Công ty Phân lân nung chảy Văn Điển

Bí mật nào ẩn dưới gốc dưa bao tử, cho chủ “hái tiền” đều đều? 

22:55 13/10/2019 GMT+7

Để có những trái dưa bao tử bé tí như ngón tay cái trên mâm cơm các gia đình, cần không ít công đoạn: trồng trọt, thu mua, chế biến, đóng gói, phân phối, vận chuyển… Nhưng ngoài nông dân, ít người nhớ đến “công đoạn” có sự tham gia của những người làm ra loại phân bón với đầy đủ chất đa, trung, vi lượng (như phân bón Văn Điển…) cho cây dưa chuột.

 Dưa chuột bao tử cần bón phân bón cân đối dinh dưỡng đa, trung, vi lượng như phân bón Văn Điển. Ảnh minh họa.

Dưa chuột bao tử là cây rau quả, dùng quả non chế biến dầm dấm hoặc muối mặn xuất khẩu, các giống trồng chủ yếu hiện nay là giống lai F1 nhập nội của Nhật, Mỹ, Thái Lan… Có tiềm năng cho năng suất, nhưng cũng đòi hỏi lượng dinh dưỡng lớn.

Thời vụ trồng: Ở miền Bắc có 3 thời vụ chính: Vụ xuân gieo hạt từ 10/2 – 5/3 dương lịch, vụ hè thu gieo hạt 15/5 – 5/8, vụ đông gieo hạt từ 15/9 – 10/10. Sau trồng 30 – 35 ngày bắt đầu cho thu quả.

Chọn đất trồng: Tốt nhất chọn chân đất 2 vụ lúa, chủ động tưới tiêu, đất cát pha, thịt nhẹ, có tầng canh tác dày để tạo luống. Tuy nhiên hầu hết các chân ruộng cát pha, thịt nhẹ, đều nghèo dinh dưỡng như lân, kali, vôi, magie, vi lượng, nhiều chân ruộng độ pH đất quá thấp pH < 4,5 dưa cần pH từ 5,5 – 6,5). Vì thế cần đặc biệt đến việc đầu tư các loại phân bón có đầy đủ các loại dinh dưỡng cho cây dưa.

Kĩ thuật trồng dưa bao tử: Làm đất kĩ tơi xốp, lên luống mặt luống rộng 1,1 – 1,2m, luống cao 30cm mỗi luống trồng 2 hàng dọc, cây cách cây 40 – 45cm, bổ hốc, mỗi hốc trồng 1 cây (có thể trồng cây bầu hoặc tra hạt), các gốc nên bố trí so le nhau để tận dụng tốt ánh sáng mặt trời.

Do nhận thức còn hạn chế nên nhiều nơi bà con nông dân còn sử dụng phân đơn như đạm, lân, kali để chăm sóc dưa, việc này chưa đủ chất cho cây mà mới chỉ cung cấp được đạm (N), lân (P2O5) và kali (K2O), cây còn thiếu nhiều loại dinh dưỡng khác nữa. Nếu bà con dùng NPK thông thường thì cũng chỉ có 3 thành phần có trong phân là đạm, lân, kali.

Phân bón Văn Điển có gì đặc biệt cho cây dưa chuột?

Trao đổi với chúng tôi, kỹ sư Nguyễn Xuân Thự – nguyên cán bộ Trung tâm Khuyến nông tỉnh Thái Bình cho biết, những kết quả nghiên cứu khoa học và thực tiễn ở nhiều địa phương, bà con nông dân bón đủ chất thì cây dưa khỏe, ít dùng thuốc trừ sâu mà năng suất vẫn cao, có thể thấy được trong 35 tấn quả tươi cây đã lấy từ đất các loại dinh dưỡng là: 80 kg N;44 kg P2O5; 60kg K2O; 35 kg CaO; 18 kg MgO; 4 kg SiO4 và vi lượng bo, kẽm, mangan, đồng… Như vậy dưa bao tử không những cần đạm, lân, kali mà còn rất cần vôi, magie, silic, vi lượng. Bên cạnh đó các loại đất trồng dưa đều rất nghèo dinh dưỡng bởi vậy người trồng dưa phải lựa chọn loại phân bón thích hợp cho cây dưa. Trong nhiều năm qua phân bón đa yếu tố NPK Văn Điển được lựa chọn nhiều nhất để sử dụng cho cây dưa bao tử ở Hải Dương, Hà Nam, Hà Nội, Thái Bình…

Đóng chai dưa bao tử muối. Ảnh minh họa (Tư liệu). 

Phân bón đa yếu tố NPK Văn Điển khác biệt so với các loại NPK hiện có trên thị trường ở chỗ: Trong phân có đầy đủ cân đối theo nhu cầu của cây dưa bao tử gồm các thành phần: đạm, lân, kali, vôi, magie, silic, lưu huỳnh, vi lượng (TE) bo, kẽm, sắt, mangan…

Phân bón NPK Văn Điển dùng cho dưa chuột gồm:

– Phân bón lót đa yếu tố (ĐYT) NPK 10.7.3 có các thành phần dinh dưỡng như sau: 10%N ; 7%P2O5; 3% K2O; các chất trung lượng CaO (vôi) 5%; magie (MgO) 2%; Silic (SiO2) 7%; lưu huỳnh (S) 4% và 6 chất vi lượng bo, kẽm, mangan, sắt, đồng…

-Phân chuyên dùng bón thúc: ĐYT NPK 13.3.10, có thành phần dinh dưỡng: 13% N ; 3% P2O5; 10% K2O; các chất trung lượng CaO (vôi) 2%; magie (MgO) 3%; Silic (SiO2) 4%; lưu huỳnh (S) 7% và 6 chất vi lượng bo, kẽm, mangan, sắt, đồng…

Cách bón phân cho dưa bao tử

Về kỹ thuật bón phân cho dưa bao tử, kỹ sư Nguyễn Xuân Thự khuyến cáo theo công thức và thời gian bón như sau:

Phân chuồng hoai mục 4 – 5 tạ/sào 360m2 +15 – 20kg ĐYT NPK 10.7.3 rải phân vào các hốc, trộn đều phân với đất sau đó rắc lớp đất mỏng rồi tra hạt hoặc trồng bầu cây con, nếu tra hạt xong phủ một lớp rơm rạ băn nhỏ hoặc trấu lên mặt luống và tưới ẩm giữ đất luôn luôn ẩm.

Bón phân thúc đợt 1: Khi cây dưa có 2 – 3 lá thật, bón 12 – 14 kg/sào  ĐYT NPK 13.3.10, rải phân đều giữa 2 hàng dưa hoặc mép luống cách gốc 15 -20cm, vun nhẹ đất lấp kín phân, tưới nước hoặc hòa loãng phân rồi tưới xa gốc.

Bón phân thúc đợt 2: Khi cây đâm tua cuốn bón 12 – 14kg/sào ĐYT NPK 13.3.10 rải đều phân xa gốc 20 – 25cm, giữa hai hàng dưa hoặc bón vào mép luống vun đất lấp kín phân tưới nước.

Bón phân thúc đợt 3: Khi dưa bắt đầu ra hoa rộ thì dùng 10 – 12 kg/sào  ĐYT NPK 13.3.10 rải phân giữa hai hàng dưa hoặc mép luống dùng nước tưới ở rãnh để tưới cho phân tan.

Bón phân thúc lần 4: (Khi thu hoạch sau 5 – 6 lần hái/đợt) dùng 8 – 10 kg/sào ĐYT NPK 13.3.10 hòa loãng phân tưới xa gốc.

Phân bón ĐYT NPK 10-7-3 dùng cho bón lót dưa chuột. Ảnh Tư liệu

Dùng NPK Văn Điển, không cần bón thêm vôi cho dưa

Khi cây có 4- 5 lá, cắm giàn cho dưa leo, mỗi gốc cần từ 1 – 2 cây cắm xéo (hình chữ X, khi cắm giàn cần phải cột chắc, dùng dây mềm cột ngọn dưa đưa lên giàn. Cứ 3 – 5 ngày cột một lần cho đến khi cây ngừng sinh trưởng  (khi dưa đã thu 3 – 4 lứa quả). Hàng ngày dùng nước sạch để tưới nếu thời tiết hanh khô. Thường xuyên thăm đồng để phát hiện các đối tượng sâu bệnh, nếu có đề phòng trừ kịp thời theo hướng dẫn của cán bộ bảo vệ thực vật địa phương, phân bón đa yếu tố NPK Văn Điển bón đủ lượng khép kín từ phân lót đến phân thúc không phải bón thêm các loại phân khác.

Phân bón Văn Điển có đầy đủ đạm, lân, kali cho cây dưa, đồng thời có vôi để khử chua đất, cung cấp vôi cho dinh dưỡng của cây, bà con không phải dùng thêm vôi. Phân bón Văn Điển còn cung cấp chất magie làm cho lá  dày, độ bền lá cao, màu lá xanh sáng bóng, giúp cho cây tạo năng suất quả cao. Phân bón Văn Điển còn có các chất silic giúp cho dưa nhiều lớp gai ở thân, cuống, lá, chống lại các loại sâu bệnh gây hại, các chất vi lượng trong phân bón Văn Điển làm cho chất lượng quả ngon, ăn giòn, ngậy, đậm, quả dài, thuôn đều. Tỷ lệ quả đạt phẩm cấp loại 1 cao. Sự đầy đủ cân đối các yếu tố dinh dưỡng của phân bón Văn Điển giúp cho cây dưa bao tử sinh trưởng phát triển khỏe, năng suất vượt trội hơn các loại phân bón khác từ 10 – 15% (cùng mức đầu tư).

                                                                       Việt Hà – Nam Phong