Bài học giữ nước từ Hiệp định Paris 50 năm trước vẫn còn nguyên giá trị
Ngày này cách đây tròn nửa thế kỷ, ngày 27/1/1973, Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam chính thức được ký kết tại thủ đô Paris (Pháp). Ðây là mốc son lịch sử, là “cánh cửa đến hòa bình” của nước ta trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
Nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan, người từng may mắn được tham gia đoàn Việt Nam sang Pháp ký Hiệp định Paris chia sẻ, ý nghĩa lớn nhất của Hiệp định Paris đó làm thay đổi hẳn vị thế của Việt Nam. Lần đầu tiên Việt Nam chủ động ngồi ngang vai bằng vế, đàm phán 4 bên với Mỹ. Và sau đó là dự hội nghị quốc tế 14 nước, trong đó có cả “năm ông lớn”, tức là 5 ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc và Tổng thư ký Liên Hợp Quốc để bảo đảm Hiệp định Paris.
Cũng trong năm 1973, 15 nước công nhận Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và thiết lập quan hệ ngoại giao, trong đó có những nước lớn như Pháp, Anh, Nhật Bản, Bỉ, Australia, Canada…
Phóng viên: Thưa ông, trong quá trình đàm phán tại Paris, chúng ta phải chịu sức ép từ nhiều phía, chịu sự chi phối của các nước lớn, nhưng chúng ta vẫn kiên định lập trường yêu cầu Mỹ phải rút toàn bộ quân đội khỏi chiến trường miền Nam Việt Nam. Đây có được coi là minh chứng rõ nét thể hiện tinh thần độc lập, tự chủ của chúng ta trên bàn đàm phán Paris không?
Nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan: Tinh thần đó phản ánh triết lý của Bác Hồ, lấy sức ta giải phóng cho ta. Khi chuẩn bị bước vào đàm phán Paris, năm 1967, Trung ương có họp, lần đầu tiên đưa ra chủ trương chúng ta vừa đánh vừa đàm. Trong đó, nhấn mạnh chúng ta phải độc lập, tự chủ và thực sự là chúng ta đã độc lập, tự chủ, khác hẳn với hội nghị Geneve. Hiệp định Paris từ đầu chí cuối, từ khâu chuẩn bị, tất cả các bước đi, đều thể hiện chủ trương là ta độc lập, tự chủ hết. Tất nhiên chúng ta cũng tranh thủ bạn ủng hộ nhưng phương án là chúng ta quyết định.
PV: Theo ông, việc giữ vững tinh thần độc lập tự chủ có được coi là bài học lớn nhất mà chúng ta đúc rút ra được từ Hội nghị Paris ?
Nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan: Đấy là một bài học, nhưng theo tôi, Hiệp định Paris đem lại nhiều bài học chứ không phải là chỉ một bài học ấy. 4 bài học đều bắt đầu từ chữ K. Bài học thứ nhất là kết hợp, bài học thứ hai là kiên định, thứ ba là kiên trì, bài học thứ tư là khôn khéo.
Thứ nhất, liên quan đến việc kết hợp. Chúng ta là một nước tương đối nhỏ, lại rất nghèo thời ấy. Nhưng lịch sử lại trút lên vai nhân dân ta một sứ mạng rất nặng nề, luôn luôn phải đối mặt với các thế lực hùng mạnh hơn rất nhiều về vật chất. Nếu một mình đối phó thì không đơn giản. Do đó Đảng ta ngay từ đầu đã chủ trương kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh quốc tế. Lúc bấy giờ chúng ta có một triết lý, là hình thành 3 vòng mặt trận. Mặt trận thứ nhất là đoàn kết dân tộc, tất cả các tầng lớp nhân dân đứng lên để bảo vệ Tổ quốc. Vòng thứ hai là đoàn kết ba nước trên bán đảo Đông Dương, cùng một số phận với nhau. Và vành đai thứ ba, mặt trận thứ ba (vòng lớn hơn), tức là nhân dân toàn thế giới. Chúng ta hình thành một mặt trận nhiều vòng như thế, để tạo nên một sức mạnh lớn hơn rất nhiều. Cuộc đấu tranh của chúng ta nói chung và Hiệp định Paris nói riêng có một mặt trận rất lớn là nhân dân thế giới, kể cả nhân dân các nước xâm lược ta.
PV: Ông vừa phân tích về chữ K thứ nhất trong bốn chữ K đúc rút ra được từ Hội nghị Paris. Thế còn chữ K thứ hai, tức là kiên quyết, điều này được thể hiện như thế nào tại bàn đàm phán Paris?
Nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan: Kiên quyết thể hiện ở quan điểm như Bác Hồ căn dặn "đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào". Trong quá trình đàm phán, chúng ta trước sau như một kiên định 2 điều. Một là các ông phải công nhận độc lập, chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, và quyền tự quyết của nhân dân Việt Nam. Việc Việt Nam do Việt Nam quyết định. Đấy là tiền đề chúng ta không lay chuyển, không thay đổi. Và điều thứ hai là dứt khoát Mỹ phải rút quân hoàn toàn triệt để ra khỏi Việt Nam. Còn quân đội Việt Nam, dù miền Nam, miền Bắc cũng trên đất Việt Nam, không có chuyện rút đi đâu cả, không thể rút ra khỏi đất nước mình.
PV: Cũng chính vì kiên quyết nên chúng ta cần phải kiên trì mới có thể đạt được mục tiêu buộc người Mỹ phải chấp nhận ký vào Hiệp định Paris đúng không, thưa ông?
Nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan: Đúng vậy, vì chúng ta phải đối mặt với một thế lực rất hùng mạnh. Như vậy không thể một sớm một chiều mà giải quyết được, không thể đánh nhanh thắng nhanh được, mà phải rất kiên trì, gọi là tiến từng bước, chúng ta phải đi từng bước, ngay cả việc đàm phán Paris cũng mang tính chất đó. Làm gì có cuộc đàm phàn nào về chấm dứt chiến tranh mà gần 6 năm trời, cò cưa như thế với nhau. Đó cũng là một cách kiên trì, chứ không phải là một sớm một chiều vội vã có thể được.
Chúng ta nhớ lời kêu gọi của Bác Hồ năm 1967, khi Mỹ tăng cường ném bom bắn phá miền Bắc. Bác ra lời tuyên bố, chiến tranh có thể kéo dài 5 năm, 10 năm, 20 năm hoặc lâu hơn nữa. Hà Nội, Hải Phòng và một số thành phố, xí nghiệp có thể bị tàn phá, nhưng mà nhân dân Việt Nam quyết không sợ, không có gì quý hơn độc lập, tự do. Đấy là tư tưởng, là lời kêu gọi của sông núi, là một nguồn động lực cho cuộc kháng chiến và thể hiện một quyết tâm rất cao của nhân dân ta.
PV: Với bốn chứ K là kết hợp, kiên trì, kiên quyết và khôn khéo như ông vừa phân tích, điều đó có ý nghĩa như thế nào đối với chúng ta trong triển khai đường lối đối ngoại hiện nay, nhất là trong bối cảnh quốc tế, cạnh tranh chiến lược các nước lớn đang có những ảnh hưởng trực tiếp tới lợi ích quốc gia dân tộc?
Nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan: Thực ra, những triết lý cơ bản đó vẫn còn nguyên giá trị. Chỉ có cách thể hiện phải điều chỉnh cho phù hợp với tình hình rắc rối như hiện nay.
Mấy năm vừa qua, nhất là năm 2022, là một năm đầy sóng gió, có những diễn biến có thể nói mang tính thời đại, mang tính thế kỷ, chứ không chỉ nhất thời, đòi hỏi chúng ta đã kiên quyết rồi, phải kiên quyết hơn nữa, đã linh hoạt rồi phải linh hoạt hơn nữa. Chúng tôi thường nói đùa với nhau là người ta cứ nói Việt Nam hay đi trên dây, tức là hình ảnh như một nghệ sĩ xiếc đi trên dây, đi qua được tất cả những khó khăn, thách thức. Tôi vẫn nói đùa với anh em là chúng ta vẫn phải tiếp tục đi trên dây. Nhưng sợi dây đó bây giờ mỏng hơn rất nhiều, do đó, cơ động, linh hoạt, khôn khéo lại càng phải gấp nhiều lên. Khôn khéo không có nghĩa là thực dụng, không có nghĩa rằng mình dối trá. Mà khôn khéo là xuất phát từ lợi ích dân tộc của mình, xuất phát từ cục diện thế giới.
Chúng ta phải độc lập, tự chủ nhiều hơn nữa và khôn khéo hơn nữa, đa dạng hóa hơn nữa và luôn luôn duy trì và ủng hộ chủ nghĩa đa phương. Vì thế giới này cũng không ai chạy đi đâu được. Cuối cùng, họ vẫn phải ở trên trái đất thôi. Nếu mà cùng ở trên trái đất thì phải tìm cách sống với nhau. Vậy thì chúng ta tìm cách sống với nhau một cách hòa bình, hợp tác, cùng thắng chứ đừng cùng thất bại.
PV: Xin trân trọng cảm ơn ông./.
Theo VOV
-
Một số đề xuất về quan điểm, chủ trương nhằm nâng cao vị thế của nông dân Việt Nam khi bước vào kỷ nguyên mới -
Thị trường và giải pháp phát triển chuỗi cung ứng nông sản xuất khẩu -
Sáng kiến “tiết kiệm nghìn tỷ” cho ngành Nông nghiệp -
Bình Thuận: Làm giàu từ mô hình trồng dâu nuôi tằm và nuôi chồn hương tại xã Đức Tín
- Huyện Đức Trọng: Phấn đấu thu nhập bình quân của người dân khu vực nông thôn đạt gấp 2,5 - 3 lần
- Cà Mau: GRDP nông, lâm, ngư nghiệp tăng 3,3% so với cùng kỳ năm trước
- Bình Dương phấn đấu trở thành đô thị loại I và thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2030
- Đến năm 2030, phấn đấu trên 90% diện tích lúa, rau màu, cây ăn trái áp dụng IPHM
- Vĩnh Long: Định hướng cơ cấu ngành Nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới
- Vai trò của giai cấp Nông dân trong thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945
- Luật Đất đai 2024 tạo môi trường đầu tư bất động sản minh bạch và ổn định hơn
-
Phó Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam Nguyễn Xuân Định tiếp Trưởng đại diện UNFPA tại Việt NamChiều ngày 5/2, tại trụ sở Hội Nông dân Việt Nam, ông Nguyễn Xuân Định- Phó Chủ tịch Ban chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam đã có buổi làm việc, tiếp đón ông Matt Jackson – Trưởng đại diện Quỹ Dân số liên hợp quốc (UNFPA) tại Việt Nam.
-
Tổng Bí thư Tô Lâm dự Lễ phát động Tết trồng cây Xuân Ất Tỵ năm 2025 tại Hưng YênTrong không khí vui tươi, phấn khởi của những ngày đầu Xuân năm mới; thực hiện Đề án “Trồng một tỷ cây xanh giai đoạn 2021-2025” của Thủ tướng Chính phủ, sáng 5/2, tại thị xã Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh đã tổ chức Lễ phát động Tết trồng cây “Đời đời nhớ ơn Bác Hồ” - Xuân Ất Tỵ năm 2025. Tổng Bí thư Tô Lâm dự Lễ phát động Tết trồng cây.
-
Tổng Bí thư Tô Lâm dâng hương tưởng niệm các Vua HùngNhân dịp đầu Xuân năm mới Ất Tỵ 2025, sáng 5/2, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn công tác Trung ương đã đến dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng tại Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng (thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ).
-
Chủ tịch nước Lương Cường: Mỗi cây xanh được trồng là một món quà vô giá cho thế hệ mai sauTrong không khí vui tươi, phấn khởi của những ngày đầu năm mới, sáng 5/2 (tức mùng 8 Tết Ất Tỵ), Chủ tịch nước Lương Cường đã tới dự Lễ phát động "Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” Xuân Ất Tỵ 2025 tại huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn phối hợp với tỉnh Lạng Sơn tổ chức.
-
Lễ hội Phường Phú Đô đặc sắc, ấn tượngVào ngày mùng 07 tháng Giêng năm Ất Tỵ 2025 (tức 05/02), nhân dân phường Phú Đô (Quận Nam Từ Liêm, TP Hà Nội) đã long trọng tổ chức hội truyền thống địa phương để tưởng nhớ công đức của Đức Thành hoàng nhằm giáo dục truyền thống yêu nước, đoàn kết, lòng tự hào dân tộc cho người dân địa phương.
-
Những lợi ích tuyệt với từ hạt điềuVới nhiều cách chế biến khác nhau, hạt điều đã trở thành món ăn vặt được ưa chuộng ở Việt Nam. Hạt điều có hương vị thơm ngon, béo ngậy, đặc biệt chứa nhiều dinh dưỡng, đem lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe của người sử dụng hợp lý.
-
Du lịch Lạng Sơn khởi sắc ngay từ đầu năm 2025(Tapchinongthonmoi.vn) - Theo ngành chức năng tỉnh Lạng Sơn, trong dịp nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 trên địa bàn tỉnh đã có khoảng 93.000 lượt khách tới tham quan, du lịch, nghỉ dưỡng (tăng 20% so với cùng kỳ năm 2024). Trong đó, khách nội địa ước đạt 87.800 lượt, còn lại là khách quốc tế. Doanh thu từ hoạt động du lịch ước đạt 115 tỷ đồng.
-
Thông tư hướng dẫn cơ chế quản lý tài chính của Quỹ Hỗ trợ nông dânBộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số 92/2024/TT-BTC hướng dẫn một số điều của Nghị định số 37/2023/NĐ-CP ngày 24 tháng 6 năm 2023 của Chính phủ về thành lập, tổ chức và hoạt động của Quỹ Hỗ trợ nông dân.
-
Người tiên phong tham gia kinh tế tập thể trong thời kỳ mới(Tapchinongthonmoi.vn) - Từ một tổ hợp tác ban đầu với vài chục thành viên, đến nay Hợp tác xã (HTX) sầu riêng Tân Phú (xã Tân Phú, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre) đã phát triển với hơn 300 thành viên và diện tích vùng trồng trên 320ha sầu riêng Ri6 đã đưa cuộc sống của xã viên trở nên sung túc trên mảnh đất quê hương.
-
Nông dân miền Tây thu tiền tỷ từ trồng na TháiVới diện tích gần 10 ha trồng na Thái, một nông dân ở quận Ô Môn, TP. Cần Thơ mỗi năm thu 7 - 8 tỷ đồng, sau khi trừ chi phí phân, thuốc, nhân công thì mỗi năm lãi hơn 4 tỷ đồng. Thị trường tiêu thụ chủ yếu trong nước nhưng trái na Thái được người tiêu dùng ưa chuộng vì trái to, mẫu mã đẹp.
-
1 Cảnh sát giao thông tỉnh Lạng Sơn tăng cường công tác tuần tra kiểm soát, xử lý vi phạm dịp cuối năm -
2 Chủ tịch nước Lương Cường chúc Tết giao thừa Xuân Ất Tỵ 2025 -
3 Những chỉ đạo quan trọng của Tổng Bí thư Tô Lâm cho năm 2025 và những năm tiếp theo -
4 Việt Nam xuất siêu năm thứ 9 liên tục, mức thặng dư gần 25 tỷ USD -
5 4 đột phá trong cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước năm 2024