Thu nhập khá từ chăn nuôi “Đầu cơ nghiệp”
Trước đây cũng giống như những gia đình khác trên địa bàn, gia đình anh Huân cũng nuôi 1-2 chú trâu để cày ruộng, nhưng từ khi việc cơ giới hoá trên đồng ruộng thuận lợi, việc nuôi trâu để cày ruộng đã không còn được chú trọng, đàn trâu ở xã Vân Nham nói chung và huyện Hữu Lũng nói riêng đã bị giảm.
Năm 2016, nhận thấy nhu cầu của thị trường về thịt trâu ngày càng tăng anh Huân đã quyết định tự mình đi tìm hiểu các mô hình nuôi trâu nhốt chuồng ở các địa khác.
Ngay sau khi đi tìm hiểu thị trường, cách nuôi và những kinh nghiệm có được trên mạng Internet anh Huân đã bàn với gia đình và nuôi thử 5 chú trâu. Thuận lợi đầu ra, lại thấy có ít dịch bệnh… hơn cả là đã có lãi từ việc bán trâu. Anh Huân đã ngày một tự tin vào quyết định đúng hướng của mình.
Với số vốn và kinh nghiệm tích luỹ năm 2019 anh Huân đã có quyết định táo bạo đầu tư 500 triệu đồng để mở trang trại chăn nuôi trâu nhốt chuồng. Với 500 triệu anh Huân đã xây dựng chuồng nuôi mới, chia thành các ngăn riêng, trồng thêm cỏ, mua thêm trâu…
Anh Huân tâm sự: Trước đây tôi cũng giống như nhiều người khác ở trong xã, trong huyện đi làm ở các công ty dưới Bắc Ninh, Bắc Giang, thu nhập cũng khá ổn định. Nhưng những ngày nghỉ ở nhà nhìn thấy những cánh đồng ngày xưa nuôi trâu không còn con nào, do nhà nào cũng bán vì không có người chăn, vì cơ giới hoá trong nông nghiệp… Vì vậy tôi đã liều một phen mạnh dạn đầu tư vào nuôi trâu nhốt để tạo thu nhập.
Từ năm 2019 đến nay mỗi năm gia đình anh Huân đều nuôi trâu vỗ béo từ 100 con trở lên. Anh Huân chia sẻ thêm “Việc nuôi trâu vỗ béo cũng khác với nuôi truyền thống, phải biết xem trâu “gầy” mua về nuôi vỗ béo, chứ không phải trâu “bệnh”, trâu gầy thì mới nuôi vỗ béo được”.
Trâu được anh Huân mua ở khắp các nơi, đây đều lchưa quá già; khi về sẽ được tiêm phòng dịch bệnh… Mỗi con trâu sẽ được nhốt riêng vào một khung ô chuồng để thuận lợi trong việc chăm sóc và kiểm tra hàng ngày.
Thức ăn nuôi nhốt trâu vỗ béo chủ yếu là cỏ voi và bổ sung thêm tinh bột như: Bột ngô, cám gạo, khoai, sắn… đều là các sản phẩm nông nghiệp sẵn có tại địa phương. Để tạo nguồn cỏ voi để làm thức ăn chăn nuôi ổn định, gia đình anh Huân đã trồng 4 sào và thuê thêm diện tích của các hộ khác để trồng ngô, sắn, khoai làm thức ăn cho trâu.
Thời gian nuôi trâu vỗ béo cũng không quá dài từ 3-4 tháng là có thể xuất bán, rồi vệ sinh chuồng trại để nuôi đàn mới. Từ việc nuôi trâu vỗ béo mà đến nay mỗi năm thu nhập gia đình của anh Huân cũng đạt từ 500-700 triệu đồng mỗi năm. Ngoài ra anh còn tạo công ăn việc làm cho 4 lao động ở địa phương.
Không chỉ phát triển kinh tế hộ gia đình, anh Huân còn luôn nhiệt tình giúp đỡ các hộ gia đình trong xã Vân Nham, các hộ có nhu cầu về kỹ thuật, kinh nghiệm xây dựng chuồng trại, chăm sóc, thậm chí cả việc bao tiêu sản phẩm trâu thịt. Do vậy đến nay đã có 7 hộ gia đình trong xã Vân Nham phát triển mô hình nuôi trâu thương phẩm có quy mô từ 10 con trở lên, bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế khá cho các hộ gia đình.
-
Nông dân Mộc Châu ứng dụng công nghệ, chuyển đổi số trong sản xuất chè và rau, củ, quả sạch -
Ứng dụng công nghệ vào nông nghiệp, Sơn La gặt hái nhiều thành tựu rực rõ -
Sông Mã đưa khoa học công nghệ vào sản xuất nhãn, giúp trái ngọt vươn ra thị trường quốc tế -
Ứng dụng khoa học công nghệ, nông dân Yên Châu đưa nông sản địa phương vươn xa
- Bình Thuận: Hướng dẫn hội viên nông dân chuyên canh rau an toàn ở Hàm Thuận Bắc
- Các cơ sở nuôi trồng phải ưu tiên xây dựng vùng nuôi an toàn sinh học
- Sáng kiến từ say mê lao động
- Đam mê sáng chế máy móc phục vụ nông nghiệp
- Nối tiếp những đề tài thành công để phục vụ nông dân
- Đăk Lăk: Trồng mắc ca theo hướng an toàn sinh học, nâng cao chất lượng nông sản
- Ứng Hòa hỗ trợ hội viên nông dân sử dụng chế phẩm sinh học cho chăn nuôi sau ngập úng do bão lụt
-
Thúc đẩy hợp tác giữa Trung ương Hội và Quỹ Dân số Liên hợp quốcChiều ngày 11/10, tại trụ sở Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, ông Nguyễn Xuân Định, Phó Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam (NDVN) đã tiếp đón Đoàn Quỹ Dân số Liên hợp quốc (UNFPA) do ông Pio Smit, Giám đốc UNFPA khu vực châu Á - Thái Bình Dương làm trưởng đoàn.
-
Ninh Bình: Thành lập Chi hội Nông dân "5 tự, 5 cùng"Ngày 10/10, tại xã Ninh Giang, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình đã tổ chức hội nghị thành lập Chi hội Nông dân nghề nghiệp nuôi trồng thuỷ sản Ninh Giang. Chi hội có 20 thành viên là hội viên nông dân tham gia.
-
Sơn La: Nâng cao kiến thức, kỹ năng cho cán bộ, hội viên nông dân về xây dựng nông thôn mớiNgày 11/10, thành phố Sơn La, Hội Nông dân tỉnh Sơn La đã tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nâng cao kiến thức, kỹ năng tuyên truyền, vận động cho cán bộ, hội viên tham gia thực hiện phong trào thi đua xây dựng nông thôn mới.
-
Nông dân Mộc Châu ứng dụng công nghệ, chuyển đổi số trong sản xuất chè và rau, củ, quả sạchĐể nâng cao chất lượng, mở rộng đầu ra cho nông sản địa phương, nông dân Mộc Châu (Sơn La) tích cực ứng dụng công nghệ, chuyển đổi số trong canh tác, chế biến, tiêu thụ sản phẩm, sản xuất nông nghiệp theo hướng hữu cơ, đảm bảo đầu ra đạt chuẩn VietGAP, GlobalGAP.
-
Ứng dụng công nghệ vào nông nghiệp, Sơn La gặt hái nhiều thành tựu rực rõNhững năm qua, tỉnh Sơn La đã đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, hỗ trợ nông dân tiếp cận, ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất, chế biến nông sản, từ đó tạo bước phát triển đột phá về năng suất, chất lượng sản phẩm, góp phần thúc đẩy kinh tế nông nghiệp của địa phương tăng trưởng nhanh, bền vững và nhiều thành tựu nổi bật.
-
Bà Rịa – Vũng Tàu: Khuyến khích nông dân tham gia tổ hợp tác, hợp tác xã góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế tập thể(Tapchinongthonmoi.vn) - Tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, kinh tế tập thể với nhiều hình thức hợp tác đa dạng, mà nòng cốt là các tổ hợp tác (THT), hợp tác xã (HTX) trong những năm qua đã có bước phát triển mạnh mẽ cả về lượng và chất. Việc vận động cán bộ, hội viên nông dân tham gia xây dựng và phát triển các hình thức kinh tế tập thể luôn là mục tiêu được Hội nông dân (HND) tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đặt ra trong nhiệm kỳ 2023-2028.
-
Giải báo chí Diên Hồng: Khẳng định tinh thần xây dựng, đổi mới và phát triển của Quốc hội, Hội đồng nhân dânBan Tổ chức Giải báo chí toàn quốc về Quốc hội và Hội đồng nhân dân (Giải Diên Hồng) lần thứ Ba - năm 2025 mới ban hành công văn số 237/BTC-TT về tiếp tục phối hợp tuyên truyền, tham gia Giải Diên Hồng lần thứ 3. Theo đó, thời gian nhận tác phẩm dự thi đến hết ngày 22 tháng 11 năm 2024 (theo dấu Bưu điện).
-
Nông dân Hữu Lập với các hoạt động chào mừng ngày thành lập HộiĐể thiết thực chào mừng 94 năm Ngày thành lập Hội Nông dân Việt Nam (14/10/1930- 14/10/2024), hội viên nông dân xã Hữu Lập (Kỳ Sơn – Nghệ An) đã tích cực tham gia nhiều hoạt động ý nghĩa thiết thực, tạo phong trào thi đua sôi nổi tại các chi hội.
-
Bảo đảm đồng bộ trong điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất quốc giaChủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn khẳng định việc điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất có ý nghĩa hết sức quan trọng trong phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội cho cả nước và từng địa phương.
-
Long An: Quy tụ nhiều "kỹ sư chân đất" có giải pháp sáng tạo độc đáoPhong trào sáng tạo của nông dân trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật tại tỉnh Long An đã tạo sức lan tỏa và thu hút nhiều hội viên nông dân tham gia. Thông qua các cuộc thi, nhiều dự án, sản phẩm, giải pháp sáng tạo về khoa học công nghệ phục vụ cho sản xuất nông nghiệp đã kêu gọi được đầu tư.
-
1 Công bố 56 “Nhà Khoa học của Nhà nông” lần thứ V năm 2024 -
2 "Nhà khoa học của nhà nông" cần mẫn gieo hạt, cùng nhà nông đón mùa vàng -
3 Tôn vinh 56 “Nhà khoa học của Nhà nông” lần thứ V, năm 2024 -
4 Hội Nông dân Việt Nam thăm hỏi, tặng quà nông dân bị thiệt hại bão lũ ở Bắc Giang -
5 Thị trường chứng khoán: Dòng tiền sẽ chảy vào hay tiếp tục quan sát?