Xu hướng biến đổi giai tầng xã hội nông thôn và giải pháp phát huy vai trò làm chủ của nông dân
Biến đổi cơ cấu giai tầng xã hội nông thôn hiện nay
Một xã hội có “cấu trúc tầng bậc” xuất hiện ngày càng rõ ràng, hình thành nên những giai - tầng xã hội khác nhau về thu nhập, mức sống, địa vị kinh tế, hưởng thụ văn hóa, quyền lực chính trị và uy tín xã hội... sự chuyển động này dẫn tới sự chuyển dịch kết cấu trong nội bộ của mỗi giai cấp, tầng lớp cũng như trong sự tương tác với các giai cấp, tầng lớp khác.
Nông thôn nước ta hiện đang là địa bàn sinh sống của gần 63% dân số cả nước với cộng đồng 54 dân tộc; nơi sản sinh, nuôi dưỡng 60 triệu con người; sản xuất, cung cấp các sản phẩm thiết yếu phục vụ con người, xã hội và các ngành kinh tế quốc dân; nơi sản sinh, bảo tồn, phát huy, phát triển các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc; có vai trò hết sức quan trọng đảm bảo an ninh, quốc phòng và giữ gìn môi trường sinh thái... Chính vì vậy, giai cấp Nông dân, người dân nông thôn không chỉ giữ vai trò chủ thể, trung tâm và quyết định đến sự phát triển nông nghiệp, nông thôn, mà còn quyết định đến sự phát triển bền vững của đất nước.
Giai đoạn hiện nay, quá trình thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, đô thị hoá nông thôn, mở cửa và hội nhập quốc tế sâu rộng; cơ cấu xã hội - nghề nghiệp khu vực nông thôn, người nông dân cũng ngày càng trở nên đa dạng và phân hoá rõ. Trong nông thôn có nhiều bộ phận nông dân làm nhiều ngành nghề khác nhau. Sự chuyển dịch đó dẫn đến tính chất thuần nông trong giai cấp Nông dân ngày một thuyên giảm; giai cấp Nông dân đã hình thành một nhóm xã hội có vị trí kinh tế, chính trị, xã hội. Nhiều nông dân trở thành công nhân, làm tăng số lượng công nhân, làm thay đổi kết cấu trong nội bộ giai cấp Công nhân. Nhiều nông dân trở thành những chủ trang trại, doanh nhân, doanh nghiệp; một số lượng nhất định người nông dân tự học, tự nghiên cứu trở thành nông dân trí thức, “Nhà khoa học của nhà nông”, cùng đồng hành liên kết “4 nhà”, “5 nhà”, đây là lực lượng xã hội quan trọng trong thời kỳ đổi mới. “Lớp nông dân” trí thức đang tham gia, góp phần thay đổi tầng lớp trí thức Việt Nam ngày càng đông về số lượng nhưng cũng chứa đựng sự phức tạp về kết cấu và sự biến động về tính chất của tầng lớp trong xã hội nông thôn hiện nay.
Sự phân tầng xã hội theo thu nhập hay sự phân hóa giàu nghèo ngày càng rõ rệt hơn ở nước ta, đặc biệt là chênh lệch khoảng cách giữa nông thôn và thành thị ngày càng giãn ra. Tính đến hết năm 2020, thu nhập bình quân của người dân nông thôn đạt 43 triệu đồng/người/năm.
Từ năm 2020, do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid - 19 nên tỷ lệ lao động thiếu việc làm ở khu vực nông thôn đã tăng lên, cùng với đó là tỷ lệ lao động không có nguồn thu cũng tăng lên.
Sự dịch chuyển lao động nông dân, nông thôn
Sự chuyển dịch lao động nông thôn - thành thị vẫn tiếp tục diễn ra do tốc độ đô thị hóa mạnh mẽ tại các đô thị lớn, tạo ra nhiều việc làm, thu nhập, như một lực hút lao động nông thôn. Trong khi đó, nông thôn chưa tạo ra được số lượng việc làm cần thiết.
Sự chuyển dịch lao động nông thôn theo các vùng kinh tế: Việt Nam cũng chứng kiến xu hướng chuyển dịch lao động nông thôn giữa các vùng kinh tế khác nhau. Vùng kinh tế phía Nam có xu hướng thay đổi tỉ lệ lao động nông thôn mạnh mẽ hơn ở phía Bắc. Điều này có lẽ do khu vực phía Nam có nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất… là nơi thu hút lao động di cư nhiều hơn.
Chuyển dịch lao động nông thôn theo nghề nghiệp: Tuy tỷ lệ lao động nông thôn trong lĩnh vực nông nghiệp đang có xu hướng giảm nhưng vẫn còn rất cao.
Tỷ lệ lao động nông thôn làm trong lĩnh vực công nghiệp tăng mạnh trong những năm gần đây, tiếp sau là xây dựng và vận tải; lao động nông thôn trong lĩnh vực dịch vụ khác có xu hướng tăng lên. Đây cũng là một tín hiệu tích cực về xu hướng chuyển dịch cơ cấu lao động ở khu vực nông thôn Việt Nam. Quá trình này cũng sẽ làm giảm áp lực di cư từ nông thôn sang thành thị vốn đang là một gánh nặng cho hạ tầng đô thị chưa kịp phát triển.
Chuyển dịch lao động nông thôn theo giới tính, độ tuổi: Xu hướng đô thị hóa và di cư lao động sang các đô thị, nhất là đối với lực lượng lao động trẻ ở nước ta hiện nay đang diễn ra nhanh. Phần lớn người di cư ở nhóm tuổi 20-39 (chiếm 61,8% trên tổng số người di cư).
Cơ cấu lao động ở khu vực nông thôn đối với nhóm tuổi từ 50 tuổi trở lên tăng từ 10,4% năm 2006 đến 15,2% năm 2011 và tăng nhanh lên 27,6% năm 2019, cho ta thấy xu hướng già hóa khu vực nông thôn tăng. Đây là một thách thức lớn khi Việt Nam thực hiện các chiến lược phát triển nông nghiệp - nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, thực hiện chuyển đổi số nông nghiệp.
Chuyển dịch lao động nông thôn theo đào tạo: Tỷ lệ lao động nông thôn chưa qua đào tạo có xu hướng giảm dần trong giai đoạn 2008 - 2020 (92% năm 2006, còn khoảng 82% vào năm 2020). Tuy nhiên, lực lượng lao động chưa qua đào tạo vẫn chiếm tỷ lệ rất cao so với số đã qua đào tạo.
Tỷ lệ lao động có trình độ cao (từ cao đẳng trở lên) có xu hướng tăng lên nhanh hơn, đặc biệt là từ năm 2016 đến nay. Tất nhiên, so với toàn bộ lao động nông thôn thì lực lượng này vẫn chiếm tỷ lệ rất ít (hơn 9% vào năm 2020). Nếu xét cả hình thức đào tạo không cấp bằng, chứng chỉ thì tỷ lệ lao động nông nghiệp qua đào tạo tăng từ 15,45% năm 2011 lên 34,14% năm 2016 và ước tính đến năm 2020 đạt khoảng 47% (Ban chỉ đạo Tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết T.Ư 7 Khóa X, 2019).
Tóm lại, xu hướng già hóa lao động nông thôn đã nêu ở trên và vấn đề lao động nông thôn chưa qua đào tạo đang đặt ra một thách thức rất lớn cho Việt Nam trong việc giải quyết việc làm ở khu vực nông thôn trong bối cảnh toàn cầu hóa và phát triển khoa học công nghệ nhanh chóng hiện nay. Vấn đề này cũng góp phần vào tỷ lệ lao động nông thôn không có việc làm ổn định đang có xu hướng tăng lên trong những năm qua.
Vai trò chủ thể của nông dân trong xây dựng và phát triển cộng đồng nông thôn
Nông dân là người trực tiếp thực hiện các hoạt động chính trị, xã hội ở nông thôn; người tham gia quản lý và phát triển xã hội nông thôn; là người sáng tạo ra hương ước, quy ước quản lý xã hội nông thôn, đồng thời là người thực hiện, đưa hương ước, quy ước vào trong cuộc sống; người nông dân tham gia các tổ chức chính trị - xã hội và tự nguyện tại nông thôn, thông qua đó, tích cực thực hiện và đồng thời tham gia góp ý, giám sát việc thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước trên địa bàn nông thôn; giám sát sự hoạt động của các cấp chính quyền, các tổ chức đoàn thể. Như vậy, nông dân đóng vai trò chủ thể trong việc tham gia các hoạt động chính trị/tổ chức xã hội nông thôn.
Nông dân được xác định giữ vai trò chủ thể trong hoạt động phát triển nông nghiệp, kinh tế nông thôn và xây dựng nông thôn mới. Tuy nhiên chưa được phát huy đầy đủ.
Thứ nhất, hộ nông dân là loại hình tổ chức sản xuất nông nghiệp chủ yếu ở nước ta, hiện nay, số lượng hộ nông dân có xu hướng giảm theo thời gian, thay vào đó là các hộ phi nông nghiệp.
Thứ hai, mô hình kinh tế hộ nông dân đang dần có sự chuyển đổi sang một hình thức mới - trang trại, góp phần đáng kể phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa, nâng cao giá trị sản phẩm, tuy nhiên xu hướng này còn chậm, chưa đáng kể. (chỉ chiếm 0,26% trong tổng số hộ sản xuất nông nghiệp).
Thứ ba, các hộ nông dân là chủ thể chính được giao quyền sử dụng đất nông nghiệp, tuy nhiên, diện tích đất sử dụng bình quân mỗi hộ rất nhỏ và manh mún. (Bình quân mỗi hộ được quyền sử dụng diện tích đất là 0,45ha).
Thứ tư, các hộ nông dân đóng góp nguồn lao động dồi dào cho phát triển kinh tế nông thôn, tuy nhiên trình độ, kỹ năng của lao động còn thấp, kéo theo năng suất, hiệu quả lao động cũng thấp.
Thứ năm, các hộ nông dân đã chủ động trong đầu tư trang bị máy móc, thiết bị cho phát triển kinh tế nông nghiệp, tuy nhiên mức đầu tư còn hạn chế và các trang thiết bị còn chưa tiên tiến, hiện đại.
Thứ sáu, các hộ nông dân chủ động trong tích lũy vốn và tiếp cận nguồn vốn vay để đầu tư cho sản xuất kinh doanh, tuy nhiên mức vốn đầu tư rất nhỏ, không đáng kể, không đảm bảo mở rộng quy mô sản xuất và đầu tư trang thiết bị, máy móc.
Thứ bảy, các hộ nông dân đã tích cực, chủ động tham gia các liên kết sản xuất hàng hóa, tuy nhiên các liên kết còn lỏng lẻo và chưa hiệu quả.
Thứ tám, các hộ nông dân đã đóng góp không nhỏ vào tăng trưởng của ngành Nông nghiệp nước ta, tuy nhiên thu nhập của đa số hộ nông dân còn chưa cao.
Thứ chín, hộ nông dân tổ chức thực hiện các tiêu chí xây dựng NTM; đồng thời tham gia giám sát việc thực hiện.
Bên cạnh những tác động tích cực, các thể chế - chính sách liên quan đến vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn vẫn còn bộc lộ một số điểm hạn chế (chung chung, chồng chéo, khó thực hiện, khó tiếp cận…), gây khó khăn cho việc phát huy vai trò chủ thể chính của người nông dân.
Trình độ, kiến thức, kỹ năng, nhận thức của người nông dân thấp, là cản trở lớn nhất của họ, trong khi đó, các cấp, các ngành chưa chú trọng quan tâm giúp họ điều này. Họ không đủ khả năng tự quyết định được cho mình hướng đi để vươn lên làm giàu; họ gặp khó khăn trong việc bày tỏ ý kiến, nguyện vọng của mình, e ngại tiếp xúc với các cơ quan nhà nước, họ khó có thể hiểu được nhiều nội dung chính sách lớn hay những yêu cầu kỹ thuật dự án. Do đó, họ không thể tích cực hay trực tiếp tham gia đóng góp hữu ích cho các chính sách trong phát triển nông dân, nông nghiệp, nông thôn.
Việc phát huy dân chủ, các hoạt động huy động sự tham gia của người nông dân trong xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường ở các địa phương còn hạn chế và mang tính hình thức.
Quy mô đất đai của các hộ nông dân nhỏ lẻ như hiện nay dẫn đến thực trạng sử dụng đất sản xuất bị manh mún, không phù hợp với đòi hỏi sản xuất hàng hóa tập trung quy mô lớn.
Giải pháp phát huy vai trò làm chủ của nông dân, đổi mới hoạt động và phát huy vai trò của Hội Nông dân Việt Nam
Để phát huy vai trò chủ thể của nông dân, vai trò trung tâm, nòng cốt trong phong trào nông dân của Hội Nông dân Việt Nam, xin đề xuất một số chủ trương, giải pháp sau:
1) Cấp ủy, chính quyền, các cấp, các ngành, từng cán bộ, công chức, viên chức cần đề cao trách nhiệm, quan tâm thực sự tới nông dân, nông nghiệp, nông thôn; người nông dân giữ vai trò chủ thể, quyết định đến phát triển nông nghiệp, kinh tế nông thôn, xây dựng nông thôn mới nên phải được đặc biệt quan tâm bằng các cơ chế, chính sách cụ thể, khả thi; dẫn dắt, hỗ trợ, hướng dẫn, tạo điều kiện thuận lợi về mọi mặt cho nông dân.
2) Tiếp tục ban hành nghị quyết mới về nông nghiệp, nông dân, nông thôn; theo đó, xét vị trí có tính chất thứ tự ưu tiên thì Nông dân trước Nông nghiệp và Nông thôn, với các quan điểm: Trong mối quan hệ mật thiết giữa nông dân, nông nghiệp và nông thôn, thì nông dân là chủ thể, là trung tâm; nông thôn là nền tảng; nông nghiệp là động lực của quá trình phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới; Giải quyết vấn đề nông dân, nông nghiệp, nông thôn là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội, trong đó Hội Nông dân Việt Nam có vai trò rất quan trọng, là trung tâm và nòng cốt trong tuyên truyền vận động, hướng dẫn, hỗ trợ nông dân; Đẩy mạnh việc phát huy vai trò chủ thể của người nông dân trong các hoạt động chính trị, xã hội nông thôn. Muốn vậy, cần thực hiện tốt quy chế dân chủ cơ sở; tạo mọi điều kiện thuận lợi để người nông dân thực sự phát huy được quyền làm chủ của mình, “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”.
3) Để phát huy vai trò chủ thể của nông dân trong phát triển nông nghiệp, kinh tế nông thôn, xây dựng nông thôn mới. Cần:
Thứ nhất, rà soát, bổ sung, sửa đổi, hoàn thiện thể chế, chính sách, pháp luật liên quan phát triển nông nghiệp, kinh tế nông thôn, nhất là luật đất đai.
Thứ hai, tăng cường tuyên truyền, vận động, đào tạo, bồi dưỡng, huấn luyện, hướng dẫn, hỗ trợ nông dân học tập, nâng cao nhận thức, ý thức, vai trò là chủ thể; nhận thức, kiến thức, kỹ năng quản lý, sản xuất kinh doanh, pháp luật, thị trường và hội nhập, trọng tâm là tăng cường chuyển giao khoa học, kỹ thuật, công nghệ và đào tạo nghề, góp phần “trí thức hóa nông dân”, xây dựng người nông dân văn minh, chuyên nghiệp, sớm đạt trình độ tương đương với các nước tiên tiến trong khu vực; cùng đó, nâng cao. Đây là giải pháp có ý nghĩa then chốt trong việc thực hiện thành công các giải pháp chiến lược khác bởi lẽ “kiến thức là chìa khóa vạn năng”, người nông dân có kiến thức sẽ làm chủ trong mọi hoạt động, nhận thức đúng sẽ hành động đúng.
Thứ ba, tăng cường tuyên truyền, vận động, hỗ trợ, hướng dẫn nông dân tham gia kinh tế tập thể, hợp tác xã, nhất là mô hình hợp tác xã sản xuất theo chuỗi giá trị; giúp cho người nông dân chuyển biến nhận thức trong tư duy sản xuất sang tư duy kinh tế.
Thứ tư, tăng cường hỗ trợ nông dân xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu hàng hóa, sản xuất đảm bảo các tiêu chuẩn, quy chuẩn. Hỗ trợ nông dân các kiến thức, kỹ năng chuyển đổi số, chuyển đổi số trong nông nghiệp, tham gia sàn thương mại điện tử…
Thứ năm, cần nghiên cứu phát triển hệ sinh thái nông nghiệp CNC với sự kết nối chặt chẽ các ngành công nghiệp chế tạo, chế biến, công nghiệp phụ trợ, thương mại, du lịch, dịch vụ đảm bảo tạo ra một nền kinh tế nông nghiệp tuần hoàn, tích hợp đa giá trị. Chú trọng xây dựng các mô hình chuyển đổi số, mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp tuần hoàn, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp thông minh thích ứng biến đổi khí hậu… Hỗ trợ, động viên, thúc đẩy sự tham gia của các hộ nông dân vào các chương trình như chương trình O.COP gắn với du lịch.
Thứ sáu, tăng cường hỗ trợ nông dân trong tiếp cận với các phương thức trao đổi thông tin, thị trường, dịch vụ logistic riêng đối với các sản phẩm nông sản, xây dựng kênh tiêu thụ, mở rộng thị phần ra thế giới để gia tăng thu nhập cho người nông dân.
Thứ bảy, tăng cường huy động sự hỗ trợ, hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm, tham quan, học tập các mô hình phát triển kinh tế của nông dân các nước cho các hộ nông dân ở nước ta.
4) Đẩy mạnh phát huy vai trò chủ thể của nông dân trong việc bảo tồn, phát triển văn hóa - xã hội nông thôn, cần tập trung vào: Tăng cường tuyên truyền để nông dân ý thức được họ chính là chủ thể của quá trình xây dựng, phát triển và bảo tồn văn hóa, giữ gìn nét đẹp văn hoá truyền thống của dân tộc, giúp họ phải làm gì để phát huy vai trò chủ thể đó.
Tổ chức tốt Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”; khuyến khích nông dân xây dựng đời sống văn hóa nông thôn, xây dựng gia đình văn hóa, gia đình hạnh phúc, có lối sống lành mạnh, trách nhiệm với cộng đồng, hướng tới “chân - thiện - mỹ”.
5) Phát huy vai trò chủ thể của nông dân trong bảo vệ môi trường nông thôn cần: Tăng cường tuyên truyền, vận động để nông dân nhận thức đúng và hành động đúng trong sinh hoạt, sản xuất - kinh doanh gắn với bảo vệ môi trường, thích ứng biến đổi khí hậu.
Tích cực tổ chức các phong trào thi đua, các hoạt động giám sát cộng đồng của Hội ND đối với các hoạt động sản xuất và sinh hoạt có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường.
Chính quyền các cấp cần hỗ trợ, thu hút đầu tư xây dựng các mô hình bảo vệ môi trường để nông dân tham quan, học tập và làm theo.
Tăng cường huy động sự tài trợ, hỗ trợ, hợp tác của chính phủ các nước, các tổ chức quốc tế nhằm chuyển giao công nghệ, phương thức sản xuất tiên tiến, thân thiện với môi trường cho các hộ nông dân.
6) Đổi mới hoạt động và phát huy vai trò của Hội Nông dân việt Nam, cần: Tập trung củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở Hội trong sạch vững mạnh; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, thực hiện số hóa, chuyển đổi số trong quản lý, điều hành và tổ chức hoạt động Hội; đổi mới mạnh mẽ nội dung, phương thức hoạt động Hội theo hướng sát cơ sở, lấy lợi ích thiết thân, giải quyết nhu cầu, nguyện vọng chính đáng, nâng cao đời sống, vật chất tinh thần của của hội viên nông dân là mục đích, mục tiêu, động lực hoạt động của Hội, xây dựng Hội thực sự là chỗ dựa của nông dân.
Tập trung nghiên cứu, triển khai các giải pháp củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động của Hội Nông dân ở các địa bàn khó khăn, đặc thù, trọng tâm là nơi đang đô thị hóa, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc, miền núi, biên giới, hải đảo…
Tập trung các giải pháp hỗ trợ nâng cao trình độ, kiến thức, kỹ năng mọi mặt cho hội viên, nông dân nhất là kiến thức, kỹ năng quản lý, sản xuất kinh doanh; giúp nông dân nhận thức đúng vai trò là chủ thể, là trung tâm trong phát triển nông nghiệp, kinh tế nông thôn, xây dựng nông thôn mới, để có ý thức, trách nhiệm trong thực hiện. Đa dạng hóa các hình thức tập hợp hội viên, mở rộng các thành phần tham gia tổ chức Hội trên cơ sở xây dựng Chi hội Nông dân nghề nghiệp, Tổ hội Nông dân nghề nghiệp, đẩy mạnh phát triển tổ hợp tác, hợp tác xã và các câu lạc bộ của nông dân.
Xây dựng đội ngũ cán bộ Hội ND các cấp có trình độ, năng lực, thái độ làm việc nghiêm túc, nhiệt tình, tâm huyết với công tác Hội và phong trào nông dân, gần nông dân, hiểu nông dân, tôn trọng nông dân, chia sẻ, trách nhiệm với nông dân, biết truyền cảm hứng để nông dân có khát vọng vươn lên.
Phối hợp các cơ quan, tổ chức hướng dẫn và tổ chức cho nông dân tham gia xây dựng xã hội nông thôn văn minh, an toàn, lành mạnh; hỗ trợ nông dân nâng cao nhận thức, trình độ, kiến thức mọi mặt; dạy nghề, tạo việc làm cho nông dân; dẫn dắt, hướng dẫn, hỗ trợ nông dân phát triển kinh tế; nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nông dân…
Tổ chức tốt các hoạt động giám sát, phản biện xã hội bảo vệ quyền lợi cho nông dân; tích cực đề xuất với Đảng, Nhà nước, cấp ủy, chính quyền các cấp về cơ chế, chính sách trong phát triển nông nghiệp, kinh tế nông thôn và xây dựng nông thôn mới; phát huy mạnh mẽ vai trò của Hội ND các cấp trong phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, xây dựng giai cấp Nông dân Việt Nam thời kỳ mới.
-
Nâng cao hiệu quả thông tin dự báo, cảnh báo để vận hành hiệu quả và an toàn hồ chứa -
Tinh gọn bộ máy: Làm lợi cho nhân dân, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế -
Kỳ vọng chỉ đạo của Tổng Bí thư về tinh gọn bộ máy sẽ tạo đột phá -
Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng: Yêu cầu từ cấp chi bộ đến Trung ương
- Đoàn kết, vững lòng tin vào Đảng, Chính phủ để vượt qua siêu bão Yagi
- Trí tuệ nhân tạo giúp tối ưu hoá sản xuất nông nghiệp
- Ứng dụng AI - Cơ hội phát triển nông nghiệp nhanh, bền vững
- Thiêng liêng hai tiếng Việt Nam
- Phát triển chuỗi giá trị hiệu quả, bền vững để nâng cao năng lực cạnh tranh của nông sản
- 'Có biểu hiện của lợi ích nhóm, lợi ích cục bộ trong xây dựng văn bản pháp luật'
- Bộ trưởng Lê Minh Hoan: Thương hiệu là niềm tin của người tiêu dùng
-
Từ 1/1/2025, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu còn 7 địa phương cấp huyệnỦy ban Thường vụ Quốc hội vừa ban hành Nghị quyết số 1256/NQ-UBTVQH15 về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giai đoạn 2023 - 2025. Theo đó, từ ngày 01/01/2025 tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu có 7 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 4 huyện, 1 thị xã và 2 thành phố; 77 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 42 xã, 28 phường và 7 thị trấn.
-
“Giải cứu” hàng nghìn phụ nữ, trẻ em khỏi bạo hành(Tapchinongthonmoi.vn) - Nhằm giúp phụ nữ và trẻ em vùng nông thôn tránh bị bạo hành gia đình, Hội Nông dân Việt Nam (NDVN) với sự hỗ trợ của Quỹ Dân số Liên Hợp quốc (UNFPA) đã thành lập Đường dây nóng 18001768, hoạt động 24h/7 ngày. Sau 3 năm đi vào hoạt động đã có hàng nghìn phụ nữ và trẻ em gái vùng nông thôn được các tư vấn viên của tổng đài 18001768 hỗ trợ thoát khỏi cảnh bị bạo hành của người chồng, người cha trong gia đình.
-
Trang trại heo Mavin đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAPTháng 11/2024, một cột mốc quan trọng đã được ghi nhận khi 2 trang trại heo của Tập đoàn Mavin tại huyện Anh Sơn – tỉnh Nghệ An và huyện Kbang – tỉnh Gia Lai đã chính thức được cấp Chứng nhận Global GAP, phiên bản S.L.P (Smart Livestock Production) bởi tổ chức kiểm định và chứng nhận uy tín toàn cầu Bureau Veritas (BV).
-
Đổi mới trên quê hương Nho QuanLà một huyện miền núi với nhiều khó khăn, nhưng với sự nỗ lực, quyết tâm vào cuộc của cả hệ thống chính trị cùng nhân dân, đến nay, 100% các xã của huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới (NTM). Miền sơn cước nay đã "thay da, đổi thịt".
-
Liên minh Hợp tác xã tỉnh Hưng Yên: Thúc đẩy kinh tế tập thể phát triển(Tapchinongthonmoi.vn) - Bằng nhiều giải pháp thiết thực như: Đào tạo, bồi dưỡng; xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường; chuyển giao công nghệ, khoa học; tiếp cận vốn… Liên minh Hợp tác xã (HTX) tỉnh Hưng Yên đã và đang trở thành “bà đỡ” cho kinh tế tập thể ở Hưng Yên ngày một phát triển.
-
Tuyên bố chung giữa Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Tổng thống nước Cộng hòa DominicaTừ ngày 19-21/11/2024, Tổng thống Luis Rodolfo Abinader Corona cùng các quan chức cấp cao của Chính phủ Dominica đã đón Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Phạm Minh Chính thăm chính thức nước Cộng hòa Dominica.
-
Tuyên bố chung nâng cấp quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện Việt Nam-MalaysiaTrong khuôn khổ chuyến thăm chính thức của Tổng Bí thư Tô Lâm tới Malaysia, chiều 21/11, hai bên đã nhất trí nâng cấp quan hệ Việt Nam-Malaysia lên Đối tác chiến lược toàn diện.
-
Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét, thi hành kỷ luật tổ chức đảng, đảng viênBộ Chính trị quyết định thi hành kỷ luật Cảnh cáo các đồng chí: Vương Đình Huệ, Nguyễn Văn Thể; chưa xem xét, xử lý kỷ luật đồng chí Võ Văn Thưởng do đang điều trị bệnh.
-
Quốc hội thông qua Luật Dược sửa đổi với 7 nhóm điểm mới cơ bảnVới đa số đại biểu tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội đã chính thức thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược.
-
Nghệ An: Tham quan, chia sẻ kinh nghiệm mô hình xử lý rác thải thân thiện với môi trườngThực hiện Kế hoạch hoạt động Dự án "Tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải tại Việt Nam, góp phần vào nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính của cộng đồng quốc tế". Trong hai ngày 20 và 21/11, Ban Quản lý dự án xử lý rác thải Hội Nông dân tỉnh Nghệ An tổ chức hai đoàn tham quan học tập chia sẻ kinh nghiệm cho tham quan, học tập kinh nghiệm mô hình xử lý rác thải hữu cơ thân thiện với môi trường tại huyện Quỳnh Lưu.
-
1 Bài 4: Giải pháp đột phá trong dạy nghề, tạo việc làm ở miền Tây xứ Nghệ -
2 Kinh nghiệm từ mô hình phát triển cây hồng Gia Thanh -
3 Bài 3: Du lịch cộng đồng - Làn gió mới từ “Miền đất cổ huyền thoại” -
4 Xây dựng Nông thôn mới an toàn trước thiên tai ở Hà Tĩnh (Bài 1): Điều kỳ diệu sau “đại hồng thuỷ” -
5 Bài 1: Xua tan ám ảnh “cái chết trắng”, Lượng Minh vươn mình đón bình minh