Bước tiến mới để gỡ “thẻ vàng” của EC trong khai thác thủy sản
Việt Nam đã triển khai tương đối đồng bộ các nhóm giải pháp theo 9 khuyến nghị của Ủy ban châu Âu trong việc khắc phục “thẻ vàng” đối với khai thác hải sản.
Theo kế hoạch, tháng 11/2019, Đoàn kiểm tra của Ủy ban châu Âu (EC) sẽ sang Việt Nam lần thứ 2 để kiểm tra, đánh giá lại việc thực hiện các khuyến nghị mà phía EC đưa ra trước đó đối với hải sản khai thác của Việt Nam nhằm bảo đảm khai thác một cách bền vững.
Đây là cơ hội để Việt Nam chứng minh những nỗ lực thực hiện các khuyến nghị của EC trong việc tháo gỡ “thẻ vàng” cho khai thác hải sản.
Phóng viên đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Quang Hùng, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản (Bộ NN&PTNT) để tìm hiểu rõ hơn vấn đề này.
Phóng viên: Xin ông cho biết kết quả nổi bật mà Việt Nam đã đạt được trong thời gian qua đối với việc khắc phục “thẻ vàng” của EC?
Ông Nguyễn Quang Hùng: Đến thời điểm này, Việt Nam đã triển khai tương đối đồng bộ các nhóm giải pháp theo 9 khuyến nghị của EC trong việc khắc phục “thẻ vàng” đối với khai thác hải sản.
Đặc biệt, ở cấp Trung ương đã thành lập Ban Chỉ đạo quốc gia về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc chỉ đạo từ Trung ương đến địa phương.
Bên cạnh đó, 28 tỉnh, thành phố ven biển cũng vào cuộc quyết liệt như: Thành lập các Văn phòng thanh tra, kiểm tra, kiểm soát tại các cảng cá; triển khai các Thông tư, Nghị định dưới Luật Thủy sản 2017, đặc biệt là các giải pháp chống khai thác bất hợp pháp.
Qua đó, việc kiểm soát tàu cá ra vào cảng, kiểm soát sản lượng hải sản cập bến phục cho việc truy xuất nguồn gốc, thu nộp nhật ký khai thác… được tốt hơn.
Mới đây, sau cuộc họp thứ nhất của Ban Chỉ đạo quốc gia về IUU, Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng đã giao Bộ Quốc phòng chủ trì phối hợp với các đơn vị liên quan ngăn chặn và tiến tới loai bỏ tình trạng tàu cá vi phạm tại vùng biển nước ngoài.
Thực tế cho thấy, tình trạng tàu cá vi phạm tại các quốc đảo Thái Bình Dương đã không còn. Tuy nhiên, hiện vẫn còn một số trường hợp tàu cá vi phạm tại các vùng biển chồng lấn chưa phân định, đặc biệt tại khu vực Tây Nam bộ giữa các nước Campuchia, Thái Lan, Malaysia, Indonesia.
Để khắc phục triệt để vấn đề này, thời gian tới Ban Chỉ đạo quốc gia sẽ làm việc với Bộ Quốc phòng để có giải pháp tổng thể nhằm ngăn chặn, chấm dứt tình trạng tàu cá vi phạm tại các vùng biển chồng lấn.
Tôi cho rằng, với sự vào cuộc quyệt liệt của Bộ Quốc phòng và các địa phương sẽ giải quyết triệt để tình trạng khai thác bất hợp pháp.
Về phía Bộ NN&PTNT cũng như Tổng cục Thủy sản đã tăng cường các cuộc đàm phán với EC để họ nắm bắt được những nỗ lực của Việt Nam trong thời gian qua.
Tóm lại, đối với nhóm khuyến nghị của EC liên quan đến khung pháp lý thì Việt Nam đã cơ bản đáp ứng.
Đối với nhóm khuyến nghị liên quan đến việc thực thi pháp luật trên biển, Luật Thủy sản là cơ sở pháp lý quan trọng để triển khai.
Đối với nhóm khuyến nghị hợp tác quốc tế, hiện nay Việt Nam đã tăng cường hợp tác quốc tế với các nước trong khu vực, ký kết đường dây nóng để xử lý các vấn đề trên biển.
Việc hợp tác quốc tế đang phát huy hiệu quả rõ rệt, đặc biệt là Việt Nam thường xuyên tham gia các diễn đàn thế giới, ngoài hợp tác nghề cá, hoạt động trên biển thì cũng lồng ghép trao đổi kinh nghiệm, chống khai thác bất hợp pháp.
Một điểm nữa mà Việt Nam đã làm rất tốt là việc quản lý khai thác theo hướng phát triển bền vững. Cụ thể, việc cấp hạn ngạch giấy phép khai thác cho vùng bờ, vùng lộng, vùng khơi để đáp ứng yêu cầu của EC là phát triển khai thác bền vững.
Thời gian tới, các địa phương sẽ tiếp tục hoàn thiện việc lắp đặt thiết bị hành trình cho tàu cá bởi đây cũng là nội dung quan trọng trong việc quản lý tàu cá, hạn chế tối đa việc tàu cá vi phạm.
Bên cạnh đó, khi khai thác trên biển cũng kiểm soát được vị trí khai thác, hỗ trợ tàu cá gặp nạn.
Phóng viên: Qua các đợt kiểm tra thực tế, ông đánh giá thế nào về việc khắc phục “thẻ vàng” ở các địa phương, thưa ông?
Ông Nguyễn Quang Hùng: Qua các đợt kiểm tra thực tế của Tổng cục Thủy sản cho thấy, 28 tỉnh, thành phố ven biển đã rất tích cực trong việc khắc phục “thẻ vàng” từ việc ban hành các văn bản chỉ đạo, kế hoạch triển khai của Thủ tướng, hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn… đến việc tuyên truyền, hướng dẫn ngư dân khai thác một cách bền vững, không đánh bắt bất hợp pháp.
Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất hiện nay là nguồn nhân lực trong lĩnh vực khai thác thủy sản cũng như hạ tầng tại nhiều địa phương chưa đáp ứng yêu cầu.
Kinh nghiệm tại các quốc gia cho thấy, họ đầu tư rất lớn cho việc này như thành lập Trung tâm quốc gia về giám sát tàu cá hay tăng cường biên chế cho các địa phương.
Đơn cử là Thái Lan thành lập 31 trạm kiểm soát nghề cá dọc theo vùng biển của họ.
Thực tế hiện nay tại Việt Nam, mỗi Chi cục chỉ có từ 3-5 người làm trong lĩnh vực thủy sản và còn phải làm nhiều việc chuyên môn khác.
Do đó, khi phân công họ tham gia vào Văn phòng kiểm soát tàu cá thì lại không có thời gian làm việc khác. Trong khi đó, số lượng tàu cá là rất lớn và phải trực 24/24 giờ tại các cảng cá. Có thể nói, đây là hạn chế lớn nhất tại các địa phương ven biển.
Vấn đề này, Bộ NN&PTNT đã có văn bản kiến nghị các địa phương ưu tiên bố trí kinh phí, đầu tư hạ tầng cảng cá để đáp ứng yêu cầu của EC.
Phóng viên: Vậy theo ông, thời gian tới cần thực hiện giải pháp nào để tiến tới tháo gỡ “thẻ vàng” cho khai thác hải sản của Việt Nam?
Ông Nguyễn Quang Hùng: Đến thời điểm này, có thể khẳng định các văn bản hướng dẫn các giải pháp thực hiện từ Trung ương đến địa phương là đầy đủ và kịp thời.
Tôi cho rằng, về phía Trung ương, thời gian tới rất cần phải có quy hoạch lại ngành khai thác hải sản cũng như quy hoạch lại hệ thống cảng cá; đồng thời tăng cường đầu tư để đáp ứng các yêu cầu về cơ sở hạ tầng cũng như quy hoạch phát triển nghề khai thác hải sản bền vững.
Hiện nay, vấn đề quan trọng nhất là ý thức của ngư dân, làm sao để họ phải tuân thủ quy định của pháp luật trong việc chống khai thác bất hợp pháp.
Nếu ngư dân không tuân thủ quy định thì cơ quan nhà nước khó thể kiểm soát. Bởi hiện nay nguồn lực thực thi trên biển rất mỏng, trong khi đó biển thì bao la, số lượng tàu cá lớn với khoảng 1 triệu ngư dân hoạt động trên biển.
Do đó, các địa phương cần tăng cường các biện pháp tuyên truyền, vận động ngư dân về việc khai thác. Đây là giải pháp quan trọng nhất vì ngư dân là người trực tiếp khai thác ngoài biển khơi.
Ngư dân phải hiểu rằng, Đảng và Nhà nước có nhiều chủ trương, chính sách để duy trì nghề khai thác bền vững, đảm bảo sinh kế cho ngư dân và khi gỡ được “thẻ vàng” thì ngư dân chính là người được hưởng lợi./.
-
Hà Tĩnh: Hiệu quả “nhìn thấy được” từ những mô hình kinh tế tập thể -
Long An khởi động Đề án phát triển 125.000ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp -
Nghệ An: Kịp thời khoanh vùng, chỉ đạo sâu sát khi có dịch bệnh trên vật nuôi ở Nam Đàn -
Nông dân Đồng Tháp chuyển đổi sang sản xuất lúa hữu cơ
- Quảng Nam muốn đưa sâm Ngọc Linh thành sản phẩm chủ lực, thương hiệu quốc gia
- Hà Tĩnh: Chàng trai trẻ khát vọng đưa cây dược liệu về làm giàu trên đất đồi
- Đồng Nai: Xây dựng hệ sinh thái nông nghiệp hữu cơ bền vững
- Chỉ thị của Thủ tướng tập trung triển khai các giải pháp phòng, chống dịch tả lợn châu Phi
- Sầu riêng ở Krông Pắc trở thành cây trồng mũi nhọn, tạo thu nhập cao cho bà con nông dân
- Tăng cường nuôi trồng thủy sản các tháng cuối năm 2024
- TP. Cần Thơ công bố quy hoạch ngành Nông nghiệp tích hợp
-
Sắp xếp bộ máy: Trong thời hạn 5 năm, giảm số lượng cấp phó theo quy định chungTheo Bộ Nội vụ, bộ, ngành, địa phương phải xây dựng phương án sắp xếp giảm số lượng cấp phó theo quy định chung trong thời hạn 5 năm (kể từ ngày cấp có thẩm quyền phê duyệt Đề án sắp xếp bộ máy).
-
Tinh gọn bộ máy: Sự hy sinh phải đi kèm với công bằng, hợp lýTheo ý kiến chuyên gia, nếu sự hi sinh quyền lợi cá nhân là điều cần thiết để cải cách bộ máy hành chính, thì điều quan trọng là phải có chính sách hỗ trợ hợp lý. Cán bộ, công chức, viên chức không chỉ hy sinh vì lợi ích của tập thể mà phải cảm nhận được sự công bằng và sự chăm lo từ phía Nhà nước.
-
Thị trường chứng khoán có cú đảo chiều ngoạn mụcTuần trước, VN-Idex đã có tuần giao dịch đầy biến động với điểm nhấn là phiên tăng mạnh ngày 5/12/2024. Đây là phiên tăng điểm bứt phá đầu tiên với thanh khoản đột biến sau hơn 10 phiên giao dịch từ nỗ lực hồi phục và tạo đáy đầu tiên. Sắc xanh lan tỏa và dòng tiền tham gia mạnh mẽ ở nhiều nhóm ngành. Khối ngoại đảo chiều mua ròng, đồng pha với diễn biến tích cực của chỉ số trong ngắn hạn.
-
Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của hồ tiêu Việt NamTheo Hiệp hội Hồ tiêu và cây gia vị Việt Nam, Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của hồ tiêu Việt Nam đạt 67.802 tấn, tăng 41,1% và chiếm 28,8% tổng lượng xuất khẩu.
-
Đẩy mạnh Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030Kế hoạch hành động quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030 đã được Thủ tướng ban hành, theo đó các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể được phân giao đến từng bộ, ngành, địa phương.
-
Những lưu ý về xử lý khi người lao động vi phạm kỷ luật lao độngĐể giúp người lao động có kiến thức hiểu biết về một số luật trong lao động khi làm việc tại các Công ty. Chuyên gia lĩnh vực lao động thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thành phố Hà Nội sẽ giải đáp một số câu hỏi của các bạn đọc gửi về Tạp chí Nông thôn mới như sau:
-
Tin vui nông sản Việt: Chanh leo Việt Nam sẽ lần đầu tới thị trường Mỹ trong năm 2025(Tapchinongthonmoi.vn) - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết đã hoàn tất quá trình đàm phán kỹ thuật, chuyển sang thực hiện các thủ tục pháp lý cho phép nhập khẩu chanh leo Việt Nam vào thị trường Mỹ, dự kiến sản phẩm sẽ "bay" sang Mỹ ngay trong năm 2025.
-
Mô hình "Vườn mẫu về phát triển cây ăn trái" tại xã Quảng NgãiĐể khuyến khích người dân mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, cũng như tạo điều kiện giúp bà con học hỏi kinh nghiệm từ thực tế, ngành Nông nghiệp huyện Cát Tiên (nay là huyện Đạ Huoai), tỉnh Lâm Đồng đã xây dựng mô hình vườn mẫu trên địa bàn toàn huyện.
-
Bón phân Văn Điển – giải pháp âm thầm vun đắp giá trị cho cây “vàng đen tỷ đô” ở Tây NguyênTheo kỹ sư Nguyễn Tiến Chinh, chăm bón cây hồ tiêu ở Tây Nguyên bằng các sản phẩm phân bón Văn Điển trong giai đoạn ra hoa và đậu quả sẽ giúp cây sinh trưởng khỏe mạnh, chống chịu sâu bệnh, nâng cao năng suất chất lượng hồ tiêu – cây được mệnh danh là “vàng đen”, mang lại lợi ích kinh tế to lớn cho nhà nông Tây Nguyên.
-
Hà Tĩnh: Hiệu quả “nhìn thấy được” từ những mô hình kinh tế tập thể(Tapchinongthonmoi.vn) - Xác định kinh tế tập thể là một thành phần quan trọng, đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế của địa phương, những năm qua tỉnh Hà Tĩnh rất quan tâm, chỉ đạo tạo điều kiện thuận lợi để các hợp tác xã, tổ hợp tác phát triển cả về số lượng và chất lượng.
-
1 Năng động, sáng tạo, các cấp Hội trong Cụm thi đua số 2 đạt và vượt nhiều chỉ tiêu thi đua -
2 Hội Nông dân tỉnh Điện Biên – 50 năm một chặng đường phát triển -
3 Thanh Hoá: Nông dân được học tập, chia sẻ kinh nghiệm xử lý rác thải thân thiện với môi trường -
4 “Giải cứu” hàng nghìn phụ nữ, trẻ em khỏi bạo hành -
5 Cụm thi đua số 4: Tăng cường kết nối giao thương quảng bá, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp và hoạt động an sinh xã hội