề đích huyện nông thôn mới (NTM) năm 2022, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình bắt tay ngay vào xây dựng huyện NTM nâng cao, kiểu mẫu. Mục tiêu đến năm 2025, toàn huyện có 50% số xã đạt xã NTM nâng cao, kiểu mẫu, với hành trình xây dựng từ các hạt nhân nhỏ xóm, làng…
-
1 Bài 4: Giải pháp đột phá trong dạy nghề, tạo việc làm ở miền Tây xứ Nghệ -
2 Kinh nghiệm từ mô hình phát triển cây hồng Gia Thanh -
3 Bài 3: Du lịch cộng đồng - Làn gió mới từ “Miền đất cổ huyền thoại” -
4 Nghị quyết của Đảng từ khát vọng, lợi ích của Dân -
5 Đời sống của nhân dân - “thước đo” giá trị của Nghị quyết