Mỗi năm thu lãi gần nửa tỷ đồng nhờ nuôi cá đặc sản trên lòng hồ thủy điện
Sinh năm 1992, trong một gia đình có truyền thống làm kinh doanh và cũng nhờ học hỏi theo các thế hệ đi trước nên anh Đỗ Danh Tuân ở bản Nam, xã Ta Gia, huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu có góc nhìn về thị trường rất nhạy bén. Sau một thời gian theo dõi, nắm bắt nhu cầu của thị trường, đầu năm 2021, anh Tuân đã mạnh dạn đầu tư làm lồng, nuôi cá trên lòng hồ thủy điện Huội Quảng, huyện Than Uyên, Lai Châu. Anh tìm nuôi các loài cá “đặc sản”, gồm: cá lăng, cá chiên, cá quất.
Chủ động, sáng tạo trong lao động sản xuất
Kể cho chúng tôi nghe về duyên cớ đến với nghề này, anh Tuân cho biết: Gia đình tôi mở cửa hàng tạp hóa từ nhiều năm nay. Ngoài hàng tạp hóa, gia đình tôi còn đi mua cá từ nơi khác về bán. Cá bán khá chạy, nhất là cá rô phi. Vì phải đi mua từ nơi khác nên nhiều lúc không có cá để bán.
Tiếc vì để trống thị trường, sau nhiều đêm trằn trọc, anh Tuân nảy ra ý tưởng nuôi cá lồng ngay trên lòng hồ thủy điện gần nhà. Anh thấy có nhiều người cách xa lòng hồ mà vẫn mạnh dạn nuôi cá lồng. Trong khi đó, mình có lợi thế nhà ở gần lòng hồ thủy điện mà không tận dụng thì quá lãng phí, nên anh quyết tâm đầu tư nuôi cá lồng.
Nghĩ là làm, anh Tuân mua lại 6 lồng cũ của người dân trong vùng về lắp đặt trên lòng hồ, phía đối diện nhà ở. Lứa cá giống đầu tiên, anh Tuân thả hơn 5.000 con rô phi và khoảng 1.000 con cá lăng giống. Nhưng khởi đầu gian nan, số cá giống của anh Tuân chết gần hết, khiến anh bao đêm mất ngủ.
Lửa thử vàng, gian nan thử sức, anh Tuân quyết tâm làm lại từ đầu. Lần này, anh vừa mày mò, học hỏi trên mạng Internet, vừa chủ động nghiên cứu, tìm kiếm các mô hình nuôi cá lồng khác để nâng cao kiến thức thực tế. Anh dành thời gian đi tham quan, học hỏi kinh nghiệm nuôi cá lồng ở huyện Quỳnh Nhai (tỉnh Sơn La) và một vài khu nuôi cá lồng trong huyện, trong tỉnh. Cũng nhờ vậy, anh đã tìm ra nguyên nhân khiến lứa cá đầu tiên nuôi thất bại là do thiếu kinh nghiệm, thả không đúng mùa vụ và không biết cách phòng bệnh.
Nắm được quy trình và kỹ thuật nuôi cá, năm 2021, anh Đỗ Danh Tuân đầu tư lồng mới và mua cá giống về nuôi, chăm sóc.
Lồng cá được anh thiết kế khá khoa học và bài bản. Anh Tuân mua lưới, thùng phi, thép hộp mạ kẽm, rồi thuê thợ hàn, tạo thành dãy lồng nuôi liên kết chặt chẽ với nhau, đi lại thuận tiện. Trong tổng số 25 lồng nuôi hiện tại, anh Tuân được Nhà nước hỗ trợ 15 lồng, với định mức 50/% chi phí làm lồng.
Làm lồng xong, anh Tuân mua cá giống về thả. Anh chọn nuôi lăng đen, lăng đỏ, chiên, quất và rô phi. Nhờ được chăm sóc, cho ăn theo đúng quy trình kỹ thuật, đàn cá nhà anh Tuân sinh trưởng, phát triển tốt.
Thu về “trái ngọt”
Rút kinh nghiệm từ quá trình học hỏi, chăm nuôi cá lồng, anh Tuân cho hay: "Khâu chọn cá giống rất quan trọng để đàn cá sinh trưởng, phát triển tốt. Không nên thả cá giống vào thời điểm giá rét. Đối với cá lăng, tôi thường thả con giống xuống lồng vào tháng 2 âm lịch".
Người nuôi cá cũng cần chú ý khâu cho ăn, chọn các loại thức ăn và liều lượng mỗi ngày theo đúng chủng loại. Nếu cho ăn nhiều quá, cá dễ mắc bệnh đường ruột, nhất là đối với cá rô phi, còn cho ăn ít quá thì cá chậm lớn.
Anh Tuân kể, khi mới nuôi, anh thường cho cá lăng giống ăn cám công nghiệp. Với cá lăng đạt từ 0,7kg trở lên, thì anh cho chúng ăn tép mồi. Đối với cá rô phi, anh chủ yếu cho chúng ăn cám công nghiệp.
Về khâu vệ sinh, phòng bệnh, cứ cách từ 3 – 4 tháng, anh lại vệ sinh lồng nuôi cá một lần. Nước ở lòng hồ thủy điện Huôi Quảng khá sạch, nên nuôi cá ít xảy ra dịch bệnh. Để phòng bệnh cho đàn cá, thỉnh thoảng anh sử dụng tỏi ngâm trộn với cám cho chúng ăn.
Để đảm bảo chất lượng, sau 1,5 năm nuôi, cá lăng đạt trọng lượng từ 2,5kg trở lên, anh Tuân mới xuất bán ra thị trường. Với cá rô phi, thì sau khoảng 7 tháng nuôi là có thể xuất bán. Anh Tuân bán cá lăng đen với giá dao động từ 70 – 100.000 đồng/kg. Còn cá rô phi, anh Tuân bán với giá từ 50 – 90.000 đồng/kg, tùy loại to hay nhỏ.
Đưa chúng tôi đi thăm thành quả sau 3 năm phát triển mô hình nuôi cá lồng, anh Tuân cho biết: Năm 2023, bán ra thị trường hơn 11 tấn cá các loại, mô hình nuôi cá lồng đem lại cho tôi thu nhập gần 1 tỷ đồng. Trừ chi phí mua giống, thức ăn, công chăm sóc, tôi lãi gần nửa tỷ.
Được cho ăn đầy đủ dinh dưỡng, các loài cá đặc sản nhà anh Tuân nuôi đang sinh trưởng và phát triển tốt, hứa hẹn mùa “trái ngọt” cho anh nông dân 9X năng động, ham làm.
-
Bán hàng online - cách quảng bá, tiêu thụ sản phẩm làng nghề hiệu quả -
Bỏ phố về quê làm nông nghiệp công nghệ cao -
Tiếp sức để rừng Lâm Bình mãi là vàng -
Mô hình nuôi con đặc sản kết hợp du lịch thu tiền tỷ
- Thu tiền tỷ nhờ trồng nho “quý tộc”
- Nuôi ong mật núi đá, nông dân Xuân Quang bội thu
- “Tỷ phú Hai Lúa” làm giàu nhờ nuôi tôm công nghệ cao
- Chăn nuôi bò sữa làm giàu ở Duy Tiên
- Thành tỷ phú từ thương hiệu “trứng gà Cẩm Đông”
- Thuần hóa rau dại… thu lại tiền tỷ
- Trở thành tỷ phú nhờ áp dụng công nghệ cao vào sản xuất
-
Hưng Yên gặt hái thành công với 271 sản phẩm OCOP(Tapchinongthonmoi.vn) – Hưng Yên đang đẩy mạnh chương trình OCOP với mục tiêu đến năm 2025 sẽ có 265 - 280 sản phẩm đạt tiêu chuẩn 3 sao. Sau 6 năm triển khai, tỉnh đã có 271 sản phẩm OCOP được công nhận, góp phần phát huy tiềm năng, thế mạnh của các làng nghề, địa phương.
-
Thanh Hoá: Tập huấn nghiệp vụ phòng, chống tội phạm cho cán bộ, hội viên nông dânTrong 2 ngày 21 và 22/11, Hội Nông dân tỉnh Thanh Hóa phối hợp với các cơ quan chuyên môn tổ chức chương trình tập huấn về nghiệp vụ giải quyết khiếu nại tố cáo, và tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật; công tác phòng chống tội phạm cho cán bộ, hội viên nông dân trên địa bàn.
-
Đoàn công tác Trung ương Hội NDVN thăm và làm việc tại tỉnh Đồng ThápNgày 20/11, tại tỉnh Đồng Tháp, Đoàn công tác Trung ương Hội Nông dân Việt Nam (NDVN) do ông Phan Như Nguyện, Ủy viên dự khuyết Ban chấp hành Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Thường trực Ban chấp hành Trung ương Hội NDVN làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc, kiểm tra thực tế và thăm các mô hình sản xuất tại trên địa bàn tỉnh.
-
Hà Giang: Kết nối, tiêu thụ sản phẩm OCOP và sản phẩm tiêu biểu tại Thủ đô(Tapchinongthonmoi.vn) – Sáng ngày 21/11 tại Trung tâm Hỗ trợ nông dân thành phố Hà Nội (số 133 đường Nguyễn Chí Thanh, phường Ngọc Khánh, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội), Hội Nông dân tỉnh Hà Giang và Hội Nông dân thành phố Hà Nội đã tổ chức phiên giao dịch giới thiệu, kết nối, tiêu thụ hơn 200 sản phẩm OCOP, sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu của tỉnh Hà Giang.
-
Một trang trại lợn ở Thanh Hóa bị xử phạt hơn 400 triệu đồngÔng Lê Đức Giang - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa vừa ký Quyết định số 4550/QĐ-UBND ngày 15/11/2024 xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty TNHH Thương mại Song Dương, trụ sở tại Thôn Thanh Tiến, xã Thanh Xuân (huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa).
-
Đắk Lắk đưa Cổng Thông tin điện tử của tỉnh lên ZaloUBND tỉnh Đắk Lắk vừa ban hành công văn số 1233/UBND-CNCTTĐT gửi các sở, ban, ngành, đoàn thể… để giới thiệu trang Zalo Official Account “Cổng Thông tin điện tử tỉnh Đắk Lắk”.
-
Hòa Bình: Phát triển mô hình kinh tế tập thể giúp nông dân làm giàu(Tapchinongthonmoi.vn) – Hội Nông dân tỉnh Hòa Bình đang tích cực hỗ trợ nông dân ứng dụng công nghệ, liên kết sản xuất, xây dựng thương hiệu và tiếp cận thị trường, góp phần nâng cao thu nhập và thúc đẩy phát triển nông nghiệp bền vững.
-
Tuyên truyền pháp luật đến nông dân được duy trì thường xuyên, ổn địnhVới mục tiêu tuyên truyền đầy đủ, kịp thời chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước đến cán bộ, hội viên nông dân, trong năm 2024, Hội Nông dân tỉnh Nghệ An đã chỉ đạo các cấp Hội nắm bắt tình hình kinh tế xã hội và nhận thức pháp luật để tổ chức quán triệt, học tập pháp luật cho hội viên, nông dân; vận động giúp đỡ các hộ dân tháo gỡ những khó khăn trong quá trình chấp hành pháp luật...
-
"Tôn vinh, bảo vệ, tạo môi trường thuận lợi để nhà giáo làm việc"Chủ tịch Quốc hội mong muốn mỗi thầy giáo, cô giáo luôn là tấm gương sáng về đạo đức, ứng xử văn hóa; nỗ lực khắc phục mọi khó khăn, tâm huyết, trách nhiệm, yêu nghề, thương trò.
-
Ban hành Kế hoạch hành động quốc gia phát triển kinh tế số giai đoạn 2024-2025Kế hoạch hành động quốc gia phát triển kinh tế số nhằm từng bước đưa công nghệ số và dữ liệu số trở thành yếu tố đầu vào quan trọng của các hoạt động sản xuất, kinh doanh trong từng ngành, lĩnh vực.
-
1 Bài 4: Giải pháp đột phá trong dạy nghề, tạo việc làm ở miền Tây xứ Nghệ -
2 Kinh nghiệm từ mô hình phát triển cây hồng Gia Thanh -
3 Bài 3: Du lịch cộng đồng - Làn gió mới từ “Miền đất cổ huyền thoại” -
4 Xây dựng Nông thôn mới an toàn trước thiên tai ở Hà Tĩnh (Bài 1): Điều kỳ diệu sau “đại hồng thuỷ” -
5 Bài 1: Xua tan ám ảnh “cái chết trắng”, Lượng Minh vươn mình đón bình minh