
Trong một tập thể lãnh đạo, không thể "loanh quanh toàn người nhà"
"Không nên trong một tập thể nhỏ, có mấy người. Loanh quanh toàn người nhà thì cuối cùng khi một vấn đề trong nhà nhiều người tham gia quyết định thì thiếu tính khách quan, chuẩn xác".
Mới đây, thay mặt Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trương Thị Mai ký ban hành Quy định số 114 về kiểm soát quyền lực và phòng chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác cán bộ. Quy định này thay thế Quy định 205 ngày 23/9/2019 của Bộ Chính trị về việc kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ và chống chạy chức, chạy quyền.
Để tăng cường phòng ngừa, kiểm soát việc lợi dụng, lạm dụng quyền lực trong công tác cán bộ, theo Quy định 114- không bố trí người nhà đồng thời đảm nhiệm các chức danh người đứng đầu các cơ quan: Nội vụ, thanh tra, tài chính, ngân hàng, thuế, hải quan, công thương, kế hoạch đầu tư, tài nguyên môi trường, quân đội, công an, tòa án, viện kiểm sát. Quy định này tiếp tục thể hiện quyết tâm chính trị của Đảng, Trung ương và Bộ Chính trị trong công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; gắn liền kiểm soát quyền lực với phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.

3 năm trước, Bộ Chính trị ban hành Quy định số 205 về kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ và chống chạy chức chạy quyền. Trong 3 năm thực hiện Quy định 205 đã phát hiện 50 trường hợp có quan hệ gia đình cùng đảm nhiệm chức danh có liên quan để điều động, phân công, bố trí chức danh khác phù hợp. Lần này, Quy định 114 cụ thể hơn, tăng cường phòng ngừa, kiểm soát việc lợi dụng, lạm dụng quyền lực trong công tác cán bộ. Theo Quy định, không bố trí người có quan hệ gia đình đồng thời đảm nhiệm các chức danh có liên quan, đặc biệt người đứng đầu ở 13 ngành.
Phó Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Mai Văn Chính cho biết: "Theo Quy định không bố trí người có quan hệ gia đình đồng thời đảm nhiệm các chức danh có liên quan bao gồm: Thành viên trong cùng ban thường vụ cấp ủy, ban cán sự đảng, đảng đoàn, tập thể lãnh đạo cơ quan, đơn vị; Người đứng đầu và cấp phó của người đứng đầu trong cùng địa phương, cơ quan, đơn vị; Người đứng đầu các cơ quan ở 13 ngành: Nội vụ, thanh tra, tài chính, ngân hàng, thuế, hải quan, công thương, kế hoạch đầu tư, tài nguyên môi trường, quân đội, Công an, Tòa án và Viện Kiểm sát ở Trung ương hoặc cùng cấp ở một địa phương..."

So với quy định 205 năm 2019 của Bộ Chính trị thì Quy định 114 chi tiết các ngành cấm bố trí người có quan hệ gia đình. Theo quy định cũ, những người có quan hệ gia đình không được cùng đảm nhiệm các chức danh như: Bí thư, Phó Bí thư, Trưởng ban tổ chức, Chủ nhiệm ủy ban kiểm tra cùng cấp ủy; Chủ tịch UBND và người đứng đầu cơ quan nội vụ, thanh tra cùng cấp ở một địa phương; thành viên trong cùng ban cán sự đảng, đảng đoàn; người đứng đầu và cấp phó của người đứng đầu trong cùng địa phương, cơ quan, đơn vị.
Theo ông Nguyễn Đức Hà, nguyên Vụ trưởng Vụ Cơ sở Đảng, Ban Tổ chức Trung ương, lần này Bộ Chính trị tiếp tục thể hiện sự quyết tâm, chủ động phòng ngừa vi phạm: "Quy định 114 quy định rất cụ thể, làm sao hạn chế trong cùng một gia đình cùng là người lãnh đạo. Đây là những ngành, lĩnh vực dễ xảy ra tham nhũng tiêu cực. Quy định 114 chỉ rõ những ngành cụ thể. Thứ hai, nếu thực sự có tài thì bố trí chỗ khác, việc khác. Không nên trong một tập thể nhỏ, có mấy người. Loanh quanh toàn người nhà thì cuối cùng khi một vấn đề trong nhà nhiều người tham gia quyết định thì thiếu tính khách quan, chuẩn xác".

13 ngành được Bộ Chính trị nêu cụ thể trong Quy định 114 là những ngành, lĩnh vực dễ phát sinh tiêu cực, liên quan đến vấn đề quản lý ngân sách, tiền bạc, dự án, gắn với lợi ích vật chất. Cùng đó là các ngành thực thi quyền lực, thực thi pháp luật, bảo vệ pháp luật... dễ bị lợi dụng để thực hiện các hành vi tham nhũng, tiêu cực khác.
Nhắc lại lời Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng "phải nhốt quyền lực vào lồng cơ chế", PGS.TS Vũ Văn Phúc, Phó Chủ tịch Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương cho rằng: không bố trí người có quan hệ gia đình đồng thời đứng đầu các cơ quan ở 13 ngành chính là cơ chế đã được xác định rõ hơn, cụ thể hơn để kiểm soát quyền lực: "Đây là nhức nhối nhất trong xã hội hiện nay. Không bố trí người cùng gia đình vào trong một tập thể lãnh đạo nhỏ thì khắc phục được tình trạng lâu nay chúng ta vẫn nói là "nhất hậu duệ" khắc phục tình trạng mà chúng ta vẫn nói là "Con Cháu Các Cụ Cả". Đây là điều đã diễn ra trong nhiều năm nay".

Phải thấy rằng, kiểm soát quyền lực không chỉ là kiểm soát những người có chức, có quyền trong thi hành công vụ mà còn phải kiểm soát họ dùng quyền lực trong công tác cán bộ. Quy định 114 tránh việc đưa người nhà lên làm lãnh đạo ở những ngành "nhạy cảm". Tuy nhiên, để thực hiện được thì trong nội bộ Đảng phải đề cao trách nhiệm của cấp ủy, nhất là người đứng đầu. Người đứng đầu phải gương mẫu, phải tự giác, cân nhắc kỹ lưỡng để bố trí cán bộ, đảm bảo sau khi bổ nhiệm cán bộ được dư luận đồng tình ủng hộ.
Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Trương Thị Mai cho rằng: "Đây là quy định khó, vì đụng chạm đến con người, tâm tư, tình cảm, mong muốn. Ai cũng muốn con em, người trong gia đình mình trưởng thành, phát triển. Mong muốn đó hoàn toàn chính đáng. Chỉ có điều nếu mình là người đứng đầu, người cán bộ lãnh đạo quản lý phải cân nhắc đầy đủ, gương mẫu. Quy định cấm thì không được làm, yêu cầu gương mẫu nên phải cân nhắc, tính toán kỹ lưỡng".
Việc kế thừa, phát huy truyền thống gia đình trong hoạt động chính trị là điều đáng mừng, nhưng để tránh dư luận xã hội, phải căn cứ vào uy tín, hiệu quả trong công việc làm thước đo đánh giá năng lực. Thực hiện nghiêm Quy định số 114 sẽ góp phần quan trọng kiểm soát quyền lực và phòng chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác cán bộ, đặc biệt ở những ngành dễ phát sinh tham nhũng, tiêu cực.
Để thực hiện tốt Quy định 114 cũng cần thường xuyên kiểm tra giám sát việc thực hiện. Khi phát hiện bất bình thường, có dư luận bức xúc phải kiểm tra, xử lý nghiêm theo Quy định. Có như vậy Quy định 114 mới đi vào thực chất, tạo niềm tin của cán bộ đảng viên, nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng trong công tác cán bộ.
Theo VOV
-
Nghiên cứu, đề xuất các chính sách đặc thù vượt trội để vùng đất Chín Rồng 'cất cánh'
-
Xây dựng và phát triển Nông nghiệp sinh thái: Một tầm nhìn thời đại, một triết lý phát triển từ thực tiễn Việt Nam
-
Chung tay giải quyết thách thức về an ninh nguồn nước
-
Vì sao Đảng cho cán bộ bị kỷ luật cơ hội sửa sai?
- Doanh nghiệp tham gia thử nghiệm phát triển kinh tế tuần hoàn được hưởng ưu đãi gì?
- Biến đổi xã hội ở nông thôn Việt Nam hiện nay và những vấn đề đặt ra
- Cần ưu tiên, hỗ trợ doanh nghiệp nông nghiệp phát triển
- Thúc đẩy chuyển đổi xanh trong mọi mặt của đời sống xã hội
- Có hay không chuyện "phình ra" trong sắp xếp đơn vị sự nghiệp công lập?
- Vì sao Bộ Chính trị ra quy định mới về kiểm soát quyền lực với công tác cán bộ?
- Dự thảo Luật đất đai (sửa đổi): Chuyên gia góp ý về giá đất, đề xuất bổ sung quy định miễn giảm tiền cho thuê mặt nước
-
Nông nghiệp công nghệ cao và xây dựng Nông thôn mới thông minh là chương trình trọng tâm của Lâm Đồng(Tapchinongthonmoi.vn) - Lâm Đồng là một trong những tỉnh đi đầu cả nước về áp dụng chuyển giao tiến bộ khoa học, công nghệ cao, nông nghiệp thông minh vào sản xuất nông nghiệp. Việc ứng dụng công nghệ vào sản xuất đã góp phần nâng cao cuộc sống của người dân, đưa nền nông nghiệp của tỉnh phát triển thêm một bước mới, từng bước thay đổi diện mạo nông thôn, đưa công cuộc xây dựng nông thôn mới (NTM) tiến lên một “nấc thang mới”.
-
Bang Nebraska (Hoa Kỳ) và tỉnh Bình Dương xúc tiến hợp tác đầu tư và phát triển nhiều lĩnh vực, trong đó có nông nghiệp(Tapchinongthonmoi.vn) Theo lời mời của Thống đốc bang Nebraska, Hoa Kỳ, Đoàn công tác của tỉnh Bình Dương đã có chuyến thăm và làm việc tại bang Nebraska; chuyến công tác thắt chặt quan hệ giao lưu và hợp tác trên các lĩnh vực: Y tế, giáo dục và các cơ hội đầu tư giữa tỉnh Bình Dương và bang Nebraska.
-
Nguy cơ tiềm ẩn sạt lở đất ở huyện miền núi Hướng Hóa(Tapchinongthonmoi.vn) - Là địa phương thường xuyên chịu ảnh hưởng của thiên tai, đặc biệt tình hình sạt lở núi, bờ sông, suố... huyện miền núi Hướng Hoá, tỉnh Quảng Trị đang là khu vực có nguy cơ tiềm ẩn gây thiệt hại lớn về người và của cải.
-
Phát hiện ca bệnh Đậu mùa Khỉ thứ 5 trên địa bàn Thành phố Hồ Chí MinhTrung tâm Y tế quận Tân Bình khẩn trương tiến hành điều tra dịch tễ, lập danh sách người tiếp xúc gần với bệnh nhân (nam giới, 22 tuổi, tạm trú tại Phường 2) trong vòng 21 ngày trước khi khởi bệnh.
-
Bộ Chính trị ra Kết luận về đổi mới hệ thống tổ chức đơn vị sự nghiệp công lậpNgày 2/10, thay mặt Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Trương Thị Mai ký ban hành kết luận số 62 của Bộ Chính trị về thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW, ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XII về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập.
-
Hải Dương: Họp báo tuyên truyền Đại hội đại biểu Hội Nông dân tỉnh lần thứ X, nhiệm kỳ 2023-2028(Tapchinongthonmoi.vn) - Ngày 04/10, Hội Nông dân tỉnh Hải Dương tổ chức Họp báo tuyên truyền Đại hội đại biểu Hội Nông dân tỉnh lần thứ X, nhiệm kỳ 2023-2028.
-
Hòa Bình: Khai mạc "Chợ phiên - nét đẹp vùng cao"Tối 3/10, tại Sân vận động huyện Mai Châu, UBND tỉnh Hòa Bình tổ chức khai mạc Phiên chợ vùng cao với chủ đề "Chợ phiên - nét đẹp vùng cao" năm 2023.
-
JICA hỗ trợ Việt Nam tăng cường năng lực dự báo thời tiết và cảnh báo sớm mưa, lũ(Tapchinongthonmoi.vn) Ngày 3/10, tại Hà Nội, Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) phối hợp Tổng cục Khí tượng Thủy văn, Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức Hội thảo “Sử dụng thông tin khí tượng thủy văn cho công tác phòng chống, giảm nhẹ rủi ro thiên tai tại Việt Nam”.
-
Cà Mau tổ chức nhiều sự kiện nhân Ngày Chuyển đổi số quốc gia năm 2023Vừa qua, UBND tỉnh Cà Mau đã ban hành Kế hoạch số 236/KH-UBND về việc tổ chức sự kiện ngày Chuyển đổi số quốc gia trên địa bàn tỉnh năm 2023. Theo kế hoạch này, nhiều sự kiện quan trọng, có ý nghĩa sẽ được tổ chức…
-
Triển lãm “Người đàn bà trên sông Ngân” của tiến sĩ, họa sĩ Đỗ ChungNgày 4/10, tại Bảo tàng Mỹ thuật TP. Hồ chí Minh (HCM), Trung tâm Unesco Bảo tồn Di sản Mỹ thuật Văn hoá Việt Nam tổ chức khai mạc triển lãm “Người đàn bà trên sông Ngân” của tiến sĩ, họa sĩ Đỗ Chung. Triển lãm sẽ diễn ra từ ngày 4/10 - 10/10/2023.
-
1 Hướng tới một nền nông nghiệp sinh thái ở đồng bằng sông Cửu Long
-
2 Những quy định thu phí của nhà trường đầu năm học mới
-
3 Xây dựng mẫu người nông dân Hà Tĩnh phát triển toàn diện, có tri thức khoa học, giàu ý chí vươn lên
-
4 Phát huy vai trò chủ thể của nông dân Đồng Nai trong phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới
-
5 Hà Tĩnh: 944 công trình, phần việc chào mừng Đại hội Hội Nông dân các cấp