
Đó là cách nói ví von vui nhộn của một số người trồng chè Lâm Đồng vì họ đã tin vào năng suất thực chứng trên nương sau khi sử dụng phân bón đa yếu tố NPK Văn Điển những năm gần đây.

Phóng viên Làng Mới đã trao đổi với kỹ sư Nguyễn Xuân Thự – nguyên cán bộ Trung tâm Khuyến nông tỉnh Thái Bình, chuyên gia nhiều năm kinh nghiệm về hướng dẫn sử dụng phân bón cho cây công nghiệp – để làm làm rõ thêm tính chất đất Lâm Đồng và cách sử dụng phân bón phát huy tối đa tính ưu việt của phân bón Văn Điển so với các phân bón thông thường.
Lâm Đồng tỉnh miền núi Nam Tây Nguyên có độ cao từ 200 – 2.000m so mực nước biển, khí hậu ôn hòa nhiệt độ bình quân từ 22 – 300C, mùa mưa từ đầu tháng 5 đến hết tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Lâm Đồng có diện tích đất đỏ bazan, đỏ nâu, nâu vàng khá lớn, thích hợp với nhiều loại cây, trong đó có cây chè. Theo số liệu thống kê của tỉnh, hiện nay toàn tỉnh có khoảng 12.000ha, cho sản lượng khoảng 180.000 tấn búp tươi.
Đất chua và thiếu trầm trọng một số loại dinh dưỡng
Dẫn kết quả điều tra nông hóa của cơ quan chuyên môn đối với đất chè Lâm Đồng, kỹ sư Nguyễn Xuân Thự phân tích: Độ chua của đất rất cao: pH dưới 4,0, trong khi cây chè nhu cầu pH từ 4,5 – 5,0. Đất trồng chè Lâm Đồng hiện từ nghèo đến rất nghèo lân, kali dễ tiêu, magie (MgO), silic (SiO2) và thiếu các chất vi lượng: Bo (B), kẽm (Zn), mangan (Mn), đồng (Cu) ở mức báo động.
Nguyên nhân có nhiều, nhưng trong đó có những nguyên nhân quan trọng sau: Do các nhà vườn sử dụng quá nhiều phân đơn chủ yếu là phân đạm, hàng năm bón 4 – 5 đợt nhằm kích búp cho năng suất đã làm cho cây chè tích nước ở lá, ở búp cao, giảm chất khô, giảm dinh dưỡng trong búp, giảm chất lượng búp chè, đồng thời giảm sức khỏe của cây, giảm sức đề kháng sâu bệnh. Bên cạnh dùng đạm, bà con còn dùng nhiều loại NPK thông thường có hàm lượng N cao, tan nhanh và số lượng đầu tư cũng rất lớn, tuy nhiên phân đơn, NPK thông thường vẫn chưa đủ các loại dinh dưỡng theo nhu cầu của cây, thiếu canxi (CaO), thiếu magie (MgO) là hai yếu tố điều hòa pH tăng quang hợp tổng hợp dinh dưỡng của bộ lá rất thiết yếu để tạo năng suất chất lượng búp. Hệ quả là năng suất chè giảm sút, chất lượng không cao, nhiễm sâu bệnh, gây hại, sử dụng quá nhiều các loại thuốc bảo vệ thực vật ảnh hưởng đều chất lượng nông sản và sức khỏe con người gây ô nhiễm môi trường. Các vùng trồng chè tập trung như Bảo Lộc, Bảo Lâm, Di Linh… Nhiều nơi đất đã thoái hóa bạc màu nghiêm trọng. Việc bón phân đơn, NPK thông thường không bổ xung được vi lượng, cây chè “đói” vi lượng nhất là các giống chè mới như Ô Long, Tứ Quý, Kim Tuyên thì giảm độ thơm, ngậy, giảm hàm lượng chất khoáng hòa tan, ảnh hưởng lớn đến chất lượng nông sản.
Tăng năng suất chè gấp 1,6 lần nhờ bón phân Văn Điển
Tin vui cho người trồng chè Lâm Đồng là thực trạng nói trên không phải là định mệnh mà họ phải bó tay chấp nhận. Trên thị trường hiện nay, dù có nhiều nhà sản xuất phân bón, với nhiều chủng loại khác nhau, nhưng có một loại phân bón với ưu thế vượt trội về các loại dinh dưỡng đáp ứng rất tốt việc cải tạo độ chua của đất và bổ sung dinh dưỡng cho đất, phục hồi chất lượng hảo hạng cho chè Lâm Đồng. Đó là phân bón đa yếu tố (ĐYT) NPK Văn Điển. Từ đầu năm 2010, một số dòng sản phẩm ĐYT NPK Văn Điển được thực nghiệm trên các vùng chuyên canh chè ở Bảo Lộc, TP. Đà Lạt, Đức Trọng.
Các nhà vườn tham gia thực nghiệm so sánh giữa phân ĐYT NPK Văn Điển với phân đơn và phân NPK thông thường, sau chu kỳ một năm cho thấy: Phân bón ĐYT NPK Văn Điển tăng năng suất chè gấp 1,6 lần so với sử dụng phân NPK thông thường và tăng gấp 1,8 lần so sử dụng phân đơn, giảm 50% thuốc bảo vệ thực vật. Tỷ lệ hao sau sấy thấp dưới 4,5kg búp tươi cho 1kg búp khô. Chất lượng chè chế biến đạt tiêu chuẩn VietGAP. Kết quả đó đã lan tỏa đến nhiều vùng trồng chè được bà con đón nhận và nhân rộng ra sản xuất đại trà. Sau hơn 10 năm phân bón ĐYT NPK có mặt tại Lâm Đồng, ngày nay hàng ngàn héc-ta chè ở vùng này đã hoàn toàn sử dụng phân bón ĐYT NPK Văn Điển điển hình các vùng sản xuất chè hữu cơ, chè sạch, chè an toàn theo VietGAP ở Bảo Lộc, Bảo Lâm, Lâm Hà và TP. Đà Lạt.
Một số loại phân ĐYT NPK Văn Điển cho cây chè Lâm Đồng
Theo phân tích của kỹ sư Nguyễn Xuân Thự, bà con trồng chè Lâm Đồng những năm gần dây ưa dùng nhất các dòng sản phẩm sau đây:
+Phân đa yếu tố NPK 22.5.11: Có thành phần dinh dưỡng: Đạm (N)=22%; lân (P2O5)= 5%; kali (K2O)=11%; canxi (CaO)= 6%; MgO = 7%; silic (SiO2)=4%; lưu huỳnh (S) = 2%. Chất vi lượng như bo (B), kẽm (Zn), mangan (Mn), đồng (Cu), coban (Co)… Tổng dinh dưỡng 57%.
+ Phân đa yếu tố NPK 20.5.10: Có thành phần dinh dưỡng: N=20%; P2O5=5%; K2O=10%; CaO=6%; MgO=7%; SiO2=4%; S=2%. Vi lượng B, Zn, Mn, Cu, Co… Tổng dinh dưỡng 56%.
+ Phân Đa yếu tố NPK 16.8.8: Có thành phần dinh dưỡng: N = 16%; P2O5 = 8%; K2O = 8%; CaO = 10%; MgO = 7%; SiO2 = 9%; S = 2%. Vi lượng B, Zn, Mn, Cu, Co… Tổng dinh dưỡng 68%.
Cách bón phân Văn Điển cho chè thời kỳ kinh doanh
Để sử dụng phân bón đa yếu tố NPK Văn Điển đạt hiệu quả cao nhất ở từng thời điểm vào mùa khô và mùa mưa, kỹ sư Nguyễn Xuân Thự tư vấn:
Bón phân vào mùa khô: Bước vào đầu mùa khô, thường các vườn chè được đốn, sau đốn dọn sạch các rạch hàng, dùng máy xới nhỏ xới đất và bón loại phân ĐYT NPK 16.8.8 vào rạch luống rồi lấp đất lại. Lượng bón: Đối với chè giống mới bón 300 – 400 kg/ha. Chè giống cũ lượng bón từ 400–450 kg/ha. Những nơi chủ động tưới nước thì sau khi bón tưới nước ẩm, nếu không chủ động tưới thì lợi dụng đất còn ẩm sau mưa để bón hoặc bón cuối mùa mưa.
Bón phân vào mùa mưa: Để chè đạt năng suất cao, chất lượng tốt cần đầu tư bón phân loại ĐYT NPK 22.5.11 hoặc dùng ĐYT NPL 20.5.10. Thời kỳ bón: Đầu mùa mưa lượng bón từ 270 – 350 kg/ha. Rải phân đều giữa 2 hàng chè, chú ý bón vào ngày tạnh ráo tốt nhất buổi chiều, tuyệt đối không rắc phân lên lá. Bón phân xong tưới ẩm, hoặc bón khi độ ẩm đạt 80–85%, hoặc bón đón mưa đầu vụ. Tiếp theo, cứ 2 lứa thu hoạch búp chè lại tiến hành bón phân, liều lượng được điều chỉnh theo mức năng suất búp tươi/ha và điều kiện thổ nhưỡng của từng vườn đồi chè. Mức năng suất từ 10–15 tấn búp tươi/ha thì bón 1.500 – 2.000 kg/ha cho cả năm. Chọn ĐYT NPK 22.5.11 hoặc ĐYT NPK 20.5.10. Để đạt mức năng suất búp từ 15–20 tấn/ha thì lượng bón cho cả năm 2.500–2.800kg/ha loại phân ĐYT NPK 22.5.10 hoặc ĐYT NPK 20.5.10.
Những đồi chè có độ dốc cao, theo kỹ sư Nguyễn Xuân Thự, nếu bón theo đồng mức thì các hàng chè ở đỉnh đồi bón lượng phân cao hơn, và các hàng chè chân đồi bón lượng phân ít hơn. Những vườn chủ động tưới thì sau khi rải phân cần tưới ngay để phân tan cây hấp thụ tốt hơn. Phân bón ĐYT NPK Văn Điển bên cạnh cân đối N–P–K đủ nhu cầu của cây chè còn có các loại dinh dưỡng CaO, MgO, SiO2, S và vi lượng B, Zn, Mn, Cu, Co… Đây là những thành phần dinh dưỡng cực kỳ cần thiết cho cây chè, mà các loại phân đơn, phân NPK khác không thể có được.

Phân bón Văn Điển có tính ưu việt trong sản xuất chè hữu cơ
Do nguyên liệu có nguồn gốc từ khoáng thiên nhiên, phân bón Văn Điển có ưu điểm vượt trội về các loại chất dinh dưỡng. Kỹ sư Nguyễn Xuân Thự cho biết: So sánh phân đa yếu tố NPK Văn Điển với các loại NPK khác cho thấy: Phân đa yếu tố NPK Văn Điển luôn luôn vượt trội về tất cả các loại dinh dưỡng trung lượng CaO, MgO, SiO2 và các chất vi lượng: B, Zn, Mn, Cu, Co… Về tổng hàm lượng chất dinh dưỡng, các chỉ số của phân đa yếu tố NPK Văn Điển cũng vượt trội: Các loại phân ĐYT NPK 22.5.11; ĐYT NPK 20.5.10 và ĐYT NPK 16.8.8 đều có tổng dinh dưỡng hữu hiệu từ 56 – 68%. Từ đó, hiệu quả cho cây chè cũng vượt trội về sinh trưởng phát triển năng suất chất lượng búp và tính chống chịu với ngoại cảnh.
Thực chứng trên nương, sau khi bón phân khoảng 7 – 8, ngày bộ lá chè đã chuyển sang màu xanh sáng, cây khỏe, nhiều búp, búp mập thời gian cho thu búp ngắn lại, tăng số lượt hái trên năm, năng suất vượt trội hơn các loại phân bón khác từ 15 – 20%, chất lượng búp loại I đạt 85 – 90%. Đặc biệt, người trồng chè đã tiết giảm được số lượng phun thuốc bảo vệ thực vật từ 50 – 65%, an toàn cho người sản xuất, an toàn cho sản phẩm, bảo vệ môi trường.
Như vậy, có thể thấy phân bón đa yếu tố NPK Văn Điển là phân khoáng các tiêu chuẩn dinh dưỡng đảm bảo cho sản xuất chè hữu cơ, chè sạch. Hiện nay nhiều vùng chuyên canh chè Ô Long, Tứ Quý… Ở Thành phố Bảo Lộc, TP. Đà Lạt, Bảo Lâm, xuất khẩu đều sử dụng phân bón đa yếu tố NPK Văn Điển nhằm duy trì năng suất cao và chất lượng tốt, sản xuất bền vững cho vùng chè đặc sản Lâm Đồng.
Việt Hà – Nam Phong
-
Chàng thanh niên người Tày thành công với nông nghiệp công nghệ cao
-
Tham gia hợp tác xã, nông dân "nhàn hơn" và có thu nhập ổn định
-
Đồng Nai: Đối thoại với nông dân để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong sản xuất nông nghiệp
-
Ngành Nông nghiệp tỉnh Long An phấn đấu đạt mục tiêu tăng trưởng từ 2-2,5%
- Thành lập Hiệp hội Hồ tiêu và cây gia vị Việt Nam
- “Đôi bạn thâm tình” lúa vụ Xuân- phân Văn Điển mang lại mùa vàng cho nhà nông
- Diêm dân Bà Rịa - Vũng Tàu sống được nhờ muối được giá
- Doanh nghiệp thủy sản, chăn nuôi đồng loạt đề xuất giảm thuế nhập khẩu khô đậu tương
- Nghệ An: Ngành Chăn nuôi phát triển nhờ kiểm soát tốt dịch bệnh
- Nghệ An: Có trên 15.000 ha rừng được cấp chứng chỉ FSC
- Ngành Điều tìm cách giữ vững vị thế trên thị trường
-
Thủ tướng chỉ đạo triển khai thúc đẩy thị trường bất động sảnThủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Xây dựng khẩn trương hoàn thiện Đề án "Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030."
-
PVFCCo long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 20 năm Ngày thành lậpChiều ngày 27/3, tại TP.HCM, Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí (PVFCCo) đã long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 20 năm thành lập (28/3/2003 – 28/3/2023) với chủ đề “Hành trình 20 năm cho mùa bội thu”.
-
Một cây làm chẳng nên non ba cây chụm lại lên hòn núi cao(Tapchinongthonmoi.vn) - Thấm nhuần lời dạy đó, các thanh niên dân tộc Thái ở xã Mường Mô (huyện Nậm Nhùn, tỉnh Lai Châu) đã tập hợp, đoàn kết lại với nhau để phát triển mô hình nuôi cá kết hợp với du lịch, bước đầu mô hình đã cho hiệu quả kinh tế khá.
-
“Xốc” lại công tác quảng bá, sáng tác văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu sốViệc đầu tư phát triển văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số khu vực Tây Nam Bộ vẫn còn bỏ ngỏ, chưa phát triển đúng tầm vì thiếu sức người sức của; các tác phẩm chưa được phổ biến rộng rãi vào đời sống đồng bào, nhất là lớp trẻ.
-
Ngành tài chính đã nỗ lực khơi thông huyết mạch, thúc đẩy phát triển kinh tếCông tác tài chính - ngân sách nhà nước và quản lý nợ công đã có những đóng góp quan trọng, quyết định đối với sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, xử lý các vấn đề cấp bách về thiên tai, dịch bệnh, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu và đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế.
-
Kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tới Mỹ giảm 2 con sốTrong 2 tháng đầu năm 2023, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tới thị trường Mỹ đạt 784,6 triệu USD, giảm 47,2% so với cùng kỳ năm 2022.
-
Góp ý sửa đổi về thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ tái định cư(Tapchinongthonmoi.vn) - Sau hơn 8 năm áp dụng, Luật Đất đai năm 2013 đã có đóng góp tích cực để phát triển kinh tế - xã hội, góp phần ổn định tình hình quản lý đất đai của nhà nước cũng như tạo được hành lang pháp lý an toàn giúp cho người dân thực hiện các quyền và nghĩa vụ liên quan đến quyền sử dụng đất, các quyền tài sản khác gắn liền với đất. Bên cạnh những đóng góp tích cực thì vẫn còn một số quy định chưa phù hợp với thời kỳ đổi mới, chưa đáp ứng được nhu cầu của cơ quan quản lý...
-
Chủ tịch nước: Xây dựng chế định tố tụng tư pháp lấy xét xử là trung tâm, tranh tụng là đột pháSáng 27/3, tại Hà Nội, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đã có buổi làm việc với Ban Cán sự Đảng, lãnh đạo Tòa án nhân dân (TAND) Tối cao - cơ quan xét xử cao nhất của nước ta. Dự buổi làm việc có Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chánh án TAND Tối cao Nguyễn Hòa Bình.
-
Thủ tướng: Tháo gỡ điểm nghẽn để hoàn thành các mục tiêu phát triểnThủ tướng Phạm Minh Chính chỉ rõ việc xây dựng pháp luật phải tạo hành lang pháp lý, tháo gỡ được các điểm nghẽn phục vụ cho phát triển; đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, đi đôi với kiểm tra, giám sát.
-
Thay đổi thói quen của nông dân để bảo vệ môi trường và sức khoẻ(Tapchinongthonmoi.vn) - Một số thói quen của nông dân hiện nay như: Lạm dụng phân bón hóa học, đốt rơm rạ sau thu hoạch, vứt rác thải ngoài đồng ruộng, đốt than sưởi ấm, vứt rác thải sinh hoạt hàng ngày… rất có hại cho môi trường sống và sức khỏe của người dân. Điều đó đặt ra yêu cầu phải thay đổi một số thói quen của người nông dân để bảo vệ môi trường và sức khỏe con người. Phát triển nông nghiệp xanh, hữu cơ, tuần hoàn và phát huy vai trò của Hội Nông dân Việt Nam sẽ đáp ứng yêu cầu đó.
-
1 Thực trạng giai cấp Nông dân Việt Nam hiện nay và một số vấn đề đặt ra
-
2 Phim Bão ngầm: "Chọn đạo diễn Đinh Thái Thụy vì đời tư không có scandal"
-
3 Hội Nông dân Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Nông dân Thế giới (WFO)
-
4 Nuôi lươn không bùn mang lại hiệu quả kinh tế cao ở Đô Lương
-
5 Vĩnh Long đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất nhân dịp kỷ niệm 190 năm thành lập tỉnh