
Chuỗi hoạt động đón tết ở Hoàng thành Thăng Long, một cộng đồng yêu di sản tự tái hiện Tết xưa là những hành động cụ thể tìm về giá trị di sản truyền thống.

Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long-Hà Nội mấy năm gần đây đều tổ chức chương trình đón Tết từ sớm, có sự tham gia của nhiều nghệ nhân làng nghề. Tết Việt 2018 khai mạc ngày 22/1 với nhiều nội dung dành cho thiếu nhi. Trung tâm giới thiệu Tết Nguyên đán cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20 qua tư liệu tranh khắc gỗ của Henri Oger, hình ảnh tư liệu Bảo tàng Albert Kahn (Pháp) và bày loạt tranh dân gian Hàng trống, Đông Hồ, Kim Hoàng. Không gian phía trong Trung tâm được phục dựng thành những gian bán hàng tết thời bao cấp, gian thờ cúng tổ tiên và chiếu ngồi cho chữ của ông Đồ và không gian hoa trang trí ngày tết.
Không gian phía ngoài sân cộng đồng dành cho các hoạt động múa tứ linh, đi cầu tre, kéo co, bập bênh, đánh đu, nhảy bao bố. Khách tới Hoàng thành dịp này sẽ thấy loạt pano giới thiệu thể thức thi Đình, trang phục cung đình thời Lê. Khu khảo cổ học mới phát lộ ở phía đông điện Kính Thiên cũng mở cửa phục vụ khách. Trung tâm tái hiện không gian dâng hương Điện Kính Thiên để người xem có những hình dung ban đầu về kết quả nghiên cứu thời gian qua-nằm trong dự án hoàn trả không gian điện Kính Thiên trong tương lai. Sân Đoan Môn được trang trí bằng tiểu cảnh hoa với hình rồng chầu.
Nhóm Đình làng Việt là cộng đồng yêu thích văn hoá cổ truyền phối hợp những người con Đình làng So (Quốc Oai – Hà Nội) tổ chức Tết Việt xuân Mậu Tuất 2018. Đại diện nhóm cho biết, ý tưởng này xuất phát từ sự thấu hiểu tâm sự của những người yêu mến quê hương, những nét đẹp của văn hóa truyền thống và luôn có mong muốn được sống lại không khí náo nức của tết cổ truyền, nhóm tái hiện hoạt động đậm sắc tết xưa. Kinh phí do các cá nhân đóng góp, thu hút cả nghìn người là dân làng, thành viên nhóm Đình làng Việt.
Không gian văn hóa tết đậm đặc chất Việt tại sự kiện này: Người tham gia vận trang phục truyền thống, tìm hiểu cổ tục ít gặp, dựng cây nêu, diễn xướng dân gian, tọa đàm về văn hóa truyền thống, viết thư pháp, làm tranh dân gian, gói bánh chưng, thực hiện các nghi lễ truyền thống ở đình làng. Điểm nhấn là trình diễn áo dài nam truyền thống, chiếu chèo sân đình và lần thứ ba tái hiện trình thức hát cửa đình vốn là trình thức hát thờ cổ xưa của người Việt.
“Tết Nguyên đán là dịp hội tụ những phong tục, tập quán, nghi lễ và những giá trị tốt đẹp nhất của di sản truyền thống Việt Nam. Trong giai đoạn hội nhập, những giá trị tốt đẹp trong ngày tết đang bị mai một, và có những vấn đề bị lai tạp, mất đi bản sắc văn hóa truyền thống Việt”, ông Nguyễn Đức Bình-sáng lập viên nhóm Đình làng Việt nói. Người Việt xưa lấy ngôi đình là trung tâm, nay đình làng đang mất dần chức năng sinh hoạt của cộng đồng, chuyển hóa thành ngôi đền (chỉ là nơi thờ cúng) nên người dân bị đẩy xa không gian văn hóa của ngôi đình, kéo theo sự biến mất những giá trị tinh thần của cộng đồng. Với tinh thần đó, ba năm nay nhóm đều tái hiện không gian tết xưa. “Chương trình có sự phối hợp tổ chức của Nhóm Đình làng So – cộng đồng thanh niên làng So thực hiện. Đây là tín hiệu vui bởi qua hai năm tổ chức, chúng tôi nhận được sự hưởng ứng của cộng đồng, đặc biệt là thanh niên của địa phương”, ông Bình nói.
PGS.TS Đặng Văn Bài, Phó Chủ tịch Hội Di sản văn hoá Việt Nam, Ủy viên Hội đồng Di sản quốc gia ủng hộ các hoạt động tìm về tết xưa. “Đấy là yếu tố văn hoá nội sinh, đặc biệt trong thời kỳ hội nhập, yếu tố nội sinh phải vững mới tiếp thu văn hóa mới tốt đẹp hơn. Tết xưa là phong tục tập quán, tâm linh bởi nó thay đổi nhịp điệu sinh học của cả trời đất, con người không thể thay bằng tết Tây”, PGS Bài nói. Ông cho rằng đó là con đường tốt nhất bảo tồn văn hoá truyền thống, tuy nhiên phải ghi nhớ “giá trị truyền thống không đóng băng mà luôn bổ sung văn hóa mới có như thế mới lôi cuốn giới trẻ”.
Đồng quan điểm, GS.TS Nguyễn Quang Ngọc, Phó Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam nói rằng tổ chức hoạt động hướng về truyền thống là việc nên làm bởi “chúng ta đang ở thời hiện đại nhưng cũng phải có nền truyền thống”. Tuy nhiên, GS Ngọc cũng cho rằng không nên thái quá, không lợi dụng tập tục, truyền thống để quay lại nguyên si quá khứ bởi như thế là hình thức bảo thủ, cản trở phát triển. “Chúng ta sử dụng tinh hoa quá khứ để phục vụ cuộc sống hiện đại”, ông nói. Theo ông Nguyễn Đức Bình cần “phân biệt được đâu là giá trị cốt lõi, đâu là bản sắc, đâu là tinh hoa để lưu giữ lại chứ không nhất thiết phải bảo lưu toàn bộ và cần loại bỏ những hủ tục”.
Theo TPO
-
Trồng sầu riêng theo quy trình VietGAP tăng hiệu quả kinh tế, đảm bảo sức khỏe của người làm vườn
-
Thái Nguyên ứng dụng chuyển đổi số để phát triển sản phẩm OCOP
-
Huyện Tân Biên phấn đấu 100% xã đạt chuẩn Nông thôn mới vào năm 2025
-
Hai huyện của tỉnh Đồng Nai quyết tâm về đích huyện nông thôn mới nâng cao trong năm nay
- An Phú Trung từng bước chuyển đổi số để bắt kịp nhịp thở thời đại
- Hội ND Thừa Thiên Huế chú trọng thực hiện tốt 3 tiêu chí trong xây dựng nông thôn mới
- Nông dân Bắc Kạn chuyển động cùng chuyển đổi số
- Thủ tướng trao quyết định công nhận Hải Dương hoàn thành xây dựng nông thôn mới
- Tập huấn thực hiện “Thôn NTM kiểu mẫu” trên địa bàn tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2022-2025
- Âm vang Ngàn Trươi
- Bộ trưởng Lê Minh Hoan khảo sát mô hình Nông thôn mới tại Long An
-
Trường Trung cấp Nông dân Việt Nam: Đào tạo nghề cho gần 10.000 học viên nông dân(Tapchinongthonmoi.vn) - Trải qua 22 năm hình thành và phát triển, hiện nay Nhà trường có 03 khoa; 03 Phòng; 01 Trung tâm và 04 phân hiệu nằm ở các tỉnh, thành như Tuyên Quang, Nghệ An, Đà Nẵng, Long An. Từ khi thành lập đến nay Nhà trường đã đào tạo gần 10.000 học sinh, học viên có tay nghề, có khả năng đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa nông nghiệp, nông thôn và đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động.
-
Trao giải cuộc thi “Vườn chuẩn nông thôn mới đẹp” tỉnh Nghệ An năm 2022(Tapchinongthonmoi.vn) - Qua các vòng chấm thi, Ban Tổ chức đã công nhận 16 vườn đạt giải, gồm 01 vườn đạt giải Nhất; 02 vườn đạt giải Nhì; 03 vườn đạt giải Ba; 10 vườn đạt giải Khuyến khích. Đồng thời, Ban Tổ chức đã lập tờ trình đề nghị Chủ tịch UBND tỉnh tặng Bằng khen cho các chủ hộ có vườn đạt giải Nhất, Nhì, Ba của cuộc thi.
-
Đưa hơn 500 vụ án, vụ việc tham nhũng, tiêu cực phức tạp vào diện theo dõi ở cấp tỉnhTheo báo cáo, từ khi thành lập đến nay, các Ban chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực cấp tỉnh đã đưa 327 vụ án, 179 vụ việc trên địa bàn vào diện theo dõi, chỉ đạo.
-
Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản làm Bí thư Tỉnh ủy Ninh BìnhThay mặt Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trương Thị Mai đã trao quyết định, tặng hoa và chúc mừng ông Đoàn Minh Huấn, Ủy viên Trung ương Đảng, tân Bí thư Tỉnh ủy Ninh Bình nhiệm kỳ 2020-2025.
-
Đào tạo nghề hướng đến giảm nghèo bền vững cho lao động nông thôn(Tapchinongthonmoi.vn) - Phát triển giáo dục nghề nghiệp, đào tạo nghề cho lao động nông thôn tạo việc làm ổn định, tăng thu nhập là một trong những trọng tâm hướng đến của Trường Trung cấp Nông dân Việt Nam
-
Di sản Văn hóa Sa Huỳnh - Dấu tích ngàn xưaĐể phát huy giá trị Di tích Quốc gia đặc biệt Văn hóa Sa Huỳnh, tỉnh Quảng Ngãi tiếp tục tăng cường công tác bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị văn hoá vật thể, phi vật thể. Qua đó, xây dựng Sa Huỳnh, thị xã Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi trở thành điểm đến hấp dẫn với nhiều giá trị văn hoá, lịch sử, biển, đảo độc đáo
-
Xuất khẩu các sản phẩm chăn nuôi tăng hơn 46% giá trịTheo số liệu thống kê của Bộ NN&PTNT, giá trị xuất khẩu các sản phẩm chăn nuôi trong tháng 3 năm 2023 ước đạt 47,4 triệu USD, đưa tổng giá trị xuất khẩu các sản phẩm chăn nuôi 3 tháng đầu năm 2023 đạt 114,9 triệu USD, tăng 46,5% so với cùng kỳ năm 2022.
-
Đại hội Hội Nông dân cấp cơ sở bám sát thực tiễn của hội viên nông dân(Tapchinongthonmoi.vn) - Tính đến hết ngày 30/3 Hội Nông dân tỉnh Thái Nguyên đã cơ bản tổ chức thành công Đại hội Hội Nông dân cấp cơ sở. Sau thành công Đại hội cấp cơ sở, Hội Nông dân tỉnh Thái Nguyên sẽ tiếp tục chỉ đạo Hội Nông dân các huyện, thành phố trên địa bàn để thực hiện tổ chức Đại hội Hội Nông dân cấp huyện theo đúng kế hoạch.
-
Quy định về chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để giảm nghèo(Tapchinongthonmoi.vn) - Ngày 18/01/2022, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 90/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025. Trên cơ sở đó, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT ban hành Thông tư hướng dẫn thực hiện hỗ trợ phát triển sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025.
-
Thanh Hóa phát động nhiều hoạt động thi đua chào mừng Đại hội(Tapchinongthonmoi,vn) - Để chào mừng Đại hội Hội ND các cấp, Đại hội đại biểu Hội ND tỉnh lần thứ XI và tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc Hội NDVN lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2023-2028, ngay từ tháng 1/2023 Hội ND tỉnh Thanh Hóa đã có văn bản phát động đợt thi đua chào mừng Đại hội.
-
1 Thực trạng giai cấp Nông dân Việt Nam hiện nay và một số vấn đề đặt ra
-
2 Phim Bão ngầm: "Chọn đạo diễn Đinh Thái Thụy vì đời tư không có scandal"
-
3 Hội Nông dân Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Nông dân Thế giới (WFO)
-
4 Nuôi lươn không bùn mang lại hiệu quả kinh tế cao ở Đô Lương
-
5 Vĩnh Long đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất nhân dịp kỷ niệm 190 năm thành lập tỉnh