Công ty Phân lân nung chảy Văn Điển

Cà Mau: Sản xuất thuỷ sản thích ứng với Covid-19

07:29 01/11/2021 GMT+7
Thích ứng trong tình hình mới, hầu hết các công ty, xí nghiệp chế biến thuỷ sản ở Cà Mau khi mở cửa hoạt động trở lại đã có giải pháp thay đổi phương thức sản xuất cũng như trong việc phân phối, vận chuyển, tiêu thụ sản phẩm.

Dịch Covid-19 bùng phát và diễn biến phức tạp, một trong những ngành nghề chịu ảnh hưởng nặng nề nhất về mặt kinh tế ở Cà Mau, đó là ngành chế biến thuỷ sản. Theo đó, nhiều công ty, xí nghiệp chế biến mặt hàng tôm đông lạnh trên địa bàn đã tạm dừng hoạt động, hoặc hoạt động cầm chừng do thiếu hụt nguyên liệu và lực lượng lao động, bởi tâm lý công nhân còn lo sợ dịch Covid-19 lây lan nên chưa vào nhà máy nhiều, làm ảnh hưởng đến quy trình sản xuất.

Công ty Cổ phần Chế biến Thuỷ sản xuất khẩu Minh Hải (Minh Hải Jostoco) test nhanh Covid-19 cho tất cả công nhân theo định kỳ đủ điều kiện vào nhà máy.

Ông Huỳnh Hải Triều, Phó giám đốc Công ty Cổ phần Chế biến Thuỷ sản xuất khẩu Minh Hải (Minh Hải Jostoco), cho biết: “Trước đây, cơ sở chúng tôi có gần 500 công nhân hoạt động thường xuyên tại xí nghiệp, xưởng sơ chế. Do tình hình dịch bệnh phải giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ, nên cơ sở tạm dừng hoạt động. Nay trở lại trạng thái “bình thường mới”, nhiều đơn đặt hàng của đối tác trong và ngoài nước đã được ký kết nên chúng tôi phải mở cửa sản xuất, tuy nhiên, do dịch bệnh còn diễn biến phức tạp đã làm cho lượng công nhân giảm rất nhiều so với trước”.

Thích ứng trong tình hình mới, hầu hết các công ty, xí nghiệp chế biến thuỷ sản ở Cà Mau khi mở cửa hoạt động trở lại đã có giải pháp thay đổi phương thức sản xuất cũng như trong việc phân phối, vận chuyển, tiêu thụ sản phẩm. Ðể đảm bảo an toàn trong phòng, chống dịch, các công ty chế biến thuỷ sản đã tổ chức hoạt động theo quy trình khép kín tất cả các khâu một cách nghiêm ngặt như: mọi công nhân trước khi vào nhà máy phải khai báo y tế, đo thân nhiệt và test nhanh Covid-19 định kỳ; tổ chức sản xuất theo từng khu vực, đồng thời phát huy tối đa dây chuyền công nghệ sản xuất để giảm bớt số lượng công nhân; từ sản xuất tập trung chuyển sang sản xuất theo từng cụm, từng ca với số lượng hạn chế và hầu hết các khâu sơ chế ban đầu đều được chế biến ngay tại các phân xưởng nhỏ lẻ.

Khâu nguyên liệu đầu vào được hầu hết các công ty chế biến từ phân xưởng nhỏ lẻ của công ty hoặc đối tác, để hạn chế rủi ro dịch bệnh.

Dịch Covid-19 còn diễn biến phức tạp, các doanh nghiệp đã có những thay đổi trong sản xuất, kinh doanh phù hợp, vừa đảm bảo phòng, chống dịch, vừa đáp ứng kịp thời các đơn đặt hàng. Ðây chính là giải pháp tạm thời nhằm duy trì và phát triển sản xuất trong tình hình hiện nay./.

Theo mard.gov.vn
 

  • “Nông dân chính là tương lai của chúng ta”
    Ngày 22/11/2024, tại Hà Nội, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam phối hợp với Tổ chức Phát triển nguồn nhân lực nông thôn châu Á (AsiaDHRRA) tổ chức khai mạc chuỗi sự kiện nhân dịp Lễ kỷ niệm 50 năm thành lập AsiaDHRRA.
  • Cách trồng chuối Laba cho năng suất cao
    Chuối Laba còn được gọi với một tên khác nữa là chuối Dạ Hương bởi mùi hương thơm đặc trưng khi chín. Chuối Laba sinh trưởng tốt ở vùng đất đỏ bazan hoặc đất phù sa, nơi có nền nhiệt tương đối mát mẻ quanh năm. Nếu chăm sóc tốt, chuối cho năng suất cao và chất lượng. Mỗi buồng chuối đạt từ 25 - 30kg, cho khoảng 10 - 12 nải.
  • Từ 1/1/2025, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu còn 7 địa phương cấp huyện
    Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa ban hành Nghị quyết số 1256/NQ-UBTVQH15 về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giai đoạn 2023 - 2025.  Theo đó, từ ngày 01/01/2025 tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu có 7 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 4 huyện, 1 thị xã và 2 thành phố; 77 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 42 xã, 28 phường và 7 thị trấn.
  • “Giải cứu” hàng nghìn phụ nữ, trẻ em khỏi bạo hành
    (Tapchinongthonmoi.vn) - Nhằm giúp phụ nữ và trẻ em vùng nông thôn tránh bị bạo hành gia đình, Hội Nông dân Việt Nam (NDVN) với sự hỗ trợ của Quỹ Dân số Liên Hợp quốc (UNFPA) đã thành lập Đường dây nóng 18001768, hoạt động 24h/7 ngày. Sau 3 năm đi vào hoạt động đã có hàng nghìn phụ nữ và trẻ em gái vùng nông thôn được các tư vấn viên của tổng đài 18001768 hỗ trợ thoát khỏi cảnh bị bạo hành của người chồng, người cha trong gia đình.
  • Trang trại heo Mavin đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP
    Tháng 11/2024, một cột mốc quan trọng đã được ghi nhận khi 2 trang trại heo của Tập đoàn Mavin tại huyện Anh Sơn – tỉnh Nghệ An và huyện Kbang – tỉnh Gia Lai đã chính thức được cấp Chứng nhận Global GAP, phiên bản S.L.P (Smart Livestock Production) bởi tổ chức kiểm định và chứng nhận uy tín toàn cầu Bureau Veritas (BV).
  • Đổi mới trên quê hương Nho Quan
    ​​​​​​​Là một huyện miền núi với nhiều khó khăn, nhưng với sự nỗ lực, quyết tâm vào cuộc của cả hệ thống chính trị cùng nhân dân, đến nay, 100% các xã của huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới (NTM). Miền sơn cước nay đã "thay da, đổi thịt".