Xuất khẩu lúa gạo: Số lượng không làm nên tất cả…!
Từ năm 1860 đến nay, đã tròn 160 năm – vùng Đồng bằng sông Cửu Long xuất khẩu lúa gạo, và Việt Nam luôn ở Top nhất nhì khu vực Nam Á, Thế giới. Nếu được vẽ biểu đồ của quá trình xuất khẩu lúa gạo ấy, thì đó là “Thịnh – Suy – Thịnh” trong nền kinh tế nông nghiệp nước nhà. Dường như, xuất khẩu lúa gạo luôn được nhắc đến như một niềm phấn khích, “tự hào” trong hội nghị, trong báo cáo… Tuy nhiên:
Trong thực tế xuất khẩu lúa gạo xưa và nay – giá bán vẫn như lớp “sóng dồi”, vẫn “ẩn hiện” một quyền lực nào đó đang chi phối? Người làm ra lúa ở Nam Bộ vẫn nghèo và thấp thỏm lo âu, vẫn không có tiếng nói chính danh của mình trong hoạt động xuất khẩu lúa gạo…
Xuất khẩu lúa gạo xưa…
Những năm 1860, việc thu mua lúa ở Đồng bằng Nam Bộ thoạt tiên được thực hiện dưới hình thức hàng đổi hàng. Trên những chiếc thuyền bồng bềnh dọc theo sông rạch, người Hoa kiều mang hàng tiêu dùng và một ít công cụ sản xuất đi sâu vào các thôn ấp. Việc đổi trao diễn ra ngay trên bến nước, quanh chiếc thuyền mang hàng tiêu dùng tới và sẽ chở lúa đi. Song song với hình thức lưu động này, ngày càng mọc lên nhiều cửa hàng tạp hóa và bán thuốc Bắc. Những hiệu buôn này đồng thời cũng là nơi thu mua lúa, do những người trao đổi rong sau khi làm ăn khấm khá lập nên, để vừa làm trạm thu mua thóc lúa, vừa làm nơi tiêu thụ hàng hóa tiêu dùng.
Với thời gian, hình thức hàng đổi hàng tỏ ra không đáp ứng được nhu cầu phát triển. Kênh rạch càng nối dài, diện tích canh tác càng mở rộng, sản lượng thóc tăng nhanh, khối lượng lúa xuất khẩu tăng với nhịp độ ngày càng cao hơn nữa; nói cách khác, lượng hàng hóa lưu thông nhiều lên, thì hình thức trao đổi phi tiền tệ là lấy hàng đổi hàng rõ ràng có nhiều trở ngại. Lúa, gạo Nam Bộ xuất khẩu từ năm 1860 với 53.000 tấn; 284.000 tấn vào năm 1880, tăng lên 747.000 tấn năm 1900, và 1 triệu 548 nghìn tấn năm 1937. Việc thu mua lúa không thể không được tổ chức lại. Chính trong bối cảnh đó các hội buôn lớn của Hoa kiều mở rộng hoạt động để nắm chắc trong tay toàn bộ thị trường.
Hàng năm, vào vụ thu hoạch, người Hoa tổ chức hàng đoàn thuyền tỏa về nông thôn mua lúa. Cũng như trước kia, các đoàn thuyền này đưa hàng công nghiệp, phân bón, nông cụ về bán và cũng như thời trước, họ được các lái lúa tiếp tay. Lái lúa không phải là ai khác mà chính là các chủ hiệu chạp phô và thuốc bắc người Hoa đã nói ở trên. Họ làm thành khâu chuyển tiếp giữa quan hệ hàng đổi hàng đang tồn tại (giữa họ với nông dân) với việc buôn bán thật sự thông qua tiền tệ (giữa họ và các hội buôn). Các chủ hiệu ấy đồng thời là những người cho vay nặng lãi, mua lúa non.
Lúa đưa về giữ tại kho ngay đồng bằng để sau đó chuyển dần vào các nhà máy xay ở địa phương hoặc ở Chợ Lớn. Từ các nhà máy, gạo được đưa ra bán ở nước ngoài hoặc lưu thông đi các nơi trong nước. Hàng công nghiệp giao thẳng cho lái lúa làm vật trao đổi với nông dân, hoặc đưa ra bán lẻ qua các hiệu của người Hoa.
Theo một nhà nghiên cứu người Mỹ – Victor Purcell trong hệ thống nói trên, lái lúa chỉ có khả năng mua và tích trữ khoảng 500 giạ thóc trở lại. Những người Hoa đóng vai trung gian ở các địa phương có thể tích trữ thường xuyên 5.000 giạ, còn các hiệu buôn lớn ở Chợ Lớn 10.000 giạ trở lên.
Bằng những hình thức và phương tiện đó, nhờ tổ chức chặt chẽ, người Hoa đủ sức tung hoành trên thị trường lúa gạo Nam Bộ. Dựa vào thế lực đồng tiền, họ mua chuộc quan cai trị thuộc địa. Không ai cạnh tranh nổi với họ. Đến các nhà kinh doanh Pháp động vào lĩnh vực này cũng phải bó tay, bỏ cuộc. Để có lúa gạo xuất khẩu, Pháp phải sử dụng bộ máy của người Hoa. Người ta kể lại, thời thực dân Pháp bắt đầu đẩy mạnh khai thác Nam Bộ, có một hãng kinh doanh mở hai nhà máy xay lúa tại Chợ Lớn, tính chuyện làm ăn to trong ngành xuất khẩu. Trước nguy cơ bị cạnh tranh, lập tức Hoa kiều hùn vốn lại mở luôn một lúc tám nhà máy xay. Người Pháp bị thua lỗ, đành phải nhượng lại các xí nghiệp của mình cho người Hoa luôn. Thế là ngay từ đầu thế kỷ 20, hầu như toàn bộ các nhà máy xay xát lúa ở Nam Bộ đều đã thuộc sở hữu của Hoa kiều.
Một số tư liệu trong tập san của Phòng thương mại Sài Gòn (Bulletin de la Chambre de commerce de Saigon) được lưu trữ ở Thư viện Quốc gia Pháp, thì vào năm 1869 một người Mỹ tên Andrew Spooner đã xây dựng cơ sở xay lúa đầu tiên ở Sài Gòn – Chợ Lớn. Đến năm 1874, cũng chính ông đã xây dựng nhà máy xay lúa chạy bằng hơi nước đầu tiên tại đây. Từ xuất khẩu gạo đã mang lại nguồn thu lớn nên Pháp đã cho đào kênh Chợ Gạo (Tiền Giang) nhằm mục đích vận chuyển lúa gạo từ miền Tây về Sài Gòn – Chợ Lớn để xuất khẩu. Năm 1877, kênh Chợ Gạo khánh thành, năm 1885 hàng loạt nhà máy xay lúa mọc lên ở dọc rạch Bến Nghé và kênh Tàu Hủ. Trong đó, người Hoa ở Nam Bộ làm chủ 69 nhà máy xay, công suất hơn 8000 tấn gạo mỗi ngày.
Tài liệu nghiên cứu của GS Nguyễn Phan Quang dẫn tư liệu Robequain cho biết mặc dù xuất khẩu gạo thời Pháp thuộc rất mạnh, nhưng khâu thu mua lúa để xay xát bị chi phối bởi thương lái người Hoa. Và dấu mốc quan trọng đối với ngành xuất khẩu gạo Việt Nam là vào năm 1910 khi Pháp thành lập Hiệp hội lúa gạo Viễn Đông tại Sài Gòn. Khi đó, bốn nhà máy xay lúa giữ vai trò chính trong việc chế biến gạo xuất khẩu gồm: Orient, Tong Wo, Ban Hong Guan và Les Joncques, sản xuất 2.650 tấn gạo/ngày đêm, chiếm phần nửa sản lượng gạo xuất khẩu của Đông Dương. Trong đó, nhà máy Tong Wo được xem là xưởng lúa gạo quan trọng nhất trên thế giới.
Sau chiến tranh thế giới thứ hai, chủ nghĩa thực dân mới thay chân chế độ thuộc địa già cỗi, suy yếu. Ngô Đình Diệm nắm chính quyền. Hệ thống độc quyền thu mua lúa gạo và phân phối hàng hóa của người Hoa nhờ đó mau chóng khôi phục và phát triển. Phương thức tổ chức và hoạt động của nó về cơ bản không khác trước, nhưng do quan hệ chặt chẽ với tư bản quốc tế, quy mô của nó lớn hơn, hoạt động của nó hữu hiệu hơn. Phạm vi hoạt động của mạng lưới ấy bao trùm các khâu, từ cung cấp máy móc, xăng dầu, phân bón, hàng tiêu dùng cho nông dân, đến thu mua lúa, xay xát và chế biến tuy có mức độ đối với từng khâu và mỗi vùng có khác nhau.
Lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long sau mùa gặt tập trung vào tay các lái lúa. Một phần được đưa vào các nhà máy xay tại chỗ rồi giao cho các cửa hàng bán buôn phân phối dần cho các cửa hàng buôn bán lẻ. Do ảnh hưởng trực tiếp của chiến tranh, sự đứt đoạn của chuỗi cung ứng, sự thao túng thị trường của những những nhà buôn gạo lớn mà chính quyền Sài Gòn đương thời không kiểm nổi – Năm 1964 đánh dấu một bước ngoặt trong sản xuất và tiêu dùng lương thực ở miền Nam. Từ xuất khẩu gạo, Việt Nam cộng hòa trở thành một xứ nhập khẩu 130.000 tấn gạo (1964), năm 1967 là 678.000 tấn, năm 1973 nhập khẩu 303.600 tấn gạo.
Xuất khẩu lúa gạo… nay
Trong thập niên 1980 của thế kỷ trước, do thiên tai và nhất là do những chính sách sai lầm về kinh tế, Việt Nam thường ở trong tình trạng thiếu lương thực. Nhiều thời điểm giáp hạt, đã xảy ra nạn đói ở nhiều tỉnh, thành phía Bắc. Năm 1987, do mất mùa ở miền Trung, sản lượng lúa cả nước sụt giảm mạnh 1 triệu tấn, chỉ còn 17,5 triệu tấn. Đến tháng 3.1988, cũng là thời điểm giáp hạt, nạn đói đã hoành hành ở 21 tỉnh, thành phía Bắc, với hơn 9,3 triệu người thiếu ăn, trong đó 3,6 triệu người “đứt bữa và đói gay gắt”.
Tuy nhiên, sang năm 1989, khi bắt đầu tiến hành xuất khẩu gạo với 1,37 triệu tấn gạo, thu về hơn 310 triệu USD. Khi ấy, các quy định về xuất khẩu gạo chưa được thông thoáng, cởi mở như bây giờ mà phải có giấy phép của Hội đồng Bộ trưởng phân bổ chỉ tiêu xuất khẩu gạo theo đơn vị hành chính. Nhiêu khê phức tạp là vậy, mà năm đó, cả nước đã xuất khẩu được 1,37 triệu tấn gạo, đủ thấy khả năng Việt Nam lớn như thế nào nếu có nguồn lương thực dồi dào. Theo các chuyên gia ngành nông nghiệp, chính Nghị quyết 10 ngày 5.4.1988 của Bộ Chính trị về “Đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp” là “Chìa khóa vàng” mở cửa các vùng sản xuất lúa của cả nước, đặc biệt là vựa lúa ĐBSCL đã tạo ra bước nhảy vọt về sự tăng trưởng sản xuất lúa gạo. Và Việt Nam quyết định trở lại là một nước xuất khẩu gạo sau hàng chục năm bị gián đoạn vì chiến tranh, vì thiếu thốn lương thực.
Theo Bộ Công Thương, gạo Việt Nam hiện đã có mặt ở 150 quốc gia và vùng lãnh thổ, chiếm khoảng 15 tổng lượng gạo XK trên toàn thế giới. Với tỷ trọng như trên, Việt Nam hiện đang đứng thứ 3 trong số những nước XK gạo, sau Ấn Độ và Thái Lan.
Theo VFA, năm 1989 VN bắt đầu xuất khẩu gạo trở lại. Năm đó xuất được 1,37 triệu tấn, tương đương sản lượng mà chính quyền thực dân Pháp xuất được vào năm 1939. Sản lượng xuất khẩu tăng dần qua từng năm và đến năm 2009 mới vượt lên được con số 6 triệu tấn. Năm 2011 tiếp tục vượt qua con số 7 triệu tấn. Qua 160 năm tham gia xuất khẩu gạo, sản lượng kỷ lục mà VN đã từng đạt được là 7,72 triệu tấn. Đó là vào năm 2012. Từ đó đến nay chưa năm nào xuất khẩu gạo vượt qua được con số đó.
Vấn đề còn đọng lại
Nhìn tổng quan về sản xuất lúa, xuất khẩu gạo của nông dân đồng bằng Nam Bộ, đã có những đổi thay lớn kể từ năm 1990 đến nay trên tất cả các mặt như: Quy mô, phương thức sản xuất, năng suất, chất lượng và kinh doanh. Do vậy, đời sống vật chất, tinh thần đã nâng lên rõ rệt, nhiều hộ gia đình đã trở nên sung túc, giàu có. Hạt gạo của nông dân Nam Bộ đã góp phần vững chắc trong an ninh lương thực Quốc gia, và chiếm tới 80 – 85% lượng gạo/năm xuất khẩu của cả nước. Chúng ta có quyền tự tin nói rằng, thành tựu nông nghiệp Việt Nam trong đổi mới và hội nhập là bắt đầu từ hạt lúa.
Tuy nhiên, nhìn sâu vào chuỗi giá trị hạt gạo xuất khẩu xưa và nay, dường như, hai “số phận” hạt gạo và người nông dân Nam Bộ được gắn với nhau, có những nét tương đồng được ẩn trong “giá trị”, mà ở đó, còn nhiều khó khăn, vất vả, bất cập, “ẩn hiện” một quyền lực nào đó đang chi phối? Người làm ra hạt thóc ở Nam Bộ vẫn nghèo và thấp thỏm lo âu. Người nông dân vẫn không có tiếng nói chính danh của mình trong hoạt động xuất khẩu lúa gạo – cần được hóa giải một cách căn cơ:
Trước hết, là giá thu mua thóc hàng vụ, hàng năm vẫn bị tư thương ép cấp, ép giá kể cả khi được mùa hay mất mùa, khi thóc ở đồng hay ở nhà, thóc tươi hay thóc đã sấy khô. Thứ đến là có thóc nhiều, nhưng phần nhiều hộ gia đình vẫn thiếu vốn cho sản xuất vụ sau – Đây là một khoảng trống lớn, để tư thương lợi dụng về giá và không ít nông dân phải “bán lúa non” với giá rẻ, với một tâm thế “cam chịu” – trong phân khúc này, dường chỉ tiến bộ hơn về hình thức giao dịch sản phẩm, còn bản chất “giá trị” khá giống với cách thức xưa là “vay tiền lấy thóc”. Một vấn đề khác lớn hơn – như một “thâm căn cố đế”, đó là người trồng lúa, người làm ra hạt thóc để có gạo xuất khẩu lại không không có vị trí, quyền lực đích thực để “định giá” thóc bán. Trong cơ cấu Hiệp hội Lương thực (VFA) không có đại biểu của người trồng lúa; không có đại diện của Hội Nông dân tham gia. Giá lúa là bao nhiêu, giá gạo xuất khẩu là bao nhiêu? Lời lãi thế nào? hoàn toàn thuộc về các doanh nghiệp xuất khẩu lúa gạo và thương lái định đoạt cùng nhau. Tình trạng nhà xuất khẩu ký được hợp đồng xuất khẩu rồi mới thu mua lúa là phổ biến. Chính cách thức kinh doanh này, đã kích hoạt việc tranh mua, tranh bán, ép giá… làm cho người nông dân luôn lo lắng và rủi ro.
“Không để ai tụt lại phía sau”, “Làm sao để người trồng lúa có lãi 30% trở lên” – Những nỗ lực của Chính phủ tuy có nhiều, nhưng phía trước vẫn là con đường cam go và khúc khuỷu!?
Như một “thâm căn cố đế” – người trồng lúa, người làm ra hạt thóc để có gạo xuất khẩu lại không đủ quyền lực đích thực để “định giá” thóc bán. Trong cơ cấu Hiệp hội Lương thực (VFA) không có đại biểu của người trồng lúa; không có đại diện của Hội Nông dân tham gia.
Xuất khẩu gạo – Những cột mốc
– Năm 1860, Việt Nam lần đầu tiên XK gạo và đạt mức 53.000 tấn
– Năm 1869, người Mỹ đã xây dựng cơ sở xay xát lúa đầu tiên ở Sài Gòn – Chợ Lớn.
– Năm 1874, Xây dựng nhà máy xay xát lúa chạy bằng hơi nước đầu tiên tại Sài Gòn – Chợ Lớn
– Năm 1910, Pháp thành lập Hiệp hội Lúa gạo Viễn Đông tại Sài Gòn
– Năm 1937, Việt Nam lần đầu tiên đạt mức XK gạo trên 1 triệu tấn với lượng XK là 1.548 tấn
– Năm 1989, Việt Nam chính thức trở lại XK gạo với lượng XK là 1,37 triệu tấn, trị giá 310 triệu USD.
– Năm 1998, giá trị gạo XK lần đầu vượt mốc 1 tỷ USD khi đạt 1,005 tỷ USD, với lượng XK là 3,79 triệu tấn.
– Năm 2012, lượng gạo XK đạt cao nhất trong lịch sử XK gạo Việt Nam từ trước tới nay với 7,72 triệu tấn, trị giá 3,45 tỷ USD.
(Nguồn: Hiệp hội Lương thực Việt Nam và Tập san của Phòng thương mại Sài Gòn (Bulletin de la Chambre de commerce de Saigon) được lưu trữ ở Thư viện Quốc gia Pháp).
Hoàng Trọng Thủy
-
52 năm ký Hiệp định Paris: Đỉnh cao của trí tuệ, bản lĩnh ngoại giao Việt Nam -
"Chiến thắng 7/1 đã khắc sâu vào tâm khảm của nhân dân Campuchia" -
“Thực là một đội quân kỳ lạ” -
Kỷ niệm 19 năm Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam: Thành Nhà Hồ mở cửa miễn phí đón du khách
- Hình ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn in sâu trong tâm thức người dân Lào
- Thông tư hướng dẫn thực hiện mức lương, chế độ và trợ cấp theo Nghị định 73/2024/NĐ-CP và Nghị định 73/2024/NĐ-CP
- Bài 3: Hỗ trợ di dời cơ sở chăn nuôi ra khỏi khu vực không được phép chăn nuôi
- Bài 2: Phát triển thị trường sản phẩm chăn nuôi
- Bài 1: Hỗ trợ sản xuất thức ăn chăn nuôi từ nguyên liệu trong nước
- Tự hào 94 năm ngành Tuyên giáo!
- 70 năm Hiệp định Geneve: Sức ép trên bàn đàm phán hòa bình
-
Phó Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam Nguyễn Xuân Định tiếp Trưởng đại diện UNFPA tại Việt NamChiều ngày 5/2, tại trụ sở Hội Nông dân Việt Nam, ông Nguyễn Xuân Định- Phó Chủ tịch Ban chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam đã có buổi làm việc, tiếp đón ông Matt Jackson – Trưởng đại diện Quỹ Dân số liên hợp quốc (UNFPA) tại Việt Nam.
-
Tổng Bí thư Tô Lâm dự Lễ phát động Tết trồng cây Xuân Ất Tỵ năm 2025 tại Hưng YênTrong không khí vui tươi, phấn khởi của những ngày đầu Xuân năm mới; thực hiện Đề án “Trồng một tỷ cây xanh giai đoạn 2021-2025” của Thủ tướng Chính phủ, sáng 5/2, tại thị xã Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh đã tổ chức Lễ phát động Tết trồng cây “Đời đời nhớ ơn Bác Hồ” - Xuân Ất Tỵ năm 2025. Tổng Bí thư Tô Lâm dự Lễ phát động Tết trồng cây.
-
Tổng Bí thư Tô Lâm dâng hương tưởng niệm các Vua HùngNhân dịp đầu Xuân năm mới Ất Tỵ 2025, sáng 5/2, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn công tác Trung ương đã đến dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng tại Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng (thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ).
-
Chủ tịch nước Lương Cường: Mỗi cây xanh được trồng là một món quà vô giá cho thế hệ mai sauTrong không khí vui tươi, phấn khởi của những ngày đầu năm mới, sáng 5/2 (tức mùng 8 Tết Ất Tỵ), Chủ tịch nước Lương Cường đã tới dự Lễ phát động "Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” Xuân Ất Tỵ 2025 tại huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn phối hợp với tỉnh Lạng Sơn tổ chức.
-
Lễ hội Phường Phú Đô đặc sắc, ấn tượngVào ngày mùng 07 tháng Giêng năm Ất Tỵ 2025 (tức 05/02), nhân dân phường Phú Đô (Quận Nam Từ Liêm, TP Hà Nội) đã long trọng tổ chức hội truyền thống địa phương để tưởng nhớ công đức của Đức Thành hoàng nhằm giáo dục truyền thống yêu nước, đoàn kết, lòng tự hào dân tộc cho người dân địa phương.
-
Những lợi ích tuyệt với từ hạt điềuVới nhiều cách chế biến khác nhau, hạt điều đã trở thành món ăn vặt được ưa chuộng ở Việt Nam. Hạt điều có hương vị thơm ngon, béo ngậy, đặc biệt chứa nhiều dinh dưỡng, đem lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe của người sử dụng hợp lý.
-
Du lịch Lạng Sơn khởi sắc ngay từ đầu năm 2025(Tapchinongthonmoi.vn) - Theo ngành chức năng tỉnh Lạng Sơn, trong dịp nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 trên địa bàn tỉnh đã có khoảng 93.000 lượt khách tới tham quan, du lịch, nghỉ dưỡng (tăng 20% so với cùng kỳ năm 2024). Trong đó, khách nội địa ước đạt 87.800 lượt, còn lại là khách quốc tế. Doanh thu từ hoạt động du lịch ước đạt 115 tỷ đồng.
-
Thông tư hướng dẫn cơ chế quản lý tài chính của Quỹ Hỗ trợ nông dânBộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số 92/2024/TT-BTC hướng dẫn một số điều của Nghị định số 37/2023/NĐ-CP ngày 24 tháng 6 năm 2023 của Chính phủ về thành lập, tổ chức và hoạt động của Quỹ Hỗ trợ nông dân.
-
Người tiên phong tham gia kinh tế tập thể trong thời kỳ mới(Tapchinongthonmoi.vn) - Từ một tổ hợp tác ban đầu với vài chục thành viên, đến nay Hợp tác xã (HTX) sầu riêng Tân Phú (xã Tân Phú, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre) đã phát triển với hơn 300 thành viên và diện tích vùng trồng trên 320ha sầu riêng Ri6 đã đưa cuộc sống của xã viên trở nên sung túc trên mảnh đất quê hương.
-
Nông dân miền Tây thu tiền tỷ từ trồng na TháiVới diện tích gần 10 ha trồng na Thái, một nông dân ở quận Ô Môn, TP. Cần Thơ mỗi năm thu 7 - 8 tỷ đồng, sau khi trừ chi phí phân, thuốc, nhân công thì mỗi năm lãi hơn 4 tỷ đồng. Thị trường tiêu thụ chủ yếu trong nước nhưng trái na Thái được người tiêu dùng ưa chuộng vì trái to, mẫu mã đẹp.
-
1 Cảnh sát giao thông tỉnh Lạng Sơn tăng cường công tác tuần tra kiểm soát, xử lý vi phạm dịp cuối năm -
2 Chủ tịch nước Lương Cường chúc Tết giao thừa Xuân Ất Tỵ 2025 -
3 Những chỉ đạo quan trọng của Tổng Bí thư Tô Lâm cho năm 2025 và những năm tiếp theo -
4 Việt Nam xuất siêu năm thứ 9 liên tục, mức thặng dư gần 25 tỷ USD -
5 4 đột phá trong cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước năm 2024