Chủ tịch nước: Cứ nói vướng, kêu khó và chậm tháo gỡ thì dân biết kêu ai?
Bên cạnh điểm sáng, còn nhiều thách thức
Phát biểu ý kiến thảo luận tổ tại kỳ họp thứ 6, sáng 24/10, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng khẳng định chúng ta đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng về kinh tế - xã hội, trong đó cơ bản đạt được các mục tiêu đề ra và tiếp tục trở thành điểm sáng của kinh tế toàn cầu.
"Nói điều này không phải tự khen đất nước mình nhưng những kết quả đạt được rất ấn tượng. Vừa qua, tôi tham gia một số hoạt động đa phương, gặp gỡ một số lãnh đạo các nước thì cơ bản đánh giá rất cao nỗ lực, kết quả của chúng ta và có sự rất chân thành trong trao đổi khi nói về ấn tượng đối với phát triển kinh tế Việt Nam trong thời gian vừa qua", ông Võ Văn Thưởng nói.
Tuy vậy, Chủ tịch nước chỉ rõ hạn chế, khó khăn còn rất nhiều, rất lớn. Nhiều công việc cần phải giải quyết nhưng khả năng giải quyết của các cơ quan Nhà nước chưa đáp ứng được. Nhiều vấn đề cần tháo gỡ nhưng khả năng tháo gỡ rất hạn chế.
“Thị trường bất động sản trong gần 2 năm qua, chúng ta đã tháo gỡ được dự án nào lớn hay chưa? Điển hình như Đà Nẵng vô cùng khó khăn. Hay thị trường trái phiếu doanh nghiệp, xử lý các tổ chức tín dụng yếu kém chưa giải quyết được cái nào cho ra hồn, thậm chí đã có chủ trương cơ cấu lại các ngân hàng 0 không đồng nhưng đến giờ vẫn chúng ta cũng chưa xử lý dứt điểm được cái nào và điều đó làm cho rủi ro tiềm ẩn rất là lớn mà những hệ quả cũng chưa thể đánh giá một cách đầy đủ” – Chủ tịch nước dẫn chứng.
Cũng theo chủ tịch nước, chúng ta có chủ trương nhiều, kỳ vọng rất lớn nhưng khả năng thực hiện chậm mà tại diễn đàn Quốc hội có đại biểu Quốc hội cũng có nói là con đường dài nhất là con đường giữa nói và làm, hay là trong các cái kết luận của Đảng vẫn thường hay nói là tổ chức thực hiện vẫn là một khâu yếu.
Đề cập Chương trình phục hồi phát triển kinh tế xã hội sau COVID-19, Chủ tịch nước nhấn mạnh, kỳ vọng rất lớn, Quốc hội thảo luận rất hào hứng, quyết tâm rất cao nhưng triển khai thì rất chậm. Hay đầu tư công, tưởng chừng như cái khó là không có tiền để chi tiêu nhưng mà có tiền rồi vẫn không chi tiêu được. Hôm qua báo cáo tại Quốc hội cũng đã nói rõ bao nhiêu bộ, ngành, bao nhiêu địa phương giải ngân dưới 50 %.
Đó là những khó khăn, song theo ông Võ Văn Thưởng, phải nói một điểm nữa cho công bằng là tình hình thế giới và khu vực cũng tác động rất nhiều. Như việc nâng chuẩn hàng tiêu dùng xanh và sạch hơn của cộng đồng Châu Âu; đời sống kinh tế khó khăn ở một số nước nó làm cho nhu cầu tiêu dùng giảm đáng kể và ảnh hưởng rất lớn đến hàng xuất khẩu; nhiều đơn hàng phải dừng lại; rồi xung đột vũ trang, chiến tranh ở một số nơi cũng ảnh hưởng du lịch...
“Chúng ta có con số xuất siêu nghe thấy rất ấn tượng, nhưng mà bản chất là do giảm nhập khẩu linh kiện máy móc đầu vào vì nhu cầu sản xuất thấp. Những cái khó khăn đó rất là hiện hữu và rất lớn” – ông Võ Văn Thưởng phân tích.
Phân cấp, phân quyền rõ ràng để dưới không hỏi lên và trên không với xuống
Đề cập nguyên nhân, Chủ tịch nước thẳng thắn chỉ rõ phân cấp, phân quyền đạt kết quả chưa cao, chưa rõ ràng, chưa khích lệ trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức và cá nhân trong hệ thống chính trị.
Kết luận của Đảng có nêu phải đẩy mạnh phân cấp, phân quyền rõ ràng, minh bạch theo hướng là từng cấp phải xác định rõ được thẩm quyền và trách nhiệm của mình, để cấp dưới không đi hỏi cấp trên cái chuyện của mình và để cấp trên không phải với tay xuống làm những việc của cấp dưới. Khi cần thiết phải hỏi thì phải trả lời là rõ ràng, minh bạch.
“Nhưng điều này chúng ta chưa thực hiện được” – ông nói và nêu thực tế quyền hạn không rõ, cứ mỗi lần đi hỏi thì mất tối thiểu là 3 tháng, trung bình là 6 tháng và thậm chí có vấn đề 9 tháng để nhận được một văn bản trả lời là “làm theo quy định của pháp luật”.
Bên cạnh đó là tư duy là thích ôm đồm quyền trong xây dựng chính sách. Lĩnh vực nào cũng muốn mình có quyền trong cái lĩnh vực đó. Cho nên nhiều chuyện không chịu phân cấp hoặc kể cả những vấn đề đã thấy rồi nhưng phân cấp rất khó khăn.
Vấn đề thứ hai là trách nhiệm trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật. “Cán bộ làm sai thì bị xử rất là nặng rồi; cán bộ nói sai đường lối, chủ trương, nghị quyết cũng từng bước xem xét về xử lý kỷ luật rồi. Nhưng mà cán bộ ban hành một nghị định, thông tư, thậm chí cao hơn là một luật mà khi triển khai nó gặp nhiều vướng mắc, rắc rối thì chưa ai bị làm sao hết” – ông Võ Văn Thưởng nêu vấn đề.
Hay vấn đề đó trái phiếu doanh nghiệp, thị trường bất động sản có lỏng lẻo từ chính sách không và nếu có, có ai chịu trách nhiệm không? Theo ông, cũng cần phải xem xét.
Ai cũng nói khó thì mọi việc nằm tại chỗ hết
Vấn đề thứ ba là tình trạng một bộ phận cán bộ né tránh, sợ trách nhiệm. Đây là khuyết điểm rồi, vì cán bộ không thể né tránh, sợ trách nhiệm được. Tuy nhiên, Chủ tịch nước cho rằng “sợ sai thì đúng, làm mà không sợ sai mới chết”. Song, “sợ sai để mình làm kỹ hơn, sợ sai để mình nghiên cứu pháp luật đầy đủ hơn, sợ sai để mình cân nhắc trước sau lợi hại đến quốc kế dân sinh trước khi mình quyết định là một phẩm chất cần thiết của cán bộ”.
Nhưng Chủ tịch nước có cảm nhận dường như cán bộ nắm quy định không rõ, cứ nói khó mà không rõ khó chỗ nào, khó làm sao, gỡ như thế nào: Ông chuyên viên nói khó, ông trưởng phòng nói khó, ông PGĐ sở nói khó, cuối cùng tới ông giám đốc sở cũng nói khó, tới phó chủ tịch, chủ tịch UBND cũng nói khó theo. Cuối cùng mọi chuyện là nằm tại chỗ hết, không có giải quyết.
“Khi tiếp xúc nhiều cán bộ, tôi có cảm giác là nhiều khi một số đồng chí làm công tác quản lý nhà nước thôi, chuyên ngành chuyên môn một sở, quận, huyện thôi nhưng mà phát biểu cứ như là chính khách. Phát biểu chung chung, thế này, thế kia, nói những lời tốt đẹp nhưng công việc cụ thể thì giải quyết chưa thấu đáo” – ông Võ Văn Thưởng cho biết và nhấn mạnh đây là vấn đề cần phải giải quyết.
Chủ tịch nước lưu ý, trước hết từng địa phương phải thực sự làm, phải thực sự nghiên cứu, tháo gỡ xem vướng mắc, khó khăn từ đâu. Còn chỗ nào cũng nói vướng, gặp ai cũng nói vướng, chậm tháo gỡ thì dân biết kêu ai?
“Dân bây giờ đụng chuyện là nghĩ tới coi mình có quen với ai không, tư duy đó là chết rồi. Tư duy đó phản ánh cái tiêu cực của của xã hội. Dân khó phải nghĩ ngay đến chính quyền, đến luật pháp mới là tư duy lành mạnh và chúng ta sẽ hướng tới điều đó”– Chủ tịch nước nói.
Chủ tịch nước mong đại biểu Quốc hội, lãnh đạo địa phương khi có việc gặp phải vướng mắc thì chỉ rõ, cụ thể vướng luật nào, nghị định nào, thông tư nào, còn cứ nói chung chung thì “mày mò cũng khó”.
“Tôi chia sẻ thêm mấy cái ý như thế để mình nhìn thấy những kết quả rất là quan trọng mà chúng ta đạt được cũng rất là thực chất, rất đáng khích lệ, phần nào đó tự hào. Nhưng cũng nhìn thẳng vào những vướng mắc, khó khăn, những trở ngại để mà tháo gỡ, thúc đẩy sự phát triển trong thời gian tới” – Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng nhấn mạnh khi kết thúc phần phát biểu.
Theo VOV
-
Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Tiểu ban Kinh tế-Xã hội Đại hội XIV của Đảng -
Chủ tịch Quốc hội: Chỉ đạo nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Luật Báo chí bảo đảm chất lượng -
Quốc hội tập trung thảo luận dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc-Nam -
Sức mạnh đại đoàn kết dân tộc là nguồn lực mạnh mẽ nhất để vượt qua mọi khó khăn
- Kết thúc phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá XV
- Quốc hội chất vấn Bộ Thông tin truyền thông và Thủ tướng Chính phủ
- Trao giải báo chí “Vì sự nghiệp Đại đoàn kết toàn dân tộc” lần thứ XVI, năm 2023-2024 cho 90 tác phẩm báo chí xuất sắc
- Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Tiểu ban Văn kiện và Tiểu ban Điều lệ Đảng
- Chất vấn Bộ trưởng Bộ Y tế 4 nhóm vấn đề nóng của ngành Y
- Điều hành chính sách tiền tệ nhằm kiểm soát lạm phát trong bối cảnh thế giới có nhiều biến động
- Tuần làm việc thứ 4 với trọng tâm là hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn
-
Xuất khẩu thủy sản Việt Nam vượt sóng gió, hướng tới mốc 10 tỷ USD(Tapchinongthonmoi.vn) – Sau thời gian dài gặp khó khăn, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đang có những tín hiệu phục hồi tích cực. Với đà tăng trưởng hiện tại, ngành thủy sản hoàn toàn có thể cán đích mục tiêu 10 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu trong năm 2024.
-
Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Tiểu ban Kinh tế-Xã hội Đại hội XIV của ĐảngTổng Bí thư đánh giá cao nỗ lực của Tiểu ban đã làm việc với tinh thần trách nhiệm cao, có tư duy đổi mới, đột phá mạnh mẽ, phát huy được trí tuệ tập thể để xây dựng dự thảo Báo cáo kinh tế-xã hội.
-
WinMart đón 10 tuổi, giảm sốc nhiều sản phẩm lên tới 50%Với xu hướng tiêu dùng gia tăng từ nay cho tới Tết Nguyên Đán, dự kiến tăng khoảng hơn 20% so với các tháng thường, hệ thống siêu thị WinMart cho biết sẽ tăng cường nguồn cung cho tất cả các nhóm sản phẩm, giúp khách hàng an tâm mua sắm với giá bình ổn.
-
Thanh Hoá: Trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm xử lý rác thải thân thiện với môi trường với nông dânTrong 2 ngày 12 - 13/11, Ban Quản lý xử lý rác thải thân thiện với môi trường (XLRT) Hội Nông dân tỉnh Thanh Hoá đã tổ chức thực hành và học tập rút kinh nghiệm, trao đổi, chia sẻ phương pháp XLRT cho Hội Nông dân huyện Thiệu Hóa (HND) tại huyện Yên Định và Quảng Xương.
-
Đẩy mạnh truyền thông chính sách, pháp luật về thực hành kinh doanh có trách nhiệmNgày 13/11/2024, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức Hội nghị tập huấn “Nâng cao năng lực truyền thông chính sách, pháp luật về thực hành kinh doanh có trách nhiệm” cho các phóng viên, biên tập viên cơ quan báo, tạp chí ở Trung ương và địa phương.
-
Sơn La: Chủ tịch UBND tỉnh đối thoại với nông dânNgày 12/11, UBND tỉnh Sơn La đã tổ chức Hội nghị đối thoại giữa Chủ tịch UBND tỉnh với nông dân. Ông Nguyễn Thành Công, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì buổi đối thoại. Dư hội nghị có lãnh đạo Hội Nông dân tỉnh, lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh, hội viên nông dân tiêu biểu.
-
Hội Nông dân tỉnh Điện Biên – 50 năm một chặng đường phát triển(Tapchinongthonmoi.vn) - Ngày 12/11, Hội Nông dân tỉnh Điện Biên tổ chức Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày thành lập Hội Nông dân tỉnh Điện Biên (12/11/1974 -12/11/2024).
-
Vĩnh Phúc: Xã Hồ Sơn duy trì và nâng “chất” các tiêu chí nông thôn mới đã đạt(Tapchinongthonmoi.vn)- Nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân, xã Hồ Sơn, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc sẽ tập trung duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí nông thôn mới (NTM) nâng cao đã đạt và phấn đấu các thôn đạt chuẩn NTM kiểu mẫu.
-
Quỹ Vì Tầm Vóc Việt và các dự án bảo vệ môi trường: Ngôi nhà có ngọn lửa ấmQuỹ Vì Tầm Vóc Việt thật sự là ngôi nhà có ngọn lửa ấm, nơi chắp cánh ước mơ cho nhiều bạn trẻ, nhất là những bạn có tấm lòng say mê và trân quý Mẹ Thiên nhiên.
-
Sơn La: Tôn vinh 25 sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu năm 2024(Tapchinongthonmoi.vn) - Ngày 12/11, có 25 sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu tỉnh Sơn La năm 2024 đã được tôn vinh tại Hội nghị đối thoại giữa Chủ tịch UBND tỉnh với nông dân và Tôn vinh sản phẩm nông nghiệp Sơn La tiêu biểu năm 2024.
-
1 Bài 4: Giải pháp đột phá trong dạy nghề, tạo việc làm ở miền Tây xứ Nghệ -
2 Người tham gia BHYT được thanh toán tiền nếu bệnh viện bị thiếu thuốc, thiết bị y tế -
3 Bài 3: Du lịch cộng đồng - Làn gió mới từ “Miền đất cổ huyền thoại” -
4 Kinh nghiệm từ mô hình phát triển cây hồng Gia Thanh -
5 Bài 1: Xua tan ám ảnh “cái chết trắng”, Lượng Minh vươn mình đón bình minh