Các địa phương đảm bảo an toàn tính mạng người dân trước lũ lụt
Đắk Nông chỉ đạo đảm bảo an toàn tính mạng con người trước lũ lụt
Tại tỉnh Đắk Nông, mưa lớn liên tục nhiều ngày qua đã gây ngập lụt cục bộ nhiều điểm tại Thành phố Gia Nghĩa và huyện Đắk Glong. Các lực lượng chức năng cùng người dân đang thực hiện cấp bách các phương án phòng chống thiên tai, đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản.
Theo thống kê của UBND Thành phố Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông, đến trưa nay (31/7), đã có 64 hộ dân bị ngập lụt cùng nhiều tài sản, hoa màu tại các phường: Nghĩa Tân, Quảng Thành, Nghĩa Trung. Trong đó, có hơn 40 hộ ngập lụt nặng ở mức trên 50cm. Anh Trần Văn Hoàng, ở tổ dân phố 2, phường Nghĩa Tân, TP Gia Nghĩa, kể: từ chiều qua đến giờ, ngập lụt khiến anh vẫn chưa thể về nhà và chưa biết thiệt hại thế nào.
"Khi nhà hàng xóm nước lên mấp mé thì anh em đã hỗ trợ nhau để chuyển đồ lên hết trên cao là nhà chú Năm. Tới 8h tối thì nước lên ngập đến nhà chú Năm, lúc đó nhà tôi ngập qua đầu rồi, còn nhà chú Năm ngập khoảng 40cm, thì anh em kê đồ đạc nhà chú Năm và đồ gửi ở đó kê cao lên tiếp. Từ 8h tối là chủ động di chuyển lên nhà mặt tiền trên này ở, ở tới giờ này mà nước thì vẫn chưa thấy rút".
Ông Thạch Cảnh Tịnh, Phó Chủ tịch UBND TP Gia Nghĩa, cho biết, trước khi xảy ra ngập lụt, Thành phố đã chỉ đạo các xã, phường, các lực lượng chủ động ứng trực và phối hợp hỗ trợ di dời người dân cùng tài sản đến nơi an toàn.
"Tất cả hộ dân ở vùng hạ du thì chúng tôi đã có cảnh báo và hỗ trợ di dời tài sản lên trên cao, tuy nhiên nước về lớn, rất lớn so với mọi năm nên là có một số tài sản của bà con ở hạ nguồn bị ảnh hưởng. Hiện nay chúng tôi đang tiếp tục đi rà soát tất cả các khu vực nguy cơ, đặc biệt là dọc suối Đắk Nông ở thôn Nâm Rạ (xã Đắk Nia), phường Quảng Thành, trên đầu nguồn hồ Thượng, là những nơi nguy cấp"- ông Tịnh nói.
Cũng tại tỉnh Đắk Nông, ngập lụt cũng đang xảy ra tại các xã Đắk R’măng, Quảng Hòa (huyện Đắk Glong) chia cắt nhiều tuyến đường giao thông. Trước diễn biến mưa lũ phức tạp, lãnh đạo UBND tỉnh Đắk Nông đã trực tiếp đi kiểm tra một số điểm ngập lụt tại TP Gia Nghĩa.
Tại hiện trường, ông Lê Trọng Yên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Nông yêu cầu các địa phương bám sát địa bàn, chủ động thực hiện các phương án phòng chống thiên tai theo phương châm 4 tại chỗ, đảm bảo tuyệt đối an toàn tính mạng và tài sản cho người dân.
" Đặc biệt là trong việc điều tiết hồ chứa, phối hợp với chủ đầu tư các công ty thủy điện và các hồ thủy lợi phải đảm bảo được an toàn. Và chúng tôi cũng phải đánh giá, rút kinh nghiệm từ các vụ sạt lở năm 2018 ở Đắk Sin (Đắk Nông) và ở tỉnh bạn như Lâm Đồng, để xây dựng phương án kịch bản phù hợp thực tiễn, làm sao đảm bảo an toàn cao nhất đối với nhân dân, đối với con người, kể cả tài sản của người dân. Phân công trực chiến, báo cáo kịp thời, chỉ đạo nhanh, và chủ động trong công tác phòng ngừa, tuyên truyền vận động nhân dân tích cực tham gia và cũng chủ động phòng chống thiên tai, những điểm nguy hiểm, những điểm nguy cơ sạt lở, đặc biệt là vùng hạ du"- ông Lê Trọng Yên nhấn mạnh.
Mưa lũ gây thiệt hại nặng tại 2 huyện của tỉnh Đồng Nai
Công an huyện Định Quán và huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai đang phối hợp với các lực lượng chức năng xử lý hậu quả mưa lũ xảy ra trên địa bàn.
Tại huyện Tân Phú, hơn 565ha diện tích cây trồng bị ngập úng. Nông dân trồng lúa tại xã Phú Điền đã tranh thủ cắt lúa sớm để tránh lũ. Ngoài ra, người nuôi cá bè tại xã Phú Thịnh bị thiệt hại hơn 58 tấn cá các loại.
Hiện tình hình mưa lũ trên địa bàn huyện Tân Phú đang diễn biến phức tạp, mực nước tại trạm Tà Lài trên sông Đồng Nai đã vượt 0,025m so với mức báo động 3. Lực lượng chức năng đã bố trí lực lượng, phương tiện để ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai. Đồng thời, hỗ trợ người dân di dời tài sản đến nơi an toàn toàn để tránh bị ngập lụt, đề phòng lũ quét, phối hợp với chính quyền địa phương tạo điều kiện cho người dân có nơi ở an toàn.
Tại huyện Định Quán, lực lượng chức năng đã hỗ trợ người dân tại làng bè và các xã dọc sông La Ngà như: La Ngà, Thanh Sơn, Ngọc Định, Phú Ngọc, Phú Vinh... di dời lên bờ an toàn.
Trước đó, tối 27/7 và rạng sáng 28/7, huyện Định Quán xảy ra mưa lớn khiến 38 lồng bè với hơn 300 tấn cá của người dân xã Thanh Sơn và Ngọc Định bị cuốn trôi, thiệt hại khoảng 20 tỷ đồng.
Sau khi xảy ra thiên tai, UBND các xã Thanh Sơn, Ngọc Định và cơ quan chức năng đã đến hỗ trợ người dân khắc phục thiệt hại, ổn định cuộc sống.
Hậu Giang dông lốc làm sập, tốc mái nhiều nhà dân
Theo Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Hậu Giang, trong ngày 31-7 tiếp tục mưa lớn kèm theo giông lốc đã làm sập 5 căn nhà của người dân ở xã Long Phú, xã Long Trị, thị xã Long Mỹ; xã Hòa Mỹ, huyện Phụng Hiệp; xã Vĩnh Trung, huyện Vị Thủy. Giông lốc cũng làm tốc mái 18 căn nhà của người dân ở thị xã Long Mỹ và huyện Châu Thành A.
Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn thị xã Long Mỹ, huyện Phụng Hiệp, huyện Vị Thủy đã khẩn trương xuống hiện trường, tiến hành xác định và đánh giá mức độ thiệt hại, khảo sát khu vực bị ảnh hưởng. Đồng thời, chỉ đạo Ủy ban nhân dân các xã tăng cường lực lượng xung kích tổ chức sửa chữa, khắc phục cho người dân. Qua ghi nhận và đánh giá bước đầu, ước thiệt hại trên 270 triệu đồng.
Như vậy, tính từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh có 19 căn nhà bị sập, tốc mái 61 căn, ước tổng thiệt hại 1,680 tỉ đồng. So với cùng kỳ năm 2022 số nhà sập tăng 6 căn, tốc mái tăng 14 căn, ước thiệt hại tăng 16,78 triệu đồng.
An Giang mưa giông gây nhiều thiệt hại về nhà cửa, công trình và hoa màu
Từ ngày 27 đến 31/7, trên địa bàn tỉnh An Giang xảy ra mưa lớn kèm theo dông, lốc đã làm thiệt hại nhà cửa, gây ngập úng lúa, hoa màu của người dân và cơ sở hạ tầng tại các huyện Tri Tôn, Thoại Sơn, Châu Phú, Chợ Mới, Tịnh Biên, Châu Thành và TP Long Xuyên.
Mặc dù các trận mưa, giông lốc không gây thiệt hại về người, nhưng đã làm 81 căn nhà sập và tốc mái, gần 4.800 ha lúa và hoa màu ở huyện Tri Tôn và Tịnh Biên bị ngập úng. Trong đó, huyện Tri Tôn là hơn 4.250 ha, huyện Tịnh Biên gần 540 ha.
Thiệt hại về cơ sở hạ tầng: Huyện Thoại Sơn: bị ngã đổ 4 trụ điện chắn ngang đường. Huyện Tri Tôn ngập tuyến đường Tỉnh lộ 955B và một số nhà dân xã Lê Trì, chợ ở xã Ba Chúc. Tại thị xã Tịnh Biên: Lượng nước do lũ núi đổ mạnh xuống từ trên núi, gây ngập đường tỉnh 948 khu vực ấp An Thạnh - xã An Hảo. Tại khu vực đường Tà Lọt - ấp An Thạnh lượng nước lớn từ trên núi làm cuốn trôi đất đá bồi lắp đường dài khoảng 50 mét ảnh hưởng đến việc lưu thông của nhân dân. Ngoài ra, còn có 98 căn nhà bị ngập nước do lũ núi. Một số hộ dân khác ở xã Vĩnh Nhuận -huyện Châu Thành và xã Hoà Bình huyện Chợ Mới có nhà bị tốc mái.
Về tình hình sạt lở: rạng sáng ngày 30/7/2023 cơn mưa lớn kéo dài nhiều giờ đồng hồ, làm xuất hiện lũ núi cục bộ tại khu vực núi Ô Tà Sóc, thuộc Núi Dài xã Lương Phi, huyện Tri Tôn. Lượng nước lớn đỗ mạnh từ trên núi xuống đã cuốn trôi 6 xe máy, 2 tủ lạnh, 2 máy phum xịt xoài của cư dân sống trên núi. Trên địa bàn xã Lương Phi có 7 điểm bị sạt lở đất, đá.
Tại ấp Vồ Bà- xã An Hảo-thị xã Tịnh Biên xảy ra sạt lở trên đất trồng tre và ấp An Lợi có 2 vị trí bị sạt lở bờ bắc kênh Văn Lanh.
Ban chỉ huy Ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng chống thiên tai và phòng thủ dân sự các địa phương trên địa bà tỉnh An Giang đã huy động lực lượng công an, Quân sự, các ban ngành, đoàn thể xã; ấp, lực lượng xung kích cùng với người dân tại chỗ hỗ trợ dọn dẹp, khơi thông dòng chảy đế thoát nước nhanh và khắc phục sự cố để ổn định cuộc sống cho người dân. Đồng thời, đang thực hiện rà soát đánh giá thiệt hại đối với lúa, màu sau khi lũ rút.
Sau khi có thiên tai xảy ra, UBND tỉnh và các ngành chức năng đã đến thăm hỏi, động viên các hộ bị thiệt hại do ảnh hưởng giông lốc và hỗ trợ một phần kinh phí để người dân khắc phục thiệt hại. Đồng thời, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp các địa phương thực hiện các thủ tục để hỗ trợ cho các hộ dân bị ảnh hưởng dông lốc theo quy định.
Hiện thời tiết khu vực ĐBSCL nói chung, An Giang nói riêng diễn biến khá phức tạp, trong đó, lốc xoáy có khả năng tàn phá lớn. Ban Chỉ huy ƯPBĐKH - PCTT & PTDS đã tăng cường tuyên truyền về công tác ứng phó với thiên tai trên các phương tiện thông tin đại chúng, để người dân biết, chủ động ứng phó. Đồng thời hướng dẫn người dân các biện pháp chằng chống nhà cửa khi có mưa giông, lốc xoáy xảy ra. Bên cạnh đó, thực hiện có hiệu quả phương châm “4 tại chỗ” và nguyên tắc phòng ngừa, chủ động ứng phó kịp thời thiên tai.
Lào Cai mưa lớn gây ngập cục bộ hàng trăm nhà dân Phóng viên An Kiên/VOV- Tây Bắc thông tin, sáng nay (31/7), mưa lớn xuất hiện tại thành phố Lào Cai khiến hàng trăm nhà dân bị ngập úng cục bộ. Ngập nặng nhất tại tuyến đường Lê Thanh, đoạn từ số nhà 455 đến số 515, thuộc phường Bắc Cường và Nam Cường thành phố Lào Cai. Nhiều chỗ trũng sâu từ 50 – 80cm. Mưa lớn kéo dài hơn 1 giờ đồng hồ gây ngập lụt cục bộ Ngay khi nhận được thông tin, chính quyền địa phương đã huy động lực lượng tới hỗ trợ người dân sơ tán tài sản, dọn dẹp bùn đất sau khi nước rút. Tuyến đường Lê Thanh những năm trước cũng nhiều lần xảy ra tình trạng ngập úng cục bộ khi mưa lớn xảy ra. Ngoài ra, một số tuyến đường, phố khác như Tùng Tung, Hoàng Quốc Việt của thành phố Lào Cai cũng ghi nhận bị ngập lụt cục bộ do nước không tiêu thoát kịp. Thống kê sơ bộ từ chính quyền địa phương cho thấy, nước ngập ảnh hưởng tổng cộng hơn 120 nhà dân, 10 ha rau màu. Ngoài ra, mưa lớn cũng làm hư hại một số trục đường liên thôn ở thành phố lào Cai. Dự báo của Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Lào Cai cho thấy, đợt mưa có khả năng kéo dài đến hết 3/8, chủ yếu xảy ra vào đêm về sáng; khuyến cáo các địa phương chủ động đề phòng hiện tượng dông lốc, sét đánh, lũ quét và sạt lở đất có thể xảy ra.
Theo VOV.vn
-
Một trang trại lợn ở Thanh Hóa bị xử phạt hơn 400 triệu đồng -
"Tôn vinh, bảo vệ, tạo môi trường thuận lợi để nhà giáo làm việc" -
Ban hành Kế hoạch hành động quốc gia phát triển kinh tế số giai đoạn 2024-2025 -
Thầy giáo "quân hàm xanh" đem con chữ đẩy lùi nạn tảo hôn ở miền biên viễn
- Sơn La: Khai trương cặp cửa khẩu quốc tế Lóng Sập - Pa Háng
- Doanh nghiệp Việt cần bắt tay cùng làm đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam
- Nghệ An: Khuyến cáo người chăn nuôi cần chủ động phòng chống Dịch tả lợn Châu Phi
- Làng rau Trà Quế là đại diện của Việt Nam có mặt trong Làng Du lịch tốt nhất" 2024
- Đẩy mạnh truyền thông chính sách, pháp luật về thực hành kinh doanh có trách nhiệm
- Tạo tín chỉ carbon nhưng vẫn đảm bảo năng suất lúa
- Bão số 7 tiếp tục giảm cấp và sẽ suy yếu thành áp thấp nhiệt đới vào đêm 11/11
-
Cách trồng chuối Laba cho năng suất caoChuối Laba còn được gọi với một tên khác nữa là chuối Dạ Hương bởi mùi hương thơm đặc trưng khi chín. Chuối Laba sinh trưởng tốt ở vùng đất đỏ bazan hoặc đất phù sa, nơi có nền nhiệt tương đối mát mẻ quanh năm. Nếu chăm sóc tốt, chuối cho năng suất cao và chất lượng. Mỗi buồng chuối đạt từ 25 - 30kg, cho khoảng 10 - 12 nải.
-
Từ 1/1/2025, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu còn 7 địa phương cấp huyệnỦy ban Thường vụ Quốc hội vừa ban hành Nghị quyết số 1256/NQ-UBTVQH15 về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giai đoạn 2023 - 2025. Theo đó, từ ngày 01/01/2025 tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu có 7 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 4 huyện, 1 thị xã và 2 thành phố; 77 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 42 xã, 28 phường và 7 thị trấn.
-
“Giải cứu” hàng nghìn phụ nữ, trẻ em khỏi bạo hành(Tapchinongthonmoi.vn) - Nhằm giúp phụ nữ và trẻ em vùng nông thôn tránh bị bạo hành gia đình, Hội Nông dân Việt Nam (NDVN) với sự hỗ trợ của Quỹ Dân số Liên Hợp quốc (UNFPA) đã thành lập Đường dây nóng 18001768, hoạt động 24h/7 ngày. Sau 3 năm đi vào hoạt động đã có hàng nghìn phụ nữ và trẻ em gái vùng nông thôn được các tư vấn viên của tổng đài 18001768 hỗ trợ thoát khỏi cảnh bị bạo hành của người chồng, người cha trong gia đình.
-
Trang trại heo Mavin đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAPTháng 11/2024, một cột mốc quan trọng đã được ghi nhận khi 2 trang trại heo của Tập đoàn Mavin tại huyện Anh Sơn – tỉnh Nghệ An và huyện Kbang – tỉnh Gia Lai đã chính thức được cấp Chứng nhận Global GAP, phiên bản S.L.P (Smart Livestock Production) bởi tổ chức kiểm định và chứng nhận uy tín toàn cầu Bureau Veritas (BV).
-
Đổi mới trên quê hương Nho QuanLà một huyện miền núi với nhiều khó khăn, nhưng với sự nỗ lực, quyết tâm vào cuộc của cả hệ thống chính trị cùng nhân dân, đến nay, 100% các xã của huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới (NTM). Miền sơn cước nay đã "thay da, đổi thịt".
-
Liên minh Hợp tác xã tỉnh Hưng Yên: Thúc đẩy kinh tế tập thể phát triển(Tapchinongthonmoi.vn) - Bằng nhiều giải pháp thiết thực như: Đào tạo, bồi dưỡng; xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường; chuyển giao công nghệ, khoa học; tiếp cận vốn… Liên minh Hợp tác xã (HTX) tỉnh Hưng Yên đã và đang trở thành “bà đỡ” cho kinh tế tập thể ở Hưng Yên ngày một phát triển.
-
Tuyên bố chung giữa Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Tổng thống nước Cộng hòa DominicaTừ ngày 19-21/11/2024, Tổng thống Luis Rodolfo Abinader Corona cùng các quan chức cấp cao của Chính phủ Dominica đã đón Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Phạm Minh Chính thăm chính thức nước Cộng hòa Dominica.
-
Tuyên bố chung nâng cấp quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện Việt Nam-MalaysiaTrong khuôn khổ chuyến thăm chính thức của Tổng Bí thư Tô Lâm tới Malaysia, chiều 21/11, hai bên đã nhất trí nâng cấp quan hệ Việt Nam-Malaysia lên Đối tác chiến lược toàn diện.
-
Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét, thi hành kỷ luật tổ chức đảng, đảng viênBộ Chính trị quyết định thi hành kỷ luật Cảnh cáo các đồng chí: Vương Đình Huệ, Nguyễn Văn Thể; chưa xem xét, xử lý kỷ luật đồng chí Võ Văn Thưởng do đang điều trị bệnh.
-
Quốc hội thông qua Luật Dược sửa đổi với 7 nhóm điểm mới cơ bảnVới đa số đại biểu tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội đã chính thức thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược.
-
1 Bài 4: Giải pháp đột phá trong dạy nghề, tạo việc làm ở miền Tây xứ Nghệ -
2 Kinh nghiệm từ mô hình phát triển cây hồng Gia Thanh -
3 Bài 3: Du lịch cộng đồng - Làn gió mới từ “Miền đất cổ huyền thoại” -
4 Xây dựng Nông thôn mới an toàn trước thiên tai ở Hà Tĩnh (Bài 1): Điều kỳ diệu sau “đại hồng thuỷ” -
5 Bài 1: Xua tan ám ảnh “cái chết trắng”, Lượng Minh vươn mình đón bình minh