Chăn nuôi bò sữa làm giàu ở Duy Tiên
Tìm cách hỗ trợ vốn cho người dân
Năm 2002, Hà Nam là một trong 16 tỉnh phía Bắc đã triển khai Chương trình bò sữa theo Quyết định 167 của Chính phủ về chính sách phát triển bò sữa. Theo đó, tỉnh đã nhập 150 con bò ngoại và chi hơn 2 tỷ đồng để hỗ trợ cho các hộ phát triển thí điểm ở các huyện Duy Tiên (nay là TX Duy Tiên), Kim Bảng, Bình Lục và Thanh Liêm. Chỉ 4 năm sau, đàn bò của tỉnh đã lên đến 400 con. Song do kinh nghiệm còn hạn chế, bò nhập ngoại thích nghi kém, cộng với dịch bệnh, giá sữa giảm do “bão” Melamine, khiến đàn bò sụt giảm nghiêm trọng, đến năm 2008 cả tỉnh chỉ còn 100 con bò sữa.
Để vực lại đàn bò, một mặt tỉnh nghiên cứu những vùng phát triển phù hợp, mặt khác đưa ra nhiều chính sách hỗ trợ người nông dân, như liên kết với Ngân hàng NN&PTNT tỉnh Hà Nam hỗ trợ lãi suất trong vòng 15 tháng cho các hộ vay mua bò. Bên cạnh đó, Ngân hàng cũng tạo điều kiện cho vay thế chấp tới 70% giá trị con bò. Hội Nông dân tỉnh Hà Nam tìm mọi cách để người dân được vay nguồn vốn ưu đãi từ các Chương trình Mục tiêu quốc gia để phát triển đàn bò sữa…
Theo đó, năm 2015 Đề án phát triển trọng điểm bò sữa đã được UBND tỉnh Hà Nam phê duyệt và vùng bãi ven sông Hồng thuộc các xã như Mộc Bắc, Mộc Nam, Chuyên Ngoại… (TX Duy Tiên) và Nguyên Lý, Chính Lý, Nhân Hòa, Nhân Hậu… (huyện Lý Nhân) là vùng trọng điểm để phát triển chăn nuôi bò sữa.
Ông Nguyễn Văn Tuấn - Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Hà Nam cho biết, hiện phong trào nuôi bò sữa phát triển kinh tế ở Hà Nam đang phát triển rất tốt, nhiều hộ đã thoát nghèo và vươn lên làm giàu chính đáng ngay trên mảnh đất của quê hương mình. “Gần như 100% hội viên Hội Nông dân có mô hình chăn nuôi bò sữa hiện kinh tế gia đình đều đã thoát nghèo, nhiều hộ có kinh tế khá, với thu nhập hàng trăm triệu đồng, nhiều hộ doanh thu hàng tỷ đồng mỗi năm. Không chỉ làm giàu cho gia đình, ở thị xã Duy Tiên còn hình thành các mô hình HTX, hội viên Hội Nông dân giúp đỡ lẫn nhau phát triển kinh tế gia đình” - ông Tuấn cho biết.
Theo số liệu của Phòng Kinh tế thị xã Duy Tiên, hiện thị xã có tổng đàn bò sữa là 3.526 con trong đó: Mộc Bắc 2.118 con, Trác Văn 483 con, Chuyên Ngoại 853 con, Yên Nam 73 con, sản lượng sữa đạt khoảng 28 tấn/ngày. Hiện tại, trên địa bàn thị xã có 4 trạm thu mua sữa trong đó: Mộc Bắc 2 trạm, Chuyên Ngoại 1 trạm và 1 trạm thu mua sữa của khu chăn nuôi bò sữa Friesland Campina. Công suất thu mua của các trạm bảo đảm đáp ứng thu mua sữa cho các hộ chăn nuôi trên địa bàn thị xã.
“Để phát triển chăn nuôi bò sữa hiệu quả, thị xã Duy Tiên đã quy hoạch 5 khu chăn nuôi bò sữa tập trung gồm: Mộc Bắc 3 khu, Chuyên Ngoại 1 khu, Trác Văn 1 khu với diện tích 70,9ha; đã phê duyệt quy hoạch 11 vùng chuyển đổi trồng lúa sang trồng ngô, cỏ với diện tích 76,43ha. Hiện nay đã thực hiện chuyển đổi được 30ha sang trồng ngô, cỏ; ngoài ra các hộ chăn nuôi còn trồng ngô trên đất bãi màu, trên đất lúa vụ Đông với diện tích khoảng 90-100ha để làm nguồn thức ăn cho chăn nuôi. Hiện giá sữa dao động từ 14.000 - 15.000 đồng/kg sữa bò tươi” - ông Phạm Văn Thập - Trưởng Phòng Kinh tế TX. Duy Tiên cho biết.
Liên kết nông dân cùng làm giàu
Rút bài học từ tỉnh Vĩnh Phúc, khi phát triển ồ ạt bò sữa trong khu dân cư dẫn đến ô nhiễm môi trường trầm trọng, tỉnh Hà Nam đã quy hoạch vùng phát triển bò sữa ở ven bãi sông Hồng, là nhằm tránh giẫm lên “vết chân” của Vĩnh Phúc đã đi qua. Việc quy hoạch bài bàn, đã cơ bản giải quyết được tình trạng ô nhiễm môi trường và giải quyết được vùng đồng cỏ để phục vụ chăn nuôi một cách bền vững.
Ông Nguyễn Văn Khu - Giám đốc HTX Chăn nuôi bò sữa Chuyên Ngoại cho biết, hiện gia đình ông có tới 150 con, trong đó có 110 con đang cho khai thác sữa. Theo ông Khu, năm 2002, gia đình ông là một trong những gia đình đầu tiên của tỉnh đầu tư chăn nuôi bò sữa. Thời điểm đó, gia đình ông quyết định đầu tư mua hai con bò sữa với giá 22 triệu đồng/con (tỉnh có cơ chế hỗ trợ 10 triệu đồng/con). Năm 2003, bò bắt đầu cho sữa với giá bán dao động từ 3.500 - 3.700 đồng/1kg. Với giá bán như vậy, ngay từ những năm đầu mô hình nuôi bò sữa đã đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người nuôi.
“Giai đoạn khó khăn nhất mà người chăn nuôi bò sữa gặp phải đó là năm 2005, 2006 giá sữa đạt từ 4.000 - 4.500 đồng/kg, nhưng giá vật tư đầu vào tăng cao. Sau khi trừ các khoản chi phí, người nuôi chỉ hòa, thậm chí có thời điểm còn chịu thua lỗ. Tuy nhiên, từ năm 2007 - 2010 giá sữa tăng lên 9.000 - 9.500 đồng/kg và nuôi bò sữa lại cho lãi cao, vì vậy có nhiều hộ dân trong xã muốn đầu tư chăn nuôi bò sữa” - ông Khu nhớ lại.
Để hỗ trợ, giúp nhau phát triển chăn nuôi, năm 2015, Tổ hợp tác Chăn nuôi bò sữa xã Chuyên Ngoại được thành lập với 8 hộ tham gia, tổng đàn từ 300 - 350 con. Đến năm 2020, từ mô hình tổ hợp tác, HTX chăn nuôi bò sữa Chuyên Ngoại được thành lập với 15 hộ tham gia với tổng đàn bò sữa của HTX vào khoảng 600 con, đến nay tăng lên khoảng 870 con.
“Hiện với 110 con bò sữa đang cho khai thác sữa, trừ các khoản chi phí, thu lãi khoảng hơn 300 triệu đồng/tháng. Chăn nuôi bò sữa đầu tư rất lớn, nhưng đem lại hiệu quả kinh tế cao, không chỉ giúp nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống, mà còn giúp nông dân làm giàu chính đáng ngay trên mảnh đất quê hương. Tuy nhiên, trong quá trình chăn nuôi, đòi hỏi người nuôi phải kiên trì, năng động, không ngừng học hỏi, mạnh dạn đầu tư, thực hiện đúng các quy trình kỹ thuật... Đặc biệt, phải giữ chữ tín, có như vậy chăn nuôi mới phát triển hiệu quả và bền vững” - ông Khu tâm sự.
Khác với ông Khu, bà Nguyễn Thị Thịnh - Giám đốc HTX Dịch vụ nông nghiệp Mục Đồng, xã Trác Văn lại có cách làm đa dạng hơn. Bà Thịnh cho biết, bà bắt đầu chăn nuôi bò sữa từ năm 2015, với 13 con bò sữa tại khu chăn nuôi bò sữa tập trung. Sau chưa đầy nửa năm đàn bò nhà bà lên đến hơn 20 con và đến nay duy trì hơn 35 con cho khai thác sữa khoảng 6 tạ/ngày.
“Tôi nuôi bò theo phương pháp hữu cơ nên chất lượng sữa rất cao. Năm 2017, gia đình tôi đã đầu tư dây truyền sản xuất hiện đại phục vụ chế biến sữa với nhiều loại sản phẩm như: Sữa chua nguyên kem, sữa chua uống, sữa chua nếp cẩm, sữa chua dê… Hiện tôi có 2 sản phẩm được công nhận OCOP, xếp hạng 4 sao cấp tỉnh và hiện đang đề nghị công nhận thêm 5 sản phẩm nữa” - bà Thịnh cho biết.
“Giai đoạn khó khăn nhất mà người chăn nuôi bò sữa gặp phải đó là năm 2005, 2006 giá sữa đạt từ 4.000 - 4.500 đồng/kg, nhưng giá vật tư đầu vào tăng cao. Sau khi trừ các khoản chi phí, người nuôi chỉ hòa, thậm chí có thời điểm còn chịu thua lỗ. Tuy nhiên, từ năm 2007 - 2010 giá sữa tăng lên 9.000 - 9.500 đồng/kg và nuôi bò sữa lại cho lãi cao, vì vậy có nhiều hộ dân trong xã muốn đầu tư chăn nuôi bò sữa”
Ông Nguyễn Văn Khu.
-
Bán hàng online - cách quảng bá, tiêu thụ sản phẩm làng nghề hiệu quả -
Bỏ phố về quê làm nông nghiệp công nghệ cao -
Tiếp sức để rừng Lâm Bình mãi là vàng -
Mô hình nuôi con đặc sản kết hợp du lịch thu tiền tỷ
- Mỗi năm thu lãi gần nửa tỷ đồng nhờ nuôi cá đặc sản trên lòng hồ thủy điện
- Thu tiền tỷ nhờ trồng nho “quý tộc”
- Nuôi ong mật núi đá, nông dân Xuân Quang bội thu
- “Tỷ phú Hai Lúa” làm giàu nhờ nuôi tôm công nghệ cao
- Thành tỷ phú từ thương hiệu “trứng gà Cẩm Đông”
- Thuần hóa rau dại… thu lại tiền tỷ
- Trở thành tỷ phú nhờ áp dụng công nghệ cao vào sản xuất
-
Phú Mỹ: Đồng hành thiết thực cùng bà con nông dân qua chương trình “Bác sĩ nông học”(Tapchinongthonmoi.vn) - Vào những ngày cuối tháng 11/2024, Trung tâm Xúc tiến thương mại Nông nghiệp (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) cùng Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí (Phú Mỹ) đã phối hợp với Hội Nông dân tại các tỉnh Kiên Giang và Đồng Tháp tổ chức chương trình "Bác sĩ nông học".
-
Thủ tướng: Xây dựng hệ thống đường sắt đô thị theo hướng hiện đạiThủ tướng Chính phủ yêu cầu xây dựng đường sắt đô thị lựa chọn công nghệ hiện đại, phù hợp với điều kiện Việt Nam; đa dạng hóa các nguồn lực...
-
Lâm Đồng: Phấn đấu đến cuối năm 2025 có 10/10 huyện, thành phố đạt chuẩn nông thôn mớiChương trình Xây dựng nông thôn mới (NTM) trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng đến nay đã tạo nên diện mạo mới cho các vùng quê khi cơ sở hạ tầng phát triển, các lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ, các mô hình phát triển nông nghiệp tích hợp đa giá trị đã được hình thành và nhân rộng, góp phần nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống cho người dân địa phương.
-
Bắc Giang: Phát động Cuộc thi “Đường nông thôn mới kiểu mẫu huyện Tân Yên” giai đoạn 2024-2026Nhằm xây dựng một miền quê đáng sống tạo động lực về đích nông thôn mới (NTM) nâng cao, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang đã phát động cuộc thi “Đường nông thôn mới kiểu mẫu huyện Tân Yên” giai đoạn 2024 - 2026 và nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình từ nhân dân.
-
Bài 1: Những “cầu nối” tại bản, làng vùng cao“Bản làng có bình yên, nhà nhà êm ấm thì bà con mới yên tâm sản xuất, mới no đủ được” - Câu nói của ông Giàng Lao Khay, người có uy tín trong bản Pa Kha II, xã Chiềng Tương, huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La làm chúng tôi nhớ mãi.
-
Hà Tĩnh: Triển vọng từ nghề trồng dâu nuôi tằm(Tapchinongthonmoi.vn)–Trong những năm gần đây, một số hộ dân trên địa bàn xã An Dũng, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh đã mạnh dạn chuyển đổi diện tích đất trồng các loại cây ngắn ngày hiệu quả thấp sang trồng dâu nuôi tằm và đã thu được kết quả kinh tế khả quan, có thể nghiên cứu nhân rộng.
-
Lào Cai: Nông dân thu hơn trăm tỷ đồng một năm từ quả quýt sen(Tapchinongthonmoi.vn) - Huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai hiện có trên 800ha quýt, trong đó có trên 500ha quýt đang cho thu hoạch, dự kiến sản lượng quýt đạt trên 6.000 tấn, trung bình đạt 12 tấn/ha, thu về khoảng trên 140 tỷ đồng.
-
Tái cơ cấu nông nghiệp: Chìa khóa xây dựng nông thôn mới ở Long An(Tapchinongthonmoi.vn) – Long An coi tái cơ cấu nông nghiệp là chìa khóa để nâng cao các tiêu chí nông thôn mới (NTM). Tỉnh cũng đã chủ động ban hành các đề án phát triển ngành, lĩnh vực và sản phẩm nông nghiệp, đồng thời lồng ghép hiệu quả nguồn vốn từ các chương trình mục tiêu quốc gia và chương trình phát triển kinh tế, xã hội.
-
Chuỗi bán lẻ của Masan báo lãi sau thuế dương trong quý III/2024WinCommerce ghi nhận doanh thu quý III tăng 9% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt trên 8.600 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế cũng đạt 20 tỷ đồng, lần đầu có lãi dương kể từ đại dịch Covid-19.
-
Lâm Đồng: Tổ chức sản xuất và thu nhập của người dân nông thôn được nâng caoSau 14 năm thực hiện, Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới đã giúp diện mạo nông thôn tỉnh Lâm Đồng ngày càng hoàn thiện, chất lượng cuộc sống người dân dần được nâng cao. Thành tựu nổi bật là đến hết năm 2024, toàn tỉnh có 111/111 xã đạt chuẩn nông thôn mới.
-
1 “Vừng ơi! mở ra” và cơ hội cho phát triển lĩnh vực Halal của Việt Nam -
2 Hội Nông dân tỉnh Điện Biên – 50 năm một chặng đường phát triển -
3 An Giang: Ứng dụng chuyển đổi số là chìa khóa góp phần tạo nên một nền nông nghiệp thông minh, bền vững, hiệu quả -
4 Năng động, sáng tạo, các cấp Hội trong Cụm thi đua số 2 đạt và vượt nhiều chỉ tiêu thi đua -
5 Gói dịch vụ y tế cho người dân ở Trạm Y tế xã, phường, thị trấn