
Đã 5 năm nay, người dân xã Cát Hưng (huyện Phù Cát, Bình Định) không phải lo lắng khi lên rẫy vào những mùa mưa lũ. Đó là khi cây cầu qua suối được xây dựng từ tấm lòng của ông Phan Thanh Liệm và bà con trong thôn Mỹ Thuận.

Xây dựng nông thôn là cho chính mình
Là hội viên Hội Nông dân (ND) xã Cát Hưng, nên ông Liệm được tuyên truyền những thông tin về chủ trương và ý nghĩa từ Chương trình Xây dựng Nông thôn mới. Đặc biệt là khi Hội ND các cấp thi đua hưởng ứng phong trào Nông dân thi đua xây dựng NTM do Trung ương Hội ND Việt Nam phát động giai đoạn 2015 – 2020, nên ông càng hiểu rõ về mục đích, ý nghĩa và lợi ích thiết thực của công cuộc xây dựng NTM, trong đó người nông dân vừa là chủ thể vừa là người hưởng lợi. Từ đó, ông càng tích cực hưởng ứng và nhiệt tình tham gia các hoạt động xây dựng NTM ở địa phương bằng những việc làm cụ thể, thiết thực.
Ông Liệm chia sẻ: Sống tại vùng quê miền Trung Trung bộ thời tiết khắc nghiệt, hứng chịu nhiều thiên tai, nhất là vào những tháng cuối năm, thường xuyên phải gồng mình chống chọi những cơn bão, lũ lụt. Gia đình tôi cũng như bà con trong xóm phải lội qua một con suối ngập nước chảy xiết để lên rẫy trồng trọt, thả gia súc, đưa con em đi học… rất gian nan, nguy hiểm luôn rình rập đến sức khỏe, tính mạng của người dân. Chính vì vậy, có 1 cây cầu dân sinh kiên cố bắc qua suối để phục vụ việc đi lại bà con thuận lợi, an toàn là niềm mơ ước của bà con nơi đây. Chứng kiến tận mắt những khó khăn, rủi ro mà bà con phải gánh chịu, tôi luôn canh cánh trong lòng phải làm gì đó có ích cho cộng đồng để giúp đỡ bà con.
Từ ý tưởng đó, ông Liệm bàn với gia đình, được vợ và các con ủng hộ hết mình. Gia đình ông đã tiên phong đóng góp 60 triệu đồng, sau đó vận động bà con trong thôn đóng góp thêm 30 triệu đồng tiến hành xây dựng cầu dân sinh bắc qua suối, chiếc cầu được hoàn thành vào năm 2016, tổng trị giá 90 triệu đồng (không tính hàng trăm ngày công do bà con trong thôn tự nguyện tham gia). Từ khi cầu được xây dựng và đưa vào sử dụng, người dân trong thôn không còn nỗi lo tai nạn khi qua suối, trẻ em vẫn có thể tới trường mỗi khi mưa bão, lũ lụt, giúp người dân trong thôn thuận tiện trong đi lại, lao động sản xuất, giao lưu hàng hóa và có cuộc sống ngày càng tốt hơn.
Con đường đi ngang nhà ông Liệm trước đây mặt đường hẹp, nền đất, mùa mưa lầy lội, trơn trượt, nhất là vào dịp thu hoạch mùa màng việc đi lại của người dân gặp nhiều khó khăn, mất nhiều công sức và không đảm bảo an toàn. Với phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, khi được cấp ủy Đảng và các đoàn thể triển khai chủ trương, tuyên truyền vận động bà con nông dân đồng thuận việc mở rộng và bê tông hóa đường giao thông nông thôn cho rộng rãi, thông thoáng, an toàn. Gia đình ông tiên phong đóng góp 5 triệu đồng, tự chặt 3 cây xoài đang cho quả, phá hàng rào lưới B40 với chiều dài 35m (trị giá hơn 40 triệu đồng), hiến 92m2 đất nông nghiệp (trị giá 35 triệu đồng). Bên cạnh đó, ông còn tham gia cùng với các cấp Hội ND đến từng nhà vận động bà con hội viên nông dân nơi có tuyến đường đi qua hiến đất, đóng góp tiền, ngày công… để xây dựng tuyến đường giao thông rộng 2m, dài 500m, và được đưa vào sử dụng từ năm 2017.
Những cá nhân tích cực như ông Liệm chính là động lực góp phần thúc đẩy phong trào xây dựng NTM của xã Cát Hưng. Trong 5 năm qua, xã đã đầu tư xây dựng, nâng cấp 16,2km đường giao thông, hơn 9,6 km kênh mương nội đồng và nhiều công trình văn hóa, xã hội khác… với tổng kinh phí hơn 143 tỷ đồng. Đến nay, toàn xã đã có hơn 37km đường giao thông được bê tông, cứng hóa; 14km kênh, mương nội đồng được kiên cố hóa; nhiều công trình giáo dục, y tế, trụ sở thôn, nhà văn hóa, trường mẫu giáo… được xây dựng khang trang. Bên cạnh đó, các chính sách an sinh xã hội được quan tâm thực hiện đầy đủ, 100% trường học đạt chuẩn quốc gia và xã đã hoàn thành phổ cập THCS; 100% hộ dân trong xã sử dụng điện lưới quốc gia và sử dụng nước hợp vệ sinh. Xã Cát Hưng đã về đích NTM vào năm 2018, sớm 1 năm so với kế hoạch đề ra.

Cuộc sống đổi thay
Nhìn sự đổi thay trên quê hương, ông Liệm càng tự hào với những đóng góp thiết thực của gia đình. Ông cho biết: Là người nông dân cả đời gắn bó với ruộng, vườn nên bản thân tôi cũng như bà con nông dân trong thôn biết giá trị của đất là rất lớn và ngày càng tăng. Tuy nhiên, nhờ hiểu rõ mục đích, ý nghĩa và lợi ích thiết thực của công cuộc xây dựng NTM, trong đó người nông dân vừa là chủ thể vừa là người hưởng lợi nên hội viên nông dân thôn tôi không so bì thiệt hơn, luôn đồng thuận và tích cực đóng góp sức người, sức của tham gia cùng cấp ủy, chính quyền của xã, thôn thực hiện tốt chương trình xây dựng NTM ở địa phương.
Để gìn giữ cho diện mạo quê hương ngày càng sạch, đẹp, ông Liệm còn tích cực vận động gia đình và bà con trong xóm thường xuyên thực hiện tốt việc giữ gìn vệ sinh môi trường tại nhà ở, đường làng, ngõ xóm, xây dựng bể chứa rác thải gia đình. Ông còn đứng ra vận động, động viên các hội viên nông dân khác, cùng nhau giữ gìn vệ sinh môi trường chung, như: xây dựng nhà vệ sinh, bỏ rác đúng nơi quy định, thực hiện tốt việc vứt rác thải thuốc bảo vệ thực vật vào hố rác trên các cánh đồng, tham gia các buổi ra quân vệ sinh thôn, xóm; vận động hội viên nông dân mua bảo hiểm y tế tự nguyện… “Gia đình tôi cũng luôn gương mẫu thực hiện nghĩa vụ công dân ở địa phương, tham gia xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở; gia đình luôn đạt danh hiệu gia đình văn hóa” ông Liệm nói.
Không chỉ đi đầu trong phong trào xây dựng NTM, gia đình ông Liệm cũng phấn đấu phát triển sản xuất và đạt danh hiệu hộ nông dân sản xuất giỏi cấp huyện nhiều năm liền. Hiện nay gia đình ông có 3ha cây điều, mỗi năm cho thu nhập trên 150 triệu đồng. Ông còn kết hợp chăn nuôi bò lai sinh sản, gà thịt thả vườn,… nâng tổng thu nhập sau khi trừ chi phí trên 250 triệu đồng/năm.
Nhiệt tình với địa phương và phong trào của Hội ND, cùng với nỗ lực phát triển kinh tế nên nhiều năm qua, gia đình ông Liệm đã được trao tặng nhiều bằng khen, giấy khen của các cấp, các ngành. Đặc biệt, năm 2017 tôi được Chủ tịch UBND tỉnh tặng bằng khen đã có thành tích xuất sắc trong thực hiện phong trào thi đua “Tỉnh Bình Định chung sức xây dựng NTM” và 3 phong trào thi đua do Trung ương Hội ND Việt Nam phát động.
Quang Minh
-
Triển khai các biện pháp cấp bách giảm ùn ứ và thúc đẩy xuất khẩu nông sản tại cửa khẩu biên giới phía Bắc
-
Khẩn trương ứng phó hạn hán, xâm nhập mặn
-
Bí quyết giúp cây có múi đủ sức “bồng bế đàn con”, kết tinh quả ngọt cuối mùa
-
Nhiều vụ mất mùa - mất giá, nông dân ồ ạt chặt cây điều
- Phân loại hợp tác xã theo quy mô siêu nhỏ, nhỏ, vừa và lớn
- “Thức ăn độc đáo” giữ hương vị thơm ngon cho cây chè miền Bắc
- Thủ tướng chỉ đạo tháo gỡ khó khăn, vướng mắc thúc đẩy sản xuất, tiêu thụ nông sản
- “HTX có bền vững hay không trước tiên dựa trên tinh thần hợp tác”
- Ngư dân chung tay nói không với khai thác IUU
- Bình Dương: Tổng sản phẩm nông, lâm nghiệp và thủy sản quý I/2023 tăng 1,82% so với cùng kỳ năm 2022
- Logictic là khâu quan trọng trong xuất khẩu nông nghiệp Việt Nam
-
Nghệ thuật khèn của người Mông ở Yên Bái là Di sản văn hóa phi vật thể quốc giaNgày 1/6, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng đã ký Quyết định số 1401/QĐ-BVHTTDL về việc công bố Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
-
Động viên kịp thời gia đình cán bộ Hội có căn nhà bị lửa thiêu rụiThông tin từ lãnh đạo xã Thanh Hóa cho biết đã có nhiều đoàn thể cũng như bà con lối xóm đến động viên gia đình khi ngôi nhà làm bằng gỗ bị lửa thiêu rụi hoàn toàn.
-
Rào cản trên đường đến 1.000 tỷ USD của kinh tế số Đông Nam ÁKinh tế số Đông Nam Á có nhiều thuận lợi để phát triển như dân số trẻ, thành thạo công nghệ. Tuy nhiên, vẫn tồn tại khoảng cách kỹ thuật số giữa các quốc gia cũng như trong cùng một nước.
-
Doanh nghiệp Nhật Bản đánh giá cao vùng vải thiều Thanh HàNgày 1/6, trong chuyến thăm vùng vải thiều Thanh Hà, tỉnh Hải Dương, đại diện doanh nghiệp Nhật Bản đã trực tiếp trò chuyện với người nông dân, thưởng thức vải chín tại vườn và ghé thăm cây vải tổ. Các vị khách đến từ thị trường vốn được đánh giá là khó tính đã bày tỏ sự ngạc nhiên và dành lời khen ngợi đối với vùng trồng vải rộng lớn, nhất là ấn tượng với chất lượng thơm ngon của quả vải Thanh Hà.
-
Khai mạc Tuần lễ mận, nông sản an toàn tỉnh Sơn La và các tỉnh, thành phố năm 2023(Tapchinongthonmoi.vn) Tối 1/6, tại Trung tâm thương mại Big C Thăng Long, Hà Nội diễn ra Lễ khai mạc Tuần lễ mận và nông sản an toàn tỉnh Sơn La và các tỉnh, thành phố năm 2023; ký kết đưa trái Mận hậu Sơn La trên các chuyến bay VietNam Airlines năm 2023.
-
Lạng Sơn: Nông dân trồng ớt được mùa “kép”(Tapchinongthonmoi.vn) - Với giá bán trung bình từ 30.000-40.000 đồng/kg, những người trồng ớt ở Lạng Sơn không khỏi vui vừng vì ớt thu hoạch năm nay vừa được mùa lại được giá.
-
Vấn đề Tổ hợp tác như là tổ chức tiền Hợp tác xã(Tapchinongthonmoi.vn) - Nhìn chung, bản dự thảo Luật HTX (sửa đổi) 2023 đã được dự thảo khá công phu, nhìn chung phù hợp tình hình phát triển HTX của Việt Nam tuy nhiên còn một số góp ý liên quan đến chương IX Tổ hợp tác (THT).
-
Kiểm tra chiến dịch bổ sung vitamin A cho hàng nghìn trẻ tại Hà NộiNgày 1/6, đoàn công tác của Bộ Y tế do Bộ trưởng Đào Hồng Lan làm trưởng đoàn đã kiểm tra công tác tổ chức chiến dịch đợt 1 bổ sung vitamin A cho hơn 392.000 trẻ tại Hà Nội. Dự kiến, cả nước có hơn 6 triệu trẻ sẽ được bổ sung vitamin A đợt này.
-
Bộ trưởng Bộ Tài chính làm rõ vấn đề lập dự toán ngân sáchBộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc đã phát biểu trước Quốc hội làm rõ các vấn đề liên quan đến lập dự toán ngân sách, đến chính sách hỗ trợ cho người dân và doanh nghiệp, đến số tồn dư ngân sách, quản lý hoạt động kinh doanh bảo hiểm nhân thọ, kinh phí cho chương trình tiêm chủng…
-
Nhiều mô hình phòng tránh đuối nước cho trẻVừa mới đầu Hè, nhiều nơi đã liên tục xảy ra đuối nước trẻ em. Từ năm 2022 đến nay, tại tỉnh Quảng Trị, 25 trẻ em tử vong do đuối nước. Trong tổng số trẻ em bị tử vong do tai nạn thương tích thì tỷ lệ trẻ em bị tai nạn đuối nước chiếm hơn 50%. Tỉnh Quảng Trị đang triển khai nhiều mô hình, giải pháp giúp giảm nguy cơ đuối nước.
-
1 Ấn tượng về “nữ thủ lĩnh” Xuân Lộc
-
2 Thực trạng giai cấp Nông dân Việt Nam hiện nay và một số vấn đề đặt ra
-
3 Nhiều chính sách hỗ trợ xây dựng nông thôn mới nâng cao được thực hiện đồng bộ
-
4 Dưa hấu Xuân Hồng – vị ngọt kết tinh từ nắng miền Trung
-
5 Phim Bão ngầm: "Chọn đạo diễn Đinh Thái Thụy vì đời tư không có scandal"