Nuôi bò sữa, chi hội trưởng nông dân thu tiền tỷ
Thế chấp “sổ đỏ” để nuôi bò sữa công nghệ cao
Gắn bó với nghề nuôi bò sữa từ năm 2003 đến nay, chị Năm có hơn 20 năm kinh nghiệm nuôi bò sữa. Chia sẻ về quá trình phát triển kinh tế gia đình, chị Năm cho biết: Chị vốn quê ở Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc, lấy chồng xã Vân Hoà, huyện Ba Vì (Hà Nội). Khi mới lấy nhau, anh chị cũng gặp nhiều khó khăn khi cuộc sống gia đình chỉ trông chờ vào vài sào ruộng. Không cam chịu nghèo khó, anh chị đầu tư mạnh vào các mô hình chăn nuôi, từ nuôi bò sinh sản, nuôi lợn, nuôi gà đến nuôi tằm lấy kén. Thấy quê ngoại Vĩnh Tường phát triển nghề nuôi bò sữa, chị Năm bàn với chồng tìm hiểu, đầu tư mô hình nuôi bò sữa.
Để có vốn đầu tư chăn nuôi bò sữa, anh chị đã bàn bạc, quyết định thế chấp “sổ đỏ” nhà để vay ngân hàng được 20 triệu đồng. Chị Năm bộc bạch: “Thời điểm năm 2003, số tiền vay 20 triệu đồng là khá lớn so với nông dân. Thấy tôi vay mượn nhiều, bố đẻ cứ bảo tôi liều quá, vì thời đó chẳng có ai dám đầu tư lớn như thế. Thú thật, bản thân tôi cũng lo chứ, nhưng đã quyết tâm thì phải làm đến cùng”.
Chia sẻ kinh nghiệm hơn 20 năm về chăn nuôi bò sữa, chị Tạ Thị Năm cho biết: “Muốn nuôi bò sữa thành công, trước hết cần chọn con giống tốt. Trong quá trình nuôi bò sữa, người nuôi phải chú trọng chăm sóc, bảo đảm tỷ lệ thức ăn thô và tinh, cho uống đủ nước. Đặc biệt, người nuôi phải bảo đảm vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, khô thoáng, nhất là trước khi vắt sữa vào buổi sáng và buổi chiều. Bên cạnh đó, người nuôi cần tiêm phòng bệnh định kỳ cho đàn bò sữa”.
Nhờ mô hình nuôi bò sữa, gia đình chị Tạ Thị Năm có tổng doanh thu đạt 7,5 tỷ đồng/năm, sau khi trừ chi phí đạt 5 tỷ đồng/năm. Tiền lãi thu được từ đàn bò sữa, chị Năm lại đầu tư mở rộng quy mô chăn nuôi. Để chủ động nguồn thức ăn cho đàn bò, chị Năm đã trồng 3,5ha cỏ. Nói về đầu ra sản phẩm sữa bò, chị Năm phấn khởi cho biết: “Người nuôi bò sữa ở xã Vân Hoà như tôi rất yên tâm đầu ra của sữa vì đã có Công ty Vinamilk đặt trạm thu mua với giá sữa bò loại 1 là 16.000 đồng/kg; sữa bò loại 2 là 15.200 đồng/kg và sữa bò loại 3 là 14.200 đồng/kg, 13.000 đồng/kg, 12.500 đồng/kg”.
Theo ý kiến của chị Năm, mô hình nuôi bò sữa cho hiệu quả kinh tế cao nhưng chi phí đầu tư khá lớn. Người nuôi phải đầu tư cả gia tài mới duy trì được mô hình nuôi bò sữa. Cụ thể, ngoài chi phí xây chuồng trại, mỗi con bò giống mua về với giá từ 50 - 60 triệu đồng. Bên cạnh đó, hộ nuôi cần đầu tư dàn phun nước chống nóng cho đàn bò và các thiết bị tự động trị giá hàng tỷ đồng để phục vụ chăn nuôi bò sữa như máy vắt sữa, máy cắt phay cỏ công suất lớn, máy phát điện, hệ thống chống sét; xây dựng hệ thống xử lý chất thải, đảm bảo an toàn sinh học trong chăn nuôi.
“Kể chi tiết ra đây mới thấy, để duy trì mô hình nuôi bò sữa nông dân chúng tôi cần rất nhiều vốn. Chúng tôi rất mong muốn các cấp Hội đề xuất, tham mưu Nhà nước có chính sách hỗ trợ nông hộ nuôi bò sữa vay vốn ngân hàng ưu đãi theo hướng phù hợp nhất. Qua đó tạo động lực cho hộ chăn nuôi bò sữa yên tâm và tập trung phát triển chăn nuôi bền vững “- chị Năm chia sẻ.
Tạo việc làm, tăng thu nhập cho hội viên nghèo tại địa phương
Vân Hòa là xã có số lượng đàn bò sữa lớn của huyện Ba Vì, nghề chăn nuôi bò sữa được xã xác định là trọng điểm để phát triển kinh tế ở địa phương. Nghề này mang lại nguồn thu ổn định, thậm chí có nhiều hộ đã vươn lên làm giàu, góp phần làm “thay da đổi thịt” vùng đất Vân Hòa. Nhận xét về chị Tạ Thị Năm, anh Lê Trung Kiên - Chủ tịch Hội Nông dân xã Vân Hoà cho biết: “Hiện nay xã Vân Hoà có hơn 1.000 hộ dân nuôi bò sữa với tổng đàn bò sữa gần 5.000 con. Trong đó, mô hình nuôi bò sữa có chị Tạ Thị Năm có quy mô lớn nhất xã. Chị Tạ Thị Năm cũng nhiều năm liền đạt danh hiệu hộ Nông dân sản xuất kinh doanh giỏi cấp thành phố.
Nhiều năm gắn bó với công tác Hội trong vai trò Chi hội trưởng Chi hội nông dân thôn Mồ Đồi, chị Tạ Thị Năm được mọi người khen ngợi là nhiệt tình, tâm huyết và trách nhiệm với công việc. Mô hình nuôi bò sữa của gia đình chị Năm tạo công ăn việc làm cho 17 lao động thời vụ. Mỗi lao động có mức thu nhập từ 7-10 triệu đồng/người/tháng. Từ mô hình nuôi bò sữa hiệu quả của mình, chị Năm đã lan toả khát vọng làm giàu đến hội viên nông dân trong chi hội. Chị đã giúp đỡ 4 hộ nghèo về tiền mặt, hỗ trợ con giống chăn nuôi bò sữa đến khi xuất chuồng mới phải trả vốn và tạo việc làm cho những hộ nghèo. Bên cạnh đó, chị Tạ Thị Năm luôn tích cực tham gia các phong trào văn hoá, xã hội; tham gia đầy đủ các kỳ sinh hoạt Hội; các hội nghị tập huấn, tuyên truyền do Hội Nông dân xã, huyện, thành phố tổ chức, tham gia các hoạt động nhân đạo, từ thiện, tham gia ủng hộ xây dựng nông thôn mới ở địa phương.
Đặc biệt, với kinh nghiệm của mình, chị Năm đã phối hợp với các cấp Hội Nông dân tích cực hướng dẫn, phổ biến kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt cho bà con nhân dân địa phương; vận động hội viên nông dân hăng hái tham gia phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường, tham gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn xã. “Khi thấy mình nuôi bò sữa hiệu quả, hội viên trong chi hội đã cùng nhau phát triển. Hiện 90% hội viên trong Chi hội nông dân thôn Mồ Đồi đều đầu tư mô hình nuôi bò sữa hiệu quả. Năm 2024, Chi hội Nông dân thôn Mồ Đồi có 87 hội viên nông dân đạt danh hiệu hộ nông dân sản xuất kinh doanh giỏi, trong đó có 27 hộ cấp thành phố, 2 hộ đạt danh hiệu cấp Trung ương”- chị Năm phấn khởi chia sẻ.
“Việc mạnh dạn đầu tư ứng dụng công nghệ cao vào chăn nuôi bò sữa đã giúp chị Tạ Thị Năm nâng cao chất lượng và sản lượng sữa. Không những vậy, chị Năm còn đóng vai trò tiên phong trong việc liên kết với doanh nghiệp tiêu thụ sữa bò giúp sản phẩm của nông dân được tiêu thụ ổn định với giá tốt, bảo đảm thu nhập cho nông dân. Mô hình này đã mở ra hướng phát triển bền vững cho ngành Chăn nuôi bò sữa tại Ba Vì, giúp địa phương phát triển nông nghiệp công nghệ cao”.
Ông Nguyễn Văn Trường, Chủ tịch Hội Nông dân huyện Ba Vì.
-
Nông dân mạnh dạn, dám nuôi “mãng xà” để thoát nghèo -
Doanh nhân tuổi Tỵ sở hữu 7 sản phẩm chè đạt chuẩn OCOP -
Nông dân Kon Tum hướng đến làm du lịch nông nghiệp -
Bán hàng online - cách quảng bá, tiêu thụ sản phẩm làng nghề hiệu quả
- Bỏ phố về quê làm nông nghiệp công nghệ cao
- Tiếp sức để rừng Lâm Bình mãi là vàng
- Mô hình nuôi con đặc sản kết hợp du lịch thu tiền tỷ
- Mỗi năm thu lãi gần nửa tỷ đồng nhờ nuôi cá đặc sản trên lòng hồ thủy điện
- Thu tiền tỷ nhờ trồng nho “quý tộc”
- Nuôi ong mật núi đá, nông dân Xuân Quang bội thu
- “Tỷ phú Hai Lúa” làm giàu nhờ nuôi tôm công nghệ cao
-
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo, cầm quyền của ĐảngTrong kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, cần tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng.
-
Nông dân Thái Nguyên vững tin bước vào kỷ nguyên mới(Tapchinongthonmoi.vn) - Xuân Ất Tỵ đã về trên quê hương cách mạng Thái Nguyên, mùa Xuân mới đang mở ra với bao niềm tin và khát vọng... Nông dân Thái Nguyên sẵn sàng bước vào kỷ nguyên mới, sau 1 năm thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ của Nghị quyết số 46-NQ/TW, ngày 20/12/2023 của Bộ Chính trị; Nghị quyết Đại hội đại biểu Hội Nông dân (ND) Việt Nam lần thứ VIII (nhiệm kỳ 2023 - 2028) và Nghị quyết Đại hội đại biểu Hội Nông dân tỉnh Thái Nguyên lần thứ IX (nhiệm kỳ 2023-2028).
-
Một số nhiệm vụ và giải pháp xây dựng hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm nông nghiệp(Tapchinongthonmoi.vn) - Trong Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, nông nghiệp là một trong 8 lĩnh vực được ưu tiên. Ngày 19/01/2019, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt “Đề án triển khai, áp dụng và quản lý hệ thống truy xuất nguồn gốc (TXNG) đối với một số nhóm sản phẩm, hàng hóa trong nước”; trong đó có nông, lâm, thủy sản, thực phẩm, thuốc chữa bệnh.
-
Nuôi bò sữa, chi hội trưởng nông dân thu tiền tỷ(Tapchinongthonmoi.vn) - Chị Tạ Thị Năm - Chi hội trưởng nông dân thôn Mồ Đồi, xã Vân Hoà, huyện Ba Vì (Hà Nội) là người đầu tiên ở xã Vân Hòa khởi xướng mô hình nuôi bò sữa. Hiện tại, chị đang chăn nuôi đàn bò sữa lớn nhất xã với tổng số 62 con cho thu nhập tiền tỷ mỗi năm. Chị cũng là nữ nông dân duy nhất của Thủ đô được Trung ương Hội Nông dân Việt Nam vinh danh 63 nông dân Việt Nam xuất sắc năm 2024.
-
Đại Lộc nỗ lực về đích huyện nông thôn mới năm 2025Huyện Đại Lộc (Quảng Nam) gồm 17 xã và 1 thị trấn. Huyện đã và đang thực hiện quyết liệt các giải pháp phù hợp với điều kiện thực tế của mình, hướng tới mục tiêu đạt chuẩn huyện nông thôn mới trong năm 2025, trong đó có 8 xã đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao và thị trấn Ái Nghĩa đạt 6/9 tiêu chí chuẩn đô thị văn minh.
-
Chăm chút từng hạt cà phê đặc sảnCà phê đặc sản được trồng ở những nơi có khí hậu rất đặc biệt, sau đó từng hạt cà phê chín được lựa chọn kỹ càng để hái, rửa, phơi, chọn lọc, rồi đến các công đoạn ủ lên men… Đó là cả sự kỳ công khi làm cà phê đặc sản.
-
Độc đáo phiên chợ Âm dương ở Bắc NinhTối 1/2/2025 (mùng 4 Tết Ất Tỵ), tại khu phố Xuân Ổ, phường Võ Cường, thành phố Bắc Ninh diễn ra lễ khai hội làng Xuân Ổ - phiên chợ Âm dương.
-
Đình làng Mai Động rộn ràng tiếng trống vật mùa XuânĐã thành truyền thống từ hàng ngàn năm nay, Lễ hội vật truyền thống làng Mai Động được tổ chức từ ngày mùng 4 đến mùng 7 tháng Giêng. Được xem là đất tổ của vật, nên mỗi dịp diễn ra, Lễ hội vật làng Mai Động luôn thu hút nhiều đô vật đến từ nhiều lò vật nổi tiếng của Hà Nội và một số tỉnh phía Bắc về tranh tài. Không chỉ tôn vinh tinh thần thượng võ của dân tộc Việt Nam, Hội vật làng Mai Động còn là một ngày hội lớn của nhân dân cửa ngõ phía Nam Thủ đô Hà Nội.
-
Thái Bình: Đông đảo nhân dân nô nức trẩy hội chùa Keo mùa Xuân 2025Lễ hội chùa Keo mùa Xuân năm 2025 diễn ra từ ngày 1-5/2 (tức mùng 4 đến mùng 8 tháng Giêng); đây là năm thứ 2 lễ hội được tổ chức trong 5 ngày thay vì 1 ngày mùng 4 tháng Giêng như mọi năm trước đây.
-
Hành trang để đưa cách mạng Việt Nam vững bước vào kỷ nguyên mớiMùa Xuân Ất Tỵ năm 2025 đánh dấu mùa Xuân thứ 95 trên hành trình xây dựng và phát triển của Đảng, cũng là giai đoạn bản lề để đất nước bước vào một kỷ nguyên mới-kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
-
1 Hiện thực hoá hỗ trợ nông dân tiếp cận số hoá qua chương trình “Tặng 100.000 smarphone” tại các tỉnh phía Nam -
2 Cảnh sát giao thông tỉnh Lạng Sơn tăng cường công tác tuần tra kiểm soát, xử lý vi phạm dịp cuối năm -
3 Hội Nông dân Việt Nam mang "quà Xuân" đến với các hộ nghèo ở Thanh Hóa -
4 2025 drone sẽ tỏa sáng trong chương trình Hòa nhạc ánh sáng tại hồ Tây -
5 Những chỉ đạo quan trọng của Tổng Bí thư Tô Lâm cho năm 2025 và những năm tiếp theo